Lựa chọn miễn cưỡng của Abe giữa Trung Quốc và phe Bảo thủ

141111211746-jinping-shinzo-abe-horizontal-gallery

Nguồn: Toshiya Takahashi, “Abe’s fraught choice between China and the conservatives,” East Asian Forum, 2/12/2014.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 là khoảng lặng tạm thời cho cả hai giữa bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa hai nước trong hai năm qua. Cuộc đối thoại này là kết quả của những nỗ lực hàn gắn quan hệ song phương của hai chính phủ, tạm thời gác lại cả tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vấn đề lịch sử.

Cả hai nhà lãnh đạo đều nhất trí tiếp tục quan hệ chiến lược, bắt đầu đàm phán về việc thiết lập một cơ chế quản lý khủng hoảng hàng hải và mở rộng hợp tác kinh tế. Đây là thời khắc thay đổi trong chính sách đối với Trung Quốc của Shinzo Abe, nhưng tiến bộ thật sự trong quan hệ song phương là khó có thể xảy ra do tình hình chính trị trong nước của Nhật Bản. Continue reading “Lựa chọn miễn cưỡng của Abe giữa Trung Quốc và phe Bảo thủ”

Bức tường Berlin sụp đổ: Yếu tố tư tưởng và địa chính trị

Timeline_B

Nguồn: George Friedman, “What the fall of the Wall did not change”, Stratfor, 11/11/2014

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Hai mươi lăm năm trước, một đám đông đầy hân hoan lẫn thịnh nộ đã kéo đổ Bức tường Berlin. Niềm hân hoan trước dấu chấm hết cho sự chia cắt nước Đức và chính quyền chuyên chế. Và cơn thịnh nộ của nhiều thế hệ đã phải sống trong sợ hãi. Một trong những nỗi lo sợ đó chính là sự đàn áp của chế độ cộng sản. Một nỗi sợ khác đến từ nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh – vốn là bóng đen bao phủ châu Âu và nước Đức kể từ năm 1945. Một nỗi sợ thuộc về tinh thần và tư tưởng, trong khi nỗi sợ kia mang tính lý trí và địa – chính trị. Cũng như trong mọi khoảnh khắc chính trị quyết định, nỗi sợ hãi và cơn cuồng nộ, hệ tư tưởng và địa – chính trị, tất cả trộn lẫn vào nhau thành một thứ hỗn hợp gây say. Continue reading “Bức tường Berlin sụp đổ: Yếu tố tư tưởng và địa chính trị”

Cân bằng quyền lực (Balance of power)

20131001-chessboard

Tác giả: Lục Minh Tuấn

Cân bằng quyền lực là một trong những thuật ngữ lâu đời nhất của trường phái hiện thực trong quan hệ quốc tế. Thuật ngữ này có ảnh hưởng quan trọng đến việc hoạch định chính sách đi ngoi của các quốc gia, đồng thời cũng giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thiết lập những trật tự thế giới mới.

Đối với nhiều học giả, cân bằng quyền lực là nguyên tắc chủ yếu được liên hệ đến nhiều nhất về mặt lý thuyết khi nghiên cứu chính trị quốc tế. Một trong những học giả nổi tiếng của trường phái hiện thực, Hans Morgenthau, ban đầu đã sử dụng thuật ngữ này với 4 nghĩa khác nhau. Nhà khoa học chính trị người Mỹ gốc Đức Ernest B.Haas đã đưa ra 8 định nghĩa khác nhau, trong khi đó học giả người Anh Martin Wight tìm được 9 định nghĩa trong các tác phẩm của mình. Tuy nhiên, ý nghĩa của thuật ngữ này vẫn chưa thực sự rõ ràng và luôn là đề tài tranh luận với nhiều cách diễn giải khác nhau. Continue reading “Cân bằng quyền lực (Balance of power)”

Tại sao cần đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran?

missile_2353892b

Nguồn: Michel Rocard, “Iran in the Middle”, Project Syndicate, 10/12/2014.

Biên dịch: Hoàng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các cuộc đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran, bằng hình thức này hay hình thức khác, diễn ra đến nay đã hơn một thập niên. Vậy nên sẽ chẳng có gì là ngạc nhiên khi thời hạn chót cho thỏa thuận cuối cùng một lần nữa lại được gia hạn. Iran và các nước đối thoại – năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức (nhóm P5+1) – giờ đây cần đạt được một sự đồng thuận từ nay đến hết tháng 6.

