Bảy vấn đề bạn cần biết về NATO hiện nay

Nguồn: Matthew Mpoke Bigg, “关于现在的北约,你应该知道的七个问题”, New York Times, 12/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm Thứ Ba (11/7), các nhà lãnh đạo Khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc hội nghị thượng đỉnh thường niên của họ tại Vilnius, thủ đô Litva. Trong chương trình nghị sự của hội nghị, phản ứng đối với cuộc chiến Nga-Ukraine chiếm phần chủ yếu.

Cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Âu kể từ khi NATO được thành lập cách đây 74 năm đã kích hoạt lại tổ chức này, đưa NATO trở về vai trò một liên minh tác chiến trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh Nga-Ukraine cũng đặt ra những câu hỏi hóc búa về viện trợ quân sự cho chính phủ Ukraine và việc Thụy Điển và Ukraine xin gia nhập NATO. Continue reading “Bảy vấn đề bạn cần biết về NATO hiện nay”

Vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ ở Đông Nam Á

Nguồn: Derek Grossman, “India Is Becoming a Power in Southeast Asia,” Foreign Policy, 07/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

New Delhi và các đối tác của họ đang xích lại gần nhau để ứng phó với sự hung hăng của Bắc Kinh.

Dù điều này đã diễn ra lâu nay, nhưng Ấn Độ đang trở thành một nhân tố chiến lược ở Đông Nam Á. Trong một loạt các hoạt động ngoại giao khu vực, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận vũ khí với Việt Nam, đứng về phía Philippines trong cuộc đối đầu với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông, và tăng cường hợp tác quốc phòng với Indonesia. Đây là một trường hợp cân bằng quyền lực chính trị xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa quan hệ quốc tế: Dù hầu hết các chính phủ Đông Nam Á từ lâu đã chủ trương không chọn phe địa chính trị, nhưng sự hung hăng của Trung Quốc trong và xung quanh Biển Đông đang khiến Ấn Độ và các đối tác của họ xích lại gần nhau. Continue reading “Vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ ở Đông Nam Á”

Đức công bố chiến lược Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam

Tác giả: Hùng Nguyễn

Ngày 13/7/2023, chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công bố bản chiến lược toàn diện đối với Trung Quốc. Bên cạnh những chủ đề lớn giữa hai nước thì chiến lược đã nêu đậm nét quan điểm của chính phủ Đức với vấn đề Biển Đông. Trong bản chiến lược có 15 lần nhắc đến cụm từ châu Á – Thái Bình Dương và 3 lần nhắc trực tiếp đến Biển Đông với những góc độ có thể giúp Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với cường quốc quân sự này. Continue reading “Đức công bố chiến lược Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam”

Vì sao Trung Quốc trải thảm đỏ đón Thống đốc Okinawa?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why China rolled out the red carpet for Okinawa governor,” Nikkei Asia, 13/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình đang dùng các hòn đảo của Nhật Bản để dễ bề giải quyết vấn đề Đài Loan.

Ngày 5/7 vừa qua, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã gặp một phái đoàn từ Nhật Bản do Yohei Kono, cựu Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản, người cũng từng là Ngoại trưởng nước này, dẫn đầu.

Nhưng Thống đốc Okinawa Denny Tamaki mới là người được trao vị trí danh dự trong khi chụp ảnh. Tamaki được xếp đứng bên trái Lý Cường, trong khi Kono đứng bên phải. Cách sắp xếp này tiết lộ nhiều điều về ý định của Trung Quốc. Continue reading “Vì sao Trung Quốc trải thảm đỏ đón Thống đốc Okinawa?”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Quang Thuận thứ 9 [25/1-23/2/1468], tức Minh Thành Hóa năm thứ 4, vua ra sắc chỉ cho những quan chức tại nơi nước độc xa xôi, nếu làm việc tốt, hết hạn 6 năm được thuyên chuyển về nơi đất lành; nếu bê trễ sẽ bị bổ đến miền biên cương xa xôi thêm 6 năm nữa, mới được cứu xét:

Mùa xuân, tháng Giêng, ra sắc chỉ rằng: Những quan viên nhậm chức nơi nước độc chốn biên cương xa xôi, người nào biết cách nuôi vỗ dân, đốc thúc không phiền nhiễu dân mà vẫn thu đủ thuế, đủ hạn 6 năm thì cho chuyển về nơi đất lành. Nếu ai kiếm cớ đau ốm né tránh, nộp thuế thiếu nhiều, thì phải bổ đi miền biên cương xa, đủ 6 năm nữa mới được quyết định lại. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 45a. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)”

‘Tự chủ chiến lược’ chỉ là giấc mơ viển vông của Pháp

Nguồn: Anchal Vohra, ‘Strategic Autonomy’ Is a French Pipe Dream, Foreign Policy, 03/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Emmanuel Macron đang thúc đẩy một chính sách châu Âu làm hài lòng nước Pháp nhưng làm phiền lòng những nước khác.

