Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma?

Tác giả: Hồng Thủy

30 năm sau ngày diễn ra vụ thảm sát Gạc Ma, một số học giả Trung Quốc đã lên tiếng thông qua Thời báo Hoàn Cầu. Chúng tôi xin dẫn lại và có đôi lời phản biện.

Ngày 14/3 là vừa tròn 30 năm ngày diễn ra sự kiện lính Trung Quốc thảm sát 64 chiến sĩ Công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng tại bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, Khánh Hòa.

Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã lên tiếng về sự kiện này.

Mục Tin tức quốc tế, Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung Quốc ngày 14/3 đăng bài: “Trận chiến cuối cùng Trung Quốc đánh, người Việt Nam miêu tả khiến tôi kinh ngạc” của tác giả Bổ Nhất Đao, do Lý Lâm Chi biên tập. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma?”

Chiến tranh Lạnh và ảo giác chiến thắng của người Mỹ

Nguồn: Odd Arne Westad, The Cold War and America’s Delusion of Victory, The New York Times, 28/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Lạnh trong vai trò một hệ thống nhiều quốc gia đã kết thúc vào một ngày tháng mười hai lạnh giá và xám xịt ở Moskva vào năm 1991, khi Mikhail Gorbachev ký một văn bản tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Xô viết. Bản thân chủ nghĩa cộng sản, dưới dạng thức chủ nghĩa Marx – Lenin, đã không còn tồn tại như một lý tưởng thực tế về cách tổ chức xã hội.

“Nếu tôi được chọn lại một lần nữa, tôi thậm chí sẽ không là một người cộng sản,” Todor Zhivkov, một nhà lãnh đạo cộng sản bị lật đổ của Bulgaria, từng nói một năm trước đây. “Và nếu Lenin còn sống hôm nay, ông cũng sẽ nói như vậy. Giờ đây tôi phải thừa nhận rằng chúng ta đã bắt đầu từ một cơ sở sai lầm, từ một tiền đề sai lầm. Nền tảng của chủ nghĩa xã hội là sai lầm. Tôi tin rằng ý tưởng về chủ nghĩa xã hội đã chết yểu ngay khi thành hình.” Continue reading “Chiến tranh Lạnh và ảo giác chiến thắng của người Mỹ”

Tống Sơn Quận chúa Ngọc Vạn: Huyền Trân công chúa của phương Nam

Trước nay khi bàn đến công lao mở đất về phương Nam dưới thời chúa Nguyễn, mọi người đều đề cập đến công lao của công nữ Ngọc Vạn, ái nữ của chúa Sãi Nguyễn Phương Nguyên, người có tầm nhìn chiến lược sâu sắc trong công cuộc thực hiện di ngôn chánh trị của chúa tiên Nguyễn Hoàng, qua cuộc hôn nhân với quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II. Nhưng do điều kiện tư liệu, nên tiểu sử của vị công nữ đã từng là thái hậu của vương quốc Chân Lạp, chưa được viết đầy đủ. Chỉ biết bà kết hôn với quốc vương Chân Lạp về Ouđông từ năm 1620, đến năm 1628, quốc vương qua đời, bà được tôn làm thái hậu và trong những năm cuối đời bà về Sài Côn ( Tên gọi cũ của Sài Gòn) rồi lên núi chứa chan ( Biên Hoà) dựng chùa ẩn tu cho đến lúc qua đời. Continue reading “Tống Sơn Quận chúa Ngọc Vạn: Huyền Trân công chúa của phương Nam”

Cuộc tranh luận không dứt về trận Khe Sanh

Nguồn: Gregg Jones, “The Enduring Debate over Khe Sanh“, The New York Times, 19/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào đầu năm 1968, cuộc bao vây căn cứ thủy quân lục chiến hẻo lánh tại Khe Sanh đã tràn ngập trên các kênh tin tức của Hoa Kỳ về cuộc chiến ở Việt Nam. Tướng William Westmoreland, chỉ huy tối cao của quân đội Hoa Kỳ tại Sài Gòn, gọi hành động của quân đội Bắc Việt tại Khe Sanh là một “sự kiện chính yếu” của cuộc tấn công từ phe cộng sản.

Các bản tin đồng loạt so sánh cuộc tấn công với trận Điện Biên Phủ, một cứ điểm quân sự xa xôi của người Pháp bị bao vây và buộc phải đầu hàng trước lực lượng Cộng sản Việt Nam năm 1954. Vào ngày 18/02, ngay cả khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân đang diễn ra trên khắp cả nước, tờ New York Times đã gọi cuộc đụng độ đang diễn ra tại Khe Sanh là một trận đánh lớn của Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “Cuộc tranh luận không dứt về trận Khe Sanh”

Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý

Tác giả: Đinh Thị Duyệt

Tìm hiểu lịch sử Đại Việt thời Lý (1009 – 1225), chúng ta cần làm sáng tỏ một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự sung túc của đất nước thời kỳ này. Đó là lực lượng nhân công được “nhập khẩu” về từ nhiều nguồn khác nhau: Trung Hoa, Chiêm Thành, Ai Lao… đã tham gia trong hầu hết các hoạt động kinh tế với thân phận nô lệ, góp phần tạo nên nhiều kiến trúc và công trình văn hóa trong giai đoạn đầu tự chủ. Bài viết đóng góp một giả thuyết mới vào vấn đề Việt Nam có chế độ chiếm hữu nô lệ hay không, từng là vấn đề được nhiều nhà sử học quan tâm và tranh luận. Continue reading “Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý”

Mỹ có thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam hay không?

Nguồn: Mark Moyar, “Was Vietnam Winnable?”, The New York Times, 19/05/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự quan tâm của tôi đối với Chiến tranh Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm 1990 khi tôi đăng ký học một khóa học về lịch sử của cuộc xung đột này ở trường đại học. Một phần lý do đưa tôi tới chủ đề này là sự khinh thường mà các bạn học, các giáo sư và giới trí thức nói chung dành cho không chỉ cuộc chiến mà cả các cựu binh Mỹ. Đối với tôi, đó là một sự sai trái khi mà người ta cho rằng những thanh niên đánh cược cả mạng sống của mình ở Đông Nam Á lại bị xem là đáng khinh hơn những người ru rú an toàn ở nhà.

Lịch sử của cuộc chiến như được dạy trong các lớp học đại học dựa trên hai giả định chính. Thứ nhất, cuộc chiến là không cần thiết; “thuyết domino”, hay ý tưởng cho rằng việc cộng sản giành phần thắng ở Việt Nam sẽ dẫn tới sự sụp đổ ở phần còn lại của Đông Nam Á là sai. Hồ Chí Minh là một nhà dân tộc chủ nghĩa hơn là một nhà cộng sản, và vì vậy Hoa Kỳ không cần phải lo lắng về việc “đánh mất Việt Nam”. Thực tế rằng phần lớn các quân cờ domino không sụp đổ sau khi Nam Việt Nam bị đánh bại năm 1975 là bằng chứng rõ ràng nhất. Continue reading “Mỹ có thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam hay không?”

460 năm Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa (1558-2018)

Tác giả: Trần Viết Ngạc

Nguyễn Phúc tộc thế phả chép về Nguyễn Hoàng có đoạn:

“Năm Ất Tỵ (1545) đức Triệu Tổ mất, lúc này ngài 21 tuổi, được tập phong tước Hạ Khê Hầu…

Đời Lê Trang Tông, ngài được tấn phong tước Đoan Quận công, khi Trịnh Kiểm chuyên quyền, ám hại Lãng Quận công Nguyễn Uông (anh của ngài), ngài nghe mưu của cậu là Nguyễn Ư Kỷ, cáo bệnh giữ mình. Hiểu ý câu nói của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại chung thân” và theo lời khuyên của cậu, ngài nhờ chị Ngọc Bảo xin với Trịnh Kiểm (chồng của bà Ngọc Bảo) cho vào trấn đất Thuận Hóa”.[1]

