Tự thuật của một trùm KGB bỏ trốn

stalin crimes

Tác giả: Alexander M. Orlov | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi viết những dòng này tôi[1] không thuộc bất kỳ đảng phái nào; nhưng cho tới trước ngày 12/7/1938 thì tôi vẫn là đảng viên Đảng Cộng sản Bolshevik Liên Xô. Trong thời kỳ Nội chiến cách mạng (1918-1920), tôi từng chỉ huy một đội du kích trong vùng địch hậu. Sau Nội chiến, tôi làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Liên Xô. Năm 1924, tôi làm Cục phó Cục Quản lý kinh tế thuộc Tổng cục Bảo vệ Chính trị nhà nước (sau là Bộ Ủy viên nhân dân Nội vụ Liên Xô, tức Bộ Nội vụ, NKVD). Năm 1926, tôi làm Vụ trưởng Vụ kinh tế thuộc Tổng cục này. Tháng 9/1936, Bộ Chính trị Trung ương Đảng cử tôi sang làm Cố vấn cho Chính phủ Cộng hòa Tây Ban Nha,[2] phụ trách tổ chức công tác phản gián và chiến tranh du kích vùng địch hậu. Continue reading “Tự thuật của một trùm KGB bỏ trốn”

07/02/1990: ĐCS Liên Xô từ bỏ độc quyền lãnh đạo

aptopix-russia

Nguồn: Soviet Communist Party gives up monopoly on political power”, History.com (truy cập ngày 06/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1990, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đồng ý tán thành đề nghị của Tổng thống Mikhail Gorbachev cho phép đảng từ bỏ sự độc quyền lãnh đạo chính trị kéo dài 70 năm của mình. Quyết định của Ủy ban cho phép sự thách thức chính trị đối với sự thống trị của đảng ở Nga là một tín hiệu khác cho thấy sự sụp đổ sắp đến của hệ thống Xô-viết.

Vào cuối ngày thứ ba của kỳ họp cực kỳ căng thẳng bàn về các cải cách kinh tế và chính trị ở Liên Xô, Ủy ban Trung ương Đảng đã thông báo rằng ủy ban ủng hộ ý tưởng Đảng Cộng sản Liên Xô không nên “đòi hỏi bất kỳ vai trò đặc biệt nào phải được ghi rõ trong Hiến pháp” vốn lúc đó đang được viết lại. Đề xuất này là một trong nhiều đề xuất do Tổng thống Gorbachev đưa ra trong các cuộc họp. Continue reading “07/02/1990: ĐCS Liên Xô từ bỏ độc quyền lãnh đạo”

05/02/1989: Liên Xô rút quân khỏi Kabul

article-132412

Nguồn:The last Soviet troops leave Kabul”, History.com (truy cập ngày 3/2/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong một động thái quan trọng báo hiệu sự kết thúc gần một thập niên can thiệp quân sự của Liên Xô vào Afghanistan, những người lính Nga cuối cùng đã rút khỏi thủ đô Kabul. Chưa đầy hai tuần sau đó, toàn bộ quân Liên Xô đã rút khỏi Afghanistan, kết thúc điều mà nhiều nhà quan sát gọi là “chiến tranh Việt Nam của Liên Xô.”

Lực lượng vũ trang của Liên Xô tiến vào Afghanistan vào tháng 12 năm 1979 để hỗ trợ chính phủ cộng sản thân Liên Xô của quốc gia này trong các cuộc chiến với phiến quân Hồi giáo. Gần như ngay lập tức, Liên Xô nhận ra mình đã bị sa lầy trong một cuộc xung đột leo thang nhanh chóng. Phiến quân Afghanistan tiến hành kháng chiến mạnh mẽ một cách bất ngờ chống lại sự can thiệp của người Nga. Continue reading “05/02/1989: Liên Xô rút quân khỏi Kabul”

27/01/1944: Liên Xô phá vỡ cuộc bao vây Leningrad

957d03b

Nguồn:Siege of Leningrad is lifted“, History.com (truy cập ngày 26/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1944, các lực lượng Liên Xô đã phá vỡ cuộc bao vây Leningrad, kết thúc cuộc vây hãm thành phố kéo dài 900 ngày của Đức, trong đó hàng trăm ngàn người Nga đã bị thiệt mạng.

Cuộc bao vây chính thức bắt đầu vào ngày 8 tháng 9 năm 1941. Người dân Leningrad bắt đầu xây dựng các công sự chống xe tăng và đã thành công trong việc tạo ra một thế phòng thủ ổn định bảo vệ thành phố, nhưng đồng thời do đó bị mất đường tiếp cận các tài nguyên quan trọng trong nội địa Liên Xô, nhất là Moskva. Năm 1942, ước tính có khoảng 650.000 người dân Leningrad bỏ mạng vì nạn đói, bệnh tật, trúng bom đạn, và bị thương từ các đợt pháo kích liên tục của quân Đức. Continue reading “27/01/1944: Liên Xô phá vỡ cuộc bao vây Leningrad”

21/01/1924: Vladimir Lenin qua đời

Lenin

Nguồn:Vladimir Lenin dies,” History.com (truy cập ngày 20/01/2015)

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1924, Vladimir Lenin, kiến ​​trúc sư của cuộc cách mạng Bolshevik và nhà lãnh đạo đầu tiên của Liên Xô, qua đời vì xuất huyết não ở tuổi 54.

Trong đầu những năm 1890, Lenin từ bỏ nghề luật để dành thời gian nghiên cứu chủ nghĩa Marx và thúc đẩy các hoạt động cách mạng trong giai cấp công nhân Nga. Bị bắt và lưu đày đến Siberia vào năm 1897, sau đó ông đến Tây Âu, nơi vào năm 1903, ông thành lập phe Bolshevik của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga. Bolshevik là đảng gồm các nhà cách mạng chuyên nghiệp chủ trương đấu tranh vũ trang lật đổ chính phủ sa hoàng và thành lập một chính phủ theo chủ nghĩa Marx. Continue reading “21/01/1924: Vladimir Lenin qua đời”

13/01/1950: Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an LHQ

Yakov Malik

Nguồn:Soviets boycott United Nations Security Council,” History.com (truy cập ngày 12/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1950, lần thứ hai trong một tuần, đại sứ Liên Xô tại Liên Hợp Quốc Yakov Malik bực tức rời bỏ một cuộc họp của Hội đồng Bảo an, lần này là để phản ứng việc đề nghị trục xuất đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) của ông bị bác bỏ. Đồng thời, ông cũng công bố ý định tiếp tục tẩy chay các cuộc họp Hội đồng Bảo an của Liên Xô.

Ít ngày trước khi diễn ra cuộc họp ngày 13 tháng 1, Malik đã thể hiện sự không hài lòng về việc Liên Hợp Quốc từ chối trục xuất phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc. Liên Xô đã công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo đường lối cộng sản là chính phủ thực sự của Trung Quốc, và muốn phái đoàn Trung Quốc thay thế các phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Continue reading “13/01/1950: Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an LHQ”

02/01/1980: Thời kỳ hòa hoãn Mỹ-Xô chấm dứt

ronald_reagan

Nguồn:U.S.-Russia detente ends,” History.com (truy cập ngày 01/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1980, trong một phản ứng mạnh mẽ trước việc Liên Xô xâm lược Afghanistan tháng 12 năm 1979, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã yêu cầu Thượng viện đình chỉ các hoạt động liên quan đến hiệp ước giới hạn vũ khí chiến lược SALT II và triệu hồi đại sứ Mỹ tại Moskva. Những động thái này gửi đi một thông điệp rằng thời kỳ hòa hoãn và quan hệ kinh tế và ngoại giao thân thiện hơn được thiết lập giữa Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ chính quyền Richard Nixon (1969–74) đã chấm dứt.

Tổng thống Carter lo ngại rằng cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô, trong đó khoảng 30.000 quân Xô viết đã đổ vào quốc gia này và thiết lập một chính quyền bù nhìn, sẽ đe dọa sự ổn định của các nước láng giềng chiến lược như Iran và Pakistan, và có thể giúp Liên Xô giành quyền kiểm soát phần lớn các nguồn cung dầu lửa của thế giới. Nhà Trắng coi các hành động của Liên Xô là “một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình.” Continue reading “02/01/1980: Thời kỳ hòa hoãn Mỹ-Xô chấm dứt”

Đằng sau quá trình bình thường hóa quan hệ Xô-Trung

image0091

Nguồn: Robert Service, The End of the Cold War: 1985-1991 (PublicAffairs: 2015), pp. 7243- 7462 (Kindle edition).

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Xem phần trước: Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh

Tại khu vực châu Á, trong khi những quốc gia đối địch cũ của Liên Xô vẫn còn nghi ngờ về tính chân thành trong chính sách đối ngoại mới mà Gorbachëv đề ra, thì những nước phụ thuộc lại cảm thấy khó chịu trước những dấu hiệu cho thấy ông đang có ý định hàn gắn quan hệ với Mỹ. Và do đó, một trong những nhiệm vụ chính của Shevardnadze trong chuyến công du châu Á lần này là thuyết phục các đồng minh thân tín lâu năm rằng Moskva vẫn sẽ sát cánh bên họ. Đây có thể là lý do khiến ông không đến thăm Việt Nam, vì ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra lựa chọn căn bản là ưu tiên mối quan hệ đang dần cải thiện với Trung Quốc. Continue reading “Đằng sau quá trình bình thường hóa quan hệ Xô-Trung”

30/12/1922: Liên Xô được thành lập

USSR

Nguồn:USSR established,” History.com (truy cập ngày 29/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1922, tại nước Nga hậu Cách mạng tháng Mười, Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã được thành lập. Quốc gia này là một liên hiệp các quốc gia gồm các nước Nga, Belorussia (nay là Belarus), Ukraine, và Cộng hòa Liên bang Dân chủ Ngoại Kavkaz (từ 1936 tách thành các nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia, Azerbaijan, và Armenia). Đất nước cộng sản mới này là sự kế thừa của Đế quốc Nga và là nước đầu tiên trên thế giới dựa trên chủ nghĩa xã hội Marxist. Continue reading “30/12/1922: Liên Xô được thành lập”

Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh

451790884

Nguồn: Robert Service, The End of the Cold War: 1985-1991 (PublicAffairs: 2015), pp. 7243- 7462 (Kindle edition).

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Ở giai đoạn gần kết thúc Chiến tranh Lạnh, trong mắt các lãnh đạo Xô-viết, trọng tâm quan hệ quốc tế vẫn chủ yếu xoay quanh chính sách dành cho Mỹ và Tây Âu, đặc biệt các cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ là quan trọng hơn cả. Phải đến mùa đông 1988 – 1989, sự quan tâm về châu Á của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachëv và Bộ trưởng Ngoại giao Shevardnadze mới bắt đầu vượt ra ngoài ranh giới quốc gia Afghanistan vốn đầy bất ổn. Tháng 7/1986, Gorbachëv đã có bài diễn văn quan trọng về khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại thành phố cảng phía Đông Vladivostok, đến tháng 12 cùng năm ông cũng phát biểu trước Bộ Chính trị: “Ánh sáng văn minh của thế kỷ hai mươi mốt sẽ dịch chuyển sang phương Đông.” Continue reading “Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh”

25/12/1991: Gorbachev từ chức, Liên Xô tan rã

Nguồn:Gorbachev resigns as president of the USSR,” History.com (truy cập ngày 24/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1991, Mikhail Gorbachev tuyên bố ông từ chức Tổng thống Liên Xô. Trên thực tế, quốc gia này đã không còn là Liên Xô như trước – chỉ bốn ngày trước đó, 11 nước cộng hòa Xô viết cũ đã thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS), về cơ bản giải thể Liên bang Xô viết. Liên Xô, xét về mọi mặt, đã chấm dứt tồn tại.

Trong bài phát biểu từ nhiệm trước đất nước, Gorbachev cho thấy sự thành lập của CIS là động lực chính khiến ông từ chức, tuyên bố rằng ông “lo ngại về thực tế là người dân của đất nước này đã không còn là người dân của một cường quốc và có thể sẽ rất khó đối phó với những hệ quả của điều này.” Bằng những lời đôi lúc tự hào, đôi lúc phẫn uất, Gorbachev tuyên bố ông hài lòng về các thành quả mà mình đã đạt được. Continue reading “25/12/1991: Gorbachev từ chức, Liên Xô tan rã”

24/12/1979: Liên Xô xâm lược Afghanistan

Mujahedin fighters armed with Stinger missile

Nguồn:Soviet tanks roll into Afghanistan,” History.com (truy cập ngày 23/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1979, Liên Xô xâm lược Afghanistan, với lý do duy trì hiệp ước hữu nghị giữa hai nước năm 1978. Gần nửa đêm, Liên Xô tổ chức một đợt không vận lớn vào Kabul, thủ đô của Afghanistan, ước tính bao gồm 280 máy bay vận tải và ba sư đoàn, mỗi sư đoàn gần 8.500 người. Chỉ trong ít ngày, Liên Xô đã chiếm được Kabul, và triển khai một đơn vị đặc nhiệm tấn công vào Điện Tajbeg (nơi sinh sống của Tổng thống Hafizullah Amin). Các phần tử quân đội hoàng gia Afghan trung thành với Hafizullah Amin đã kháng cự dữ dội, nhưng không kéo dài được lâu.

Ngày 27 tháng 12, Babrak Karmal, nhà lãnh đạo lưu vong của phe Parcham của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) theo đường lối Marxist, được đưa lên làm người đứng đầu chính phủ mới của Afghanistan. Các lực lượng bộ binh của Liên Xô bắt đầu tràn vào lãnh thổ Afghanistan từ phía Bắc. Tuy nhiên, quân đội Liên Xô đã gặp phản kháng đáng kể khi họ mạo hiểm rời thành lũy tiến về vùng nông thôn. Continue reading “24/12/1979: Liên Xô xâm lược Afghanistan”

14/12/1939: Liên Xô bị trục xuất khỏi Hội Quốc Liên

Soviet-finnish-nonaggression-pact-1932

Nguồn:USSR expelled from the League of Nations,” History.com (truy cập ngày 13/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1939, Hội Quốc Liên, tổ chức gìn giữ hòa bình quốc tế được thành lập sau khi Thế chiến I chấm dứt, đã trục xuất Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết để đáp trả việc nước này xâm lược Phần Lan ngày 30 tháng 11 trước đó.

Mặc dù Hội Quốc Liên chủ yếu là đứa con tinh thần của Tổng thống Woodrow Wilson, Hoa Kỳ, dẫu sẽ có ghế trong Hội đồng Điều hành, đã không tham gia tổ chức này. Phái theo chủ nghĩa biệt lập ở Thượng viện – không hài lòng trước sự can thiệp của Mỹ trong Thế chiến I, cuộc chiến mà họ cho là nội chiến của châu Âu hơn là một cuộc thế chiến thật sự – đã ngăn cản sự tham gia của Mỹ. Continue reading “14/12/1939: Liên Xô bị trục xuất khỏi Hội Quốc Liên”

05/12/1978: Liên Xô và Afghanistan ký “hiệp ước hữu nghị”

taraki

Nguồn:USSR and Afghanistan sign ‘friendship treaty’,” History.com (truy cập ngày 04/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1978, trong một nỗ lực chống đỡ cho chế độ thân Liên Xô không được lòng dân ở Afghanistan, Liên Xô đã ký một “hiệp ước hữu nghị” với chính phủ nước này, chấp thuận cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự. Hiệp ước này đưa Liên Xô tiến một bước gần hơn tới sự can thiệp thất bại thảm hại của họ vào cuộc nội chiến Afghanistan giữa chính phủ cộng sản được Liên Xô hậu thuẫn và quân nổi dậy Hồi giáo, được gọi là Mujahideen, chính thức bùng nổ từ năm 1979. Continue reading “05/12/1978: Liên Xô và Afghanistan ký “hiệp ước hữu nghị””

19/11/1942: Liên Xô phản công Đức tại Stalingrad

Stalingrad Battle

Nguồn:Soviet counterattack at Stalingrad,” History.com (truy cập ngày 18/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1942, Hồng quân Liên Xô dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Georgi Zhukov đã mở chiến dịch Sao Thiên Vương, cuộc phản công lớn giúp xoay chuyển tình thế sang hướng có lợi cho Liên Xô so với Đức trong trận Stalingrad (17/07/1942–02/02/1943).

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, bất chấp những điều khoản của Hiệp ước Xô-Đức 1939, Đức Quốc xã vẫn phát động một cuộc xâm lược lớn vào Liên Xô. Được hỗ trợ bởi lực lượng không quân tinh nhuệ, quân đội Đức nhanh chóng tràn vào lãnh thổ Liên Xô, gây tổn thất rất lớn cho Hồng quân và nhân dân Xô viết. Với sự hỗ trợ của quân đội các nước đồng minh phe Trục, Đức đã chinh phục được một vùng lãnh thổ rộng lớn, và bao vây các thành phố lớn của Liên Xô là Leningrad và Moskva vào giữa tháng 10 cùng năm. Tuy nhiên, phía Liên Xô đã cầm cự được, và mùa đông sắp đến đã buộc Đức phải tạm dừng cuộc tấn công. Continue reading “19/11/1942: Liên Xô phản công Đức tại Stalingrad”

12/11/1982: Yuri Andropov lên làm Tổng Bí thư Liên Xô

Yuri Andropov

Nguồn:Yuri Andropov assumes power in the Soviet Union,” History.com (truy cập ngày 11/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1982, hai ngày sau khi nhà lãnh đạo lâu năm của Liên Xô Leonid Brezhnev (nhiệm kỳ 1964–82) qua đời, Yuri Andropov được chọn làm Tổng Bí thư mới của Đảng Cộng sản. Đây là kết quả của một quá trình thăng tiến dài nhưng ổn định của Andropov trong hàng ngũ của Đảng.

Sinh ra ở Nga năm 1914, đến những năm 1930 Andropov đã trở thành một đoàn viên tích cực trong Đoàn Thanh niên Cộng sản. Trong Thế chiến II, ông lãnh đạo một nhóm chiến sĩ du kích hoạt động bên trong biên giới nước Đức Quốc xã. Trong quá trình hoạt động ông nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau ở Moskva, và đến năm 1954 ông trở thành Đại sứ Liên Xô tại Hungary. Continue reading “12/11/1982: Yuri Andropov lên làm Tổng Bí thư Liên Xô”

Thành tựu của Nobel văn học 2015 Svetlana Alexievich

alexievich-large

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Alexievich’s Achievement,” Project Syndicate, 22/10/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đó là năm 1985, sự thay đổi hiện hữu mọi nơi ở Liên Xô. Các tổng bí thư già nua đều rơi rụng như ruồi. Tuyệt tác điện ảnh“Hãy đến và xem” của Elem Klimov tái hiện một Thế chiến II không có những trò anh hùng mà chúng tôi đã được bơm mớm, thay vào đó là làm nổi bật nỗi đau khủng khiếp mà con người phải chịu đựng. Cách tiếp cận của Klimov tương tự như của Svetlana Alexievich – chủ nhân giải Nobel Văn học năm nay – trong cuốn sách đầu tay của bà, Chiến tranh không mang gương mặt phụ nữ, được xuất bản một năm trước đó (1984).

Tuy nhiên, trong khi nhiều người đổ xô đi xem bộ phim của Klimov, cuốn sách của Alexievich có vẻ như không làm kích thích người đọc. Liên Xô, được cho là tiến bộ, vẫn gia trưởng từ gốc rễ. Phụ nữ có công việc, nhưng hiếm khi có sự nghiệp. Các nhà văn nữ làm thơ và viết văn rất tinh tế, và họ chính thức được công nhận (gần như) là ngang hàng với các đồng nghiệp nam; nhưng họ có xu hướng tránh các chủ đề nhất định – và chiến tranh là công việc của đàn ông. Continue reading “Thành tựu của Nobel văn học 2015 Svetlana Alexievich”

07/11/1917: Cách mạng tháng Mười Nga thành công

Kustodiev_The_Bolshevik

Nguồn:Bolsheviks revolt in Russia,” History.com (truy cập ngày 06/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1917, dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo Đảng Bolshevik Vladimir Lenin, các nhà cách mạng cánh tả đã phát động một cuộc đảo chính không đổ máu để lật đổ Chính phủ Lâm thời không hiệu quả của Nga. Đảng Bolshevik cùng các đồng minh của họ đã chiếm đóng tòa nhà chính phủ và các địa điểm chiến lược khác ở thủ đô Petrograd (nay là St. Petersburg), và chỉ trong hai ngày đã thành lập một chính phủ mới do Lenin đứng đầu. Nước Nga Bolshevik, sau đổi tên thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô), trở thành nhà nước Marxist đầu tiên trên thế giới. Continue reading “07/11/1917: Cách mạng tháng Mười Nga thành công”

15/10/1990: Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình

gorbachev

Nguồn:Mikhail Gorbachev wins Nobel Peace Prize,” History.com (truy cập ngày 14/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình cho những đóng góp của ông nhằm chấm dứt căng thẳng Chiến tranh Lạnh. Kể từ khi lên nắm quyền năm 1985, Gorbachev đã tập trung nhiều công sức và tiền của cho các kế hoạch cải cách trong nước của ông thông qua các nỗ lực lớn nhằm đạt được sự hiểu biết chung về chính sách đối ngoại với thế giới phi cộng sản.

Một số thành tựu của ông bao gồm bốn cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, trong đó có một cuộc họp năm 1987 khi hai bên đạt được một thỏa thuận dỡ bỏ hệ thống tên lửa tầm trung của Hoa Kỳ và Liên Xô ở châu Âu. Ông cũng là người bắt đầu rút quân đội Liên Xô khỏi Afghanistan từ năm 1988 và gây áp lực ngoại giao lên Cuba và Việt Nam để hai nước rút lực lượng của mình khỏi Angola và Campuchia. Trong một cuộc họp năm 1989 với Tổng thống George W. H. Bush, Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt. Continue reading “15/10/1990: Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình”

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P2)

Khrushchev,_Mao,_Ho_and_Soong_Ching-ling

Nguồn: Yinghong Cheng, “Beyond Moskva-Centric Interpretation: An Examination of the China Connection in Eastern Europe and North Vietnam during the Era of De-Stalinization”, Journal of World History, Vol. 15, No. 4, December 2004.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Trường hợp Việt Nam

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam cần được xem xét theo một ánh sáng hoàn toàn khác. Nếu ảnh hưởng Trung Quốc ở Đông Âu đến muộn (sau khi Stalin chết) và chỉ ở mức hạn chế so với ảnh hưởng của Liên Xô tại khu vực, thì mối quan hệ thân cận – được thúc đẩy nhờ liên hệ truyền thống và văn hoá giữa hai nước – giữa những người cộng sản Việt–Trung sâu sắc hơn và có từ thập niên 1920. Nhiều người cộng sản Việt Nam, gồm cả Hồ Chí Minh, từng tham gia phong trào cộng sản Trung Quốc và ẩn náu ở Trung Quốc trong thập niên 1930 và đầu 1940. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 không chỉ đẩy mạnh hỗ trợ bằng hình thức cố vấn và vật chất cho cách mạng Việt Nam, mà còn cung cấp một mô hình cạnh tranh. Tháng Ba 1951, tại Đại hội Hai của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng của Mao được đặt chung với chủ nghĩa Marx–Lenin làm kim chỉ nam cho cương lĩnh mới của Đảng. Hình của Mao được treo ngang hàng với hình của Marx, Engels, Lenin và Stalin.[1]  Continue reading “Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P2)”