Bên trong cuộc chiến chống đói nghèo của Trung Quốc

Nguồn:The fruits of growth”, The Economist, 02/01/2021.

Người dịch: Phan Nguyên

Đầu tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc thông báo rằng họ đã xóa bỏ được tình trạng nghèo cùng cực trên cả nước. Thành tích này có quy mô thật ngoạn mục. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, khoảng 800 triệu người Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực trong bốn thập niên qua. Đó cũng là một chiến công của thời đại, như các phương tiện truyền thông nhà nước ghi nhận. Chưa bao giờ trong lịch sử của nước này tình trạng nghèo đói gần như bị xóa sổ như vậy.

Một trong những nơi cuối cùng được tuyên bố không còn đói nghèo nữa là Ziyun, một hạt ở tỉnh Quý Châu ở tây nam. Liang Yong, một dân làng phàn nàn: “Nói thẳng ra, đó là một lời nói dối”. Theo anh, cuộc điều tra chính thức về tình hình kinh tế của Ziyun chỉ làm lấy lệ. Các nhà lãnh đạo tỉnh đã đến làng của anh, đưa ra phán quyết rằng làng đã thoát nghèo và sau đó rời đi nhanh chóng. “Đó chỉ một show diễn. Trong thâm tâm chúng ta đều biết sự thật,” anh càu nhàu. Continue reading “Bên trong cuộc chiến chống đói nghèo của Trung Quốc”

Trung Quốc dùng ‘siêu ứng dụng’ WeChat để giám sát người dân ra sao?

Nguồn: Jing Yang, “WeChat Becomes a Powerful Surveillance Tool Everywhere in China”, WSJ, 22/12/2020.

Chính phủ Trung Quốc đang gia tăng việc sử dụng WeChat để theo dõi và ngăn chặn các tiếng nói đối lập.

Siêu ứng dụng WeChat của Trung Quốc (nền tảng tích hợp nhiều chức năng) là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà Bắc Kinh sử dụng để giám sát người dân, kiểm duyệt ngôn luận và trừng phạt những cá nhân thể hiện sự bất mãn với chính phủ.

Những người bất đồng chính kiến, người dùng và các nhà nghiên cứu bảo mật nói rằng chính quyền đang gia tăng việc sử dụng ứng dụng của tập đoàn Tencent  để truyền đi những lời đe dọa cũng như lấy bằng chứng cho các vụ bắt giữ. Continue reading “Trung Quốc dùng ‘siêu ứng dụng’ WeChat để giám sát người dân ra sao?”

Lỗ Tấn: Thánh nhân số một của Trung Quốc?

Tác giả: Chân Lương (Trung Quốc) | Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc tọa đàm tại Vũ Hán ngày 20/11/1971, Mao Trạch Đông từng nói: “Tôi khuyên các đồng chí nên đọc tạp văn của Lỗ Tấn. Lỗ Tấn là đệ nhất thánh nhân của Trung Quốc. Thánh nhân số một của Trung Quốc không phải là Khổng Phu Tử, cũng không phải là tôi; tôi là hiền nhân, là học trò của thánh nhân.”

Tại sao Mao Trạch Đông tôn sùng Lỗ Tấn như vậy? Nên xem xét mối quan hệ giữa Mao Trạch Đông với Lỗ Tấn như thế nào? Bài này sẽ thử giải đáp vấn đề đó. Continue reading “Lỗ Tấn: Thánh nhân số một của Trung Quốc?”

Một đảng thất bại: Góc nhìn một người trong cuộc chia tay với Bắc Kinh

Nguồn: Thái Hà (Cai Xia), “The Party that Failed – An Insider Breaks with the Chinese Communist Party”, Foreign Affairs, Jan/Feb 2021.

Người dịch: Huỳnh Hoa

Khi Tập Cận Bình (Xi Jinping) lên cầm quyền năm 2012, tôi tràn trề hy vọng cho Trung Quốc. Là giáo sư một trường uy tín chuyên đào tạo các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tôi đủ hiểu biết lịch sử để kết luận rằng thời điểm Trung Quốc mở cửa hệ thống chính trị đã qua rồi. Sau một thập niên trì trệ, ĐCSTQ cần cải cách hơn bao giờ và Tập, tỏ dấu hiệu cho thấy là người có thiên hướng thay đổi, dường như sẽ là người dẫn dắt cuộc cải cách đó.