Đại Nam liệt truyện tiền biên, Đại Việt sử ký toàn thư (trong lời chú của dịch giả) và những tác giả viết về chúa Nguyễn, triều Nguyễn đều viết với nội dung tương tự. Continue reading “460 năm Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa (1558-2018)”

Từ một bản đồ hàng hải cổ luận bàn về danh tính nước Việt

Tác giả: Trần Gia Ninh

Dải đất chữ S dưới con mắt của các nhà hàng hải phương Tây xưa

Tấm bản đồ hàng hải (nautical map) trong ảnh được vẽ vào khoảng giữa của thế kỷ 16, có lẽ là một bản đồ cổ nhất và khá đầy đủ mà các nhà hàng hải phương Tây vẽ về Phương Đông. Bản đồ gốc hiện được treo trên tường thư phòng của Hoàng Đế Phelipe II (1527-1598), trong cung điện El Escorial của Vương quốc Tây Ban Nha.

Tấm bản đồ này được vẽ cùng thời với N. Copernicus cho rằng trái đất tròn quay quanh mặt trời (1543) và  G. Galilei  mới chào  đời (1564). Thế kỷ 16 bắt đầu là triều đại nhà Lê (vua Lê Tương Dực) tiếp đó là nhà Mạc 1527-1593, ở nước ta lúc đó có tên là nước Đại Việt. Khi xem tấm bản đồ, chắc người Việt nào cũng  giật mình thấy trong khi các địa danh CAMBODIA (Campuchia), CHAMPA (Chiêm Thành) được ghi rất rõ ràng, thì không thấy tên nước Đại Việt ở đâu cả. Continue reading “Từ một bản đồ hàng hải cổ luận bàn về danh tính nước Việt”

Gặp gỡ Trần Tiểu Việt con trai của tướng Nguyễn Sơn

Tác giả: Mai Hiên

Ông hơn tôi gần hai chục tuổi. Chúng tôi gặp nhau lần đầu, qua giới thiệu của một người thân có mặt trong buổi tiễn đưa Thiếu tướng Nguyễn Sơn “trở về” Trung Quốc lần cuối cùng vào một buổi chiều tháng 4-1950. Tuy là sơ kiến nhưng câu chuyện đã khá mặn mà về đủ thứ quanh sự sống thường ngày. Con người mang hai dòng máu này có duyên phận gắn với một thời quan hệ Việt – Trung. Ông khoái bài “Danh tướng đào hoa” của Mạnh Việt đăng trên Tiền phong chủ nhật số Tết nói về những chuyện tình vô tiền khoáng hậu của cha đẻ ông – Thiếu tướng Nguyễn Sơn – mà suốt mấy mươi năm ông đâu có biết; và về mẹ đẻ ông – cụ Trần Kiếm Qua năm nay 81 tuổi – cũng chẳng đả động trừ bi kịch tình yêu của bà với viên sĩ quan Hồng Thủy (tên Trung Quốc của Nguyễn Sơn). Continue reading “Gặp gỡ Trần Tiểu Việt con trai của tướng Nguyễn Sơn”

Đạo đức và nghệ thuật

Nguồn: Ian Buruma, “Moralism and the Arts,” Project Syndicate, 06/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Chuck Close là một nghệ sỹ người Mỹ, nổi tiếng với các bức chân dung lớn. Bị liệt nặng, ông phải ngồi xe lăn. Nhiều cựu người mẫu đã cáo buộc ông bắt họ cởi quần áo và dùng ngôn ngữ dung tục khiến họ cảm thấy bị quấy rối. Hành vi này khiến Phòng trưng bày Quốc gia ở Washington, D.C., hủy bỏ một buổi triển lãm được lên kế hoạch từ trước nhằm trưng bày các tác phẩm của Close. Đại học Seattle cũng đã gỡ bỏ một bức chân dung vẽ bởi họa sĩ này khỏi một tòa nhà của trường.

Nếu gỡ bỏ mọi tác phẩm nghệ thuật khỏi các viện bảo tàng và phòng trưng bày vì chúng ta không chấp nhận hành vi của các nghệ sĩ thì các bộ sưu tập lớn chẳng mấy chốc sẽ không còn. Rembrandt đã tàn nhẫn ngược đãi người tình của mình, Picasso rất ác với những người vợ của ông, Caravaggio thì theo đuổi các chàng trai trẻ và là kẻ giết người, vân vân. Continue reading “Đạo đức và nghệ thuật”

Bài học từ Martin Luther và công nghệ in cho ngày nay

Nguồn: Nicholas Davis, “Learning from Martin Luther About Technological Disruption”, Project Syndicate, 31/10/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cách đây năm trăm năm, Martin Luther đã sử dụng công nghệ in để thúc đẩy cuộc tranh luận về “giấy xá tội” (indulgences) của Giáo hội. Thực tế rằng những nỗ lực của ông đã khởi đầu một trong những giai đoạn chia rẽ nhất của lịch sử châu Âu nên trở thành một lời nhắc nhở rằng mặc dù công nghệ có thể hỗ trợ tranh luận mang tính xây dựng nhưng nó cũng có thể kích động xung đột bạo lực.

Năm trăm năm trước đây, một mục sư ít tiếng tăm và là giảng viên đại học về thần học đã làm một điều không có gì đáng chú ý đối với thời đại của ông: ông đã đóng một bản kiến nghị lên một cánh cửa, đòi hỏi một cuộc tranh luận học thuật đối với việc bán “giấy xá tội” của Giáo hội Công giáo, với lời hứa hẹn rằng người mua giấy hoặc người bà con của họ sẽ phải dành ít thời gian hơn trong luyện ngục (purgatory) sau khi họ qua đời. Continue reading “Bài học từ Martin Luther và công nghệ in cho ngày nay”

Nagara Vijaya trong lịch sử Mandala Champa

Tác giả: Đỗ Trường Giang

Sự trỗi dậy của Nagara Vijaya và bước ngoặt trong lịch sử mandala Champa thế kỷ XII

Những nghiên cứu trước đây, hầu hết dựa vào công trình nổi tiếng của G.Maspero, đều cho rằng vào cuối thế kỷ X, cùng với sự chấm dứt của vương triều Đồng Dương, đã diễn ra một sự “dời đô” từ vùng Quảng Nam về Bình Định với kinh đô mới đặt tại thành Đồ Bàn. Sự thay đổi trung tâm chính trị đó cũng dẫn tới sự suy tàn của thương cảng Hội An và từ đây thương cảng Thi Nại đã thay thế Hội An trở thành trung tâm ngoại thương và giao lưu văn hóa chính của Champa. Đó là cách diễn giải của các học giả người Pháp từ đầu thế kỷ XX và được chấp nhận như là cách hiểu “chính thống” về sự ra đời của “vương triều Vijaya” được cho là kéo dài từ cuối thế kỷ X cho đến năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông tấn công lần cuối cùng vào thành Đồ Bàn. Luận giải của G.Maspero về sự “dời đô” của Champa từ Đồng Dương về Vijaya (Bình Định) là dựa trên quan niệm cho rằng Champa là một quốc gia thống nhất giống như Trung Hoa hay Đại Việt đương thời, và vì thế trong mỗi thời kỳ lịch sử chỉ có một trung tâm quyền lực duy nhất ở Champa, và theo đó các vua Champa đã “dời đô” từ Amaravati về Vijaya vào cuối thế kỷ X.[1] Continue reading “Nagara Vijaya trong lịch sử Mandala Champa”