Đó là một diễn tiến gây nản chí, và có thể dễ dàng nói rằng quá trình này tất yếu sẽ thất bại. Nhưng vẫn có lý do để hy vọng. Trong các vòng đang diễn ra của cuộc đàm phán, hai thành viên chủ chốt, Iran và Hoa Kỳ, có vẻ đã sẵn sàng – nếu không nói là quyết tâm – đưa các cuộc đàm phán đến một kết thúc thành công. Continue reading “Tại sao cần đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran?”

Hãy để Nga được là Nga

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Let Russia Be Russia,” Project Syndicate, Dec. 15, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Bài liên quan: #27 – Nguồn gốc hành vi của Liên Xô

Trong bài viết nổi tiếng ký tên “X” của George F. Kennan xuất bản năm 1947, ông lập luận rằng sự thù địch của Liên Xô đối với Hoa Kỳ là gần như không thể lay chuyển, bởi nó không bắt nguồn từ xung đột lợi ích cổ điển giữa các cường quốc, mà bắt nguồn từ sự bất an và chủ nghĩa dân tộc đã ăn sâu bén rễ. Có thể nói cuộc xung đột hiện nay giữa Nga của Vladimir Putin và phương Tây cũng tương tự: Gốc rễ của nó là sự va chạm giữa phương Tây với các giá trị phổ quát và nước Nga đang theo đuổi một bản sắc riêng biệt.

Cuộc đấu tranh tìm bản sắc của một quốc gia có thể định hình hành vi chiến lược của nó. Bản tính muốn khai hóa (các dân tộc khác) của nền văn minh Mỹ giúp giải thích cách ứng xử như một cường quốc toàn cầu của nó. Sự hồi sinh của Hồi giáo về cơ bản là một cuộc tìm kiếm bản sắc trọn vẹn của một nền văn minh cổ đại bị choáng ngợp trước những thách thức của thời hiện đại. Và việc Israel nhấn mạnh bản sắc Do Thái của họ đã trở thành một trở ngại rất lớn cho hòa bình với người Palestine. Continue reading “Hãy để Nga được là Nga”

Vai trò lãnh đạo toàn cầu mới của Trung Quốc

china_and_us_flag__130304062631

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “China’s New Global Leadership”, Project Syndicate, 21/11/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Thảo | Hiệu đính: Trần Tuấn Minh

Tin tức kinh tế quan trọng nhất trong năm nay đến không quá bất ngờ: Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo như thông tin từ những chuyên gia của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF). Và trong khi vị thế địa chính trị của Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng cùng với tiềm lực kinh tế to lớn của nó, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phung phí vai trò lãnh đạo thế giới của mình, vốn xuất phát từ sự tham lam vô tội vạ của giới thượng lưu kinh tế và chính trị trong nước cũng như bị mắc vào cái bẫy tự tạo trong cuộc chiến triền miên ở Trung Đông. Continue reading “Vai trò lãnh đạo toàn cầu mới của Trung Quốc”

Khái quát về nền kinh tế Mỹ

graph-with-USA-flag

Giới thiệu

Thời báo Phố Wall (Wall Street Journal) đã từng viết “Cuộc khủng hoảng đã lan tỏa đến mọi ngóc ngách trên toàn thế giới. Nó được ví như một ngọn núi lửa phun trào khởi đầu ở New York, rồi tạo ra một cơn thủy triều lớn với sức mạnh hủy diệt quét qua mọi quốc gia trên thế giới”. Một trong những hậu quả nó gây ra là “sự tích tụ tiền nhàn rỗi ở những trung tâm ngân hàng”. Sự kiện này diễn ra khi nào? Đó là vào ngày 17 tháng 1 năm 1908. Continue reading “Khái quát về nền kinh tế Mỹ”

Các cường quốc lầm lỗi: Ai khơi mào Khủng hoảng Ukraine?

470593811JM00041_VIOLENCE_E

Nguồn: Micheal McFaul, “Faulty Powers: Who Started the Ukraine Crisis?”, Foreign Affairs, Vol. 93 Issue 6, Nov/Dec 2014,  pp. 167-171.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Sự lựa chọn của Moscow

John Mearsheimer (tác giả bài “Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là lỗi của phương Tây”) là một  trong những lý thuyết gia nhất quán và có sức thuyết phục nhất của trường phái hiện thực trong quan hệ quốc tế, tuy nhiên lý giải của ông về cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang phản ánh những hạn chế của tư duy chính trị thực dụng. Nhánh chủ nghĩa hiện thực của Mearsheimer cùng lắm chỉ giải thích được một vài khía cạnh trong mối quan hệ Nga-Mỹ trong 30 năm vừa qua. Nó có thể trở nên phi lý và nguy hiểm nếu trở thành một chỉ dẫn cho chính sách – việc Tổng thống Nga Vladimir Putin áp dụng tư duy này đang minh chứng cho điều đó. Continue reading “Các cường quốc lầm lỗi: Ai khơi mào Khủng hoảng Ukraine?”