Khi ấy tôi đã đi được một nửa quá trình kéo dài hàng thập niên vật lộn với hệ tư tưởng chính thức của Trung Quốc dù tôi có trách nhiệm giáo huấn hệ tư tưởng đó cho các quan chức. Có thời là một người Marxist nồng nhiệt, tôi đã chia tay với chủ nghĩa Marx và nhìn sang tư tưởng của Phương Tây để tìm câu trả lời cho những vấn đề của Trung Quốc. Có thời là người bảo vệ kiêu hãnh cho chính sách chính thức, tôi bắt đầu biện hộ cho tự do hóa. Có thời là đảng viên trung kiên của ĐCSTQ, tôi đã bí mật nghi ngờ sự trung thực trong niềm tin của đảng và mối quan tâm của đảng đối với nhân dân Trung Quốc. Continue reading “Một đảng thất bại: Góc nhìn một người trong cuộc chia tay với Bắc Kinh”

Nhật ký Bắc Kinh (28/09/20): Mối thâm thù của Trung Quốc với Nhật

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 9/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gần đây một người bạn Trung Quốc đã gửi tôi xem một video gây sốc. Trong một vở kịch ở trường mẫu giáo, một bé gái 4-5 tuổi trong đồng phục Hồng quân, tiền thân của Quân Giải phóng Nhân dân, xả súng bắn kẻ địch bằng một khẩu súng đồ chơi. Từng kẻ địch ngã xuống.

Khi xem kỹ hơn, kẻ địch mang súng treo cờ Nhật Bản.

Sau khi bắn tất cả kẻ địch, cô bé chạy đi với lá cờ đỏ năm sao – cờ Trung Quốc – trong tay. Sau đó hàng chục đứa trẻ trong trang phục Hồng quân đứng lên và chào cô. Đoạn video dài khoảng 10 giây. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (28/09/20): Mối thâm thù của Trung Quốc với Nhật”

Không dễ hóa giải sự thống trị của Trung Quốc ở Campuchia?

Nguồn: Heimkhemra Suy, “No simple solution to China’s dominance in Cambodia”, East Asia Forum, 26/12/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Quan hệ Campuchia – Trung Quốc bắt nguồn từ thế kỷ 13 khi một sứ giả Trung Quốc đến thăm Angkor Wat, nhưng chỉ trong thập niên qua mối quan hệ này mới được củng cố một cách mạnh mẽ. Cuộc “hôn nhân vị lợi” này giữa Trung Quốc và Campuchia mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho Campuchia.

Campuchia đã thu hút 3,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2019, trong đó 43% đến từ Trung Quốc. Năm đó, thương mại song phương giữa hai nước đạt 9 tỷ USD. Trung Quốc đã tài trợ cho khoảng 70% các dự án xây đường và cầu rất cần thiết đối với Campuchia – và tới năm 2017, Campuchia đã nhận 4,2 tỷ đô la Mỹ từ các khoản viện trợ và cho vay của Trung Quốc. Trung Quốc cũng hứa sẽ cung cấp viện trợ 4 tỷ RMB (588 triệu USD) cho Campuchia trong giai đoạn 2019–2021. Continue reading “Không dễ hóa giải sự thống trị của Trung Quốc ở Campuchia?”

Một ví dụ về đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong số các cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc hiện nay, nhân vật Lục Hạo giới thiệu dưới đây có một quá trình trưởng thành rất đặc biệt, tiêu biểu cho lớp người lớn lên sau cải cách mở cửa. Đó là lớp người có thực tài, có ý chí phấn đấu vì dân vì nước, trên thực tế đã trải qua các cương vị lãnh đạo ở nhiều cấp từ thấp lên cao,  có những cống hiến cụ thể trong công tác. Họ được dư luận quan tâm, đồng thời được lãnh đạo cấp cao chú ý sử dụng, đào tạo thành lớp cán bộ lãnh đạo kế tiếp.

Lục Hạo (陆昊 Lu Hao) người gốc Thượng Hải, sinh tháng 6 năm 1967 tại Tây An. Ngay từ thủa còn học trung học, anh đã có chí phấn đấu vươn lên trở thành lớp người đi đầu trong mọi công việc. Lên phổ thông cấp III (Cao trung), Hạo chọn phân ban văn, đi sâu vào văn, sử, chính trị học, đồng thời phấn đấu gương mẫu học tập và công tác đoàn thể. Năm 18 tuổi, Lục Hạo được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, là đảng viên-học sinh phổ thông duy nhất, cũnglà Ủy viên thành ủy Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc (TNCSTQ) duy nhất đang học phổ thông của thành phố Tây An hồi bấy giờ. Continue reading “Một ví dụ về đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Nhật ký Bắc Kinh (25/09/20): Tù binh Nhật đào tạo phi công Trung Quốc

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 9/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm thứ Năm (24/09/2020), tin về cái chết của một phi công lái máy bay chiến đấu huyền thoại đã lên trang nhất Nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân. “Vương Hải, nguyên Tư lệnh Không quân, qua đời ở tuổi 95”. Ông mất ngày 2 tháng 8 tại Bắc Kinh.

Tôi không biết về ông Vương mãi tới khi đến thăm Bảo tàng Quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Quốc hồi tháng 7.

Mô tả sau đây được đính kèm trưng bày máy bay chiến đấu MiG-15 (trong hình) được dùng trong Chiến tranh Triều Tiên đầu những năm 1950: “Vương Hải, phi công của chiếc máy bay chiến đấu này, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Chiến đấu Hạng Nhất của Lực lượng Không quân Chí nguyện vì đã bắn rơi 9 máy bay địch.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (25/09/20): Tù binh Nhật đào tạo phi công Trung Quốc”

Nhật ký Bắc Kinh (18/09/20): Hi vọng cho quan hệ Trung – Nhật dưới thời Suga?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 9/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào ngày 18 tháng 9 năm 1931 – đúng 89 năm trước – Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã cho nổ tung một đoạn Đường sắt Nam Mãn Châu ở nơi ngày nay là Thẩm Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. Họ làm cho vụ đánh bom trông giống như do những người Trung Quốc chống Nhật tiến hành và đã phát động một chiến dịch quân sự để trả đũa, một vụ việc được gọi là Biến cố Mãn Châu.

Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện coi ngày xảy ra vụ đánh bom là ngày bắt đầu “cuộc kháng chiến chống Nhật xâm lược của nhân dân Trung Quốc.” Nhưng trước đây họ từng coi Biến cố Lư Câu Kiều ngày 7 tháng 7 năm 1937 – một cuộc giao tranh ở ngoại ô Bắc Kinh – mới là khởi đầu của cuộc kháng chiến chống Nhật. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (18/09/20): Hi vọng cho quan hệ Trung – Nhật dưới thời Suga?”

Tìm hiểu vấn đề an toàn của tên lửa vũ trụ Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tên lửa dùng để thăm dò vũ trụ đều phải có công suất cực lớn, phóng đi với vận tốc cực nhanh, có thế mới thắng được sức hút của Trái Đất, đi vào vũ trụ. Để đưa vật thể lên quỹ đạo vòng quanh Trái Đất, nó phải đạt tốc độ vũ trụ cấp một (7,9 km/s). Để đưa vật thể ra khỏi bầu khí quyển của Trái Đất, bay xa vào vũ trụ sâu, nó phải đạt tốc độ vũ trụ cấp hai (11,2 km/s). Chế tạo và sử dụng tên lửa mạnh là việc rất phức tạp.

Thống kê của Liên Xô và Mỹ cho thấy các trục trặc về tên lửa chiếm 51% tổng số lần phóng vệ tinh thất bại, gây tổn thất rất lớn về người và tài sản. Vì thế bảo đảm độ an toàn cao khi phóng tên lửa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong ngành hàng không vũ trụ, không những bảo đảm an toàn tại bãi phóng mà cả an toàn cho dân cư ở gần bãi phóng. Continue reading “Tìm hiểu vấn đề an toàn của tên lửa vũ trụ Trung Quốc”

Mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và các tín đồ Thiên chúa giáo

Nguồn: Walter Russell Mead, “Beijing’s Collision With Christians”, WSJ, 21/12/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Với việc Nghị viện châu Âu đe dọa ngăn chặn một hiệp định đầu tư với Trung Quốc vì Bắc Kinh đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương, dư âm cuộc đàn áp Hồng Kông vẫn còn vang dội, và việc tranh luận về chính sách Trung Quốc của chính quyền Mỹ tiếp theo đang nóng lên, đây có vẻ là một thời điểm không phù hợp để Bắc Kinh bắt đầu một cuộc cãi vã quốc tế lớn khác về nhân quyền.

Nhưng logic đó không mấy quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ngày nay; việc dập tắt bất đồng chính kiến ​​trong nước được ưu tiên hơn so với việc cải thiện hình ảnh quốc tế của đất nước. Đây là một tin xấu đối với những người theo đạo Thiên chúa ở Trung Quốc, những người đang đối mặt với sự thù địch ngày càng tăng từ một đảng cầm quyền mà cho đến vài năm trước vẫn sẵn sàng làm ngơ trước sự gia tăng của các “nhà thờ tư gia” không chính thức trên khắp đất nước. Continue reading “Mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và các tín đồ Thiên chúa giáo”

Bắc Kinh đang thử thách Joe Biden?

Nguồn: Beijing Tests Joe Biden”, WSJ, 18/12/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Rõ ràng là việc Trung Quốc bỏ tù Jimmy Lai và các nhà đấu tranh dân chủ khác của Hồng Kông báo hiệu một điều: Trung Quốc đang thử thách Joe Biden.

Ông Lai là người sáng lập một trong những tờ báo nổi tiếng nhất Hồng Kông, tờ Apple Daily. Hiện ông đang bị tạm giam và đối mặt với một số cáo buộc, trong đó có một cáo buộc dựa trên luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông. Chúng ta biết rằng Trung Quốc đã rất tức giận khi ông Lai gặp các chính trị gia Mỹ trong chuyến công du tới Washington hồi năm 2019, bao gồm các cuộc gặp với Phó Tổng thống Mike Pence và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, và cơ sở trong luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc dựa vào để đưa ra cáo buộc là ông Lai khuyến khích các chính phủ nước ngoài áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Hồng Kông và Bắc Kinh. Continue reading “Bắc Kinh đang thử thách Joe Biden?”

Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung ở Đông Nam Á

Nguồn: David Shambaugh, “The Southeast Asian Crucible“, Foreign Affairs, 17/12/2020.

Người dịch: Vũ Duy Mẫn

Khu vực này tiết lộ gì về tương lai của cạnh tranh Mỹ-Trung?

Khi Tổng thống đắc cử Joe Biden và chính quyền sắp tới của ông bắt đầu đưa ra chiến lược nhằm quản lý sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, họ cần chú ý đến Đông Nam Á. Cuộc đua với Trung Quốc hiện đang diễn ra trên toàn thế giới và trên tất cả các lĩnh vực — ngoại giao, thương mại, an ninh, tầm ảnh hưởng, hệ tư tưởng, giá trị, giáo dục, khoa học và công nghệ, v.v. Sự cạnh tranh trong những lĩnh vực này ở Đông Nam Á đại diện cho một mô hình thu nhỏ và báo trước về cách nó có thể phát triển ở những nơi khác trên thế giới. Kết quả ở đó ít nhất sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng lớn, vốn ngày càng trở thành trung tâm trong các vấn đề quốc tế. Continue reading “Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung ở Đông Nam Á”

Martin Lee và giấc mơ dân chủ dang dở cho Hồng Kông

Nguồn: John Lyons, “The Rise and Fall of Martin Lee and His Dream of a Democratic Hong Kong”, WSJ, 15/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Sự đàn áp ngày càng tăng của Bắc Kinh đánh dấu thời điểm thoái trào trong cuộc đấu tranh của luật sư Martin Lee cho tương lai Hồng Kông.

Vào một đêm mưa năm 1997 khi Vương quốc Anh chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc đại lục, nhà lãnh đạo dân chủ Martin Lee khi đó đang đứng trên ban công của cơ quan lập pháp thành phố đã thề rằng bằng mọi giá sẽ buộc Bắc Kinh phải giữ đúng cam kết của mình. Trong thỏa thuận bàn giao, Trung Quốc đã đồng ý cho thuộc địa cũ của Anh được quyền tự trị theo mô hình nhà nước pháp quyền kiểu phương Tây, bao gồm cả việc sẽ tiến tới cho phép người dân thành phố được bầu ra lãnh đạo của mình.

“Ngọn lửa dân chủ đã được thắp lên và đang bùng cháy trong trái tim của người dân chúng tôi. Nó sẽ không bao giờ bị dập tắt,” ông phát biểu trước những người ủng hộ và giới truyền thông ngay sau khi lá cờ Trung Quốc được kéo lên trên mảnh đất Hồng Kông. Continue reading “Martin Lee và giấc mơ dân chủ dang dở cho Hồng Kông”

Ngành thám hiểm vũ trụ Trung Quốc có bước tiến lớn

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 24/11/2020, Trung Quốc đã phóng thành công tàu thăm dò Mặt Trăng có tên Thường Nga-5 (Chang’e 5), bắt đầu thực thi sứ mệnh thứ 3 trong Chương trình thăm dò Mặt Trăng — phần cốt lõi trong kế hoạch phát triển khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Theo tin mới nhất, bộ phận trở về của tàu vũ trụ Chang’e 5 sẽ hạ cánh xuống vùng Nội Mông Cổ vào ngày 17/12/2020, mang theo khoảng 2 kg mẫu đất đá Mặt Trăng.

Chương trình thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc chia làm 3 bước: “Bay vòng, Đổ bộ, Trở về”, tức 3 sứ mệnh. Trong 10 năm đầu tiên của thế kỷ 21, Trung Quốc đã hoàn thành thành công Sứ mệnh thứ nhất: phóng các tàu Chang’e 1 (phóng tháng 10/2007) và Chang’e 2 (10/2010) làm vệ tinh bay vòng xung quanh Mặt Trăng, tiến hành khảo sát thiên thể này và gửi các tài liệu khảo sát về Trái Đất. Sau đó lại hoàn thành thành công Sứ mệnh thứ hai: phóng tàu thăm dò Chang’e 3 (12/2013) rồi Chang’e 4 (12/2018) đổ bộ lên bề mặt Mặt Trăng và cho xe robot đi lại trên đó tiến hành các khảo sát tại chỗ và gửi kết quả về Trái Đất. Continue reading “Ngành thám hiểm vũ trụ Trung Quốc có bước tiến lớn”

Nhật ký Bắc Kinh (14/09/20): Nhìn lại ‘Biến cố Lâm Bưu’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Biến cố Lâm Bưu” ngày 13 tháng 9 năm 1971, trong cuộc Cách mạng Văn hóa, được cho là sự kiện bí ẩn nhất lịch sử Trung Quốc đương đại.

Ở Trung Quốc mọi người chỉ gọi nó là “Biến cố 13 tháng 9”. Ông Lâm từng là phó chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng vào những giờ đầu của ngày 13/09 năm đó, máy bay của ông lao xuống một cánh đồng cỏ ở Mông Cổ, giết chết tất cả 9 người trên máy bay.

