Học giả phân tích trật tự thế giới mới của Trung Quốc

Nguồn: Ramesh Thakur, “China’s New World Order?”, Project Syndicate, 10/11/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tính đến nay, có hai xu thế địa chính trị chính trong thế kỷ 21: sự xuống dốc tương đối của Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh; và sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế, chính trị và quân sự. Do đó, cách Trung Quốc hành xử trên trường quốc tế sẽ là một nhân tố địa chính trị quan trọng trong những thập niên tới.

Trong tương lai, tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ánh tầm nhìn chiến lược của chủ tịch Tập Cận Bình, người hiện giờ đã củng cố vị trí là nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông. Trong bài phát biểu dài của mình tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 19 vào ngày 18/10/2017, ông Tập tuyên bố về một kỷ nguyên mới của sức mạnh quốc gia, sự tự tin, và quyền lực toàn cầu của Trung Quốc. Continue reading “Học giả phân tích trật tự thế giới mới của Trung Quốc”

Cuộc tranh luận không dứt về trận Khe Sanh

Nguồn: Gregg Jones, “The Enduring Debate over Khe Sanh“, The New York Times, 19/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào đầu năm 1968, cuộc bao vây căn cứ thủy quân lục chiến hẻo lánh tại Khe Sanh đã tràn ngập trên các kênh tin tức của Hoa Kỳ về cuộc chiến ở Việt Nam. Tướng William Westmoreland, chỉ huy tối cao của quân đội Hoa Kỳ tại Sài Gòn, gọi hành động của quân đội Bắc Việt tại Khe Sanh là một “sự kiện chính yếu” của cuộc tấn công từ phe cộng sản.

Các bản tin đồng loạt so sánh cuộc tấn công với trận Điện Biên Phủ, một cứ điểm quân sự xa xôi của người Pháp bị bao vây và buộc phải đầu hàng trước lực lượng Cộng sản Việt Nam năm 1954. Vào ngày 18/02, ngay cả khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân đang diễn ra trên khắp cả nước, tờ New York Times đã gọi cuộc đụng độ đang diễn ra tại Khe Sanh là một trận đánh lớn của Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “Cuộc tranh luận không dứt về trận Khe Sanh”

Francis Fukuyama: ‘Việt Nam làm khác Trung Quốc’

Triết gia Mỹ Francis Fukuyama nói với BBC rằng ông Tập Cận Bình đi theo truyền thống ‘Hoàng đế xấu’ và Việt Nam đi con đường khác Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của Vincent Ni, phóng viên BBC World Service, qua điện thoại hôm 01/03/2018 từ San Francisco, ông đánh giá tin mới nhất rằng Trung Quốc có thể xóa giới hạn hai nhiệm kỳ để ông Tập Cận Bình cầm quyền quá 2023.

GS Francis Fukuyama: Tôi nghĩ đây là một quyết định rất đáng tiếc, cho cả Trung Quốc lẫn thế giới nói chung. Tôi nghĩ rằng chế độ độc tài của Trung Quốc khác với các chế độ độc tài khác, bởi thực tế là nó đã được thể chế hóa, có nghĩa là nó không phụ thuộc vào thẩm quyền cá nhân của một nhà lãnh đạo duy nhất. Có các luật định, và đặc biệt, có một quy tắc rõ ràng trong hiến pháp rằng các chủ tịch chỉ có thể phục vụ hai nhiệm kỳ 5 năm. Và kể từ năm 1978, đã có ba lần chuyển giao quyền lực, khi mà toàn bộ ban lãnh đạo hàng đầu rời chức vụ để tạo điều kiện cho một thế hệ trẻ hơn. Continue reading “Francis Fukuyama: ‘Việt Nam làm khác Trung Quốc’”

Khía cạnh địa chính trị của Đồng thuận Bắc Kinh-Moskva

Nguồn: Enrico Cau, “The Geopolitics of the Beijing-Moscow Consensus“, The Diplomat, 04/01/2018.

Biên dịch: Trần Quang

Vào cuối những năm 1950, việc quan hệ Trung-Nga xấu đi đã mở đường cho cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Mao Trạch Đông vào năm 1972. Kết quả của cuộc gặp đó là Thông cáo Thượng Hải, và một mặt là bắt đầu sự hòa hoãn Trung-Mỹ, mặt khác là việc kiềm chế Liên Xô ở châu Á-Thái Bình Dương, một sự chia rẽ sẽ xác định quan hệ giữa hai nước cộng sản này trong nhiều thập kỷ sau đó.

Chỉ đến khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, thì bất chấp các thách thức còn tồn tại như các tranh chấp lãnh thổ và vấn đề nhập cư trái phép ở vùng Viễn Đông Nga, quan hệ Trung-Nga mới bắt đầu “tan băng”. Hai nước đã bỏ lại đằng sau những sự bất đồng về tư tưởng vì một cách tiếp cận thực dụng hơn dựa trên việc theo đuổi các lợi ích được chia sẻ và chống lại các mối đe dọa chung như là nét đặc trưng chỉ đạo của sự hợp tác được khôi phục của họ. Bất chấp những dự đoán tiêu cực hơn, tiến trình nối lại quan hệ này đã cải thiện một cách vững vàng qua thời gian.  Continue reading “Khía cạnh địa chính trị của Đồng thuận Bắc Kinh-Moskva”

Canh bạc của Tập Cận Bình

Nguồn: Kerry Brown, “Xi won’t go”, China File, 25/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc, trên hết, là một cơ quan chiến lược. Nhưng chiến lược luôn luôn liên quan đến một số yếu tố “đánh cược” – những quyết định lớn, nơi bạn quyết định phải đi theo một hướng nhất định và loại trừ các hướng đi khác. Ngay cả Đảng cũng không thể cùng lúc đi theo hai hướng khác nhau.

Tổng Bí thư Đảng có một số chức năng – là người kể chuyện, nhân vật tượng trưng, ​​và người ra quyết định chính về những định hướng chiến lược này. Họ cũng là những tay bạc – đi theo bản năng của họ và đặt tất cả vốn liếng chính trị vào những quyết định lớn. Đối với người tiền nhiệm của Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào, canh bạc chỉ đơn giản là làm tất cả mọi thứ để duy trì tăng trưởng kinh tế. Continue reading “Canh bạc của Tập Cận Bình”

Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (2)

Nguồn: Robert Daly, “Xi won’t go”, China File, 25/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Câu hỏi quan trọng nảy sinh từ việc sửa đổi hiến pháp là: Tại sao Tập Cận Bình lại muốn có thêm quyền lực và tại sao các đồng nghiệp của ông lại sẵn sàng trao nó cho ông? Liệu quyết định này xuất phát từ sức mạnh của Trung Quốc, hay sự mong manh của nó?

Câu trả lời chắc chắn nhất là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tin rằng các điểm yếu của nó chỉ có thể được giải quyết bằng cách tập trung quyền lực vào tay một lãnh đạo mạnh mẽ trong dài hạn. Đảng muốn gửi tín hiệu về sự tự tin, năng lực, và sự ổn định của mình tới các đảng viên và nhân dân Trung Quốc vì mi đe da do bt n là cao. Continue reading “Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (2)”

Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng

Nguồn: Joseph Nye, “The Changing Geopolitics of Energy”, Project Syndicate, 01/11/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2008, khi Hội đồng tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (NIC) xuất bản cuốn Global Trends 2025 (Xu hướng toàn cầu năm 2025), một dự báo quan trọng là cạnh tranh năng lượng sẽ trở nên gay gắt hơn. Nhu cầu của Trung Quốc đang tăng lên, và những nguồn cung khác từ các nước không phải thành viên OPEC, như Biển Bắc, lại đang suy giảm. Sau 2 thập niên giá dầu duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định, năm 2006, giá dầu bất ngờ tăng vọt lên mức hơn 100 đô la Mỹ một thùng. Nhiều chuyên gia đã đề cập đến “đỉnh dầu” (peak oil) – quan điểm cho rằng các nguồn dự trữ dầu đã đạt mức cao nhất – cùng dự đoán rằng sản xuất dầu sẽ tập trung vào vùng Trung Đông với chi phí thấp nhưng nguy cơ bất ổn lại cao, nơi ngay cả Ả Rập Saudi cũng được cho là đã thăm dò hết sản lượng dầu tiềm năng của mình, và không có mỏ dầu lớn nào khác nữa có thể được tìm thấy. Continue reading “Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng”

Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (1)

Nguồn: Richard McGregor, “Xi won’t go”, China File, 25/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Có phải Tập Cận Bình đã tự biến mình thành chủ tịch nước trọn đời?

Thông báo hôm Chủ nhật rằng Trung Quốc sẽ sửa đổi hiến pháp để loại bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ của chức chủ tịch nước hiện tại dường như đã dọn đường cho khả năng đó.

Theo các quy định hiến pháp cũ, Tập sẽ phải rời bỏ vị trí chủ tịch nước vào đầu năm 2023, khi nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai của ông kết thúc.

Mặc dù vậy, như những người khác đã chỉ ra, Tập sẽ không nhất thiết phải phải từ bỏ quyền lực. Không có giới hạn nào đối với số nhiệm kỳ của một trong những vị trí quan trọng khác mà ông ta đang nắm giữ: Tổng bí thư của Đảng Cộng sản, vị trí nắm giữ quyền lực thực sự ở Trung Quốc. Continue reading “Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (1)”

Phụ nữ định hình các cuộc đảo chính như thế nào?

Nguồn: Raj Persaud & Peter Bruggen, How Women Shape Coups”, Project Syndicate, 20/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hồi tháng 11/2017, các tướng lĩnh của Zimbabwe đã bắt tạm giam Tổng thống Robert Mugabe trong một cuộc đảo chính thành công (mặc dù họ không thừa nhận đó là một cuộc đảo chính). Nhiều ngày sau, đảng cầm quyền của nước này, Mặt trận Yêu nước – Liên đoàn Quốc gia người Phi Zimbabwe (Zanu-PF), đã quyết định khai trừ vị Tổng thống 93 tuổi khỏi hàng ngũ của Đảng. Nhưng có lẽ không phải bản thân Mugabe, một cây đại thụ trong làng chính trị, là người đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy này, bất chấp sự tàn nhẫn đặc trưng cho giai đoạn cai trị gần bốn thập niên của ông. Ngược lại, người có khả năng kế nhiệm Mugabe – vợ ông, bà Grace, chính là nguồn cơn của vụ việc. Continue reading “Phụ nữ định hình các cuộc đảo chính như thế nào?”

Chống tiếp cận/chống xâm nhập: Chưa đủ để cản bước Trung Quốc

Tác giả: Ngô Di Lân

Làm sao để ngăn cản bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông? Đây có lẽ là một trong những bài toán hóc búa nhất đối với giới hoạch định chính sách ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trong khoảng mười năm trở lại đây. Theo GS. Michael Beckley – một trong những học giả trẻ hàng đầu về quan hệ Mỹ-Trung thì Mỹ nên tập trung giúp các nước láng giềng của Trung Quốc cải thiện khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) để ngăn không cho Trung Quốc chiếm Đài Loan hay kiểm soát các vùng biển ở khu vực Đông Á. Tuy nâng cao năng lực A2/AD là một cách tiếp cận không tồi nhưng chiến lược này sẽ rất dễ bị hoá giải nếu Trung Quốc vận dụng chiến thuật “cắt lát salami” để từng bước mở rộng sự kiểm soát của mình ở Đông Á. Continue reading “Chống tiếp cận/chống xâm nhập: Chưa đủ để cản bước Trung Quốc”

Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý

Tác giả: Đinh Thị Duyệt

Tìm hiểu lịch sử Đại Việt thời Lý (1009 – 1225), chúng ta cần làm sáng tỏ một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự sung túc của đất nước thời kỳ này. Đó là lực lượng nhân công được “nhập khẩu” về từ nhiều nguồn khác nhau: Trung Hoa, Chiêm Thành, Ai Lao… đã tham gia trong hầu hết các hoạt động kinh tế với thân phận nô lệ, góp phần tạo nên nhiều kiến trúc và công trình văn hóa trong giai đoạn đầu tự chủ. Bài viết đóng góp một giả thuyết mới vào vấn đề Việt Nam có chế độ chiếm hữu nô lệ hay không, từng là vấn đề được nhiều nhà sử học quan tâm và tranh luận. Continue reading “Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý”

Chính trị Việt Nam có theo bước Trung Quốc?

Nguồn: Nguyen Khac Giang, “Is Vietnam Going the Way of China?”, The Diplomat, 22/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Mặc dù cùng theo chủ nghĩa cộng sản, chế độ độc đảng của Việt Nam được coi là tương đối dân chủ hơn Trung Quốc. Lời khen ngợi này xuất phát từ nguyên tắc lãnh đạo dựa trên đồng thuận của Việt Nam, nền dân chủ nội Đảng, và một xã hội dân sự có thể gọi là ít bị trấn áp hơn. Tuy nhiên, các nhân tố này đã xấu đi rõ rệt kể từ khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử vị trí của mình vào đầu năm 2016. Xu hướng này đã được đẩy nhanh khi Đảng chuẩn bị tổ chức hội nghị giữa nhiệm kỳ vào mùa xuân này, Hội nghị Trung ương lần thứ 7, nơi sẽ đưa ra những quyết định quan trọng về lãnh đạo và cải cách nội bộ. Continue reading “Chính trị Việt Nam có theo bước Trung Quốc?”

Suy nghĩ lại về Trung Quốc

Nguồn: Kurt Campbell & Ely Ratner, “The China Reckoning”, Foreign Affairs, March/April 2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Bắc Kinh coi thường những kỳ vọng của Hoa Kỳ như thế nào

Hoa Kỳ luôn luôn có một ý thức quá lớn về khả năng của mình trong việc quyết định con đường đi của Trung Quốc. Hết lần này đến lượt khác, các tham vọng của Hoa Kỳ đều tan vỡ như bọt nước. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, George Marshall, đặc phái viên Hoa Kỳ tại Trung Quốc, hy vọng được làm mối lái cho một nền hòa bình giữa phe Quốc dân đảng và phe Cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Hoa. Trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên, chính phủ Truman nghĩ rằng Mỹ có thể ngăn chặn được bộ đội của Mao Trạch Đông vượt qua sông Áp Lục [biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Hàn]. Chính phủ Johnson thì tin Bắc Kinh cuối cùng sẽ cố tránh dính dáng vào Việt Nam. Trong mỗi trường hợp này, thực tế của Trung Quốc đã làm đảo lộn mọi kỳ vọng của Hoa Kỳ. Continue reading “Suy nghĩ lại về Trung Quốc”

Các thế lưỡng nan trong kinh tế và phát triển ở Việt Nam

Tác giả: Lê Vĩnh Triển

Tác giả tiếp cận các vấn đề của Việt Nam bằng cách phân tích các mâu thuẫn hay những thế lưỡng nan mà chính quyền Việt Nam phải đối phó trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước. Cách thức chính quyền đối phó với các thế lưỡng nan lại dẫn chính quyền vào những thế lưỡng nan mới – lưỡng nan trong giải quyết các thế lưỡng nan hay mâu thuẫn trong giải quyết các mâu thuẫn. Điều đó cho thấy hoặc chính quyền chưa nhận ra các mâu thuẫn để có giải pháp phù hợp, hoặc nhận ra nhưng chưa thành công trong việc giải quyết các mâu thuẫn. Phần cuối bài là một vài gợi ý giải quyết vấn đề. Continue reading “Các thế lưỡng nan trong kinh tế và phát triển ở Việt Nam”

Cám dỗ dân tuý tại Ả rập Xê-út

Nguồn: Ishac Diwan, “Saudi Arabia’s Populist Temptation”, Project Syndicate, 15/11/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hầu hết những nỗ lực tìm hiểu xung lực đằng sau cơn địa chấn chính trị đang diễn ra tại Ả rập Xê-út đều tập trung vào phân tích tâm lý của vị Thái tử trẻ tuổi, Mohammed bin Salman. Nhưng cũng có một vài lý do về mặt cấu trúc (xã hội) hình thành nên tư tưởng dân tuý của Thái tử Mohammed. Việc hiểu được các lý do đó là chìa khoá để tìm ra một hướng đi tốt hơn.

Trong quá khứ, sự ổn định chính trị tại Ả rập Xê-út dựa trên 3 thoả hiệp riêng rẽ: giữa nội bộ Hoàng gia; giữa Hoàng gia và giới quý tộc truyền thống; và giữa chính quyền và người dân. Continue reading “Cám dỗ dân tuý tại Ả rập Xê-út”

Mỹ có thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam hay không?

Nguồn: Mark Moyar, “Was Vietnam Winnable?”, The New York Times, 19/05/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự quan tâm của tôi đối với Chiến tranh Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm 1990 khi tôi đăng ký học một khóa học về lịch sử của cuộc xung đột này ở trường đại học. Một phần lý do đưa tôi tới chủ đề này là sự khinh thường mà các bạn học, các giáo sư và giới trí thức nói chung dành cho không chỉ cuộc chiến mà cả các cựu binh Mỹ. Đối với tôi, đó là một sự sai trái khi mà người ta cho rằng những thanh niên đánh cược cả mạng sống của mình ở Đông Nam Á lại bị xem là đáng khinh hơn những người ru rú an toàn ở nhà.

Lịch sử của cuộc chiến như được dạy trong các lớp học đại học dựa trên hai giả định chính. Thứ nhất, cuộc chiến là không cần thiết; “thuyết domino”, hay ý tưởng cho rằng việc cộng sản giành phần thắng ở Việt Nam sẽ dẫn tới sự sụp đổ ở phần còn lại của Đông Nam Á là sai. Hồ Chí Minh là một nhà dân tộc chủ nghĩa hơn là một nhà cộng sản, và vì vậy Hoa Kỳ không cần phải lo lắng về việc “đánh mất Việt Nam”. Thực tế rằng phần lớn các quân cờ domino không sụp đổ sau khi Nam Việt Nam bị đánh bại năm 1975 là bằng chứng rõ ràng nhất. Continue reading “Mỹ có thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam hay không?”

460 năm Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa (1558-2018)

Tác giả: Trần Viết Ngạc

Nguyễn Phúc tộc thế phả chép về Nguyễn Hoàng có đoạn:

“Năm Ất Tỵ (1545) đức Triệu Tổ mất, lúc này ngài 21 tuổi, được tập phong tước Hạ Khê Hầu…

Đời Lê Trang Tông, ngài được tấn phong tước Đoan Quận công, khi Trịnh Kiểm chuyên quyền, ám hại Lãng Quận công Nguyễn Uông (anh của ngài), ngài nghe mưu của cậu là Nguyễn Ư Kỷ, cáo bệnh giữ mình. Hiểu ý câu nói của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại chung thân” và theo lời khuyên của cậu, ngài nhờ chị Ngọc Bảo xin với Trịnh Kiểm (chồng của bà Ngọc Bảo) cho vào trấn đất Thuận Hóa”.[1]

Đại Nam liệt truyện tiền biên, Đại Việt sử ký toàn thư (trong lời chú của dịch giả) và những tác giả viết về chúa Nguyễn, triều Nguyễn đều viết với nội dung tương tự. Continue reading “460 năm Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa (1558-2018)”

Từ một bản đồ hàng hải cổ luận bàn về danh tính nước Việt

Tác giả: Trần Gia Ninh

Dải đất chữ S dưới con mắt của các nhà hàng hải phương Tây xưa

Tấm bản đồ hàng hải (nautical map) trong ảnh được vẽ vào khoảng giữa của thế kỷ 16, có lẽ là một bản đồ cổ nhất và khá đầy đủ mà các nhà hàng hải phương Tây vẽ về Phương Đông. Bản đồ gốc hiện được treo trên tường thư phòng của Hoàng Đế Phelipe II (1527-1598), trong cung điện El Escorial của Vương quốc Tây Ban Nha.

Tấm bản đồ này được vẽ cùng thời với N. Copernicus cho rằng trái đất tròn quay quanh mặt trời (1543) và  G. Galilei  mới chào  đời (1564). Thế kỷ 16 bắt đầu là triều đại nhà Lê (vua Lê Tương Dực) tiếp đó là nhà Mạc 1527-1593, ở nước ta lúc đó có tên là nước Đại Việt. Khi xem tấm bản đồ, chắc người Việt nào cũng  giật mình thấy trong khi các địa danh CAMBODIA (Campuchia), CHAMPA (Chiêm Thành) được ghi rất rõ ràng, thì không thấy tên nước Đại Việt ở đâu cả. Continue reading “Từ một bản đồ hàng hải cổ luận bàn về danh tính nước Việt”

Tử huyệt của nhà lãnh đạo chuyên quyền

Nguồn: Alina Polyakova & Torrey Taussig, “The Autocrat’s Achilles’ Heel“, Foreign Affairs, 2 Febrary 2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc đã trở lại. Nga và Trung Quốc – hai cường quốc được lèo lái bởi các nhà lãnh đạo chuyên quyền – đang tích cực thử thách độ bền của trật tự quốc tế khi phương Tây dường như đang thoái trào. Tổng thống Nga Vladimir Putin, không hề bối rối vì những cuộc cấm vận của phương Tây, không chỉ dẫn dắt một chiến dịch tung tin giả mạo ở các nước dân chủ phương Tây để lũng đoạn các cuộc bầu cử quan trọng mà còn tiếp tục duy trì sự chiếm đóng của Nga ở bán đảo Crimea và vùng Donbas ở miền đông Ukraine. Trong khi đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang khai triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc ra Biển Đông và sức mạnh kinh tế trên khắp châu Mỹ Latin, châu Phi và châu Á. Continue reading “Tử huyệt của nhà lãnh đạo chuyên quyền”

Trò chơi chiến tranh nguy hiểm của Thái tử Saudi

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, The Saudi Prince’s Dangerous War Games”, Project Syndicate, 17/11/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàng loạt các diễn biến bất ngờ về chính trị khởi nguồn từ Ả-rập Saudi đang làm tệ hơn tình hình bất ổn tại Trung Đông. Phải chăng một trận đại chiến mới sắp xảy ra?

Mohammed bin Salman (thường được gọi tắt là MBS), vị Thái tử 32 tuổi đầy tham vọng của Ả-rập Saudi, người đang giám sát quá trình chuyển đổi kinh tế mang tính lịch sử (và gây bất ổn) của Vương quốc này, đã ra lệnh bắt giữ một loạt các hoàng tử và quan chức có quyền lực cao nhất của nước này. Dù có vỏ bọc là đấu tranh chống tham nhũng, động thái đó rõ ràng nhằm củng cố quyền lực cho vị thái tử. Continue reading “Trò chơi chiến tranh nguy hiểm của Thái tử Saudi”