Tại sao Cuba – Mỹ quyết định bình thường hóa quan hệ?

cuba us migration crop

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “Why Cuba Turned,” Project Syndicate, 19/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc điện thoại giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raúl Castro, theo sau là cuộc trao đổi một tù nhân Mỹ để đổi lại ba nhân viên tình báo Cuba bị giam giữ tại Mỹ, đánh dấu thời điểm quan trọng nhất trong quan hệ song phương nhiều thập kỷ qua. Không lâu sau đó, Mỹ và Cuba thông báo rằng họ sẽ bắt đầu quá trình khôi phục quan hệ ngoại giao đầy đủ.

Thoạt nhìn, thỏa thuận này có vẻ là một thắng lợi lớn của Cuba với việc Mỹ cuối cùng cũng phải từ bỏ nỗ lực cô lập hòn đảo cộng sản này. Thực tế có phần phức tạp hơn thế. Continue reading “Tại sao Cuba – Mỹ quyết định bình thường hóa quan hệ?”

Trung Quốc ghi điểm, Hoa Kỳ nên làm gì tiếp theo?

Ratner_ChinaScores

Nguồn: Matthew Goodman & Ely Ratner, “China Scores And What the United States Should Do Next”, Foreign Affairs, November 23, 2014.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trung Quốc đã quay lại. Gần hai thế kỷ sau khi đánh mất vị trí trung tâm truyền thống trong các vấn đề châu Á, Bắc Kinh đã bắt đầu định hình và chứng tỏ rằng nước này đang phục hồi lại vị thế lãnh đạo của mình trên đấu trường khu vực.

Điều này đã được thể hiện đầy đủ trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), một nhóm gồm 21 nền kinh tế ở cả hai bờ Thái Bình Dương, mới kết thúc gần đây. Là nước chủ nhà năm nay, Bắc Kinh không chỉ trải thảm đỏ cho lãnh đạo từ các nước còn lại trong khu vực mà  còn công bố một loạt sáng kiến quan trọng được thiết kế để đặt Trung Quốc vào trung tâm của tương lai kinh tế châu Á. Continue reading “Trung Quốc ghi điểm, Hoa Kỳ nên làm gì tiếp theo?”

#233 – Perestroika và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh

perestroika11337817362723

Nguồn: Archie Brown (2007). “Perestroika and the End of the Cold War”, Cold War History, Vol.7, No. 1, pp. 1-17.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ

Không ai trong năm 1985 có thể tưởng tượng được rằng chỉ trong vòng bảy năm mà sự thống trị của Chủ nghĩa Cộng sản sẽ kết thúc ở châu Âu, Chiến tranh Lạnh chấm dứt, và Liên Xô sẽ sụp đổ. Thế nhưng khi những sự kiện này xảy ra, không hề hiếm các nhà quan sát nhanh chóng tuyên bố rằng những kết quả này là không thể tránh khỏi. Chủ nghĩa cộng sản đúng là một hệ thống thiếu hiệu quả trên rất nhiều mặt (dù không phải là tất cả) nên sẽ không thể tồn tại mãi mãi, nhưng nó cũng là hệ thống đã giải quyết được hàng loạt mối đe dọa trong suốt 70 năm và tạo dựng được những khả năng phòng thủ chính trị và quân sự mạnh mẽ. Continue reading “#233 – Perestroika và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh”

Thái Lan: Đẹp nhưng chia rẽ sâu sắc

nushi20120624201220983

Nguồn: Richard Bernstein, “Thailand: Beautiful and Bitterly Divided”, The New York Review of Books, November 20, 2014 Issue.

Biên dịch: Nguyễn Hồ Kinh Luân | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Bài liên quan: Quốc vương Thái Lan chỉ là con tốt của giới tinh hoa?

Từ lâu Thái Lan đã mang hình ảnh một đất nước ôn hòa, ổn định, đó cũng là lý do chính khiến nước này luôn được xem như niềm hy vọng lớn cho tương lai ở khu vực Đông Nam Á, ít nhất là đối với người Mỹ. Đất nước Thái Lan tương đối thịnh vượng, phát triển không nhanh như nước láng giềng Trung Quốc nhưng ở tốc độ ấn tượng lên đến 7% một năm. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và dẫn đầu về xuất khẩu ổ cứng máy tính. Vấn đề bạo loạn của phiến quân Hồi giáo ở miền Nam cũng chỉ chủ yếu giới hạn ở một phần nhỏ của đất nước. Thái Lan phần lớn đồng nhất về mặt sắc tộc với Phật tử chiếm đa số và được cai trị bởi một vị Quốc vương được kính trọng, tại vị đã một thời gian rất dài. Continue reading “Thái Lan: Đẹp nhưng chia rẽ sâu sắc”

Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp

_60448342_014498112

Đây là bộ sách tập hợp tham luận của các học giả trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ 4 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ 19-21/11/2012.

Cuốn sách chủ yếu đánh giá các diễn biến tình hình Biển Đông trong những năm gần đây, xem xét các khía cạnh pháp lý của vấn đề và đề xuất các hướng giải pháp trong quản lý và giải quyết tranh chấp. Các bài viết trong cuốn này được chia ba chương: Continue reading “Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp”

Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính sách và Hành động của các bên liên quan

121113032500-paracel-island-sansha-story-top

Đây là bộ sách tập hợp tham luận của các học giả trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ 4 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ 19-21/11/2012.

Cuốn sách tập trung phân tích các vấn đề địa chính trị ở Biển Đông, những nhân tố chính trị nội bộ và lợi ích của từng nước cũng như tương tác chính sách giữa các bên liên quan ở Biển Đông. Các bài viết trong cuốn này được chia thành năm chương: Continue reading “Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính sách và Hành động của các bên liên quan”

Can thiệp nhân đạo (Humanitarian intervention)

249733121_72980d6353_z

Tác giả: Nguyễn Vĩnh Hằng

Cho đến nay, trong nghiên cứu quốc tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề can thiệp nhân đạo, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho thuật ngữ này. Theo định nghĩa được đại đa số các quốc gia chấp nhận thì can thiệp nhân đạo là hành động đơn phương của một quốc gia mà không có sự thông qua của cộng đồng quốc tế, hoặc là hành động của nhiều quốc gia hoặc một liên minh thực hiện theo nghị quyết của một tổ chức quốc tế đa phương như Liên Hiệp Quốc, liên quan đến việc sử dụng vũ lực trên lãnh thổ của một quốc gia khác mà không có sự chấp thuận của chính phủ nước sở tại, với mục đích ngăn chặn và chấm dứt sự vi phạm nghiêm trọng và trên diện rộng quyền con người hay luật nhân quyền quốc tế mà quốc gia bị can thiệp thực hiện đối với công dân của chính nước đó. Continue reading “Can thiệp nhân đạo (Humanitarian intervention)”

Khi Trung Quốc đáp trả sự sỉ nhục của phương Tây

schell_1-102314_jpg_600x626_q85

Nguồn: Orville Schell, “China Strikes Back!”, The New York Review of Books, October 23, 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Khi Đặng Tiểu Bình đến thăm Căn cứ Không quân Andrews gần thủ đô Washington vào năm 1979, đất nước Trung Quốc mới chỉ thức dậy sau một thời gian dài chìm trong giấc ngủ của cuộc Cách mạng Văn hóa. Không nhiều người biết rõ thân thế của nhà lãnh đạo Trung Quốc có chiều cao chưa đầy mét rưỡi này. Ông bất ngờ quay trở lại sân khấu chính trị sau hai lần bị Mao Trạch Đông cách chức. Bản thân Mao đã từng có câu nói nổi tiếng mô tả Đặng là “một cái kim nằm trong bọc.” Tuy nhiên, vào năm 1979, Đặng hiểu rõ mình muốn gì: đó là một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ. Đặng Tiểu Bình và Tổng thống Jimmy Carter đã tỏ ra hết sức nghiêm túc trong việc giải quyết những khác biệt giữa hai bên. Trong thời gian làm công việc đưa tin về những buổi họp giữa Đặng và Carter, tôi có ấn tượng là hai vị lãnh đạo này đã coi mình đang diễn xuất trong một bộ phim tình bằng hữu, và cùng nhân cơ hội này để truyền tải một thông điệp rõ ràng rằng họ đã sẵn sàng để hợp tác. Continue reading “Khi Trung Quốc đáp trả sự sỉ nhục của phương Tây”

Tại sao giá cả hàng hóa cơ bản đang giảm?

