Vấn đề Đảng lãnh đạo trong Hiến pháp Triều Tiên, Cuba và Lào

Tác giả: Hồ Anh Hải

Triều Tiên

Về hình thức, Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Triều Tiên quy định nước này theo chủ nghĩa xã hội và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, nhưng trên thực tế, mọi người đều biết nước này thi hành chế độ lãnh đạo cha truyền con nối, suốt từ ngày lập quốc (1948) tới nay gia đình họ Kim nắm quyền lực tối cao về tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế… Đảng Lao động Triều Tiên trên thực tế không có quyền lực gì. Toàn bộ bộ máy Đảng và Nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của một cá nhân từ khi lên cầm quyền cho tới khi chết.

Thời kỳ đầu là Kim Nhật Thành (tức Kim Il Song, 1912-1994), từng đảm nhiệm các chức vụ: Tổng Bí Thư Đảng (1948-1994), Thủ tướng (1948-1972), Chủ tịch nước (1972-1994), Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng (1972-1993), Tư lệnh Tối cao quân đội (1950-1991), Đại Nguyên soái (từ 1992). Hiến pháp sửa đổi năm 1998 quy định ông Kim Nhật Thành là Chủ tịch vĩnh viễn nước CHDCND Triều Tiên. Continue reading “Vấn đề Đảng lãnh đạo trong Hiến pháp Triều Tiên, Cuba và Lào”

So sánh khủng hoảng tên lửa Cuba và Triều Tiên

Nguồn: Kaushik Basu, “The North Korean Missile Crisis”, Project Syndicate, 11/07/2017

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 02/01/2017, Tổng thống đắc cử Donald Trump, khi nhắc đến nỗ lực của Bắc Triều Tiên trong việc phát triển một loại vũ khí hạt nhân có khả năng tấn công nước Mỹ, đã đảm bảo với những người theo dõi Twitter của ông rằng, “Điều đó sẽ không xảy ra!”. Nhưng nó đã xảy ra.

Ngày 4 tháng 7 – Quốc khánh Mỹ – Bắc Triều Tiên đã tặng cho người Mỹ một món quà sinh nhật không mong muốn – họ đã thành công trong việc thử Hwasong-14, một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà theo lời các nhà phân tích thì có khả năng chạm đến Alaska. Tất cả công việc phải làm còn lại chỉ là thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để có thể lắp được vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) – một cột mốc có thể đạt được trong vài năm tới. Continue reading “So sánh khủng hoảng tên lửa Cuba và Triều Tiên”

27/03/1990: Đài Marti bắt đầu phát sóng tới Cuba

Nguồn: TV Marti begins broadcasting to Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, chính phủ Mỹ đã bắt đầu TV Marti, một chuỗi các chương trình phát thanh – truyền hình tới nước Cuba cộng sản. Dự án này tiếp tục đánh dấu thêm một thất bại trong việc làm suy yếu chế độ của nhà lãnh đạo Fidel Castro.

TV Marti đã được thành lập dưới sự bảo trợ của Voice of America, hệ thống phát thanh – truyền hình của Mỹ thành lập từ thập niên 1940 để đưa tin và tuyên truyền khắp thế giới, cụ thể là hướng tới các quốc gia cộng sản. Thành viên mới của “kho vũ khí tuyên truyền” này, TV Marti, là kết quả chủ yếu từ sự vận động hành lang dữ dội của các nhóm lợi ích người Mỹ gốc Cuba, cùng một số nghị sĩ và dân biểu ở nam Florida và New Jersey (các khu vực có đông dân số người Mỹ gốc Cuba.) Các chương trình của TV Marti đã cố gắng để cung cấp cho người dân Cuba một cái nhìn chính xác về cuộc sống tại Mỹ. Continue reading “27/03/1990: Đài Marti bắt đầu phát sóng tới Cuba”

16/02/1959: Castro tuyên thệ nhậm chức

Nguồn: Castro sworn in, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1959, Fidel Castro đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Cuba sau khi lãnh đạo một chiến dịch du kích buộc nhà độc tài cánh hữu Fulgencio Batista phải đi lưu vong. Castro, người trở thành Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Cuba sau khi Batista bị lật đổ vào tháng 01, đã thay thế Miro Cardona trên cương vị người đứng đầu chính phủ lâm thời mới của đất nước.

