Tại sao Cuba – Mỹ quyết định bình thường hóa quan hệ?

cuba us migration crop

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “Why Cuba Turned,” Project Syndicate, 19/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc điện thoại giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raúl Castro, theo sau là cuộc trao đổi một tù nhân Mỹ để đổi lại ba nhân viên tình báo Cuba bị giam giữ tại Mỹ, đánh dấu thời điểm quan trọng nhất trong quan hệ song phương nhiều thập kỷ qua. Không lâu sau đó, Mỹ và Cuba thông báo rằng họ sẽ bắt đầu quá trình khôi phục quan hệ ngoại giao đầy đủ.

Thoạt nhìn, thỏa thuận này có vẻ là một thắng lợi lớn của Cuba với việc Mỹ cuối cùng cũng phải từ bỏ nỗ lực cô lập hòn đảo cộng sản này. Thực tế có phần phức tạp hơn thế. Continue reading “Tại sao Cuba – Mỹ quyết định bình thường hóa quan hệ?”

Trung Quốc ghi điểm, Hoa Kỳ nên làm gì tiếp theo?

Ratner_ChinaScores

Nguồn: Matthew Goodman & Ely Ratner, “China Scores And What the United States Should Do Next”, Foreign Affairs, November 23, 2014.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trung Quốc đã quay lại. Gần hai thế kỷ sau khi đánh mất vị trí trung tâm truyền thống trong các vấn đề châu Á, Bắc Kinh đã bắt đầu định hình và chứng tỏ rằng nước này đang phục hồi lại vị thế lãnh đạo của mình trên đấu trường khu vực.

Điều này đã được thể hiện đầy đủ trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), một nhóm gồm 21 nền kinh tế ở cả hai bờ Thái Bình Dương, mới kết thúc gần đây. Là nước chủ nhà năm nay, Bắc Kinh không chỉ trải thảm đỏ cho lãnh đạo từ các nước còn lại trong khu vực mà  còn công bố một loạt sáng kiến quan trọng được thiết kế để đặt Trung Quốc vào trung tâm của tương lai kinh tế châu Á. Continue reading “Trung Quốc ghi điểm, Hoa Kỳ nên làm gì tiếp theo?”

#233 – Perestroika và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh

perestroika11337817362723

Nguồn: Archie Brown (2007). “Perestroika and the End of the Cold War”, Cold War History, Vol.7, No. 1, pp. 1-17.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ

Không ai trong năm 1985 có thể tưởng tượng được rằng chỉ trong vòng bảy năm mà sự thống trị của Chủ nghĩa Cộng sản sẽ kết thúc ở châu Âu, Chiến tranh Lạnh chấm dứt, và Liên Xô sẽ sụp đổ. Thế nhưng khi những sự kiện này xảy ra, không hề hiếm các nhà quan sát nhanh chóng tuyên bố rằng những kết quả này là không thể tránh khỏi. Chủ nghĩa cộng sản đúng là một hệ thống thiếu hiệu quả trên rất nhiều mặt (dù không phải là tất cả) nên sẽ không thể tồn tại mãi mãi, nhưng nó cũng là hệ thống đã giải quyết được hàng loạt mối đe dọa trong suốt 70 năm và tạo dựng được những khả năng phòng thủ chính trị và quân sự mạnh mẽ. Continue reading “#233 – Perestroika và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh”

Thái Lan: Đẹp nhưng chia rẽ sâu sắc

nushi20120624201220983

Nguồn: Richard Bernstein, “Thailand: Beautiful and Bitterly Divided”, The New York Review of Books, November 20, 2014 Issue.

Biên dịch: Nguyễn Hồ Kinh Luân | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Bài liên quan: Quốc vương Thái Lan chỉ là con tốt của giới tinh hoa?

Từ lâu Thái Lan đã mang hình ảnh một đất nước ôn hòa, ổn định, đó cũng là lý do chính khiến nước này luôn được xem như niềm hy vọng lớn cho tương lai ở khu vực Đông Nam Á, ít nhất là đối với người Mỹ. Đất nước Thái Lan tương đối thịnh vượng, phát triển không nhanh như nước láng giềng Trung Quốc nhưng ở tốc độ ấn tượng lên đến 7% một năm. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và dẫn đầu về xuất khẩu ổ cứng máy tính. Vấn đề bạo loạn của phiến quân Hồi giáo ở miền Nam cũng chỉ chủ yếu giới hạn ở một phần nhỏ của đất nước. Thái Lan phần lớn đồng nhất về mặt sắc tộc với Phật tử chiếm đa số và được cai trị bởi một vị Quốc vương được kính trọng, tại vị đã một thời gian rất dài. Continue reading “Thái Lan: Đẹp nhưng chia rẽ sâu sắc”

Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp

_60448342_014498112

Đây là bộ sách tập hợp tham luận của các học giả trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ 4 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ 19-21/11/2012.

Cuốn sách chủ yếu đánh giá các diễn biến tình hình Biển Đông trong những năm gần đây, xem xét các khía cạnh pháp lý của vấn đề và đề xuất các hướng giải pháp trong quản lý và giải quyết tranh chấp. Các bài viết trong cuốn này được chia ba chương: Continue reading “Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp”

Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính sách và Hành động của các bên liên quan

121113032500-paracel-island-sansha-story-top

Đây là bộ sách tập hợp tham luận của các học giả trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ 4 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ 19-21/11/2012.

Cuốn sách tập trung phân tích các vấn đề địa chính trị ở Biển Đông, những nhân tố chính trị nội bộ và lợi ích của từng nước cũng như tương tác chính sách giữa các bên liên quan ở Biển Đông. Các bài viết trong cuốn này được chia thành năm chương: Continue reading “Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính sách và Hành động của các bên liên quan”

Can thiệp nhân đạo (Humanitarian intervention)

249733121_72980d6353_z

Tác giả: Nguyễn Vĩnh Hằng

Cho đến nay, trong nghiên cứu quốc tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề can thiệp nhân đạo, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho thuật ngữ này. Theo định nghĩa được đại đa số các quốc gia chấp nhận thì can thiệp nhân đạo là hành động đơn phương của một quốc gia mà không có sự thông qua của cộng đồng quốc tế, hoặc là hành động của nhiều quốc gia hoặc một liên minh thực hiện theo nghị quyết của một tổ chức quốc tế đa phương như Liên Hiệp Quốc, liên quan đến việc sử dụng vũ lực trên lãnh thổ của một quốc gia khác mà không có sự chấp thuận của chính phủ nước sở tại, với mục đích ngăn chặn và chấm dứt sự vi phạm nghiêm trọng và trên diện rộng quyền con người hay luật nhân quyền quốc tế mà quốc gia bị can thiệp thực hiện đối với công dân của chính nước đó. Continue reading “Can thiệp nhân đạo (Humanitarian intervention)”

Khi Trung Quốc đáp trả sự sỉ nhục của phương Tây

schell_1-102314_jpg_600x626_q85

Nguồn: Orville Schell, “China Strikes Back!”, The New York Review of Books, October 23, 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Khi Đặng Tiểu Bình đến thăm Căn cứ Không quân Andrews gần thủ đô Washington vào năm 1979, đất nước Trung Quốc mới chỉ thức dậy sau một thời gian dài chìm trong giấc ngủ của cuộc Cách mạng Văn hóa. Không nhiều người biết rõ thân thế của nhà lãnh đạo Trung Quốc có chiều cao chưa đầy mét rưỡi này. Ông bất ngờ quay trở lại sân khấu chính trị sau hai lần bị Mao Trạch Đông cách chức. Bản thân Mao đã từng có câu nói nổi tiếng mô tả Đặng là “một cái kim nằm trong bọc.” Tuy nhiên, vào năm 1979, Đặng hiểu rõ mình muốn gì: đó là một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ. Đặng Tiểu Bình và Tổng thống Jimmy Carter đã tỏ ra hết sức nghiêm túc trong việc giải quyết những khác biệt giữa hai bên. Trong thời gian làm công việc đưa tin về những buổi họp giữa Đặng và Carter, tôi có ấn tượng là hai vị lãnh đạo này đã coi mình đang diễn xuất trong một bộ phim tình bằng hữu, và cùng nhân cơ hội này để truyền tải một thông điệp rõ ràng rằng họ đã sẵn sàng để hợp tác. Continue reading “Khi Trung Quốc đáp trả sự sỉ nhục của phương Tây”

Tại sao giá cả hàng hóa cơ bản đang giảm?

BN-FU171_OUTLOO_P_20141130121545

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Why Are Commodity Prices Falling?Project Syndicate, Dec. 15, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giá dầu đã giảm mạnh 40% kể từ tháng 6 – tin tốt cho các nước nhập khẩu dầu mỏ, nhưng lại là tin xấu đối với Nga, Venezuela, Nigeria, và các nước xuất khẩu dầu khác. Một số người cho rằng dầu sụt giá là do sự bùng nổ năng lượng đá phiến của Mỹ. Những người khác lại cho là do OPEC thất bại trong việc đạt được thỏa thuận về hạn chế nguồn cung.

Câu chuyện không chỉ có thế. Giá quặng sắt cũng giảm. Giá vàng, bạc, và bạch kim cũng tương tự. Điều này cũng đúng đối với giá đường, bông, và đậu tương. Thực tế là giá cả của hầu hết các mặt hàng cơ bản tính bằng đồng đô la đã giảm kể từ nửa đầu năm nay. Mặc dù một loạt các yếu tố ngành hàng cụ thể ảnh hưởng đến giá cả của từng loại hàng hóa, việc xu hướng sụt giảm rộng như vậy – thường tương tự như trường hợp tăng giá lớn – cho thấy các yếu tố kinh tế vĩ mô đang có tác động. Continue reading “Tại sao giá cả hàng hóa cơ bản đang giảm?”

Cách đạt được thỏa hiệp với Putin

ALEXphoto-711_474

Nguồn: Dominique Moisi, “Getting to Yes with Putin“, Project Syndicate, 26/11/2014.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong cuộc đấu với Nga về vấn đề Ukraine, các yếu kém và chia rẽ trong chính sách của châu Âu đã làm cho Tổng thống Nga Vladimir Putin được khuyến khích giống như những gì cách tiếp cận ngập ngừng của Mỹ về vấn đề Syria đã gây ra. Nếu châu Âu phải hành động một cách có trách nhiệm thì chính sách của châu Âu đối với Nga phải được định hình bởi ba khái niệm chủ chốt: tính kiên quyết, sự rõ ràng, và sự sẵn lòng tìm kiếm một thỏa hiệp có thể chấp nhận được.

Nếu không có sự kiên quyết thì không thể làm được gì. Chắc chắn châu Âu và Mỹ đã mắc sai lầm sau sự sụp đổ của Liên Xô. Đặc biệt Mỹ có thể bị lên án là đã hành động một cách ngạo mạn và không cần thiết để làm bẽ mặt Nga. Continue reading “Cách đạt được thỏa hiệp với Putin”

Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia

cam-photo-front11

Nguồn: Vannarith Chheang, “Thailand’s Cambodian charm offensive”, East Asia Forum, 29/11/2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Phạm Thị Khánh Ly

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia mới đây của Thủ tướng Thái Lan, ông Prayuth Chan-ocha thể hiện một phần cuộc chiến ngoại giao đầy khó khăn của chính quyền quân sự Thái Lan trong việc xây dựng và tăng cường tính chính danh của nó tại nước ngoài. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh các áp lực ngoại giao từ phía châu Âu và Mỹ không ngừng tăng  khi họ yêu cầu đất nước này nhanh chóng  khôi phục lại thể chế dân chủ.

Tính chính danh, an ninh và phát triển kinh tế là ba lợi ích cốt lõi của chính quyền Prayuth. Continue reading “Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia”

Chính trị của việc bầu cử Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

 562214-ki-moon

Nguồn: Shashi Tharoor, “The Politics of UN Leadership“, Project Syndicate, 13/11/2014.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trên thế giới, các vòng (hay chiến dịch) bầu cử đang ngày càng kéo dài hơn. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, các chính trị gia tham vọng đã bắt đầu chiến dịch vận động ráo riết tại các bang chủ chốt cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Tuy nhiên một số cuộc tranh cử – ví dụ như cuộc đua cho vị trí Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tiếp theo cũng được tổ chức vào năm 2016 – thì vẫn im lìm. Điều này cần phải thay đổi.

Cuộc chạy đua đến vị trí Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vốn thường diễn ra lặng lẽ đến mức có cảm tưởng đây là một bí mật. Cuộc tranh đua này hầu như chẳng có nét nào giống với sự phô trương của một chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Continue reading “Chính trị của việc bầu cử Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc”

#232 – Hỗ trợ anh em: Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức và Việt Nam DCCH trong Chiến tranh VN

eastgermanpolice2

Nguồn: Martin Grossheim, “Fraternal Support: The East German ‘Stasi’ and the Democratic Republic of Vietnam during the Vietnam War”, Cold War International History Project Working Paper #71, September 2014.>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: “Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức

Giới thiệu

Trong thế giới thời kỳ hậu Thế Chiến II, nhiều mối liên kết mới được thiết lập giữa cái gọi là “Thế giới thứ hai” và “các nước phương Nam.” Tài liệu này nghiên cứu vai trò của Cộng hòa Dân chủ Đức, hay Đông Đức, như là thành viên thứ cấp của phe xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội nhà nước và hiện đại hóa nhà nước tại Việt Nam. Bài viết phân tích những mối liên hệ được tạo nên giữa cơ quan mật vụ của một nước nhỏ trong Chiến tranh Lạnh, Đông Đức, và cơ quan tình báo mới được thành lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (Việt Nam DCCH) thời kỳ hậu thuộc địa. Tổng quát hơn, bài viết nhấn mạnh vai trò của các nước ngoại vi và chứng minh tầm quan trọng của những nước vừa và nhỏ trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.[1] Continue reading “#232 – Hỗ trợ anh em: Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức và Việt Nam DCCH trong Chiến tranh VN”

Thách thức đại chiến lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông

1535847_-_main

Tác giả: Alexander Vuving, “China’s Grand-Strategy Challenge: Creating Its Own Islands in the South China Sea”, The National Interest, 8/12/2014.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Quang Khải

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh được tờ tạp chí tình báo quốc phòng IHS Jane’s phân tích cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa một doi đất mang hình dáng sân bay dài 3.000m và một hải cảng đủ lớn cho các tàu chở dầu và tàu chiến lớn neo đậu. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc làm vậy, đảo này là hòn đảo mới nhất được Trung Quốc xây dựng trong chuỗi hành động xây đảo lấn biển mà nước này đang tiến hành ở cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Đông.

Trung Quốc xây đảo để làm gì? Mục đích tối thượng của những dự án này là gì? Lăng kính thông thường chúng ta sử dụng để giải mã các động thái chiến lược trên trường quốc tế không phù hợp để trả lời những câu hỏi ấy. Lăng kính thông thường nhìn trò chơi giữa các quốc gia dưới góc độ cờ vua, nhưng ở biển Đông, Trung Quốc lại đang chơi cờ vây. Continue reading “Thách thức đại chiến lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông”

Điện ảnh và nền chính trị độc tài ở Nga và Trung Quốc

Vladimir-Putin-shakes-han-011

Nguồn: Ian Buruma, “Rusia and China: The Movie“, Project Syndicate, 11/11/2014.

Biên dịch: Phan Việt Hưng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Thời đại chúng ta đang sống thường được phản ánh một cách rõ nét qua tấm gương nghệ thuật. Nhiều tác phẩm đã viết về thời kỳ hậu cộng sản ở Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, 2 bộ phim gần đây, “Thiên chủ định” (A Touch of Sin) của Giả Chương Kha sản xuất năm 2013 ở Trung Quốc và “Thủy quái” (Leviathan) của Andrew Zviagintsev sản xuất năm 2014 ở Nga, cho thấy bối cảnh xã hội và chính trị của hai nước này một cách trung thực hơn bất kỳ sách báo in  nào tôi đã từng xem. Continue reading “Điện ảnh và nền chính trị độc tài ở Nga và Trung Quốc”

Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution)

Chinese-Propaganda-poster-001

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Cách mạng Văn hóa, với tên gọi đầy đủ là Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, là một trong những chiến dịch tuyên truyền lớn nhất và quan trọng nhất của Mao Trạch Đông, gây nên một giai đoạn hỗn loạn xã hội kéo dài suốt một thập kỷ tại Trung Quốc. Các nhà bình luận đưa ra những mốc thời gian khác nhau nhưng Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định Cách mạng Văn hóa kéo dài từ tháng 05 năm 1966 đến tháng 10 năm 1976. Continue reading “Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution)”

Rules of origin, labour standards and the TPP

TPP_map-680x365

Source: David Vanzetti & Pham Lan Huong, “Rules of origin, labour standards and the TPP”, paper presented at 17th Annual Conference on Global Economic Analysis, June 18-20, 2014, Dakar.

Abstract: Vietnam is in a process of active negotiations to participate in Trans-Pacific Partnership (TPP) — a free trade agreement among Pacific economies, including the United States but excluding China. The negotiations are considered of high priority for Vietnam, because the likely impacts are thought to be positive. Although the negotiations have not yet been completed, the three sectors to benefit most in Vietnam include textiles, apparel and footwear. However, Vietnam may face major constraints in maximizing TPP’s potential benefits due to restrictive rule of origin requirements. Furthermore, Vietnam may be obliged to improve its labour standards, for example by allowing freedom of association. The likely effects of these restrictions are quantified using a general equilibrium model.  Continue reading “Rules of origin, labour standards and the TPP”

Lựa chọn xã hội và phúc lợi xã hội

615x200-ehow-images-a01-t3-f1-make-career-choice-800x800

Tác giả: Amartya Sen | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Con người luôn sinh sống theo các nhóm cộng đồng, và cuộc sống cá nhân của họ lúc nào cũng phụ thuộc vào quyết định của tập thể. Nhưng việc đưa ra lựa chọn nhóm có thể là một thách thức rất khó khăn, đặc biệt với những lợi ích và mối quan tâm khác nhau của những thành viên trong nhóm. Vậy thì quyết định tập thể nên được đưa ra như thế nào?

Một kẻ độc tài muốn kiểm soát mọi khía cạnh cuộc sống của người dân sẽ tìm cách bỏ qua ưu tiên của tất cả những người khác. Nhưng rất khó đạt được mức độ quyền lực như thế. Quan trọng hơn, người ta dễ dàng nhận ra rằng bất cứ thể chế độc tài nào cũng là cách tồi tệ để quản trị một đất nước. Continue reading “Lựa chọn xã hội và phúc lợi xã hội”

Vì sao chúng ta đang trở lại Kỉ nguyên Thịnh vượng?

5-piketty-640x360

Tác giả: Paul Krugman | Biên dịch: Nguyễn Khánh

Thomas Piketty, hiện đang là giáo sư tại Đại học kinh tế Paris, không phải là một cái tên quá quen thuộc . Nhưng việc này có thể thay đổi khi cuốn sách được dịch sang tiếng Anh của ông, “Tư bản ở thế kỉ 21”, được công bố với lối suy luận tuyệt vời, bao quát về tính bất bình đẳng. Tới lúc này, những tác động ông mang lại vô cùng sâu sắc. Không khó để nghe ai đó nói rằng chúng ta đang sống trong Kỉ nguyên Thịnh vượng lần thứ hai, hoặc như cách Piketty vẫn thích dùng, một Belle Époque thứ hai- được định nghĩa bởi sự gia tăng không tưởng của nhóm “một phần trăm”. Những sự thật đó trở nên không xa lạ là nhờ vào cuốn sách của Piketty. Ông và một số đồng nghiệp (có thể kể đến Anthony Atkinson ở Đại học Oxford và Emmanuel ở Đại học Berkeley), đã tiên phong trong việc tìm ra một phương thức sử dụng số liệu để nghiên cứu sự tập trung của thu nhập và sự giàu có trong quá khứ- đầu thế kỉ 20 ở Mỹ và Anh, và cuối thế kỉ 18 ở Pháp. Continue reading “Vì sao chúng ta đang trở lại Kỉ nguyên Thịnh vượng?”

“Đóng băng” Donbass: Putin trong thế kẹt

donetsk-elections

Tác giả: Stephen Holmes & Ivan Krastev | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên, nhưng các cuộc xung đột bị đóng băng trong lòng Liên Xô cũ lại không hề có dấu hiệu tan băng. Ngược lại, tảng băng này đang ngày càng lan rộng.

Việc Nga ủng hộ cuộc bầu cử của những phần tử ly khai tại Donetsk và Luhansk, hai tỉnh quan trọng của vùng Donbass (Ukraine) đã cho thấy rằng lần này, Kremlin đã quyết định tạo ra một cuộc Chiến tranh Lạnh thu nhỏ “bán vĩnh viễn” (semi-permanent) tại các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát trên lãnh thổ nước láng giềng quan trọng nhất này của Nga. Continue reading ““Đóng băng” Donbass: Putin trong thế kẹt”