Lâm được cho là trên đường chạy sang Liên Xô sau một cuộc đảo chính thất bại, với âm mưu ám sát lãnh tụ tối cao Mao Trạch Đông. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (14/09/20): Nhìn lại ‘Biến cố Lâm Bưu’”

Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) là một mỏ neo trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ năm 2013. Sáng kiến này ​​thúc đẩy kết nối giữa các nền kinh tế châu Á, châu Âu và châu Phi bằng cách xây dựng cácmạng lưới đường bộ, cầu, đường sắt, hải cảng, sân bay, năng lượng, đường ống và các dạng cơ sở hạ tầng khác, trong đó Trung Quốc được hình dung là trung tâm. Mặc dù BRI ​​chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng vật chất nhưng nó cũng được thiết kế như một phương tiện để tăng cường kết nối về mặt chính sách, thương mại, tài chính và giao lưu nhân dân. Đến năm 2019, hơn 60 quốc gia đã tham gia BRI, và Trung Quốc được cho là đã đầu tư khoảng 127,7 tỷ đô la Mỹ vào các dự án khác nhau, biến BRI thành kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử. Continue reading “Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong”

Những năm cuối triều Vua Trần Nhân Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào ngày 17 tháng 3 năm Trùng Hưng thứ 4 [1288], sau khi chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, Vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng trở về quê cũ Long Hưng [huyện Đông Hưng, Thái Bình] làm lễ dâng tù tại Chiêu Lăng:[1]

Hai vua trở về phủ Long Hưng. Ngày 17, đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Nguyên soái Ô Mã Nhi, Tham chính Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, Nguyên soái Điền, các Vạn hộ, Thiên hộ làm lễ dâng tù thắng trận ở Chiêu Lăng.

Trước đó quân Nguyên đã khai quật Chiêu Lăng muốn phá đi, nhưng không phạm được tới quan tài. Đến khi giặc thua, chân ngựa đá ở lăng đều bị lấm bùn. Cho đó là thần linh giúp ngầm vậy. Khi vua cử lễ bái yết, có làm thơ rằng: Continue reading “Những năm cuối triều Vua Trần Nhân Tông”

Nhật ký Bắc Kinh (11/09/20): Chiến dịch ‘Sạch dĩa’ của Tập Cận Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thứ Tư (09/09/2020) là kỷ niệm 44 năm ngày mất của Mao Trạch Đông. Người cha sáng lập Trung Quốc hiện đại vẫn được nhiều người dân yêu quý.

Khi tôi đi ngang qua Quảng trường Thiên An Môn trước buổi trưa hôm đó, tôi thấy nhiều người bước ra từ Nhà Tưởng niệm Mao Chủ tịch, còn được gọi là Lăng Mao Trạch Đông, nơi thi hài của ông được ướp và cất giữ.

Nhà tưởng niệm thường chỉ mở cửa vào buổi sáng, nhưng du khách cũng được vào vào buổi chiều. Họ được yêu cầu đặt chỗ trước một ngày. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (11/09/20): Chiến dịch ‘Sạch dĩa’ của Tập Cận Bình”

Trung Quốc và tham vọng thống trị thị trường tài chính toàn cầu

Nguồn: Henry M. Paulson Jr., “China Wants to Be the World’s Banker”, WSJ, 9/12/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ có nguy cơ đánh mất vị trí thống lĩnh trong ngành dịch vụ tài chính quốc tế.

Hoa Kỳ hiện vẫn là thế lực thống trị trong ngành dịch vụ tài chính, dẫn đầu gần như tất cả các địa hạt của ngành này, từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư nhân đến lĩnh vực ngân hàng và quản lý tài sản. Quy mô và tính thanh khoản của thị trường vốn Hoa Kỳ là bệ đỡ duy trì vị thế ưu việt của đồng đô-la (USD), cho phép người Mỹ chi trả ít hơn khi mua hàng hóa nước ngoài cũng như tài trợ cho việc chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vị trí thống lĩnh trong ngành tài chính của nước Mỹ đang ngày càng bị thách thức bởi sự cạnh tranh gay gắt từ nước ngoài cùng các chính sách thiếu tầm nhìn và phản tác dụng từ trong nước. Duy trì tính ưu việt của Hoa Kỳ trong lĩnh vực tài chính nên là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Biden. Continue reading “Trung Quốc và tham vọng thống trị thị trường tài chính toàn cầu”