Hồi tháng 4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi khi cảnh báo châu Âu không nên để bị lôi kéo vào xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan. Ông nói, là đồng minh của Mỹ không có nghĩa là trở thành “chư hầu” của Mỹ.

Bình luận đó đã khơi lại cuộc tranh luận về nỗ lực của Pháp nhằm tìm kiếm “quyền tự chủ chiến lược” cho châu Âu – nghĩa là độc lập khỏi Mỹ trong các vấn đề chiến lược. Ý tưởng đó đã gây lo sợ ở các quốc gia Trung và Đông Âu vốn tin tưởng Mỹ sẽ là người bảo đảm an ninh chính cho họ trong một cuộc xung đột với Nga. Họ nghi ngờ Pháp đang cố tình nói rằng ý tưởng giúp nâng cao tầm vóc của nước này, đồng thời làm phật ý Mỹ, là sản phẩm của tư duy tập thể châu Âu. Continue reading “‘Tự chủ chiến lược’ chỉ là giấc mơ viển vông của Pháp”

Yêu sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc như thế nào?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đã gây ra nhiều phản ứng mạnh ở Việt Nam. Đầu tuần trước, nhà chức trách Việt Nam đã cấm chiếu bộ phim “Barbie” do Warner Bros sản xuất vì có hình ảnh được cho là mô tả đường chín đoạn. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng IME Entertainment, một công ty Trung Quốc đang chuẩn bị tổ chức sô diễn của nhóm Blackpink tại Hà Nội vào cuối tháng này, đã đưa vào trang web của mình một bản đồ thể hiện đường chín đoạn. Do đó, các nhà chức trách Việt Nam hiện đang điều tra vấn đề này, trong khi nhiều cư dân mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay buổi biểu diễn. Trước phản ứng dữ dội, IME Entertainment đã nhanh chóng đóng cửa trang web của mình và CEO của công ty đã đưa ra lời xin lỗi tới công chúng Việt Nam. Continue reading “Yêu sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc như thế nào?”

Mối quan hệ đặc biệt của Tập Cận Bình với Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For 17 years, Xi closely watched Taiwan-governed islets,” Nikkei Asia, 06/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gắn kết kinh tế có còn nằm trong chiến lược của nhà lãnh đạo?

Năm 1985, Tập Cận Bình, 32 tuổi, được cử đến thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, để giữ chức phó thị trưởng.

Trong vòng 17 năm tiếp theo, ông đã trở thành quan chức cấp cao ở Phúc Kiến, sau cùng leo lên chức tỉnh trưởng, trước khi chuyển đến tỉnh Chiết Giang để làm Bí thư Tỉnh uỷ vào năm 2002. Continue reading “Mối quan hệ đặc biệt của Tập Cận Bình với Đài Loan”

Thế giới hôm nay: 11/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chấp nhận cho Thụy Điển gia nhập NATO. Được biết NATO vừa ra tuyên bố ghi nhận Thụy Điển đã “mở rộng đáng kể các nỗ lực chống khủng bố” đối với PKK, một nhóm ly khai người Kurd bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố. Thỏa thuận được công bố đúng một đêm trước hội nghị thượng đỉnh khai mạc vào thứ Ba tại Vilnius, Litva.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tuyên bố rời khỏi chính trường. Lãnh đạo Hà Lan từ năm 2010, ông Rutte là người đứng đầu một chính phủ tại vị lâu thứ hai ở châu Âu và lâu nhất trong lịch sử Hà Lan. Chính phủ liên minh của ông Rutte sụp đổ vào tuần trước vì vấn đề nhập cư khi quốc hội đe doạ bỏ phiếu bất tín nhiệm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/07/2023”

Cuộc chiến đất hiếm giữa Mỹ và Trung Quốc

Nguồn: Yifan Yu, “The US-China rare earths battle”, Nikkei Asia, 05/07/2023

Biên dịch: Gia Linh

Ở vùng sa mạc phía Nam California, một mỏ lộ thiên rộng lớn đã trở thành chiến trường trong cuộc đấu tranh toàn cầu để giành ưu thế vượt trội về công nghiệp.

Những chiếc xe tải khổng lồ màu vàng vận chuyển quặng từ mỏ đất hiếm Mountain Pass, mỏ đất hiếm từng có một thời gian đóng cửa. Sự hồi sinh đã diễn ra với cú hích là tinh thần yêu nước đang lên tại Mỹ.

Các bản can hình quốc kỳ Mỹ được trang trí trên đồng phục của công nhân khu mỏ. Những khối tinh thể quặng đất hiếm màu cam lưu niệm được tặng cho du khách có dòng chữ “Made in U.S.A” trên chứng nhận bảo hành. Một tuyên bố trên trang web của MP Materials, chủ sở hữu của mỏ, có nội dung: “Sứ mệnh của chúng tôi là khôi phục toàn bộ chuỗi cung ứng đất hiếm cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. Continue reading “Cuộc chiến đất hiếm giữa Mỹ và Trung Quốc”

Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)

Nguồn: Francis Fukuyama, “A Country of Their Own”, Foreign Affairs, 01/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ nghĩa tự do đang gặp nguy hiểm. Các nguyên tắc cơ bản của xã hội tự do – là chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng các quyền cá nhân, pháp quyền, và nhiều nguyên tắc khác – đang bị đe dọa, khi thế giới chịu ảnh hưởng từ thứ có thể gọi là suy thoái dân chủ, hoặc thậm chí là khủng hoảng dân chủ. Theo tổ chức Freedom House, các quyền chính trị và tự do dân sự trên khắp thế giới đã giảm đều mỗi năm trong suốt 16 năm qua. Sự suy tàn của chủ nghĩa tự do thể hiện rõ qua sức mạnh ngày một lớn của các chế độ chuyên chế như Trung Quốc và Nga, sự sa sút của các thể chế tự do – hay tự do trên danh nghĩa – ở các nước như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, và sự thụt lùi của các nền dân chủ tự do như Ấn Độ và Mỹ. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)”

Chuyển động Quốc Phòng (30/6 – 6/7/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Thái độ của Tập trước cuộc binh biến ở Moscow

Nguồn: Craig Singleton, “Xi’s Schadenfreude Over Moscow’s Mutiny,” Foreign Policy, 29/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập đã đúng về các vấn đề trong phong cách quản trị của Putin – nhưng đã sai khi đặt cược vào nhà lãnh đạo Nga.

Trong chiến tranh, có nhiều thứ sai hơn là đúng. Nếu sự thật mất lòng này bằng cách nào đó đã bị nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình bỏ qua sau hơn 16 tháng kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược Ukraine – vốn dự kiến chỉ kéo dài 2 ngày, thì cuộc nổi loạn của Tập đoàn Wagner chống lại Moscow hồi cuối tuần trước chắc chắn đã khiến ông phải suy nghĩ lại. Thật vậy, dù Tập thường tung hô “sự mới mẻ” của hệ thống Trung Quốc, trong sâu thẳm, ông vẫn lo sợ rằng Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh ý thức hệ đã từng gây tai họa cho Liên Xô – và vẫn tiếp tục ám ảnh nước Nga cho tới ngày nay. Continue reading “Thái độ của Tập trước cuộc binh biến ở Moscow”

Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế (INSTC): Thực tế hay ảo tưởng?

Nguồn: Nima Khorrami, “INSTC: Pipeline Dream or a Counterweight to Western Sanctions and China’s BRI?,”The Diplomat, 21/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc thảo luận về Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế đã trở lại, nhưng liệu dự án này có thể vượt qua những khác biệt giữa Ấn Độ, Iran, và Nga hay không?

Đã có nhiều bài viết về tiềm năng của Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế (INSTC) như một yếu tố thay đổi cuộc chơi địa chính trị, và, chí ít là đối với một số nhà bình luận Ấn Độ, nó còn là giải pháp thay thế tốt hơn và công bằng hơn cho Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) mà Trung Quốc dẫn đầu. INSTC sẽ chạy từ Nga qua Biển Caspi, có một trạm dừng ở Azerbaijan, sau đó đến Iran, và cuối cùng qua Biển Ả Rập để đến Ấn Độ. Dù INSTC khá tham vọng, nhưng tiến độ hoàn thành các dự án đường sắt và đường bộ liên quan đến tuyến đường thương mại khổng lồ này hiện vẫn còn rất chậm. Continue reading “Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế (INSTC): Thực tế hay ảo tưởng?”

Nước Nga đang đi về đâu?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đó là một câu hỏi nóng không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn cho những người quan tâm đến nước Nga. Vận mệnh của một siêu cường quân sự như nước Nga có tác động rất lớn tới tương lai của nhiều quốc gia và trật tự thế giới. Tuy còn quá sớm để kết luận, nhưng sau quyết định sai lầm của Putin xâm lược Ukraine, nhất là sau cuộc binh biến đầy kịch tính của ông trùm Wagner là Prigozhin, một nước Nga “hậu Putin” đang tới gần hơn. Continue reading “Nước Nga đang đi về đâu?”

Nghịch lý từ tầm nhìn “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China today has fewer ads, cleaner toilets, economic hurdles,” Nikkei Asia, 29/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc đang xa rời các quyền tự do thời Đặng Tiểu Bình.

Tuần này, tôi quay trở lại Trung Quốc, lần đầu tiên sau ba năm tám tháng. Khi đến Bắc Kinh và Thiên Tân, tôi đã chứng kiến vô vàn bất ngờ.

Dù bị cô lập với phần còn lại của thế giới do những hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến COVID-19, thủ đô Bắc Kinh vẫn thay đổi chóng mặt. Sự khác biệt không nằm ở số lượng các tòa nhà cao tầng mới, mà ở sự biến mất của các bảng quảng cáo. Tại các ga tàu điện ngầm và bến xe buýt, những tấm áp phích từng thu hút sự chú ý của mọi người nay đã biến mất. Continue reading “Nghịch lý từ tầm nhìn “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” của Tập Cận Bình”

Thâm Quyến: Trao quyền phải trao cho tới

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Nếu như Trung Quốc có bao giờ thực hiện thành công một cuộc Đại nhảy vọt, thì đó chính là ở Thâm Quyến. Và lý do cơ bản của thành công này là vì thành phố này được phân quyền một cách đích thực.

Tôi vẫn còn nhớ cách đây khoảng 10 năm, một người bạn Hong Kong dẫn tôi tới dải đất sát bờ biển Hong Kong, chỉ vào một dãy nhà cao tầng san sát ở bờ bên kia và nói đó là thành phố Thâm Quyến. Continue reading “Thâm Quyến: Trao quyền phải trao cho tới”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngày 27 tháng giêng năm Quang Thuận thứ 8 [3/3/1467] (Minh Thành Hóa năm thứ 3), nhà Vua đến bái yết Lam Kinh. Ngày 29 [5/3/1467] hành cung Vua đóng tại điện An Lạc. Ngày mồng một tháng 2 [6/3/1467] có nhật thực, làm lễ tế văn miếu. Ngày mồng 8 [13/3/1467] sai bọn Thượng thư bộ Hộ Trần Phong khám đất tại Lam Sơn, để cấp cho các công thần:

Ngày 27, vua bắt đầu đến Lam Kinh bái yết lăng Lam Kinh. Ngày 29, ngự giá đóng tại hành điện An Bạc. Ban phép tập trận đồ. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P3)”

Trung Quốc bình luận việc Hàn Quốc liên kết Việt Nam khai thác đất hiếm

Nguồn: 韩国联手越南开发稀土,意欲何为?韩媒炒“降低对华依赖”,Thời báo Hoàn Cầu, 26/06/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 26/6, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đăng bài viết của Trương Tĩnh, phóng viên tại Hàn Quốc của báo này dưới tiêu đề “Hàn Quốc bắt tay Việt Nam khai thác đất hiếm nhằm mục đích gì? Truyền thông Hàn Quốc làm rùm beng vấn đề “Để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc”. Nguyên văn bài báo như sau.

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã kết thúc bằng việc “củng cố quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước và mở ra một kỷ nguyên hợp tác hướng tới tương lai mới” — báo Korea Herald ngày 25/6 bình luận. Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Hàn Quốc liên kết Việt Nam khai thác đất hiếm”

Vụ Prigozhin cho thấy hệ thống của Putin đang dần sụp đổ

Nguồn: Gideon Rachman, “The Putin system is crumbling,” Financial Times, 25/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau vụ binh biến ở Moscow, mọi thứ ở Nga sẽ không thể trở lại bình thường.

Những hình ảnh minh chứng cho tư cách lãnh đạo quốc gia của Volodymyr Zelenskyy đã xuất hiện vào ngày 25/02 năm ngoái. Khi quân đội Nga áp sát Kyiv, Tổng thống Ukraine đã xuống đường với các phụ tá thân cận của mình, trấn an người dân rằng, “Tất cả chúng tôi vẫn đang ở đây, để bảo vệ nền độc lập và đất nước của chúng ta.” Continue reading “Vụ Prigozhin cho thấy hệ thống của Putin đang dần sụp đổ”