Phe phái và cạnh tranh quyền lực ở Việt Nam đầu TK 19

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Mâu thuẫn bè phái không phải là đặc sản riêng có của triều Nguyễn, tuy nhiên ảnh hưởng của nó ở đầu thế kỷ XIX là cực kỳ nghiêm trọng, đe dọa sự thống nhất và ổn định của nền chính trị vương triều. Nhưng đó cũng là một thế giới mà vai trò của các nhà lãnh đạo khôn khéo như Gia Long, mạnh mẽ và tài năng như Minh Mệnh đã giúp kiểm soát và hạn chế xung đột phe nhóm, góp phần vào sự ổn định của vương triều. Một bài học mà nền chính trị Việt Nam sau này có thể tham khảo. Continue reading “Phe phái và cạnh tranh quyền lực ở Việt Nam đầu TK 19”

Quyền dân tộc tự quyết: Ai, ở đâu và khi nào?

Nguồn: Joseph S. Nye, “The who, where and when of secessionProject Syndicate, 29/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, người Kurd ở miền bắc Iraq đã bỏ phiếu với tỉ áp đảo ủng hộ việc giành độc lập cho Khu vực người Kurd ở nước này. Với khoảng 30 triệu người Kurd sống rải rác trên bốn quốc gia (Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran), các nhà dân tộc chủ nghĩa lập luận rằng họ xứng đáng nhận được sự công nhận của thế giới. Tại Tây Ban Nha, khoảng 7,5 triệu người Catalonia cũng nêu lên vấn đề tương tự.

Việc các cuộc trưng cầu cho thấy không giống như người Kurds, người Catalonia chịu sự chia rẽ sâu sắc trong vấn đề này có quan trọng không? Việc những nước sát khu vực người Kurd sinh sống ở Iraq có thể dùng vũ lực để chống lại phong trào ly khai có ý nghĩa gì không? Continue reading “Quyền dân tộc tự quyết: Ai, ở đâu và khi nào?”

Công khai 55 tập nhật ký của Tưởng Giới Thạch

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tưởng Giới Thạch,[1] còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nhật trong 8 năm 1937-1945, khi ra Đài Loan lại làm Tổng thống chính quyền đảo này cho tới ngày qua đời ở Đài Bắc (5/4/1975).

Tưởng cũng là nhân vật gây tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy mạng Bách Độ (Baidu) của Bắc Kinh đánh giá Tưởng là lãnh tụ dân tộc, là vĩ nhân trong lịch sử cận-hiện đại Trung Quốc nhưng nhiều người đại lục vẫn đánh giá rất xấu về Tưởng. Vậy thực chất con người Tưởng Giới Thạch như thế nào? Continue reading “Công khai 55 tập nhật ký của Tưởng Giới Thạch”

Triệu Đà với công cuộc truyền bá chữ Hán vào Việt Nam

Tác giả: Vũ Thế Khôi

Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán đã bắt đầu được truyền vào Bắc bộ Việt Nam (1). Căn cứ duy nhất của họ là đoạn ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên: “Năm 33 (tức 214 TCN, – V.T.K.) Tần Thuỷ Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành các quận Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải; cho những người đi đày đến đấy canh giữ”(2). Cũng dựa vào đoạn ghi chép đó, PGS Trần Nghĩa (Viện nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng những người bị đi đày này “… nghiễm nhiên trở thành những sứ giả chở chữ Hán và tiếng Hán tới phương Nam” (3). Continue reading “Triệu Đà với công cuộc truyền bá chữ Hán vào Việt Nam”

Tại sao đạo Tin Lành phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?

Nguồn:Why is Protestantism flourishing in the developing world?”, The Economist, 09/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đạo Tin Lành đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới hiện đại, tự do. Nó đã góp phần vào sự nổi lên của các khái niệm như tự do lương tâm, khoan dung và tam quyền phân lập. Nhưng khi thế giới đánh dấu kỷ niệm 500 năm ngày bắt đầu cuộc Cải cách Kháng cách thì trục của đức tin này đang dần dịch chuyển. Tỷ lệ người Tây Âu và Bắc Mỹ tuyên xưng theo đạo Tin lành đang suy giảm; trong khi đó, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này đang tăng lên nhanh chóng. Trong phần lớn thế kỷ 20, xu thế thế tục hóa toàn cầu đã được coi là không thể tránh khỏi khi các quốc gia hiện đại hóa. Nhưng các nước đang phát triển đang thực sự trở nên sùng đạo, một phần của điều mà Peter Berger, một nhà xã hội học, gọi là “sự phi thế tục hóa” của thế giới. Nằm ở trung tâm của sự hồi sinh tôn giáo này là Hồi giáo và Ngũ Tuần giáo (Tentecostalism), một nhánh của Thiên Chúa giáo Tin Lành. Continue reading “Tại sao đạo Tin Lành phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?”

Vụ ám sát Kirov dưới con mắt một cựu lãnh đạo KGB

Tác giả: Alexander Mikhailovich Orlov | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 01/12/1934, đảng viên trẻ Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Nikolayev bí mật lẻn vào điện Smolny ở Leningrad dùng súng lục bắn chết Sergey Mironovich Kirov, ủy viên Bộ Chính trị, người lãnh đạo Thành ủy thành phố Leningrad. Hung thủ bị bắt ngay tại chỗ. Để điều tra vụ ám sát này, một ban chuyên án do Stalin lãnh đạo lập tức từ Moskva đến Leningrad.

Cho tới nay [1953, khi Orlov xuất bản cuốn The Secret History of Stalin’s Crimes tại New York], chưa bao giờ người ta công bố tình hình chi tiết vụ mưu sát Kirov. Nikolayev là người thế nào? Làm sao hắn ta có thể lẻn vào điện Smolny được canh gác cẩn mật? Làm sao hắn có thể bám sát và tới gần Kirov? Đâu là nguyên nhân khiến Nikolayev tiến hành hoạt động liều chết này – nguyên nhân chính trị hay nguyên nhân cá nhân? Tất cả mọi tình hình của vụ mưu sát này đều bị người ta ém nhẹm một cách thần bí. Continue reading “Vụ ám sát Kirov dưới con mắt một cựu lãnh đạo KGB”

Tại sao Mỹ bất ngờ trước trận Tết Mậu Thân?

Nguồn: Sam Oglesby, “Why Did No One See the Tet Offensive Coming?”, The New York Times, 23/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân nổ ra vào ngày 30/01/1968, lực lượng Mỹ đã bị bất ngờ. Tất cả 44 tỉnh thành của Nam Việt Nam đã gặp phải các cuộc tấn công có phối hợp gây choáng váng vốn làm thay đổi tiến trình cuộc chiến. Trong bối cảnh Mỹ dành rất nhiều nguồn lực cho việc thu thập thông tin tình báo, tại sao họ vẫn không có manh mối nào về cuộc tấn công này? Kinh nghiệm của tôi trong thời gian làm việc cho Cục Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ có thể mang lại một số lý giải cho thiếu sót này. Continue reading “Tại sao Mỹ bất ngờ trước trận Tết Mậu Thân?”

Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ: Đừng đọc những gì họ viết, hãy xem những gì họ làm

Tác giả: Ngô Di Lân

Việc chính quyền Trump công bố bản Chiến lược an ninh quốc gia (National Security Strategy) vào tháng 12 vừa qua đã lập tức thu hút được sự quan tâm chú ý của giới quan sát. Gần như tất cả các tờ báo lớn nhỏ và các tạp chí đối ngoại ngay sau đó đã chạy loạt bài đưa tin về bản Chiến lược này cùng nhiều bình luận về ý đồ chiến lược của chính quyền Trump đằng sau các câu chữ mà họ sử dụng để mô tả các ưu tiên chính sách cũng như các đối thủ và đối tác của Mỹ. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu các nhà nghiên cứu chính sách và cán bộ ngoại giao ở nhiều nước đã phải làm việc hết công suất trong khoảng thời gian đó để “giải mã” cái mà nhiều người đang gọi là “học thuyết Trump” (Trump doctrine). Continue reading “Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ: Đừng đọc những gì họ viết, hãy xem những gì họ làm”