Huyền thoại vĩ đại: Thế chiến I không phải là do tình cờ

 

Tác giả: Zachary Keck | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Thế chiến I không phải là cuộc chiến tình cờ, mà là kết quả của chính sách nhà nước có chủ đích của Đế quốc Đức.

Tháng Tám này đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày bùng nổ Thế chiến I. Không có gì đáng ngạc nhiên khi điều này mang đến đủ các loại câu chuyện cũng như các bài xã luận về sự kiện thảm khốc vốn đã cướp đi sinh mạng 16 triệu người và làm bị thương 21 triệu người này.

Cho đến ngày nay, hầu hết các nhà quan sát đều tiếp tục cho rằng Thế chiến I là một cuộc chiến tình cờ: không nước nào, đặc biệt là những nước có liên quan muốn có chiến tranh, nhưng cuộc chiến vẫn xảy ra. Continue reading “Huyền thoại vĩ đại: Thế chiến I không phải là do tình cờ”

Chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc sẽ về đâu?

CstoG480

Tác giả: Trương Minh Vũ & Nguyễn Thành Trung | Biên dịch: Thụy Điển

Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh đã có chuyến thăm kéo dài 2 ngày tới Trung Quốc trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm nỗ lực cải thiện quan hệ song phương sau sự kiện giàn khoan 981 vào tháng 5. Truyền thông chính thống của Việt Nam tường thuật mục đích chính của chuyến đi là nhằm phục hồi và cải thiện mối quan hệ giữa hai Đảng và hai quốc gia. Ông Lê Hồng Anh, người đứng thứ 5 trong Bộ Chính trị, đã gặp gỡ với nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình. Continue reading “Chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc sẽ về đâu?”

#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc

470037-china-politics-congress

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “China: A Strong Centre”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 14-27.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World 

TRUNG QUỐC: MỘT CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG MẠNH

Để hiểu được Trung Quốc và tương lai của quốc gia này trong 20 năm tới, bạn phải hiểu về con người và xã hội của họ. Trong 5.000 năm, người Trung Quốc tin tưởng rằng đất nước chỉ an toàn khi chính quyền trung ương mạnh. Một chính quyền trung ương yếu có nghĩa là lộn xộn và hỗn loạn. Một chính quyền trung ương mạnh sẽ đưa đến một đất nước Trung Hoa hòa bình và thịnh vượng. Mọi người Trung Quốc đều hiểu điều đó. Đó là nguyên tắc cốt yếu của họ, được rút ra từ những bài học lịch sử sâu sắc nhất. Sẽ không có sự chệch hướng khỏi nguyên tắc này trong tương lai gần. Đây là một tư tưởng có trước thời cộng sản. Nó đã tồn tại qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm. Continue reading “#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc”

“Chứng cứ lịch sử” của TQ và lập trường của VN về Biển Đông

2-1404102965_660x0

Tác giả: Nguyễn Hữu Túc

Tiến sỹ Li Daxie và nhà nghiên cứu Tan Keng Tat trong bài viết có tựa đề “Tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc có bằng chứng cho những tuyên bố lịch sử” trên trang RSIS Commentaries đã khẳng định “Tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc dựa trên nhiều tài liệu lịch sử đã được kiểm chứng, những văn bản luật, điều ước và luật tục quốc tế cộng với những ghi chép từ những chuyến đi biển vĩ đại có từ thời nhà Nguyên và nhà Minh”. Tuy nhiên, tôi cho rằng những chứng cứ này không thuyết phục và do đó Trung Quốc không thể biện minh hay bảo vệ lập luận của mình theo khuôn khổ luật pháp quốc tế. Continue reading ““Chứng cứ lịch sử” của TQ và lập trường của VN về Biển Đông”

Sam Rainsy là ai?

0,,16929217_303,00

Tác giả: David Chandler | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Sam Rainsy là một lãnh đạo chính trị đối lập được giáo dục tại Pháp. Đối thủ của ông không ai khác chính là Hun Sen, một nhà độc tài tự xưng vốn là Thủ tướng của Campuchia kể từ năm 1984 ngoại trừ giai đoạn chuyển tiếp 2 năm ở thập kỷ 1990. Cuốn tự truyện này được xuất bản lần đầu tiên tại Pháp, nơi Rainsy đã sống lưu vong từ năm 2010 cho tới giữa năm 2013. Đó là thời điểm trước các cuộc bầu cử quốc gia vào tháng 7 năm 2013 tại Campuchia được tổ chức ngay sau khi Rainsy trở lại Phnom Penh. Trong các cuộc bầu cử đó, đảng đối lập đã bất ngờ giành được 55 ghế trong Quốc hội. Continue reading “Sam Rainsy là ai?”

#200 – Philippines và tranh chấp Biển Đông

scarborough china vs phil 01

Nguồn: Renato Cruz De Castro (2013). “The Philippines in the South China Sea dispute”, in Leszek Buszynski & Christopher Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment, National Security College Occasional Paper No. 5, pp. 30-33.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Cơ sở pháp lý tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với Biển Đông

Tuyên bố chủ quyền của Philippines ban đầu dựa trên tuyên bố cá nhân của Thuyền trưởng Thomas Cloma. Vào năm 1956, ông đã tuyên bố phát hiện ra một nhóm đảo trên Biển Đông và đặt tên là Nhóm đảo Kalayaan (nghĩa là Tự do). Kể từ năm 1971, Philippines đã chiếm giữ sáu đảo trong quần đảo Trường Sa. Vào năm 1978, chính phủ Philippines chính thức Continue reading “#200 – Philippines và tranh chấp Biển Đông”

Cân bằng chiến lược bấp bênh của Việt Nam

20140619_YangJiechi_reuters_0

Tác giả: Lê Thu Hường

Kể từ khi vượt qua những năm tháng bị cô lập đến cuối những năm 1990, Việt Nam đã theo đuổi chính sách “đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại”. Từ năm 2001, Việt Nam đã bắt đầu thiết lập một mạng lưới các mối quan hệ đối tác được định nghĩa một cách linh hoạt, bao gồm: “toàn diện”(tăng cường quan hệ song phương và ngoại giao kinh tế), “chiến lược” và “chiến lược toàn diện” (mức cao nhất của hợp tác dựa trên mối quan hệ dài hạn).

Năm 2013, một năm đặc biệt hiệu quả của ngoại giao Việt Nam, Hà Nội thành lập sáu mối quan hệ đối tác mới, một trong số đó là với Mỹ. Continue reading “Cân bằng chiến lược bấp bênh của Việt Nam”

Sự chia rẽ của giới tinh hoa Singapore

ST_20120919_LLCPIB19_3304804e

Tác giả: Michael Barr | Biên dịch: Trần Thị Thục Huyền

Những khó khăn của Đảng Hành động Nhân dân (PAP) trong cuộc bầu cử đầy kịch tính năm 2011 ở Singapore đã dẫn đến suy đoán về khả năng một đảng đối lập giành được chiến thắng trong tương lai. Một dòng tư tưởng mới xuất hiện bên phe đối lập cho rằng sự thay đổi như vậy rất có thể sẽ diễn ra theo sau một sự chia rẽ trầm trọng trong Nội các. Theo đó, một phe đối lập được củng cố trong Quốc hội sẽ liên kết với một nhóm chống đối trong Nội các. Sự thay đổi này, nếu diễn ra, sẽ giống với “Mô hình Đài Loan” – theo đó dân chủ và sự thay đổi chính phủ đã xảy ra sau khi Chủ tịch Quốc Dân Đảng Lý Đăng Huy đã ủng hộ trên thực tế phe đối lập là Dân Tiến Đảng, làm cho Quốc Dân Đảng chia làm hai phe trong nội bộ và chia làm ba phe khi bỏ phiếu bầu cử. Continue reading “Sự chia rẽ của giới tinh hoa Singapore”

Cuộc Tấn công Quyến rũ của Trung Quốc đã kết thúc?

growing-chinese-soft-power.si

Tác giả: Bonnie S. Glaser, Deep Pal | Biên dịch: Viết Tuấn

Ông Tập Cận Bình rõ ràng đang áp dụng đồng thời cả hai chiến thuật hăm dọa và tấn công quyến rũ trong tranh chấp lãnh thổ. Theo đó, Trung Quốc vẫn có thể duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trong khi nỗ lực thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho mình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Một loạt hành động vô cớ gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cho thấy nước này dường như đã từ bỏ “cuộc tấn công quyến rũ lần hai” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng vào năm ngoái. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi hợp tác kinh tế và ngoại giao với các nước láng giềng Đông Nam Á ngay cả khi Bắc Kinh và các nước này đang vướng vào tranh chấp biển. Continue reading “Cuộc Tấn công Quyến rũ của Trung Quốc đã kết thúc?”

#199 – Kiểm soát tin tức: Vai trò của truyền thông nhà nước

putin

Nguồn: Christopher Walker & Robert W. Orttung (2014). “Breaking the News: The Role of State-run Media”, Journal of Democracy,  Vol. 25, No. 1, pp. 71-85.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử

Mặc dù có nhiều phương tiện truyền thông mới đang dần vươn lên, và môi trường truyền thông nhìn chung đã trở nên đa dạng và cạnh tranh hơn rất nhiều so với trước, các chế độ chuyên chế đang tìm ra những cách thức đáng ngạc nhiên (và hiệu quả đến mức đáng báo động) để sử dụng truyền thông nhằm củng cố quyền lực của mình. Các cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát một cách chính thức hoặc không chính thức đã trở nên rất cần thiết đối với sự bền vững của các chính quyền phi dân chủ trên khắp thế giới. Những thông điệp mà các phương tiện truyền thông này đưa ra Continue reading “#199 – Kiểm soát tin tức: Vai trò của truyền thông nhà nước”

Sự tê liệt của ASEAN giúp Trung Quốc rảnh tay trên Biển Đông

5.WSA6701

Tác giả: Bertil Lintner | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Lời kêu gọi “đóng băng” các hành động khiêu khích trên Biển Đông của Mỹ nhận được một phản ứng lạnh nhạt tại diễn đàn khu vực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng Tám vừa qua với sự tham gia của nhiều bên đối thoại tại Naypyidaw, thủ đô của Myanmar. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã mong đợi đạt được nhiều hơn từ cuộc họp với ASEAN vốn có cả sự góp mặt của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cùng các nhà ngoại giao đến từ một loạt các quốc gia chủ chốt khác trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Continue reading “Sự tê liệt của ASEAN giúp Trung Quốc rảnh tay trên Biển Đông”

Sự kết thúc nền chính trị đồng thuận của Trung Quốc

zhou1

Tác giả: John Minnich | Biên dịch: Trần Anh Phúc

Chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là nỗ lực rộng lớn và sâu sắc nhất để thanh trừng, tổ chức lại và chấn chỉnh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản kể từ sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976 và sự nổi lên của Đặng Tiểu Bình hai năm sau đó. Chiến dịch này đã điều tra hơn 182.000 quan chức ở nhiều khu vực và ở mọi cấp chính phủ. Nó đã tóm được những cán bộ cấp thấp, công chức tầm trung và lãnh đạo các Bộ và các doanh nghiệp nhà nước lớn. Nó cũng đã đánh đổ các quan chức quân sự hàng đầu và thậm chí cả một cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị – cơ quan quản lý cao nhất của Trung Quốc – lâu nay vốn được hưởng quyền miễn trừ (xử lý hình sự). Hơn một năm sau khi chính thức bắt đầu và hơn hai năm kể từ khi bắt đầu một cách không chính thức với việc hạ bệ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, chiến dịch cho thấy không có dấu hiệu khoan nhượng. Continue reading “Sự kết thúc nền chính trị đồng thuận của Trung Quốc”

Explaining US Strategic Partnerships in the Asia-Pacific Region

obama_tpp_leaders001_16x9

Author:  Prashanth Parameswaran

Source: Contemporary Southeast Asia, Vol. 36, No. 2 (2014), pp. 262-89.

Abstract: Since the mid-1990s, strategic partnerships have emerged as a new form of alignment between states, particularly in the Asia-Pacific region. Yet only recently has the United States begun to pursue such relationships, especially under the Obama administration which has signed new partnerships with Indonesia, Vietnam, Malaysia and New Zealand. As a result, the current literature does not yet include significant study on how the United States views strategic partnerships. This article attempts to fill this gap by exploring the emergence of strategic partnerships as a new form of alignment in US strategy in the Asia Pacific under the Obama administration. Drawing on the existing literature on alignment, government documents, as well as conversations with policymakers from the United States and Southeast Asia, it argues that Washington is pursuing strategic partnerships as part of a deliberate effort to both enlist target countries to share the burden in addressing challenges and to institutionalize its relationships in the Asia Pacific. It constructs an original three-part analytical framework to understand how US policymakers conceive, craft and evaluate strategic partnerships in the Asia Pacific and applies it to analyse the similarities and differences in US partnerships with Indonesia and Vietnam. Continue reading “Explaining US Strategic Partnerships in the Asia-Pacific Region”

#198 – Nguồn gốc và cách thức vận dụng sức mạnh tiền tệ

this_one_142662286

Nguồn: Alan Wheatley (2013). “Chapter one: The origins and use of currency power”, Adelphi Series, 53:439, pp. 17-44.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế

“Các cường quốc đều có những đồng tiền vĩ đại”

                                                                   Robert Mundell

Khả năng triển khai sức mạnh về quân sự, kinh tế và tiền tệ là một đặc điểm tiêu biểu của những quốc gia hàng đầu. Mỗi một khía cạnh của sức mạnh đều tăng cường cho những khía cạnh còn lại. Chẳng phải ngẫu nhiên khi mà khoảng 150 năm trở lại đây, đất nước nào có đồng tiền thống trị thế giới cũng là quốc gia có lực lượng hải quân hùng hậu nhất. Continue reading “#198 – Nguồn gốc và cách thức vận dụng sức mạnh tiền tệ”

Tố chất nào của người Hoa?

article-2212963-155860FF000005DC-408_634x422

Tác giả: Lưu Du | Biên dịch: Phạm Thị Hoài

Nhiều người hẳn biết rằng một số khái niệm đặc sắc trong tiếng Trung rất khó dịch sang tiếng Anh, thí dụ đột kích thủ (突击手) [1], bất chiết đằng (不折腾) [2], tinh thần văn minh (精神文明), ban tử kiến thiết(班子建设) [3]… Ai dịch được huyết nhiễm đích phong thái (血染的风采) [4] thì tôi xin tặng ngay cờ luân lưu. Tố chất (素质) là một trong những từ như thế.

“Người Hoa tố chất kém, vì thế Trung Quốc không nên…” Câu này phổ biến tới mức nếu không đi cùng với hai từ kém và người Hoa thì từ tố chất như thể bơ vơ lạc lõng. Nhưng dịch tố chất như thế nào đây? Dịch thành quality có vẻ hợp hơn cả. Tuy nhiên, thử nghĩ kĩ thì câu tiếng Anh Continue reading “Tố chất nào của người Hoa?”

Doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc và phép thử ở Biển Đông

344faer

Tác giả: M. Bowman, G. Gilligan & J. O’Brien | Biên dịch: Cảnh Mai Hương

Vào đầu tháng 5, giàn khoan dầu HD-981 (Haiyang Shiyou – 981) của Trung Quốc đã vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa đang bị tranh chấp trên biển Đông. Giàn khoan này thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) và được vận hành bởi Công ty TNHH Dịch vụ Giếng dầu Trung Hải (China Oilfield Services Limited). Giàn khoan này được triển khai với sự chấp thuận của Bắc Kinh để tiến hành khoan thăm dò cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) – một doanh nghiệp khác cũng trực thuộc nhà nước. Continue reading “Doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc và phép thử ở Biển Đông”

Hiến pháp tạm thời của Thái Lan: Tiến đến một nền dân chủ phản bầu cử

Thailand Coup Leader-3

Tác giả: Puangthong Pawakapan | Biên dịch: Vũ Trọng Toàn

Vào ngày 22/7/2014, hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự, quân đội Thái Lan ban hành một bản Hiến pháp tạm thời được ký bởi nhà vua Bhumibol Adulyadej. Với quyền lực tối thượng được đặt trong tay tướng Prayuth Chan-Ocha, người đứng đầu Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia (NCPO), lời mở đầu của bản hiến pháp tạm thời hứa hẹn sẽ nhổ tận rễ nạn tham nhũng, mang đến “cải cách” và sau đó là “nền dân chủ thực sự” cho xã hội Thái Lan. Continue reading “Hiến pháp tạm thời của Thái Lan: Tiến đến một nền dân chủ phản bầu cử”

#197 – Vai trò truyền thông Hoa Kỳ trong sự sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm

ngo-diemx-large

Nguồn: Zi Jun Toong (2008). “Overthrown by the Press: The US Media’s Role in the Fall of Diem”, Australian Journal of American Studies, Vol.27, No.1, pp. 56-72.>>PDF

Biên dịch: Đỗ Hải Yến| Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1963 là năm mà các tín đồ Phật giáo ở miền Nam Việt Nam được cả thế giới chú ý đến. Thông qua các cuộc biểu tình, văn chương phản kháng, các vụ tuyệt thực và tự thiêu, các tín đồ Phật giáo đã phản đối sự phân biệt đối xử nhằm vào họ kể từ thời thực dân Pháp, và sau đó là dưới thời chính quyền Công giáo của Ngô Đình Diệm do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Diễn ra trong bối cảnh thời kỳ Chiến tranh Lạnh của chủ nghĩa toàn cầu, các tín đồ Phật giáo này nhận thức rằng sự xuất hiện của các cố vấn Mỹ – và quan trọng hơn cả là báo chí quốc tế – tại miền Nam Việt Nam như một phần của nỗ lực chiến tranh chống lại Chủ nghĩa cộng sản, đã cho họ cơ hội công khai sự đấu tranh của mình trước thế giới và thúc đẩy phong trào của họ. Continue reading “#197 – Vai trò truyền thông Hoa Kỳ trong sự sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm”

“Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản

xi-jinping-speech-story-top

Tác giả: Gordon G. Chang | Biên dịch: Phan Trinh

“Tập Cận Bình, giống Gorbachev, muốn làm điều vĩ đại để cải cách một hệ thống bệnh hoạn. Nhưng cũng như lãnh tụ cuối của Liên Xô cũ, Tập vừa kích hoạt những chuyển biến mà ông không thể kiểm soát được.”

Sống-chết, mất-còn

“Tôi không màng mình sẽ  sống hay chết, tiếng tăm mình sẽ còn hay mất, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng này.” Tập Cận Bình đã mạnh miệng như thế, trong một phiên họp kín của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 26/6 vừa qua. Lãnh tụ nhiều tham vọng họ Tập cũng nhắc đến hai đội quân, một bên là đội quân “tham nhũng”, bên kia là đội quân “chống tham nhũng”, và hai lực lượng, theo ông, đang lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan.” Continue reading ““Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản”

Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ

gorbachev

Tác giả: Victor Sebestyen | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Mikhail Gorbachev được phương Tây âm thầm ca ngợi, nhưng lại bị phớt lờ ở Moscow. Tuy nhiên ở cả hai nơi này, danh tiếng của ông đều dựa trên việc cải tổ thất bại một hệ thống đang hấp hối mà ông ta từng đặt trọn niềm tin.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên cách đây không lâu, Mikhai Gorbachev hồi tưởng lại những năm tháng của ông trên đỉnh cao quyền lực ở Liên Xô. Khi đã vào luồng vấn đề thì thường rất khó để ngắt lời ông. Nhưng lần này thì ông lại ngập ngừng, im lặng trong một lúc lâu và nhìn chằm chằm vào người phỏng vấn một cách khó chịu với cặp mắt soi mói. “Anh biết không, bây giờ tôi có thể vẫn đang ở đó, trong điện Kremlin”, ông nói. “Nếu tôi bị thôi thúc chỉ vì quyền lực cá nhân, có lẽ tôi vẫn còn sở hữu nó… Continue reading “Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ”