Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?

Nguồn: Anthony V Rinna, “Containing China through the South Korea–US alliance”, East Asia Forum, 21/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Washington dường như đang sử dụng liên minh Mỹ – Hàn để thúc đẩy mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, như là một phần của chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương mở và tự do. Nhưng việc Mỹ cố gắng lôi kéo Hàn Quốc vào cuộc cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh cuối cùng sẽ có nguy cơ đẩy đối tác của mình ra xa, ngay cả khi cả Washington và Seoul đều khẳng định rằng liên minh vẫn ‘vững như bàn thạch’.

Động thái này diễn ra vào thời điểm liên minh Mỹ – Hàn đang trải qua một giai đoạn căng thẳng chưa từng thấy trong gần 20 năm qua. Căng thẳng này xuất phát từ đòi hỏi tài chính cắt cổ mà Nhà Trắng đưa ra nhằm duy trì Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cũng như từ áp lực của Mỹ đối với Hàn Quốc nhằm buộc nước này không rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo GSOMIA với Nhật Bản. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?”

Karl Marx tiên tri về Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 như thế nào?

Tác giả: Leo Panitch | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là tóm tắt nội dung bài Marx hoàn toàn hiện đại (Thoroughly Modern Marx) của giáo sư Leo Panitch ở Đại học York tại Toronto, Canada, biên tập viên tập san Socialist Register, đăng trên tạp chí Mỹ Chính sách ngoại giao (Foreign Policy) số 5-6 năm 2009. Các ghi chú trong ngoặc và các tiêu đề phụ là của người dịch.

Đi trước thời đại

Khủng hoảng kinh tế một lần nữa kích thích mọi người quan tâm đến Karl Marx. Lượng tiêu thụ bộ sách Tư bản (tiếng Đức Das Kapital) tăng vọt; riêng một nhà xuất bản ở Đức năm 2008 bán được trên 10 nghìn cuốn, so với hơn 100 cuốn bán được năm 2007. Đây là một chỉ dấu cho thấy cuộc khủng hoảng có quy mô rộng và ảnh hưởng lớn đến mức khiến chủ nghĩa tư bản toàn cầu và các “vệ sĩ” của nó rơi vào một cuộc khủng hoảng hình thái ý thức. Continue reading “Karl Marx tiên tri về Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 như thế nào?”

Khát vọng tiền bạc và cuộc chiến của Putin với giới khoa học Nga

Nguồn: Nina Khrushcheva, “Putin Means Money”, Project Syndicate, 22/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Trong cuốn sách Putin’s Kleptocracy (Chế độ đạo tặc của Putin), tác giả quá cố Karen Dawisha đã lập luận rằng chìa khóa để hiểu nước Nga của Vladimir Putin là tiền. Dù Putin đang tìm cách thuyết phục công chúng với những câu chuyện về khôi phục ảnh hưởng toàn cầu của Nga, bà giải thích rằng Putin và một đội ngũ tay chân thân tín đang tích lũy một lượng lớn tài sản cá nhân. Theo quan điểm của bà, không chỉ là một lãnh đạo độc đoán theo chủ nghĩa dân tộc hoặc chủ nghĩa phục thù quốc gia, Putin còn là một kẻ tham tiền.

Vào thời điểm đó, tôi không đồng ý: mặc dù tiền chắc chắn là yếu tố rất quan trọng để hiểu được chế độ của Putin, nhưng tham vọng giành ảnh hưởng toàn cầu là không thể bị bác bỏ. Nhưng trong bối cảnh lực lượng an ninh đột kích vào Viện Vật lý Lebedev (FIAN) ở Moskva vào tháng trước, tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình. Continue reading “Khát vọng tiền bạc và cuộc chiến của Putin với giới khoa học Nga”

Thế giới bối rối trước sự tàn bạo của Trung Quốc ở Tân Cương

Nguồn: Few Chinese officials are blushing at a damning leak about Xinjiang”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc trong tuần này đối mặt với các bằng chứng tài liệu rò rỉ cho thấy họ đã xây dựng một nhà nước cảnh sát rộng lớn và tàn bạo ở vùng Tân Cương xa xôi. Trong một sự cố rò rỉ bất thường các tài liệu nội bộ chính thức của Trung Quốc, tờ New York Times đã đăng tải những bài phát biểu bí mật của Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi người Hồi giáo bị nhiễm “virut” của chủ nghĩa cực đoan chấp nhận trải qua “một giai đoạn điều trị can thiệp đau đớn”. Vụ rò rỉ cho thấy một bộ máy quan liêu máu lạnh khi Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2017, đã bắt giữ hàng trăm ngàn người Hồi giáo, hầu hết trong số họ là người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, và nhốt họ mà không qua xét xử trong các trại cải tạo vì những hành vi thể hiện sự mộ đạo bình thường, từ để râu dài đến cầu nguyện bên ngoài các nhà thờ do nhà nước kiểm soát. Các văn bản hướng dẫn đàn áp bao gồm lời lẽ được sử dụng để nói với những người con có cha mẹ bị bắt giam: “Hãy trân trọng cơ hội được giáo dục miễn phí mà đảng và chính phủ đã mang lại để xóa bỏ các suy nghĩ sai lầm”. Continue reading “Thế giới bối rối trước sự tàn bạo của Trung Quốc ở Tân Cương”

Vùng ngoại vi bất ổn đang chống lại bàn tay sắt của Tập Cận Bình

Nguồn: China’s unruly periphery resents the Communist Party’s heavy hand”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cách đây vài ngày, hàng trăm thanh niên, bao gồm một số thiếu niên, đã biến khuôn viên có màu gạch đỏ của Đại học Bách khoa Hồng Kông thành một pháo đài. Mặc đồ đen, đeo mặt nạ đen, hầu hết họ vẫn giữ vững tinh thần kháng cự khi bị bao vây. Cảnh sát bắn đạn cao su và phun nước nhuộm màu xanh vào họ. Những người cố thủ trong khuôn viên sử dụng chai thủy tinh đổ đầy nhiên liệu và gắn kèm ngòi cháy để chế tạo bom xăng. Nhiều người đã hoan hô thông tin nói rằng một mũi tên bắn bởi một trong những cung thủ của họ đã trúng vào chân một cảnh sát. Sau hơn năm tháng bất ổn bởi biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông, rủi ro đang lên tới mức nguy hiểm chết người. Continue reading “Vùng ngoại vi bất ổn đang chống lại bàn tay sắt của Tập Cận Bình”

Tác động đối ngoại của quá trình luận tội Trump

Nguồn: Carl Bildt, “Impeachment and the Wider World”, Project Syndicate, 20/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một lần nữa, Hoa Kỳ đang trải qua sự kịch tính của thủ tục luận tội chống lại tổng thống. Nhưng, không giống như trong quá khứ, những tác động của lần này đối với phần còn lại của thế giới có thể là đáng kể.

Hãy so sánh hai trường hợp luận tội tổng thống thời hiện đại so với cuộc điều tra luận tội đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến nỗ lực nhằm thuyết phục chính phủ Ukraine tuyên bố điều tra hình sự đối với một trong những đối thủ Dân chủ hàng đầu của ông, cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai của ông Biden. Trường hợp đầu tiên là một cuộc khủng hoảng dần hình thành sau cuộc đột nhập lúc nửa đêm vào các văn phòng của Ủy ban Quốc gia Dân chủ năm 1972, và sau đó nhấn chìm hệ thống chính trị Hoa Kỳ trong hai năm, lên đến đỉnh điểm là sự từ chức của Tổng thống Richard Nixon vào tháng 8 năm 1974. Trường hợp thứ hai là cuộc điều tra của điều tra viên đặc biệt đối với Tổng thống Bill Clinton, người đã bị luận tội tại Hạ viện Hoa Kỳ năm 1998, nhưng được Thượng viện tha bổng vào tháng 2/1999. Continue reading “Tác động đối ngoại của quá trình luận tội Trump”

Sự tàn bạo của Lực lượng Mãnh Hổ ở Việt Nam

Nguồn: Michael Sallah, “The Tiger Force Atrocities”, The New York Times, 26/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ký ức ấy ám ảnh Bill Carpenter tận 50 năm sau khi ông hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam. Chập tối, một lão nông mặc áo trắng vừa lùa đàn vịt qua sông Vệ thì bất ngờ gặp phải trung đội của Carpenter – đơn vị được biết đến với cái tên Mãnh Hổ (Tiger Force). Ông già sợ hãi la lên. Những gã lính giận dữ quát ông im miệng, nhưng ông không thể.

Phát súng khiến ông lão ngã xuống là thứ đến giờ vẫn khiến Carpenter choàng tỉnh lúc nửa đêm.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Carpenter, cựu chuyên gia Lục quân Hoa kỳ, thú nhận, “Chẳng có lý do gì để giết ông ấy cả.” Continue reading “Sự tàn bạo của Lực lượng Mãnh Hổ ở Việt Nam”

Nga là bá chủ mới ở khu vực Trung Đông?

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Is Russia the Middle East’s New Hegemon?”, Project Syndicate, 18/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự sụp đổ của Liên Xô ba thập niên trước có nghĩa là sự hiện diện một thời đáng gờm của họ ở Trung Đông cũng không còn. Tuy nhiên, ngày nay, khi Hoa Kỳ rút khỏi khu vực, Nga đã nhanh chóng chiếm lại vị thế đó của Liên Xô, thông qua sự kết hợp giữa lực lượng quân sự, các thỏa thuận bán vũ khí, những mối quan hệ đối tác chiến lược và việc triển khai sức mạnh mềm. Nhưng thành công của Nga đang được đánh giá quá cao.

Chắc chắn là sức mạnh mềm của Nga rất ấn tượng. Hồi đầu năm 2012, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng “sự hiện diện văn hóa và giáo dục của Nga trên thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia nơi có một bộ phận đáng kể dân số nói hoặc hiểu tiếng Nga”. Tại một hội nghị gần đây ở Moskva, Putin đã nói rõ Israel là một quốc gia nằm trong danh sách đó. Continue reading “Nga là bá chủ mới ở khu vực Trung Đông?”

Hậu quả của sự sụp đổ Bức tường Berlin đối với Dân chủ xã hội

Nguồn: Daron Acemoglu, “The Fall of the Berlin Wall and Social Democracy”, Project Syndicate, 13/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ba mươi năm trước, người ta đã thấy rõ ràng rằng Bức tường Berlin sụp đổ sẽ thay đổi mọi thứ. Nhưng chính xác thay đổi đó sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với chính trị thế giới trong thế kỷ 21 vẫn còn chưa rõ ràng.

Đến năm 1989, Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản nói chung đã khiến hàng chục triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, và rõ ràng đã thất bại trong việc cạnh tranh với mô hình kinh tế phương Tây. Trong bốn thập niên, Chiến tranh Lạnh đã cướp đi hàng triệu sinh mạng ở các chiến trường khác nhau trên khắp thế giới (nơi mà cuộc xung đột nóng hơn nhiều so với tên gọi Chiến tranh Lạnh của nó), và tạo ra một cái cớ để đàn áp và tạo nên sự thống trị của giới tinh hoa ở hàng chục quốc gia trên khắp Châu Mỹ Latinh, Châu Phi, và Châu Á. Continue reading “Hậu quả của sự sụp đổ Bức tường Berlin đối với Dân chủ xã hội”

Nùng Trí Cao đánh Tống (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Khởi đầu đạo quân Nùng Trí Cao toàn thắng trong cuộc trường chinh từ Hoành Sơn [Ung Châu], xuôi hạ lưu các sông Hữu Giang, Uất, Tây Giang, Châu Giang; cuối cùng bị khựng lại tại thành Quảng Châu. Trên đường trở về thành Ung [Nam Ninh] bị quân Tô Giam dùng chướng ngại vật chặn tại Biên Độ Võng phải ngược sông Bắc Giang. Quả thực Trí Cao đúng như ý nghĩa tên gọi, trí óc vượt người thường, từ thế bị động chuyển sang chủ động; trên thuyền ra lệnh ca hát vui mừng, rồi tiếp tục tấn công các châu, huyện; từ Thanh Viễn [Quingyuan], ngược Thiều Châu [Shaoguan], theo sông nhỏ hướng tây sang Quảng Nam Tây Lộ [Quảng Tây]; gây tổn thất lớn cho quân dân nhà Tống: Continue reading “Nùng Trí Cao đánh Tống (P3)”

15/11/1957: Khrushchev thách Hoa Kỳ ‘thi phóng tên lửa’

Nguồn: Nikita Khrushchev challenges United States to a missile “shooting match”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1957, trong cuộc phỏng vấn với một phóng viên Mỹ, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã tuyên bố Liên Xô có ưu thế về tên lửa hơn so với Mỹ và thách thức Mỹ tham gia một “cuộc thi phóng tên lửa” để chứng minh khẳng định của mình. Cuộc phỏng vấn đã làm gia tăng nỗi sợ của Hoa Kỳ rằng họ đang tụt lại phía sau Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang.

Cuộc phỏng vấn là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp thường thấy giữa vẻ huênh hoang hiếu chiến và việc kêu gọi “chung sống hòa bình” với phương Tây của Khrushchev vào cuối những năm 1950. Ông khoe khoang về ưu thế tên lửa của Liên Xô và cho rằng Hoa Kỳ không sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa: “Nếu họ có thì họ đã phóng vệ tinh nhân tạo của riêng mình rồi.” Sau đó, ông đưa ra lời thách thức: “Hãy cùng tham gia một cuộc thi phóng tên lửa ôn hòa như một trận đấu súng, và họ sẽ trông thấy sức mạnh của chúng ta.” Continue reading “15/11/1957: Khrushchev thách Hoa Kỳ ‘thi phóng tên lửa’”

Ván cờ cuối đầy rủi ro của Trung Quốc tại Hồng Kông

Nguồn: Minxin Pei, “China’s Risky Endgame in Hong Kong”, Project Syndicate, 13/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù sự leo thang bạo lực nhanh chóng ở Hồng Kông đã đủ đáng sợ, nhưng mọi thứ có thể vẫn còn trở nên tồi tệ hơn nữa. Thông cáo của Hội nghị Trung ương lần thứ tư vừa kết thúc của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19 cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có kế hoạch thắt chặt sự kìm kẹp của mình đối với thuộc địa cũ của Anh bằng bất cứ giá nào. Ông Tập nên chuẩn bị để gánh chịu những phí tổn khổng lồ.

Thông cáo bao gồm hai cam kết đáng lo ngại. Đầu tiên, chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ “điều khiển và kiểm soát” (guanzhi) Hồng Kông (và Ma Cao) bằng cách “sử dụng tất cả các quyền lực được trao theo hiến pháp và Luật Cơ bản”, bản tiểu hiến pháp xác định tình trạng của Hồng Kông. Thứ hai, Trung Quốc sẽ xây dựng và cải thiện một hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi để bảo vệ an ninh quốc gia tại cả hai đặc khu hành chính. Continue reading “Ván cờ cuối đầy rủi ro của Trung Quốc tại Hồng Kông”

Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên: Bảo tàng gia đình đầu tiên ở Việt Nam  

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khu nhà Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên khuất trong một ngõ hẹp ở làng Lai Xá, ngoại thành Hà Nội. Cổng vào không có bất cứ trang trí hoặc màu sắc nào gây chú ý, chỉ có một biển tên nhỏ gắn trên tường. Từ trong đến ngoài, tất cả đều giản dị, khiêm tốn. Nhưng khi nghe giới thiệu, mới biết cách bài trí ở đây rất công phu và đầy ý tưởng. Từ mỗi gốc cây được trồng, mỗi viên gạch cổ lát lối đi trong mảnh vườn xinh xinh có cái tên đầy thi vị “Vườn Ký ức”, cho tới sự bố trí các kỷ vật nói lên truyền thống gia đình của ông bà Nguyễn Văn Huyên-Vi Kim Ngọc trong bốn tầng nhà nhỏ, tất cả đều thể hiện tình cảm sâu sắc của con cháu nhớ và nghĩ về tiền nhân. Đây là điều đầu tiên người xem cảm nhận được khi đi vào khoảnh sân và mảnh vườn khu Bảo tàng. Continue reading “Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên: Bảo tàng gia đình đầu tiên ở Việt Nam  “

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương yếu ớt của Mỹ

Nguồn: Brahma Chellaney, “America’s Feeble Indo-Pacific Strategy”, Project Syndicate, 12/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Với việc trung tâm địa chính trị toàn cầu đang dịch chuyển về phía châu Á, một trật tự Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đa nguyên, dựa trên các luật lệ là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là đối với vị thế toàn cầu của Mỹ. Vì vậy, tin tốt là khi hai năm trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu đưa ra tầm nhìn về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do, đặc trưng bởi dòng chảy thương mại không bị cản trở, tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp, chủ quyền quốc gia và biên giới hiện có. Tuy nhiên, không những chưa thực thi được tầm nhìn này, Hoa Kỳ còn cho phép chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở châu Á tiếp diễn mà hầu như không bị cản trở. Thất bại này sẽ gây ra hậu quả vô cùng lớn. Continue reading “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương yếu ớt của Mỹ”

Vấn đề Papua: Bối cảnh lịch sử và các yếu tố quốc tế

Nguồn: Leo Suryadinata, “The Papua Question: Historical Contexts and International Dimensions”, ISEAS Perspective, 31/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Giới thiệu

Ngày 19/08/2019, một cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn tại Manokwari, tỉnh Tây Papua, Indonesia. Người biểu tình đã phóng hỏa tòa nhà chính quyền địa phương và nhiều xe hơi, làm hư hại các cửa hàng và tài sản. Những sự cố tương tự đã tiếp diễn sau đó ở các khu vực khác của Papua và gây nhiều thương vong. Chính quyền Indonesia đã sử dụng vũ lực để kiểm soát tình hình và đưa Papua trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, tới ngày 23 tháng 9, một cuộc bạo loạn nghiêm trọng hơn đã nổ ra ở Wamena. Các tòa nhà chính quyền, cửa hàng và xe hơi đã bị đốt cháy và những người không phải người Papua đã bị tấn công. Có tới 32 người thiệt mạng và 77 người khác bị thương trong vụ bạo lực. Tình hình đã được kiểm soát sau khi Jakarta bổ sung 6.000 nhân viên thuộc lực lượng an ninh. Continue reading “Vấn đề Papua: Bối cảnh lịch sử và các yếu tố quốc tế”

Hợp tác và cạnh tranh giữa ADB và AIIB

Nguồn: Kearrin Sims, “Cooperation and contestation between the ADB and AIIB”, East Asia Forum, 24/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đã phát triển thành một tổ chức 100 thành viên kể từ sau khi được thành lập vào năm 2016, với 45 dự án đang hoạt động tại 18 quốc gia thành viên. AIIB là ngân hàng phát triển đa phương lớn thứ hai nếu tính theo số thành viên, chỉ xếp sau Ngân hàng Thế giới.

Khi số thành viên của AIIB tiếp tục mở rộng, nhiều người đặt câu hỏi liệu nó có giúp củng cố hay thách thức các tiêu chuẩn, chuẩn tắc và thông lệ tài chính đa phương hiện có hay không. Mối quan hệ của AIIB với đối thủ cạnh tranh và đồng thời là đối tác đa phương gần gũi nhất, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), nằm ở trung tâm của những câu hỏi này. Continue reading “Hợp tác và cạnh tranh giữa ADB và AIIB”

Ấn Độ: Hi vọng lớn nhất của Mỹ ở châu Á

Tác giả: Robert D. Blackwill & Ashley J. Tellis | Giới thiệu: Ngọc Tú

Trong hai thập kỷ qua, Washington đã đặt nhiều hi vọng vào Ấn Độ trên vũ đài thế giới. Rộng lớn, đông dân và giàu tài nguyên, xét theo tất cả các biểu hiện bề ngoài, Ấn Độ là một cường quốc đã sẵn sàng. Và với tư cách là nền dân chủ lớn nhất thế giới, theo những hi vọng đó, nước này hứa hẹn sẽ trở thành đối tác quan trọng của Mỹ vào thời điểm cuộc cạnh tranh giữa các bên thách thức đang ngày càng gia tăng.

Gần 20 năm trước, cũng dựa trên những kỳ vọng như vậy, Washington đã bắt đầu giải quyết những bất đồng từ lâu đã kìm hãm mối quan hệ Mỹ-Ấn trong suốt giai đoạn Chiến tranh Lạnh và cho đến những năm 1990. Dưới thời Tổng thống George W. Bush, các quan chức Mỹ không còn khăng khăng yêu cầu Ấn Độ phải từ bỏ vũ khí hạt nhân, cho phép Washington và New Delhi ký kết một thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt và mở đường cho các khoản đầu tư khổng lồ của Mỹ – cả về ngoại giao, kinh tế và quân sự – nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự trỗi dậy của Ấn Độ. Continue reading “Ấn Độ: Hi vọng lớn nhất của Mỹ ở châu Á”

Luận tội Trump: Nên hay không?

Tác giả: Phạm Phú Khải

Nên hay không luận tội Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã là một đề tài gây lắm tranh cãi và chia rẽ tại Hoa Kỳ không lâu sau khi ông Trump nhậm chức.

Ông Trump, cũng như những người ủng hộ ông, phản đối mọi ý kiến hay nỗ lực nào quy tội hay luận tội ông. Ngoài lập trường ủng hộ ông Trump bằng mọi giá, kể cả chống lại mọi lý do để luận tội ông, những người khác chống luận tội là vì họ không thấy nó sẽ đi đến đâu cả, và có nguy cơ làm cho nước Mỹ vốn đang chia rẽ trầm trọng càng chia rẽ hơn. Continue reading “Luận tội Trump: Nên hay không?”

Mỹ – Trung nên vượt qua chiến tranh thương mại như thế nào?

Nguồn: Dani Rodrik, “How to Get Past the US-China Trade War”, Project Syndicate, 07/11/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc đặt ra những thách thức chính trị và chiến lược quan trọng đối với trật tự toàn cầu hiện nay. Sự xuất hiện của một siêu cường mới ở châu Á chắc chắn tạo ra những căng thẳng địa chính trị mà một số người đã cảnh báo cuối cùng có thể dẫn đến xung đột quân sự. Ngay cả khi không xảy ra chiến tranh, sự cứng rắn của chế độ chính trị Trung Quốc, trong bối cảnh có những cáo buộc đáng tin cậy về vô số vi phạm nhân quyền, đã đặt ra những câu hỏi khó cho phương Tây.

Rồi đến khía cạnh kinh tế. Trung Quốc đã trở thành quốc gia thương mại hàng đầu thế giới, và các mặt hàng chế tạo xuất khẩu ngày càng tinh vi của nó thống trị thị trường toàn cầu. Mặc dù vai trò kinh tế quốc tế của Trung Quốc khó có khả năng được cách ly khỏi xung đột chính trị, nhưng phương Tây cũng không thể ngừng giao thương với Trung Quốc. Continue reading “Mỹ – Trung nên vượt qua chiến tranh thương mại như thế nào?”

Mâu thuẫn đối nội và đối ngoại trong cách cai trị của Tập Cận Bình

Nguồn: Communists are fascinated by contradictions. China faces a big one”, The Economist, 31/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu dựa vào kinh nghiệm quá khứ, sự cởi mở của Trung Quốc với thế giới sẽ được ca tụng rất nhiều trong bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ hai tại Thượng Hải vào ngày 5 tháng 11. Phát biểu khai mạc tại hội chợ lần đầu tiên hồi năm ngoái, ông Tập đã mô tả Trung Quốc như là người ủng hộ thương mại tự do và hợp tác cùng có lợi. Sự cởi mở mang lại tiến bộ trong khi đóng cửa dẫn đến sự lạc hậu, ông tuyên bố. Thành thạo khi nói thứ ngôn ngữ toàn cầu hóa, những từ bóng bẩy khoa trương thường được sử dụng tại các cuộc hội nghị của các nhà lãnh đạo thế giới, các tỷ phú và giám đốc điều hành, ông Tập tuyên bố rằng chia sẻ những thành quả của sự đổi mới “trong ngôi làng toàn cầu kết nối của chúng ta” là một điều tự nhiên. Continue reading “Mâu thuẫn đối nội và đối ngoại trong cách cai trị của Tập Cận Bình”