Castro sinh ra ở tỉnh Oriente, miền đông Cuba. Ông là con trai của một người nhập cư gốc Tây Ban Nha. Cha ông đã làm giàu từ việc xây dựng hệ thống đường sắt để vận chuyển mía. Castro tham gia hoạt động cách mạng khi còn là sinh viên. Năm 1947, ông cùng những người Dominica lưu vong và một số người Cuba cố gắng lật đổ nhà độc tài Dominica Rafael Trujillo nhưng đã thất bại. Continue reading “16/02/1959: Castro tuyên thệ nhậm chức”

10/01/1989: Cuba bắt đầu rút quân khỏi Angola

Nguồn: Cuban troops begin withdrawal from Angola, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, theo một phần trong thỏa thuận nhằm giảm căng thẳng Chiến tranh Lạnh và kết thúc chiến tranh ở Angola, quân đội Cuba đã bắt đầu rút khỏi quốc gia châu Phi này. Đây cũng là một phần trong nỗ lực ngoại giao đa phương nhằm kết thúc cuộc xung đột mà có thời điểm có sự can dự của Liên Xô, Mỹ, Bồ Đào Nha, và Nam Phi.

Angola chính thức trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1975, nhưng ngay từ trước khi tuyên bố độc lập, nhiều nhóm ở thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha này đã chiến đấu để giành quyền kiểm soát. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Angola (FNLA) được Mỹ hỗ trợ, Phong trào Nhân dân Giải phóng Angola (MPLA) lại được Liên Xô và Cuba ủng hộ, còn Liên minh Quốc gia vì Độc lập Toàn vẹn của Angola (UNITA) thì nhận viện trợ từ bất cứ nguồn nào, gồm cả Nam Phi và Trung Quốc. Cả Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc đều tin rằng Angola là chiến trường quan trọng đối với sự thống trị chính trị của mình ở khu vực miền nam châu Phi giàu khoáng sản và mang tính chiến lược. Continue reading “10/01/1989: Cuba bắt đầu rút quân khỏi Angola”

Cuba nghèo vì Fidel Castro hay vì Mỹ?

fidel-castro-cuba

Nguồn: Helen Yaffe, “Cuba is poor, but who is to blame – Castro or 50 years of US blockade?”, The Conversation, 02/12/2016.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Dũng

Cùng với những mô tả về ông như một “nhà độc tài tàn bạo”, các phản ánh tiêu cực về Fidel Castro từ ngày ông qua đời 25/11 chủ yếu tập trung vào việc “quản lý yếu kém” của ông đối với nền kinh tế Cuba và hậu quả “cực nghèo” mà người dân Cuba phải gánh chịu.

Đây là một bức tranh biếm họa mơ hồ- không chỉ vì nó bỏ qua các tác động có sức tàn phá kinh tế của lệnh cấm vận của Hoa Kỳ trong hơn 55 năm, mà còn vì nó dựa trên những giả định kinh tế học tân cổ điển. Nghĩa là bằng cách nhấn mạnh chính sách kinh tế (của Castro) thay vì những hạn chế về kinh tế (mà lệnh cấm vận của Mỹ gây ra), các nhà phê bình có thể đẩy trách nhiệm về hậu quả nghèo đói của Cuba cho Castro mà không đề cập đến việc chính quyền Mỹ đã liên tiếp áp đặt lệnh cấm vận đến nghẹt thở. Continue reading “Cuba nghèo vì Fidel Castro hay vì Mỹ?”

02/12/1961: Castro tuyên bố theo chủ nghĩa Mác-Lênin

02

Nguồn: Castro declares himself a Marxist-Leninist, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau một năm quan hệ căng thẳng nghiêm trọng giữa Mỹ và Cuba, Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã tuyên bố công khai rằng ông là một người theo chủ nghĩa Mác – Lênin, làm gia tăng hơn tình trạng thù địch Chiến tranh Lạnh gay gắt giữa hai nước.

Castro lên nắm quyền vào năm 1959, sau khi lãnh đạo một cuộc cách mạng thành công, chống lại chế độ độc tài Fulgencio Batista. Gần như ngay từ đầu, Mỹ đã lo ngại rằng Castro quá thiên tả về chính trị. Ông tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ do người nước ngoài nắm giữ, rồi dần dần tịch thu tất cả các tài sản nước ngoài tại Cuba. Ông cũng thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Liên Xô, và người Liên Xô sau đó đã sớm cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự. Continue reading “02/12/1961: Castro tuyên bố theo chủ nghĩa Mác-Lênin”

Đằng sau câu nói nổi tiếng của Fidel về Việt Nam

fidel

Tác giả: Lý Văn Sáu

Tháng 6/1962, khi đang làm Vụ phó Vụ Báo chí (Ban Tuyên huấn Trung ương), tôi được cử sang Cuba làm Phó Trưởng đoàn đại diện thường trú của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (Mặt trận). Kể từ khi thành lập ngày 20/12/1960, Cuba là nước đầu tiên trên thế giới công nhận về mặt ngoại giao Mặt trận. Hai năm sau, tức tháng 7/1962, Cuba lại là nước đầu tiên tiếp nhận Phái đoàn đại diện thường trú của Mặt trận với đầy đủ quy chế của một cơ quan ngoại giao. Thật ý nghĩa khi cơ quan đại diện đầu tiên của Mặt trận ở nước ngoài lại được đặt tại một nơi rất xa Việt Nam và cũng lại rất gần nước Mỹ…

Tình hữu nghị của Cuba dành cho Việt Nam

Khi có mặt ở Cuba, tôi và các thành viên trong phái đoàn đại diện thường trú đã được chứng kiến sự ra đời và phát triển rộng khắp của phong trào toàn quốc ủng hộ nhân dân Việt Nam. Trên đất bạn, từ cuối thế kỷ 18, người dân Cuba đã biết đến Việt Nam khi người anh hùng Cuba Hose Marti từng viết bài báo “Một cuộc dạo chơi trên đất của những người An Nam” để nói lên sự anh dũng của những người dân Việt Nam khi họ kiên cường vùng lên chống lại sự thống trị, áp bức của thực dân Pháp. Continue reading “Đằng sau câu nói nổi tiếng của Fidel về Việt Nam”

Fidel Castro qua câu chuyện của ‘người con nuôi’ Việt Nam

ndbinh-fidel

Tác giả: Hằng Phạm

Giọng ông run run nhớ về những câu chuyện với Lãnh tụ Cuba Fidel Castro, phóng viên chưa kịp đặt câu hỏi, những kỷ niệm ùa về, liền mạch và chỉ kịp dừng lại khi chiếc máy ghi âm đã chạy gần 60 phút.

Ông là Nguyễn Đình Bin, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài. Ông là người đã sát cánh bên Lãnh tụ Fidel Castro mỗi khi ông làm việc với Việt Nam, là người phiên dịch được Fidel Castro yêu quý đặc biệt và được mọi người gọi là “con nuôi của Fidel”. Continue reading “Fidel Castro qua câu chuyện của ‘người con nuôi’ Việt Nam”

Biến cố đằng sau lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba

cuba-em

Nguồn: Peter Kornbluh & William M. Leogrande, “The Real Reason It’s Nearly Impossible to End the Cuba Embargo“, The Atlantic, 10/05/2014.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bill Clinton đã thử tiếp xúc với Castro. Sau khi Havana bắn rơi hai máy bay Mỹ, tất cả đều tan vỡ.

Sự thù địch của Mỹ đối với Cuba và Dự luật Helms-Burton

Khởi đầu nhiệm kỳ tổng thống của Bill Clinton đánh dấu một sự thay đổi về thái độ (của Mỹ) đối với chính sách Cuba. Cá nhân ông Clinton hiểu sự điên rồ của thái độ thù địch mà nước Mỹ dành cho hòn đảo này. “Bất kỳ ai với nửa bộ não cũng có thể thấy rằng cấm vận là việc làm phản tác dụng,” sau này ông đã nói vậy với một người thân cận tại phòng Bầu Dục. “Điều đó gây khó khăn cho những chính sách tiếp xúc khôn ngoan hơn mà chúng ta đã theo đuổi trong quan hệ với một số quốc gia Cộng sản thậm chí ở thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh.” Continue reading “Biến cố đằng sau lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba”

14/10/1962: Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu

Nguồn: The Cuban Missile Crisis begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu từ ngày 14/10/1962. Đây chính là cuộc khủng hoảng đã đẩy Mỹ và Liên Xô tới bờ vực chiến tranh hạt nhân. Các bức ảnh do máy bay do thám U-2 của Mỹ chụp đã trở thành bằng chứng không thể chối cãi rằng Liên Xô đã xây dựng hệ thống tên lửa tầm trung ở Cuba. Những tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân giờ chỉ cách 90 dặm ngoài khơi bờ biển nước Mỹ. Continue reading “14/10/1962: Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu”

18/09/1960: Castro tới New York, công kích Hoa Kỳ

fidel_onu_624x351_getty_nocredit

Nguồn: Castro arrives in New York”, History.com (truy cập ngày 18/09/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Fidel Castro đến Thành phố New York trong vai trò người đứng đầu phái đoàn Cuba tới dự họp ở Liên Hiệp Quốc. Chuyến thăm của Castro đã khuấy lên sự phẫn nộ lẫn sự ngưỡng mộ từ các thành phần khác nhau trong xã hội Mỹ, và đạt đến đỉnh điểm với bài phát biểu của ông trước Liên Hiệp Quốc vào ngày 26/09/1960.

Tới thời điểm Castro tới Thành phố New York vào tháng 9 năm 1960, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba đã xấu đi nhanh chóng. Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng Giêng năm 1959, Castro đã khiến chính phủ Mỹ giận dữ với các chính sách về quốc hữu hóa các công ty Hoa Kỳ và các khoản đầu tư vào Cuba. Một số quan chức Mỹ, như Phó Tổng thống Richard Nixon, tin rằng Castro đã nghiêng một cách nguy hiểm về phía chủ nghĩa cộng sản. (Castro đã không công khai tuyên bố việc mình theo chủ nghĩa cộng sản cho đến cuối năm 1961, khi ông tuyên bố rằng ông là một “người theo chủ nghĩa Mác-Lênin”.) Continue reading “18/09/1960: Castro tới New York, công kích Hoa Kỳ”

Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba

cmc

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với NhậtNhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

Thời đại Kennedy có một sự kiện đáng nhớ lại, đó là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra vào tháng 10/1962.

Hồi đó, do Liên Xô chở tên lửa tấn công vào Cuba mà giữa Liên Xô với Mỹ nảy sinh tình trạng nguy hiểm có thể nổ ra chiến tranh hạt nhân. Hầu như chưa có ai đưa tin về sự thật của vụ này. May sao chiến tranh không nổ ra, loài người thoát được tai họa hạt nhân và tiếp tục tồn tại trên trái đất này, vì thế chẳng ai còn bàn thêm về sự kiện đó. Về sau tôi ngẫu nhiên có dịp trò chuyện với một số cựu quan chức Mỹ liên quan đến sự kiện ấy, và có đọc mấy cuốn hồi ký về Kennedy, nhờ thế biết được một số nội tình của vụ khủng hoảng này. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba”

Nhạc rock và các chế độ độc tài

1225778_1280x720

Nguồn: Ian Buruma, “Gimme Shelter From Dictatorship,” Project Syndicate, 07/04/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau chuyến thăm  lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Cuba thì một buổi biểu diễn miễn phí của ban nhạc Rolling Stones ở Havana có vẻ chỉ là một sự kiện tương đối nhỏ. Obama đã hồi sinh mối quan hệ với Cuba sau hơn một nửa thế kỷ thù địch sâu sắc. Chỉ là các thành viên tuổi bảy mươi của ban nhạc chơi mấy bài nhạc ầm ĩ.

Tuy nhiên, về mặt biểu tượng, buổi biểu diễn này không nhỏ chút nào. Để hiểu được tầm quan trọng của việc ban nhạc Rolling Stones biểu diễn trước hàng trăm ngàn người Cuba hâm mộ, ta phải hiểu nhạc rock and roll có ý nghĩa như thế nào đối với những người sống dưới các chế độ chuyên chế cộng sản. Continue reading “Nhạc rock và các chế độ độc tài”

20/04/1980: Castro cho dân Cuba tự do di tản sang Mỹ

tdih-april20-HD_still_624x352

Nguồn:20/04/1980: Castro announces Mariel Boatlift”, History.com (truy cập ngày 20/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1980, chế độ Castro tuyên bố rằng tất cả người dân Cuba có nhu cầu di cư đến Hoa Kỳ đều được tự do lên tàu tại cảng Mariel, phía tây của thủ đô Havana, qua đó khởi đầu sự kiện Di tản bằng thuyền từ cảng Mariel (Mariel Boatlift). 125.000 người tị nạn Cuba từ Mariel đã đặt chân đến Florida vào ngày hôm sau.

Vụ di tản đã bị thúc đẩy bởi tình trạng thiếu nhà ở và việc làm do tình hình kinh tế ốm yếu của Cuba, dẫn đến những căng thẳng âm ỉ nội bộ trên hòn đảo này. Ngày 1 tháng 4, Hector Sanyustiz và bốn người khác đã lái một chiếc xe buýt đâm xuyên qua hàng rào Đại sứ quán Peru và được cấp tị nạn chính trị. Các lính bảo vệ người Cuba trên đường phố đã nổ súng. Một người lính bảo vệ đã bị chết trong sự cố này. Continue reading “20/04/1980: Castro cho dân Cuba tự do di tản sang Mỹ”

Tại sao chuyến thăm Cuba của Obama là một đột phá?

Obama-tham-Cuba

Nguồn:Why Obama’s visit to Cuba is groundbreaking“, The Economist, 20/03/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ông Obama đã có một hành động làm ấm mối quan hệ của hai quốc gia. Ban nhạc The Rolling Stones sẽ trình diễn trong một buổi hòa nhạc miễn phí ở Havana vào ngày 25/03 trước một lượng khán giả dự kiến là 400.000 người. Năm ngày trước đó, ông Obama đã có một chuyến thăm hữu nghị ngắn. Dù ông nói hay làm bất cứ điều gì, thì đây cũng là một chuyến thăm lịch sử – chuyến thăm Cuba đầu tiên của một Tổng thống Mỹ đương nhiệm kể từ năm 1928, khi Tổng thống Calvin Coolidge khởi hành từ nước Mỹ đến tham dự Hội nghị Liên Mỹ tại Havana. Ông Obama có thể trông chờ một sự chào đón nồng nhiệt ở Cuba. Theo một cuộc thăm dò năm ngoái, ông Obama còn nổi tiếng hơn cả Chủ tịch Cuba Raúl Castro, hay Fidel, anh trai của ngài Chủ tịch và cha đẻ của cuộc Cách mạng Cuba. Nhiều người dân Cuba đã nói về sự phấn khởi của họ đối với sự xuất hiện của một vị tổng thống da màu tại đất nước của mình, nơi mà các cư dân không phải người da trắng chiếm đa số. Continue reading “Tại sao chuyến thăm Cuba của Obama là một đột phá?”

Hậu Obama: Liệu Mỹ có bỏ cấm vận đối với Cuba?

AppleMark

Nguồn: Matthew Barbari, “The Cuban Embargo after Obama: The Presidential Candidates’ Platforms”, Foreign Policy Analysis¸12/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong Thông điệp liên bang cuối cùng của mình, Tổng thống Obama đã nhắc đến mong muốn của ông về việc lệnh cấm vận thương mại lâu đời của Mỹ đối với Cuba sẽ được chấm dứt trong nhiệm kỳ cuối cùng của ông ở Nhà Trắng. “50 năm cô lập Cuba đã thất bại trong việc thúc đẩy dân chủ, cản trơ lợi ích của chúng ta tại khu vực Mỹ Latinh,” vị tổng thống nói, đồng thời thêm rằng “Cần thừa nhận Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt. Hãy dỡ bỏ lệnh cấm vận.”

Obama trước đó đã khởi động tiến trình bình thường hóa quan hệ với chính quyền Raul Castro. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2015, quan hệ ngoại giao đã được khôi phục và Đại sứ quán Cuba ở Washington cùng với Đại sứ quán Mỹ ở Havana được thông báo sẽ mở cửa trở lại. Tuy nhiên, do lệnh cấm vận vẫn bị duy trì, trách nhiệm dường như sẽ được chuyển sang cho vị tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy di sản của Obama và chấm dứt sự cô lập kinh tế của đảo quốc này. Continue reading “Hậu Obama: Liệu Mỹ có bỏ cấm vận đối với Cuba?”

18/02/1964: Mỹ trừng phạt các nước giao thương với Cuba

Castro and Kennedy

Nguồn:United States punishes nations for trading with Cuba,” History.com (truy cập ngày 17/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1964, Hoa Kỳ đã cắt giảm viện trợ quân sự cho Anh, Pháp, và Nam Tư để trừng phạt việc các nước này tiếp tục giao thương với Cuba cộng sản. Hành động này chủ yếu mang ý nghĩa biểu tượng, nhưng thể hiện những nỗ lực được tiếp tục của Hoa Kỳ nhằm gây bất ổn cho chế độ Cuba của Fidel Castro.

Số viện trợ bị từ chối là rất nhỏ, chỉ khoảng 100.000 USD cho mỗi quốc gia. Không quốc gia nào trong số đó cho thấy việc cắt giảm viện trợ của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của họ với Cuba. Do đó, quyết định chấm dứt giao thương với Cuba của Hoa Kỳ hầu như đã không có ảnh hưởng mang tính quyết định. Nhiều nhà bình luận vào thời điểm đó đã kết luận rằng phần lớn các hành động của Hoa Kỳ là kết quả của sự thất vọng với việc không thể hạ bệ được chính phủ Castro. Continue reading “18/02/1964: Mỹ trừng phạt các nước giao thương với Cuba”

Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh

Ft-populismo-marty-1024x505

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “The Tides of Latin American Populism”, Project Syndicate, 22/12/2015

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà chính trị mị dân và dân túy như ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Pháp Marine Le Pen đang khiến chính trị phương Tây dậy sóng. Nhưng ở Mỹ Latinh, các nhà lãnh đạo dân túy đang mất đi sự ủng hộ: Tổng thống Cristina Kirchner của Argentina vừa thất bại trong cuộc bầu cử năm 2015; ở Venezuela, Đảng Xã hội của Tổng thống Nicolás Maduro đã gặp thất bại lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ; và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hiện đang đối mặt với viễn cảnh bị luận tội. Nhiều người suy đoán rằng “cơn thủy triều hồng” của chủ nghĩa dân túy, điều đã đẩy khu vực [Mỹ Latinh] về phía cánh tả trong vòng 15 năm qua, hiện đang đổi chiều. Nhưng liệu chủ nghĩa dân túy có thực sự là điều  mà các quốc gia này đang chối bỏ? Continue reading “Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh”

01/01/1959: Cách mạng Cuba thành công

CheLaCoubreMarch

Nguồn:Cuban dictator Batista falls from power,” History.com (truy cập ngày 31/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, khi phải đối mặt với cuộc cách mạng được lòng dân đứng đầu là Phong trào 26 tháng 7 của Fidel Castro, nhà độc tài Cuba Fulgencio Batista đã phải trốn chạy khỏi đảo quốc này. Trong khi những màn ăn mừng và hỗn loạn xen kẽ nổ ra trên khắp thủ đô Havana, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã tranh luận về cách đối phó tốt nhất với một Castro cấp tiến và thái độ chống Mỹ đáng lo ngại ở Cuba.

Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ cho chế độ Batista thân Mỹ kể từ khi chế độ này lên nắm quyền năm 1952. Sau khi Fidel Castro cùng một nhóm người ủng hộ, trong đó có cả nhà cách mạng chuyên nghiệp Che Guevara, xâm nhập vào Cuba để lật đổ Batista tháng 12 năm 1956, Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ Batista. Nghi ngờ về cái mà họ tin là ý thức hệ cánh tả của Castro và lo ngại rằng những mục tiêu cuối cùng của ông có thể bao gồm cả việc tấn công các khoản đầu tư và tài sản của Mỹ ở Cuba, đa số quan chức Mỹ đều nhất trí phản đối phong trào cách mạng của Castro. Continue reading “01/01/1959: Cách mạng Cuba thành công”