21/08/1863: Thảm sát ở Kansas trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Guerillas massacre residents of Lawrence, Kansas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, chiến tranh du kích ác liệt ở Missouri đã tràn sang Kansas và dẫn đến một trong những hành động bạo lực kinh hoàng nhất trong Nội chiến Mỹ khi 150 người đàn ông ở thị trấn theo chủ nghĩa bãi nô Lawrence bị sát hại trong một cuộc đột kích của lính miền Nam.

Nội chiến diễn ra ở Kansas và Missouri theo một hình thức rất khác so với phần còn lại của nước Mỹ. Có rất ít quân đội chính quy hoạt động tại đây; thay vào đó, các đảng phái tấn công lẫn nhau và tấn công cả thường dân. Xung đột bắt nguồn từ năm 1854, khi biên giới Kansas-Missouri trở thành “khởi điểm” của căng thẳng về chế độ nô lệ. Continue reading “21/08/1863: Thảm sát ở Kansas trong Nội chiến Mỹ”

11/07/1905: Các thành viên Phong trào Niagara lần đầu gặp nhau

Nguồn: Members of the Niagara Movement meet for the first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, các thành viên của Phong trào Niagara (Niagara Movement) đã lần đầu tiên nhóm họp ở thác Niagara, phần thuộc lãnh thổ Canada. Nhóm học giả, luật sư và doanh nhân người Mỹ gốc Phi này đã gặp gỡ và thảo luận suốt ba ngày để lập ra cái mà sau này sẽ trở thành một tổ chức quyền lực của người da đen thời hậu chế độ nô lệ. Dù chỉ kéo dài vỏn vẹn 5 năm, Phong trào Niagara đã trở thành tiền thân có ảnh hưởng lớn lên phong trào dân quyền giữa thế kỷ 20.

Học giả tích cực hoạt động xã hội W.E.B. Du Bois là thành viên sáng lập của Phong trào Niagara. 29 người đàn ông đã tham dự cuộc họp đầu tiên của phong trào, thảo luận về việc thành lập một tổ chức chống lại sự phân biệt chủng tộc và thúc đẩy việc hòa nhập mạnh mẽ của người Mỹ gốc Phi vào xã hội Mỹ. Continue reading “11/07/1905: Các thành viên Phong trào Niagara lần đầu gặp nhau”

10/07/1850: Millard Fillmore trở thành Tổng thống thứ 13 của Mỹ

Nguồn: Millard Fillmore sworn in as 13th U.S. president, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1850, Phó Tổng thống Millard Fillmore đã tuyên thệ nhậm chức trở thành Tổng thống thứ 13 của Mỹ. Một ngày trước đó, Tổng thống Zachary Taylor đã qua đời, năm ngày sau khi ngã khuỵu vì căn bệnh đường ruột nghiêm trọng vào ngày 04/07. Fillmore là người Mỹ thứ hai đảm nhiệm chức vụ Tổng thống sau khi Tổng thống đương nhiệm qua đời. Người đầu tiên là John Tyler, người tuyên thệ trở thành Tổng thống vào năm 1841 sau khi William Henry Harrison qua đời vì bệnh viêm phổi chỉ 30 ngày sau khi nhậm chức.

Fillmore sinh năm 1800, xuất thân khiêm tốn từ một gia đình ở New York. Khi còn trẻ, ông làm nghề quay sợi, đóng tủ áo và giáo viên dạy học. Năm 1823, ông trở thành luật sư và dần nổi tiếng trong Đảng Whig với tư cách là hạ nghị sĩ của bang New York trong Quốc hội trong giai đoạn 1832 – 1842. Năm 1847, ông được bầu làm tổng kiểm toán bang New York và một năm sau đó được chọn làm ứng viên Phó Tổng thống trong liên danh tranh cử của Taylor. Continue reading “10/07/1850: Millard Fillmore trở thành Tổng thống thứ 13 của Mỹ”

Juneteenth, ngày lễ liên bang mới nhất của Mỹ, có nguồn gốc như thế nào?

Nguồn: What is Juneteenth, America’s newest national holiday?”, The Economist, 18/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các nhà hoạt động quyền dân sự ở Hoa Kỳ từ lâu đã thúc đẩy việc biến ngày “Juneteenth” (từ ghép của June và 19th, tức ngày 19/6) trở thành ngày lễ quốc gia. Mong ước của họ đã trở thành hiện thực trong tuần này khi Tổng thống Joe Biden ký một dự luật đưa “Ngày Độc lập Quốc gia 19 tháng 6” trở thành ngày nghỉ lễ ở cấp liên bang. Nhiều dịch vụ không thiết yếu sẽ đóng cửa và nhân viên chính phủ sẽ được nghỉ lễ có trả lương. Các thị trường chứng khoán cũng thường ngừng giao dịch vào các ngày lễ, nhưng vì ngày 19/6 năm nay rơi vào thứ Bảy nên dù sao thì các sàn cũng sẽ đóng cửa. Ông Biden gọi sự công nhận này là một trong những vinh dự lớn nhất mà ông có được trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, nhưng việc này vẫn gặp phải các chỉ trích. Đạo luật đã được Thượng viện nhất trí thông qua, nhưng 14 thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã bỏ phiếu chống lại. Và nước Mỹ ngày càng bị chia rẽ bởi quan điểm về chủng tộc. Vậy, ý nghĩa của Juneteenth chính xác là gì? Continue reading “Juneteenth, ngày lễ liên bang mới nhất của Mỹ, có nguồn gốc như thế nào?”

22/06/1783: Phiên tòa xét xử tàu buôn nô lệ Zong

Nguồn: Zong slave ship trial, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1783, trong phiên xét xử vụ Zong, một tàu buôn nô lệ, Chánh án Tòa Bench (tòa dân sự) ở London tuyên bố rằng vụ thảm sát nô lệ người châu Phi trên tàu chỉ “như thể ngựa bị ném đi.” Thủy thủ đoàn Zong đã ném ít nhất 142 nô lệ châu Phi xuống biển, nhưng câu hỏi đặt ra trước tòa không phải là ai đã thực hiện hành vi tàn bạo này, mà là liệu “món hàng” bị mất có được bảo hiểm hay không. Phiên tòa đã cho thấy sự kinh hoàng và vô nhân đạo của việc buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương, đồng thời dẫn tới một phong trào mới nhằm xóa bỏ nó.

Tàu Zong rời Accra vào tháng 08/1781, mang theo 442 người châu Phi bị bắt làm nô lệ, đưa họ đến các đồn điền thuộc địa ở Jamaica. Như thường thấy trên các tàu buôn nô lệ, Zong đã ở trong tình trạng quá tải, chở gấp đôi lượng người mà một con tàu cỡ lớn có thể vận chuyển một cách an toàn. Continue reading “22/06/1783: Phiên tòa xét xử tàu buôn nô lệ Zong”

Cuộc tranh luận về lịch sử gây chia rẽ nước Mỹ

Nguồn: Edward Luce, “Biden should avoid America’s toxic history wars”, Financial Times, 28/01/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chỉ vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ vào tuần trước, Joe Biden đã giải tán Ủy ban 1776 của Donald Trump. Hiếm có sự đảo ngược nào thông qua sắc lệnh hành pháp lại gây nhiều chú ý như vậy.

Ông Trump cho ra đời cơ quan này – được đặt tên theo năm các thuộc địa Mỹ tuyên bố độc lập khỏi Anh – ngay trước cuộc bầu cử tháng 11/2020 với nỗ lực chuyển trọng tâm của cử tri sang các cuộc chiến văn hóa của Mỹ trong bối cảnh ông không thể ngăn chặn được đại dịch. Mục tiêu mà ông tuyên bố là thúc đẩy việc giảng dạy về “sự kỳ diệu của lịch sử Hoa Kỳ”. Nhưng mục tiêu thực sự của ông là gây ra sự phẫn nộ về việc cánh tả tập trung vào di sản của chế độ nô lệ. Ông tin rằng nếu cuộc bầu cử xoay quanh các cuộc biểu tình Black Lives Matter hơn là Covid-19, ông có thể có cơ hội tái đắc cử. Nhưng canh bạc của ông đã không thành. Continue reading “Cuộc tranh luận về lịch sử gây chia rẽ nước Mỹ”

22/07/1862: Lincoln bàn về Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ với nội các

Nguồn: Lincoln tells his cabinet about Emancipation Proclamation, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln đã thông báo với các cố vấn trưởng và nội các của ông rằng ông sẽ ban hành một tuyên ngôn giải phóng nô lệ, nhưng sẽ chờ tới khi phe Liên bang (miền Bắc) giành được một chiến thắng quân sự lớn rồi mới đưa ra thông báo.

Với nỗ lực thống nhất một quốc gia bị đắm chìm trong nội chiến đẫm máu, Abraham Lincoln đã đưa ra một quyết định cuối cùng, song được tính toán kỹ lưỡng, liên quan đến chế độ nô lệ ở Mỹ. Vào thời điểm Lincoln họp với nội các, tình hình không được thuận lợi đối với phe Liên bang. Quân Hợp bang miền Nam đã thắng thế quân Liên bang miền Bắc trong những trận chiến quan trọng, đồng thời Anh và Pháp dự kiến sẽ chính thức công nhận Hợp bang miền Nam là một quốc gia riêng biệt. Continue reading “22/07/1862: Lincoln bàn về Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ với nội các”

19/06/1865: Chế độ nô lệ ở Mỹ được bãi bỏ

Nguồn: Abolition of slavery announced in Texas on Juneteenth, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1865 – ngày sau này được gọi là Juneteenth –  những người lính Liên bang miền Bắc đã đến Galveston, Texas và loan tin rằng Nội chiến Hoa Kỳ đã kết thúc và chế độ nô lệ ở Mỹ đã được bãi bỏ.

Là tên gọi kết hợp giữa tháng Sáu và ngày 19, Juneteenth đã trở thành ngày kỷ niệm sự kết thúc chế độ nô lệ ở Mỹ. Mặc dù Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ của Tổng thống Abraham Lincoln đã được ban hành từ hơn hai năm trước vào ngày 01/01/1863, song việc Liên bang miền Bắc không có hiện diện quân sự ở Texas đã khiến điều này khó thực thi. Continue reading “19/06/1865: Chế độ nô lệ ở Mỹ được bãi bỏ”

30/03/1855: Bạo lực nổ ra trong cuộc bầu cử đầu tiên ở Kansas

Nguồn: Violence disrupts first Kansas election, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1855, trong cuộc bầu cử đầu tiên tại Kansas, khoảng 5.000 người được gọi là “Các phiến quân Vùng biên” (Border Ruffians) đã xâm lược lãnh thổ này từ tây Missouri và yêu cầu Kansas phải bầu ra một cơ quan lập pháp ủng hộ chế độ nô lệ. Mặc dù số lượng phiếu bầu nhiều hơn số cử tri hợp lệ trong lãnh thổ, Thống đốc bang Kansas là Andrew Reeder vẫn phải miễn cưỡng chấp nhận cuộc bầu cử để tránh đổ máu thêm.

Mâu thuẫn ở Kansas bắt đầu từ khi Tổng thống Franklin Pierce ký Đạo luật Kansas-Nebraska vào năm 1854. Đạo luật này quy định những người cư trú tại các lãnh thổ mới gồm Nebraska và Kansas sẽ quyết định tình trạng nô lệ hoặc tự do ở lãnh thổ của họ bằng bỏ phiếu phổ thông. Continue reading “30/03/1855: Bạo lực nổ ra trong cuộc bầu cử đầu tiên ở Kansas”

06/03/1820: Tổng thống Monroe ký Thỏa ước Missouri

Nguồn: President Monroe signs the Missouri Compromise, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1820, Tổng thống James Monroe đã ký Thỏa ước Missouri, còn được gọi là Dự luật Thỏa ước năm 1820, để đưa Missouri gia nhập vào Liên bang Hoa Kỳ. Dự luật này nhằm cân bằng số lượng các bang theo chế độ nô lệ và các bang tự do ở Mỹ, cho phép Missouri gia nhập Liên bang như một bang ủng hộ chế độ nô lệ, còn Maine gia nhập như một bang tự do. Bên cạnh đó, dự luật cũng cấm chế độ nô lệ ở Lãnh thổ Louisiana phía bắc vĩ độ 30°36’. Continue reading “06/03/1820: Tổng thống Monroe ký Thỏa ước Missouri”

31/01/1865: Thông qua Tu chính án 13 về bãi bỏ chế độ nô lệ

Nguồn: House passes the 13th Amendment, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1865, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Tu chính án thứ 13 của Hiến pháp, bãi bỏ chế độ nô lệ. Tu chính án viết: “Chế độ nô lệ và hình thức lao động ép buộc sẽ không còn tồn tại ở Mỹ hay bất cứ nơi nào thuộc phạm vi thẩm quyền của Mỹ.”

Khi Nội chiến Hoa Kỳ bắt đầu, mục tiêu công khai của Tổng thống Abraham Lincoln là duy trì sự thống nhất của liên bang. Tuy nhiên, ngay giai đoạn đầu cuộc chiến, chính quyền liên bang (miền Bắc) đã giữ lại những nô lệ bỏ trốn thay vì trả họ trở về với chủ nhân (ở miền Nam). Do đó, chế độ nô lệ về cơ bản sẽ chấm dứt tại những nơi quân đội Liên bang giành chiến thắng. Continue reading “31/01/1865: Thông qua Tu chính án 13 về bãi bỏ chế độ nô lệ”

16/10/1854: Lincoln lên tiếng chống lại chế độ nô lệ

Nguồn: Lincoln speaks out against slavery, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1854, một luật sư ít tên tuổi và là ứng viên Quốc hội tương lai đến từ tiểu bang Illinois – Abraham Lincoln – đã có bài phát biểu về Đạo luật Kansas-Nebraska vừa được Quốc hội thông qua 5 tháng trước đó. Trong bài phát biểu của mình, vị tổng thống tương lai đã lên án đạo luật và trình bày quan điểm của mình về chế độ nô lệ, điều mà ông gọi là “vô đạo đức”.

Theo các điều khoản của Đạo luật Kansas-Nebraska, hai vùng lãnh thổ mới, Kansas và Nebraska, sẽ được phép gia nhập Liên bang và công dân mỗi lãnh thổ sẽ được trao quyền quyết định liệu chế độ nô lệ có được cho phép trong lãnh thổ của họ hay không. Continue reading “16/10/1854: Lincoln lên tiếng chống lại chế độ nô lệ”

06/12/1865: Mỹ chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ

06

Nguồn: 13th Amendment ratified, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, Tu chính án thứ 13 của Hiến pháp Mỹ đã được phê chuẩn, chính thức chấm dứt chế độ nô lệ. “Không có bất cứ nô lệ hay nô lệ tự nguyện nào, ngoại trừ trường hợp đó là bản án hợp lệ cho tội phạm, được tồn tại ở nước Mỹ, hoặc bất cứ nơi nào thuộc quyền tài phán của nước Mỹ.” Với những lời này, sự thay đổi lớn nhất sau Nội chiến Mỹ đã chính thức được ghi nhận trong Hiến pháp. Continue reading “06/12/1865: Mỹ chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ”