Hồ Diệu Bang: Người suýt nữa đã thay đổi Trung Quốc

Nguồn: Trần Kiên, “The Man Who Almost Changed China,” Foreign Affairs, 01/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hồ Diệu Bang và công cuộc cải cách và mở cửa còn dang dở.

Một trong những sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ 20 là bước ngoặt lịch sử của Trung Quốc hướng tới một chương trình cải cách toàn diện trong những năm sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976. Bằng cách nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế và toàn xã hội trong giai đoạn này, Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 1989, đã tạo ra một nền tảng mà chỉ trong vài thập kỷ sau đó đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói tuyệt đối, biến Trung Quốc thành công xưởng của thế giới và đưa nước này trở thành một cường quốc trong thế kỷ 21 – đối thủ hợp lý duy nhất của Mỹ. Dù Đặng lãnh đạo quá trình này, nhưng vào thời điểm đó, ông đã được hỗ trợ bởi lời khuyên và nỗ lực của một nhà lãnh đạo ít được biết đến hơn, Hồ Diệu Bang. Continue reading “Hồ Diệu Bang: Người suýt nữa đã thay đổi Trung Quốc”

Israel và cuộc chiến trường kỳ sắp tới

Nguồn:  Assaf Orion, “Israel and the Coming Long War”, Foreign Affairs, 12/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong những tuần kể từ cuối tháng 7, khi lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh bị ám sát ở Tehran và chỉ huy cấp cao của Hezbollah Fuad Shukr bị giết ở Beirut, đã có nhiều suy đoán về sự bùng nổ của một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông. Theo quan điểm này, nếu Iran và Hezbollah chọn trả đũa thông qua các cuộc tấn công trực tiếp lớn vào Israel, họ có thể biến chiến dịch hiện tại của Israel ở Gaza thành một cuộc chiến tranh khu vực. Trong kịch bản này, các lực lượng Israel sau đó sẽ tham gia vào các cuộc giao tranh cường độ cao trên nhiều mặt trận chống lại nhiều nhóm vũ trang, dân quân khủng bố và quân đội của một quốc gia có ngưỡng hạt nhân được trang bị một kho vũ khí khổng lồ gồm tên lửa tầm xa và drone. Continue reading “Israel và cuộc chiến trường kỳ sắp tới”

Tại sao các cường quốc châu Á hướng tầm nhìn chiến lược sang châu Âu?

Nguồn: C. Raja Mohan, “Asian Powers Set Their Strategic Sights on Europe, Foreign Policy, 10/07/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sau 500 năm, tình thế đã đảo ngược, với một châu Âu rời rạc trở thành mục tiêu cho tham vọng địa chính trị ngày càng gia tăng của châu Á.

Điều thường được mô tả như “sự trỗi dậy của phần còn lại” – sự trỗi dậy tương đối của các cường quốc ngoài phương Tây – đã được cảm nhận rõ nét ở châu Á. Khi nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Vasco da Gama đến bờ biển Kerala ở tây nam Ấn Độ vào năm 1498, nó đánh dấu sự khởi đầu của 500 năm thống trị của châu Âu (và sau này là của Mỹ) đối với châu Á – với cả hàm ý thuộc địa, đế quốc và địa chính trị. Thời kỳ phi thực dân hóa từ giữa thế kỷ 20 trở đi đã không thay đổi nhiều sự thống trị của phương Tây, cũng không chấm dứt sự lệ thuộc của châu Á vào châu Âu. Continue reading “Tại sao các cường quốc châu Á hướng tầm nhìn chiến lược sang châu Âu?”

Lawrence Wong nói về các vấn đề đối nội và đối ngoại của Singapore

Nguồn:Lawrence Wong in his own words,” The Economist, 08/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thủ tướng tiếp theo của Singapore trả lời phỏng vấn của The Economist.

The Economist: Xin cảm ơn ông vì đã đồng ý tham gia buổi phỏng vấn này cùng với The Economist. Trong vài ngày nữa, ông sẽ trở thành Thủ tướng Singapore, đất nước đã thành công rực rỡ nhờ thái độ cởi mở và đã hưởng lợi từ toàn cầu hóa.

Lawrence Wong: Đúng vậy.

The Economist: Ông đã gọi đất nước mình là quốc gia không thể tin được và một phép lạ –

Lawrence Wong: Đến giờ điều đó vẫn đúng. Continue reading “Lawrence Wong nói về các vấn đề đối nội và đối ngoại của Singapore”

Liệu đề xuất trở lại nghĩa vụ quân sự của Anh có hợp lý?

Nguồn: Eliot Wilson, “The logic of national service”, The Spectator, 27/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Thật khó có thể khẳng định rằng Đảng Bảo thủ đã có một khởi đầu hoàn hảo cho chiến dịch tổng tuyển cử năm 2024. Thông báo của Rishi Sunak trên Phố Downing, việc loại một nhà báo của Sky News khỏi một sự kiện truyền thông, tính biểu tượng của chuyến thăm không thể giải thích được của thủ tướng tới Khu phố Titanic của Belfast – hầu hết mọi động thái cho đến nay đều cần tới các biện pháp kiểm soát thiệt hại ngay lập tức. Việc công bố kế hoạch áp dụng một số loại nghĩa vụ quân sự bắt buộc thoạt nhìn giống như một ván cờ vội vàng khác vốn tạo ra hàng loạt các vấn đề của riêng nó. Continue reading “Liệu đề xuất trở lại nghĩa vụ quân sự của Anh có hợp lý?”

Lý do thực sự đằng sau chủ nghĩa bảo hộ của phương Tây

Nguồn: Gideon Rachman, “The real reasons for the west’s protectionism,” Financial Times, 18/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và EU tin rằng không chỉ nền kinh tế mà cả sự ổn định chính trị và xã hội của họ đang bị đe dọa.

“Hãy trao đổi thương mại tự do với Trung Quốc và thời gian đang đứng về phía chúng ta.” Đó là quan điểm đầy tự tin của George W. Bush, cựu tổng thống Mỹ, trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001. Một thế hệ sau, nhiều người ở phương Tây đã đi đến kết luận rằng, trên thực tế, thời gian đã đứng về phía Trung Quốc. Continue reading “Lý do thực sự đằng sau chủ nghĩa bảo hộ của phương Tây”

Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P2)

Nguồn: Francis Fukuyama, “A Country of Their Own”, Foreign Affairs, 01/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Một cuộc sống tốt đẹp

Sự phê phán của chủ nghĩa bảo thủ dành cho chủ nghĩa tự do, về cốt lõi, chứa đựng một hoài nghi hợp lý trước sự nhấn mạnh của chủ nghĩa tự do đối với quyền tự chủ cá nhân. Các xã hội tự do giả định sự bình đẳng về nhân phẩm, một loại phẩm giá bắt nguồn từ khả năng lựa chọn của một cá nhân. Vì lẽ đó, xã hội tự do tận tâm bảo vệ quyền tự chủ như một quyền cơ bản. Nhưng dù quyền tự chủ là một giá trị tự do cơ bản, nó không phải là điều duy nhất tự động vượt qua mọi tầm nhìn khác về cuộc sống tốt đẹp. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P2)”

Khởi đầu của kết thúc cho Putin?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “The Beginning of the End for Putin?,” Foreign Affairs, 27/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc nổi loạn của Prigozhin đã kết thúc nhanh chóng, nhưng nó đã mở đường cho những rắc rối của Điện Kremlin.

Cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã phá hủy hình ảnh huyền bí của Tổng thống Nga Vladimir Putin như là một nhà độc tài không thể chạm tới. Trước ngày 24/02/2022, Putin có thể giống như một kẻ vô đạo đức và hiếu chiến, nhưng qua các động thái quân sự ở Syria, Crimea, và xa hơn nữa, ông vẫn là một chiến lược gia có năng lực. Thế rồi, ông đã huỷ hoại tất cả, thể hiện sự kém cỏi của mình bằng cách xâm lược một quốc gia không gây ra mối đe dọa nào cho Nga, sau đó thất bại hết lần này đến lần khác trong việc điều hành quân đội – với ví dụ mới nhất là cuộc nổi dậy vũ trang ngắn ngủi do thủ lĩnh lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin phát động cuối tuần này, vốn đã làm suy yếu nhà độc tài huyền bí Putin. Continue reading “Khởi đầu của kết thúc cho Putin?”

Vì sao trùm Wagner lại mâu thuẫn với giới lãnh đạo quân sự Nga?

Nguồn:Why the boss of Wagner Group is feuding with Russia’s military leaders?”, The Economist, 11/05/2023

Biên dịch: Tạ Hà Chi

Yevgeny Prigozhin, chỉ huy của một lực lượng lính đánh thuê Nga, đang mất dần tầm ảnh hưởng

Rất nhiều thi thể chất đống là bối cảnh khác thường cho một đoạn độc thoại. Vào ngày 5/4, Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo của Wagner, một nhóm lính đánh thuê Nga, đã đứng giữa thi thể của hàng chục chiến binh khi ghi lại một lời công kích kịch liệt nhắm vào Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tư lệnh lực lượng vũ trang Valery Gerasimov. Ông tuyên bố rằng bộ đôi lãnh đạo này đã trì hoãn phát đạn dược cho lính đánh thuê của ông tại Bakhmut, một thị trấn ở miền đông Ukraine mà Nga đã cố gắng chiếm giữ từ nhiều tháng nay. Sau đó, ông cũng cảnh báo Wagner sẽ rút lui nếu nguồn tiếp tế không sẵn sàng. Sự bộc phát cơn giận của Prigozhin là một phần của diễn biến mới nhất trong cuộc tranh cãi kéo dài giữa ông và các nhà lãnh đạo quốc phòng Nga. Vì sao họ lại có mâu thuẫn và diễn biến này nói lên điều gì về tình trạng chỉ huy quân sự của nước này? Continue reading “Vì sao trùm Wagner lại mâu thuẫn với giới lãnh đạo quân sự Nga?”

Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bài của Dương Diệp [Yang Ye], phóng viên đặc phái thường trú tại Việt Nam, và phóng viên Bạch Vân Di [Bai Yun-yi] của Thời báo Hoàn cầu, về chuyến thăm chính thức Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng:

Ngày 25/10/2022, Hồ Triệu Minh, người phát ngôn Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố: Theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 tháng 10 cho tới ngày 2 tháng 11. Cùng hôm đó, Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam cũng công bố tin Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng”

#269-Ba cấp độ phân tích sự quyết đoán của Trung Quốc

Nguồn: Nien-chung Chang Liao, “The sources of China’s assertiveness: the system, domestic politics or leadership preferences?” International Affairs 92 (4), pp. 817-833.

Biên dịch: Minh Châu | Hiệu đính: Nguyễn Văn Quân

Kể từ cuối những năm 1990, việc Trung Quốc tăng cường gắn kết các nước láng giềng và các tổ chức quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình “trỗi dậy hòa bình” thành cường quốc của Trung Quốc.[1] Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bắt đầu xác định tầm quan trọng lớn hơn đối với việc bảo vệ lợi ích quốc gia cốt lõi và khẳng định yêu sách chủ quyền trên biển của mình. Các học giả mô tả cách tiếp cận mới của Trung Quốc là chính sách đối ngoại mang tính “quyết đoán”.[2] Trung Quốc đã bắt đầu can thiệp vào các hoạt động do thám của Mỹ, và trong các tranh chấp lãnh thổ ở phía Nam và trên biển Hoa Đông, Bắc Kinh đã thể hiện hành vi cứng rắn chưa từng thấy trong nhiều năm qua, khiến cho nhiều nước láng giềng cảm thấy lo ngại.[3] Continue reading “#269-Ba cấp độ phân tích sự quyết đoán của Trung Quốc”

#268 – Sự sỉ nhục quốc gia qua bản đồ và sự xuất hiện hình thù địa lý TQ

Nguồn: William Callahan, “The Cartography of National Humiliation and the Emergence of China’s Geobody”, Public Culture 21(1), 2009, pp. 141-173.

Biên dịch: Tuấn Anh | Hiệu đính: Đỗ Thị Thủy

Tóm tắt

Bản đồ là một phần quan trọng trong việc tạo dựng và sử dụng hình ảnh quốc gia. Bài viết này nghiên cứu những bản đồ hiện đại của Trung Quốc để chỉ ra cách mà những biên giới rất cụ thể giữa không gian trong và ngoài nước là kết quả tự nhiên của các công trình biểu tượng của địa lý học lịch sử và những quy ước của bản đồ học Trung Quốc. Những tấm bản đồ này không chỉ dừng ở việc ngợi ca phạm vi chủ quyền của Trung Quốc mà còn đau đớn trước mất mát lãnh thổ quốc gia thông qua bản đồ học về sự sỉ nhục quốc gia. Mục tiêu của bài viết này là hướng sự chú ý của chúng ta từ các vấn đề ngoại giao về biên giới quốc tế sang nghiên cứu những gì mà bản đồ Trung Quốc của Trung Quốc có thể cho chúng ta biết về những hi vọng và những lo sợ của người Trung Quốc, không chỉ trong quá khứ hay hiện tại mà còn ở tận tương lai. Bài viết này có hai mục tiêu tổng quát: (1) giải thích những bản đồ quốc gia hiện tại của Trung Quốc đã xuất hiện như thế nào thông qua sự va chạm sáng tạo giữa lãnh thổ phong kiến không giới hạn và lãnh thổ có chủ quyền bị giới hạn, và (2) cho thấy cách mà bản đồ học về sự sỉ nhục quốc gia thể hiện chính trị sinh học của hình thù địa lý. Bài viết kết luận rằng kinh nghiệm thường là độc nhất vô nhị của Trung Quốc có thể cho chúng ta thấy bản đồ học cũng có vị trí quan trọng như thế nào trong cuộc đấu tranh của các dân tộc khác. Continue reading “#268 – Sự sỉ nhục quốc gia qua bản đồ và sự xuất hiện hình thù địa lý TQ”

#267 – Triển vọng của chủ nghĩa kiến tạo đối với lý thuyết QHQT

Nguồn: Ted Hopf, “The Promise of Constructivism in International Relations Theory”, International Security, Vol. 23, No. 1 (Summer 1998), pp. 171-200.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Chủ nghĩa kiến tạo – kẻ thách thức sự thống trị liên tục của chủ nghĩa tân hiện thực và tân tự do thể chế trong nghiên cứu QHQT ở Hoa Kỳ – thường bị các học giả “dòng chính [mainstream]” đánh giá với rất nhiều sự nghi ngờ.[1] Có nhiều lý do giải thích cho sự chào đón [không thân thiện] này, trong đó ba nguyên nhân chính là việc các học giả dòng chính đánh giá, một cách sai lầm, thuyết kiến tạo có tính chất hậu hiện đại [postmodern] và phản thực chứng [antipositivist]; bản thân thuyết kiến tạo cũng mâu thuẫn trong việc áp dụng các phương pháp xã hội học dòng chính mà vẫn không phải hy sinh sự khác biệt về lý thuyết của chúng; và, có liên quan đến mâu thuẫn trên, sự thất bại của thuyết kiến tạo đối với việc phát triển một chương trình nghiên cứu khác biệt [so với hai lý thuyết dòng chính còn lại]. Trong bài viết này, tôi sẽ làm rõ các luận điểm của phái kiến tạo, chỉ ra sự khác biệt giữa dòng kiến tạo “thường quy” [conventional constructivism] và “phê phán” [critical constructivism], và đề xuất một chương trình nghiên cứu có khả năng cung cấp một cách tiếp cận khác đối với các vấn đề quan hệ quốc tế chính yếu được nghiên cứu và một vài ví dụ chỉ ra những gì mà chỉ có thuyết kiến tạo mới có thể đóng góp vào việc nghiên cứu chính trị quốc tế đó. Continue reading “#267 – Triển vọng của chủ nghĩa kiến tạo đối với lý thuyết QHQT”

#266-Lý thuyết Quan hệ quốc tế và Việt Nam

Nguồn: Zachary Abuza, “International Relations Theory and Vietnam”, Contemporary Southeast Asia, Vol. 17, No. 4 (March 1996), pp. 406-419.

Biên dịch: Nguyễn Minh Tài | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Tóm lược: Mặc dù được tuyên truyền theo đường lối cách mạng vô sản quốc tế, chính sách đối ngoại của Hà Nội vẫn luôn dựa một cách chắc chắn vào các giả định của chủ nghĩa hiện thực. Với sự ra đời của chính sách Đổi mới, đã có sự chuyển đổi căn bản trong thế giới quan của Việt Nam: Hà Nội kiên quyết đi theo các nguyên tắc về sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Sự chuyển biến này được thấy rõ ràng nhất trong mối quan hệ của Hà Nội với các nước ASEAN và Trung Quốc. Bài viết này lập luận rằng bởi vì Việt Nam không còn có thể đương đầu với Trung Quốc theo nghĩa Hiện thực truyền thống được nữa và cũng bởi vì Việt Nam quá nhỏ bé để ràng buộc Trung Quốc vào một mức độ phụ thuộc lẫn nhau nhất định nào đó, Việt Nam hy vọng sẽ kiềm chế hành vi của Trung Quốc thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau gián tiếp, thông qua tư cách thành viên ASEAN – một tổ chức Bắc Kinh cho là cần thiết để phát triển kinh tế của riêng mình. Continue reading “#266-Lý thuyết Quan hệ quốc tế và Việt Nam”

#265 – Nguồn gốc Leninist của sự đàn áp xã hội dân sự

civilsocietyre

Nguồn: Anne Applebaum, “The Leninist Roots of Civil Society Repression”,  Journal of Democracy, 26(4), (2015), pp.21-27.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1947, Stefan Jêdrychowski, cựu chiến binh cộng sản, ủy viên Bộ Chính trị Ba Lan, và bộ trưởng trong chính phủ, đã viết một bản ghi nhớ với nhan đề có phần trịch thượng, “Ghi chú về tuyên truyền của các nước Anglo-Saxon.” Ông đưa ra rất nhiều lời chỉ trích – về ảnh hưởng của các dịch vụ tin tức Anh và Mỹ ở Ba Lan, và về thời trang và điện ảnh nước ngoài. Nhưng cuộc tấn công dai dẳng nhất của ông là nhằm vào Polska YMCA, chi hội Ba Lan của Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc (YMCA). Được thành lập ở Warsaw năm 1923 và sau đó bị Hitler cấm hoạt động, Polska YMCA đã khởi động lại vào tháng 4 năm 1945 với sự hỗ trợ của YMCA quốc tế ở Geneva, cùng với sự nhiệt tình trong nước. Continue reading “#265 – Nguồn gốc Leninist của sự đàn áp xã hội dân sự”

#264 – Quản lý các vấn đề quốc tế

qhqt

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). Theory of International Politics (Chapter 9) (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 194-210.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngân Giang & Nguyễn Lương Đức | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Nếu như quyền lực không thực sự mang lại sự kiểm soát thì nó mang lại điều gì? Về cơ bản, nó mang lại bốn thứ. Đầu tiên, quyền lực cung cấp công cụ duy trì độc lập của chủ thể này khi đối mặt với áp lực từ các chủ thể khác. Thứ hai, quyền lực lớn hơn cho phép nhiều lựa chọn hành động hơn nhưng không thể bảo đảm kết quả của hành động. Hai lợi thế này đã được chúng ta thảo luận. Hai lợi thế tiếp theo cần làm rõ hơn.

Thứ ba, bên mạnh hơn có biên độ an toàn rộng hơn khi hành động đối phó với bên yếu hơn, và có tiếng nói trọng lượng hơn về cuộc chơi cũng như cách chơi. Duncan và Schnore đã định nghĩa quyền lực theo nghĩa sinh thái học là “khả năng của một nhóm các hành động hoặc vai trò đặt ra những điều kiện mà trong [điều kiện] đó những nhóm khác phải thực hiện chức năng của mình” (1959, tr. 139). Continue reading “#264 – Quản lý các vấn đề quốc tế”

#263 – Nguyên nhân cấu trúc và tác động quân sự

us-military-bans

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). Theory of International Politics (Chapter 8) (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 161-193.

Biên dịch: Trần Thanh Tùng & Nguyễn Ngọc Dũng | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Chương 7 đã cho chúng ta thấy vì sao ít hơn lại tốt hơn. Nói rằng ít tốt hơn là nhiều không có nghĩa hai là tốt nhất. Sự ổn định của một cặp – hai công ty, hai đảng phái chính trị, một cặp vợ chồng, thường rất được hoan nghênh. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu chính trị quốc tế thường nghĩ hệ thống chính trị có nhiều siêu cường không hề ổn định, họ phủ nhận quan niệm phổ biến rằng hai là con số tốt nhất. Liệu điều đó có đúng? Vì sự ổn định, hòa bình hay bất kì thứ gì khác, liệu chúng ta có nên ưu tiên một thế giới với hai siêu cường hay là thế giới có một vài hoặc nhiều siêu cường? Chương 8 sẽ giải thích vì sao 2 là tốt nhất. Chúng tôi đã đạt được một vài kết luận sau khi phân tích sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế [ở chương trước], nhưng chương này sẽ dẫn tới một kết luận khác nữa. Vấn đề an ninh quốc gia trong một thế giới đa hay hai cực thể hiện một cách rõ ràng các lợi thế của việc có hai, và chỉ hai, siêu cường trong hệ thống. Continue reading “#263 – Nguyên nhân cấu trúc và tác động quân sự”

#262 – Nguyên nhân hệ thống và tác động kinh tế

intl politics

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). Theory of International Politics (Chapter 7) (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 129-160.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh, Nguyễn Đỗ Thảo Đan, Hồ Phan Anh | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Chương 6 đã so sánh hai hệ thống quốc gia và quốc tế và chỉ ra hành vi và kết quả thay đổi như thế nào từ hệ thống này sang hệ thống khác. Các chương 7, 8, 9 sẽ so sánh các hệ thống quốc tế khác nhau và chỉ ra hành vi và kết quả thay đổi như thế nào trong các hệ thống có nguyên tắc tổ chức không đổi nhưng cấu trúc lại biến đổi cùng với thay đổi trong phân bổ nguồn lực giữa các quốc gia. Câu hỏi đặt ra ở chương này là chúng ta nên ưa thích hệ thống nhiều hay ít siêu cường? Phần I đi sâu hơn nữa vào lý thuyết. Phần II chuyển từ lý thuyết sang thực tiễn.[1] Continue reading “#262 – Nguyên nhân hệ thống và tác động kinh tế”

#261 – Quyền lực, phụ thuộc lẫn nhau và chủ thể phi quốc gia trong chính trị quốc tế

globalization-edudemic

Nguồn: Helen V. Milner, “Power, Interdependence, and Nonstate Actors in World Politics: Research Frontiers”, in Helen V. Milner & Andrew Moravcsik (eds), Power, Interdependence, and Nonstate Actors in World Politics (Princeton, NJ: Princeton University Press, 2009), pp. 3-27.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh & Nguyễn Lương Đức | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Vào giữa những năm 1970 một mô hình lý thuyết mới đã nổi lên trong lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế (QHQT). Tuy nhiều luận điểm của mô hình này đã từng được thảo luận từ trước, Keohane và Nye đã tập hợp chúng lại với tư cách một lối tiếp cận mới đầy hứa hẹn có thể cạnh tranh được với chủ nghĩa hiện thực và tân hiện thực.[1] Xuất hiện lần đầu trong cuốn Power and Interdependence, mô hình lý thuyết này hiện nay được gọi là “thuyết tân tự do thể chế”. 30 năm sau sự xuất hiện của tác phẩm Power and Interdependence, mô hình lý thuyết tân tự do đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một lối tiếp cận khác, bên cạnh thuyết hiện thực, đối với QHQT. Công trình xuất sắc của Keohane, After Hegemony, hòn đá tảng của thuyết tân tự do thể chế, đóng vai trò là lời biện hộ về mặt lý luận thuyết phục nhất cho sự tồn tại và vai trò của các thể chế quốc tế trong nền chính trị thế giới.[2] Continue reading “#261 – Quyền lực, phụ thuộc lẫn nhau và chủ thể phi quốc gia trong chính trị quốc tế”

#260 – Kinh tế chính trị quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa

international-trade

Nguồn: Ngaire Woods, “International Political Economy in an Age of Globalization”, in John Baylis & Steve Smith (ed), The Globalisation of World Politics, Third edition (Oxford: Oxford University Press, 2006), Chapter 14, pp. 325­ – 348.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Kinh tế chính trị quốc tế nói về sự tác động lẫn nhau giữa kinh tế và chính trị trong các vấn đề của thế giới. Câu hỏi cốt lõi của kinh tế chính trị quốc tế là: Điều gì chi phối và giải thích các sự kiện trong nền kinh tế thế giới? Đối với một số người, điều đó chính là cuộc chiến giữa “nhà nước với thị trường”. Tuy nhiên, điều này là sai lầm. Các thị trường của nền kinh tế thế giới không giống như chợ trời trên đường phố địa phương, nơi tất cả mọi thứ đều có thể được trao đổi mua bán một cách công khai  và cạnh tranh. Tương tự như vậy, các chính trị gia không thể cai trị nền kinh tế toàn cầu nhiều như họ mong muốn. Các thị trường thế giới, và các quốc gia, các công ty địa phương, và các công ty đa quốc gia buôn bán và đầu tư trên các thị trường đó đều được quy định bởi các tầng nấc quy định, chuẩn tắc, pháp luật, các tổ chức và thậm chí là các thói quen khác nhau. Các nhà khoa học chính trị gọi các đặc điểm của hệ thống này là các “thể chế”. Kinh tế chính trị quốc tế cố gắng giải thích những gì tạo ra và duy trì sự tồn tại của các thể chế, cũng như những tác động của các thể chế lên nền kinh tế thế giới. Continue reading “#260 – Kinh tế chính trị quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”