03/10/1981: Chấm dứt tuyệt thực tại nhà tù Maze

Nguồn: Maze hunger strike called off, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, một cuộc tuyệt thực của những người theo chủ nghĩa dân tộc tại Nhà tù Maze ở Belfast, Bắc Ireland đã bị hủy bỏ sau bảy tháng, với 10 người chết. Người đầu tiên qua đời là Bobby Sands, nhà lãnh đạo Quân đội Cộng hòa Ailen (IRA) bị cầm tù, người khởi xướng đợt tuyệt thực vào ngày 01/03/1981, nhân dịp 5 năm thi hành chính sách “hình sự hóa” (criminalization) của Anh nhắm vào nhóm tù nhân chính trị Ailen.

Năm 1972, Sands đã bị bắt và bị kết án sau khi tham gia vào một số vụ cướp do IRA thực hiện. Bởi vì ông bị kết án dựa trên các hoạt động của IRA, Sands đã được liệt vào “tù nhân hạng đặc biệt” (special category status) và được gửi đến một nhà tù gần giống như trại giam giữ tù nhân chiến tranh, nơi cho phép tù nhân tự do ăn mặc và tự do di chuyển trong khuôn viên nhà tù. Ông đã sống bốn năm tại đó. Continue reading “03/10/1981: Chấm dứt tuyệt thực tại nhà tù Maze”

22/08/1922: Michael Collins bị ám sát

Nguồn: Michael Collins assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1922, nhà cách mạng người Ireland và chính trị gia đảng Sinn Fein, Michael Collins, đã bị sát hại trong một cuộc phục kích ở phía tây Hạt Cork, Ireland.

Đầu thế kỷ 20, Collins gia nhập Sinn Fein, một đảng chính trị chủ trương giành độc lập cho toàn bộ Ireland. Từ khi thành lập, đảng này đã trở thành cánh chính trị không chính thức của phiến quân Ireland trong cuộc đấu tranh nhằm loại bỏ sự cai trị của Anh. Continue reading “22/08/1922: Michael Collins bị ám sát”

03/08/1916: Roger Casement bị treo cổ

Nguồn: Sir Roger Casement hanged, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Sir Roger David Casement, một nhà ngoại giao gốc Ireland, người được vua George V phong tước hiệp sĩ vào năm 1911, đã bị xử tử vì vai trò của ông trong cuộc Nổi dậy Phục sinh (Easter Rising) của Ireland

Casement là một người theo đạo Tin lành Ireland, từng giữ chức vụ trong bộ ngoại giao Anh vào khoảng đầu thế kỷ 20. Ông đã giành được sự hoan nghênh quốc tế sau khi vạch trần các hành vi sử dụng nô lệ bất hợp pháp ở Congo và một số nơi ở Nam Mỹ. Mặc dù có gốc gác Tin Lành Ulster, Casement đã trở thành người ủng hộ nhiệt tình cho phong trào giành độc lập cho Ireland, và sau khi Thế chiến I bùng nổ, ông đã đến Mỹ, rồi đến Đức để tìm kiếm viện trợ cho một cuộc nổi dậy của người dân Ireland chống lại Anh. Continue reading “03/08/1916: Roger Casement bị treo cổ”

24/04/1916: Cuộc nổi dậy Phục sinh bắt đầu ở Ireland

Nguồn: Easter Rebellion begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, vào ngày Thứ Hai Phục Sinh tại Dublin, Hội Anh em Cộng hòa Ailen, một tổ chức bí mật của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ailen do Patrick Pearse lãnh đạo, đã phát động Cuộc nổi dậy Phục sinh, một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại sự cai trị của nước Anh. Được hỗ trợ bởi những người xã hội chủ nghĩa Ailen có vũ trang dưới sự lãnh đạo của James Connolly, Pearse và các bằng hữu Cộng hòa của ông đã gây bạo loạn và tấn công trụ sở chính quyền địa phương của Anh Quốc trên khắp Dublin và chiếm giữ Tổng cục Bưu điện tại thủ đô Ailen. Continue reading “24/04/1916: Cuộc nổi dậy Phục sinh bắt đầu ở Ireland”

23/04/1014: Vua Brian của Ireland bị người Viking sát hại

Nguồn: King Brian of Ireland murdered by Vikings , History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1014, Brian Boru, vị vua tối cao của Ireland, đã bị ám sát bởi một nhóm quân Norse/Viking trên đường rút lui, ngay sau khi lực lượng Ireland của ông đánh bại họ.

Brian, một hoàng tử của tộc Ui Tairdelbach, đã chiếm được ngai vàng xứ Dal Cais ở miền nam Ireland từ tay nhà Eogharacht vào năm 963. Ông chinh phục toàn bộ Munster, mở rộng uy quyền trên toàn bộ miền nam Ireland, và năm 1002, trở thành vị vua tối cao (High King) của Ireland. Continue reading “23/04/1014: Vua Brian của Ireland bị người Viking sát hại”

25/09/2005: IRA chính thức giải giáp

Nguồn: IRA officially disarms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, hai tháng sau khi tuyên bố ý định giải giáp, Quân đội Cộng hòa Ireland (the Irish Republican Army, IRA) đã từ bỏ vũ khí của mình trước các giám sát viên độc lập. Việc giải giáp các kho vũ khí lớn của nhóm này đã diễn ra tại các địa điểm bí mật ở Cộng hòa Ireland. Một tín đồ Tin Lành và một linh mục Công giáo, cũng như các quan chức từ Phần Lan và Hoa Kỳ đã trở thành nhân chứng cho sự kiện lịch sử. Vũ khí tự động, đạn dược, tên lửa và chất nổ là những vũ khí đã được tìm thấy trong kho vốn được người đứng đầu nhóm giám sát viên mô tả là “khổng lồ.”

Được thành lập vào năm 1919 nhằm tạo ra một tổ chức quân sự chống lại sự cai trị của Anh ở Ireland, kể từ khoảng thập niên 1960, IRA đã trở thành cánh tay quân sự của Sinn Fein, đảng dân tộc chủ nghĩa Ireland. Continue reading “25/09/2005: IRA chính thức giải giáp”

Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland

Nguồn: Chris Patten, “The Return of the Irish Question”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm trước, sau nhiều tháng đàm phán đầy khó khăn, lãnh đạo của hai nhóm chính trị lớn nhất tại Bắc Ireland – một bên là những người Cộng hòa và những người dân tộc chủ nghĩa theo Thiên Chúa giáo (ủng hộ độc lập); một bên là những người theo đạo Tin lành (ủng hộ hợp nhất với Anh) – đã ký Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành (Good Friday), kết thúc 30 năm bạo lực và đổ máu. Giờ đây, thỏa thuận đó – và mối quan hệ hữu hảo, tôn trọng lẫn nhau mà nó tạo ra – đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Thỏa thuận Good Friday được ký bởi hai vị Thủ tướng của Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland – Tony Blair và Bertie Ahern – cùng với sự giúp đỡ của Thượng nghị sĩ Mỹ George Mitchell. (Một khối lượng lớn công việc chuẩn bị cũng được thực hiện bởi người tiền nhiệm của Blair – John Major). Thỏa thuận này được xây dựng dựa trên quan điểm miễn là tất cả mọi người đều đồng ý rằng những thay đổi về địa vị hiến định của Bắc Ireland chỉ có thể được quyết định bởi một lựa chọn dân chủ tự do, người dân có thể quyết định sự trung thành của mình đối với bản sắc mà họ chọn: Anh, Ireland, hoặc thậm chí là cả hai. Continue reading “Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland”

06/12/1921: Nước Ireland Tự do được thành lập

Nguồn: Irish Free State declared, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1921, Nước Ireland Tự Do (Irish Free State) – chiếm 4/5 diện tích Ireland, đã được tuyên bố thành lập, chấm dứt cuộc đấu tranh kéo dài năm năm của người Ireland nhằm giành độc lập từ Anh. Giống như các quốc gia giành độc lập từ Đế quốc Anh khác, Ireland vẫn là một phần thuộc Khối Thịnh Vượng Chung Anh, về mặt hình thức là dưới quyền nhà vua Anh. Nước Ireland Tự do sau đó đã cắt đứt quan hệ với Anh và được đổi tên thành Eire, và bây giờ được gọi là Cộng hòa Ireland.

Người Anh bắt đầu cai trị đảo Ireland từ thế kỷ 12, và Nữ hoàng Elizabeth I của Anh đã khuyến khích người Tin lành Scotland di cư quy mô lớn sang Ireland trong thế kỷ 16. Trong những thế kỷ tiếp theo, hàng loạt cuộc nổi dậy của người Công giáo Ireland đã bị đè bẹp khi mà người Ireland gốc Anh trở nên thống trị trước cộng đồng Công giáo đa số. Continue reading “06/12/1921: Nước Ireland Tự do được thành lập”

23/11/1979: Thành viên IRA lãnh án vì ám sát Mountbatten

Nguồn: IRA member sentenced for Mountbatten’s assassination, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1979, Thomas McMahon, một thành viên của Quân đội Cộng hòa Ireland (Irish Republican Army, IRA), bị kết án tù chung thân vì đã chuẩn bị và cho nổ bom giết chết Lord Louis Mountbatten và ba người khác vào ba tháng trước đó.

Ngày 27/08/1979, Lord Mountbatten đã bị giết khi McMahon và những kẻ khủng bố khác của IRA cho phát nổ một quả bom nặng 50 cân Anh được giấu trên tàu đánh cá Shadow V. Mountbatten, vị anh hùng của Thế chiến II, là một chính trị gia cao niên, đồng thời là anh họ của Nữ hoàng Elizabeth II, đã dành cả ngày với gia đình của mình ở vịnh Donegal ngoài khơi tây bắc Ireland khi quả bom thình lình phát nổ. Ba người khác bị giết trong vụ tấn công, bao gồm cả cháu nội 14 tuổi của Mountbatten, Nicholas. Cuối ngày hôm đó, một vụ đánh bom khác được IRA tiến hành trên đất liền đã giết chết 18 lính dù Anh ở hạt Down, Ireland. Continue reading “23/11/1979: Thành viên IRA lãnh án vì ám sát Mountbatten”

13/09/1914: Người Ireland tìm kiếm sự trợ giúp từ Đức

Nguồn: Irish nationalist seeks German support, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, tại Washington, D.C., cựu đại diện ngoại giao của Anh, Sir Roger Casement, đã bí mật gặp Franz von Papen, tùy viên quân sự Đức, để tìm kiếm sự hỗ trợ của Đức nhằm giúp Ireland giành được độc lập khỏi chính quyền Anh.

Sinh ra ở Dublin vào năm 1864, Casement nhận được công nhận của cộng đồng quốc tế cho vai trò của ông khi làm Tổng lãnh sự Anh tại Mozambique, Angola, Congo và Brazil. Ông được ban tước hiệp sĩ vào năm 1911. Cùng năm đó, ông rời khỏi ngành ngoại giao, lấy lý do tình trạng sức khoẻ yếu kém. Quay trở lại Dublin, Casement đã giúp thành lập tổ chức Tình nguyện viên Quốc gia Ireland (Irish National Volunteers) vào năm 1913 và chuyến đi của ông đến Mỹ vào mùa hè năm 1914 là nhằm mục đích kêu gọi ủng hộ cho tổ chức mới ra đời. Continue reading “13/09/1914: Người Ireland tìm kiếm sự trợ giúp từ Đức”

13/05/1568: Nữ hoàng Mary xứ Scotland bị đánh bại

Nguồn: Mary Queen of Scots defeated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1568, trong trận Langside, lực lượng của Nữ hoàng Mary xứ Scotland (theo Công giáo) đã bị đánh bại bởi liên minh những người Scotland theo đạo Tin lành do James Stewart lãnh đạo. Steward vốn là quan nhiếp chính, thay cho con trai của Mary là vua James VI xứ Scotland. Trong trận chiến xảy ra ở Glasgow – một vùng ngoại ô miền nam, một đoàn kỵ binh đã được gửi đến để chiến đấu với 6.000 lính Công giáo của Mary, và họ đã chạy trốn. Ba ngày sau, Mary trốn thoát đến Cumberland, nước Anh, nơi bà xin Nữ hoàng Elizabeth I bảo vệ mình. Continue reading “13/05/1568: Nữ hoàng Mary xứ Scotland bị đánh bại”

17/03/461: Thánh Patrick qua đời

Nguồn: Saint Patrick dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 461, Thánh Patrick – nhà truyền giáo của Đạo Công giáo, giám mục và tông đồ Ireland – qua đời ở Saul, Downpatrick, Ireland.

Phần lớn những gì chúng ta biết về cuộc đời huyền thoại của Thánh Patrick là từ Confessio, cuốn sách mà ông viết trong những năm cuối đời. Sinh ra tại Vương quốc Anh, có lẽ là ở Scotland, trong một gia đình Công giáo La Mã giàu có, năm 16 tuổi, ông bị một toán cướp Ireland bắt và giữ làm nô lệ. Trong sáu năm tiếp theo, ông làm công việc chăn gia súc ở Ireland và dần tìm đến đức tin tôn giáo mạnh mẽ để được thanh thản. Nghe theo giọng nói mà ông gặp trong trong một giấc mơ, ông trốn thoát và đã đi nhờ trên một chiếc tàu sang Anh, nơi ông cuối cùng đã được đoàn tụ với gia đình. Continue reading “17/03/461: Thánh Patrick qua đời”

Apple, EU và vấn đề chủ quyền của Ireland

ireland-apple

Nguồn: Yanis Varoufakis, “Apple, Brussels, and Ireland’s Bruised Sovereignty”, Project Syndicate, 28/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù họ rõ ràng là luôn hướng về châu Âu (Europeanism), người Ireland vẫn luôn bị EU đối xử tồi tệ.

Năm 2008, khi cử tri Ireland bỏ phiếu bác bỏ Hiệp ước Lisbon, EU đã buộc họ phải bỏ phiếu một lần nữa, cho đến khi đạt được kết quả “mong đợi”. Một năm sau đó, khi các ngân hàng tư nhân Ireland khủng hoảng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho các chủ nợ Đức, Jean-Claude Trichet, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đương nhiệm, đã ngay lập tức “thông báo” cho chính phủ Ireland rằng ECB sẽ đóng cửa hệ thống ATM trên toàn Ireland trừ phi người nộp thuế Ireland chịu trả nợ cho người Đức. Continue reading “Apple, EU và vấn đề chủ quyền của Ireland”