BN-FU171_OUTLOO_P_20141130121545

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Why Are Commodity Prices Falling?Project Syndicate, Dec. 15, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giá dầu đã giảm mạnh 40% kể từ tháng 6 – tin tốt cho các nước nhập khẩu dầu mỏ, nhưng lại là tin xấu đối với Nga, Venezuela, Nigeria, và các nước xuất khẩu dầu khác. Một số người cho rằng dầu sụt giá là do sự bùng nổ năng lượng đá phiến của Mỹ. Những người khác lại cho là do OPEC thất bại trong việc đạt được thỏa thuận về hạn chế nguồn cung.

Câu chuyện không chỉ có thế. Giá quặng sắt cũng giảm. Giá vàng, bạc, và bạch kim cũng tương tự. Điều này cũng đúng đối với giá đường, bông, và đậu tương. Thực tế là giá cả của hầu hết các mặt hàng cơ bản tính bằng đồng đô la đã giảm kể từ nửa đầu năm nay. Mặc dù một loạt các yếu tố ngành hàng cụ thể ảnh hưởng đến giá cả của từng loại hàng hóa, việc xu hướng sụt giảm rộng như vậy – thường tương tự như trường hợp tăng giá lớn – cho thấy các yếu tố kinh tế vĩ mô đang có tác động. Continue reading “Tại sao giá cả hàng hóa cơ bản đang giảm?”

Cách đạt được thỏa hiệp với Putin

ALEXphoto-711_474

Nguồn: Dominique Moisi, “Getting to Yes with Putin“, Project Syndicate, 26/11/2014.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong cuộc đấu với Nga về vấn đề Ukraine, các yếu kém và chia rẽ trong chính sách của châu Âu đã làm cho Tổng thống Nga Vladimir Putin được khuyến khích giống như những gì cách tiếp cận ngập ngừng của Mỹ về vấn đề Syria đã gây ra. Nếu châu Âu phải hành động một cách có trách nhiệm thì chính sách của châu Âu đối với Nga phải được định hình bởi ba khái niệm chủ chốt: tính kiên quyết, sự rõ ràng, và sự sẵn lòng tìm kiếm một thỏa hiệp có thể chấp nhận được.

Nếu không có sự kiên quyết thì không thể làm được gì. Chắc chắn châu Âu và Mỹ đã mắc sai lầm sau sự sụp đổ của Liên Xô. Đặc biệt Mỹ có thể bị lên án là đã hành động một cách ngạo mạn và không cần thiết để làm bẽ mặt Nga. Continue reading “Cách đạt được thỏa hiệp với Putin”

Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia

cam-photo-front11

Nguồn: Vannarith Chheang, “Thailand’s Cambodian charm offensive”, East Asia Forum, 29/11/2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Phạm Thị Khánh Ly

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia mới đây của Thủ tướng Thái Lan, ông Prayuth Chan-ocha thể hiện một phần cuộc chiến ngoại giao đầy khó khăn của chính quyền quân sự Thái Lan trong việc xây dựng và tăng cường tính chính danh của nó tại nước ngoài. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh các áp lực ngoại giao từ phía châu Âu và Mỹ không ngừng tăng  khi họ yêu cầu đất nước này nhanh chóng  khôi phục lại thể chế dân chủ.

Tính chính danh, an ninh và phát triển kinh tế là ba lợi ích cốt lõi của chính quyền Prayuth. Continue reading “Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia”

Chính trị của việc bầu cử Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

 562214-ki-moon

Nguồn: Shashi Tharoor, “The Politics of UN Leadership“, Project Syndicate, 13/11/2014.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trên thế giới, các vòng (hay chiến dịch) bầu cử đang ngày càng kéo dài hơn. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, các chính trị gia tham vọng đã bắt đầu chiến dịch vận động ráo riết tại các bang chủ chốt cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Tuy nhiên một số cuộc tranh cử – ví dụ như cuộc đua cho vị trí Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tiếp theo cũng được tổ chức vào năm 2016 – thì vẫn im lìm. Điều này cần phải thay đổi.

Cuộc chạy đua đến vị trí Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vốn thường diễn ra lặng lẽ đến mức có cảm tưởng đây là một bí mật. Cuộc tranh đua này hầu như chẳng có nét nào giống với sự phô trương của một chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Continue reading “Chính trị của việc bầu cử Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc”