Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?

Nguồn: Andrew Moore, “How AI Could Revolutionize Diplomacy,” Foreign Policy, 21/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Từ ChatGPT đến điện toán lượng tử, các công nghệ mới nổi sẽ cung cấp các công cụ mới để kiến tạo hòa bình.

Đã hơn một năm kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine, có rất ít dấu hiệu cho thấy xung đột sẽ sớm kết thúc. Thành công của Ukraine trên chiến trường đã được hỗ trợ bởi việc sử dụng sáng tạo các công nghệ mới, từ máy bay không người lái đến các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mã nguồn mở. Nhưng sau cùng thì, cuộc chiến ở Ukraine – giống như bất kỳ cuộc chiến nào khác – sẽ kết thúc bằng đàm phán. Và dù cuộc xung đột đã thúc đẩy những cách tiếp cận mới đối với chiến tranh, thì các phương pháp ngoại giao vẫn đang bị mắc kẹt ở thế kỷ 19. Continue reading “Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?”

Tại sao Đài Loan quan trọng với thế giới?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Taiwan matters to the world,” Financial Times, 10/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh là cái giá có thể chấp nhận được để bảo vệ một nền dân chủ châu Á đang phát triển mạnh mẽ.

Mỹ có nên bảo vệ Đài Loan? Đây không phải là một cuộc tranh luận trừu tượng. Cuối tuần qua, Bắc Kinh đã mô phỏng các đợt tấn công ném bom nhắm vào hòn đảo, trong khi lực lượng hải quân của họ bao vây Đài Loan.

Để đối phó với việc Trung Quốc liên tục leo thang áp lực quân sự lên hòn đảo, Tổng thống Joe Biden đã hứa – bốn lần – rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công của Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Đài Loan quan trọng với thế giới?”

Kết nạp Phần Lan, NATO thu được những nguồn lực quân sự nào?

Nguồn:芬兰加入,北约获得多少军事资源”, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu), 6/4/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 4/4/2023, Phần Lan chính thức trở thành quốc gia thành viên thứ 31 của NATO. Đồng thời với “sự che chở” mà Phần Lan nhận được, sự kiện nước này gia nhập NATO cũng làm tăng cường thực lực của NATO. Một khi các căn cứ địa quân sự trong lãnh thổ Phần Lan được cung cấp cho NATO sử dụng, điều đó sẽ nâng cao tiềm lực quân sự cho NATO như thế nào? Nga sẽ dùng cách nào để đối phó lại? Continue reading “Kết nạp Phần Lan, NATO thu được những nguồn lực quân sự nào?”

Tại sao Lý Cường muốn Trung Quốc cải thiện quan hệ với Nhật?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s Li Qiang orchestrates warm welcome for Hayashi,” Nikkei Asia, 04/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tân thủ tướng Trung Quốc cần quan hệ tốt hơn với Nhật Bản để phục hồi nền kinh tế

Chuyến công du Trung Quốc của Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cuối tuần qua – chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một ngoại trưởng Nhật sau ba năm – đã không có nhiều bức ảnh vui vẻ.

Nhưng xét đến mối quan hệ đang căng thẳng giữa hai nước, Bắc Kinh đã chào đón Hayashi tương đối nồng nhiệt. Continue reading “Tại sao Lý Cường muốn Trung Quốc cải thiện quan hệ với Nhật?”

Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P2)

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Xem thêm: Phần 1

Khi Lý Đăng Huy lên đảm nhận chức vụ Tổng thống tháng 1/1988, nhìn vào những quan hệ thực tế, chính trường Đài Loan không nghĩ ông sẽ đủ lực trụ được dài lâu. Sinh trưởng ở Đài Loan, ông được Tưởng Kinh Quốc để ý, mời tham chính qua nhiều chức vụ như Chính vụ (Bộ trưởng không Bộ), Thị trưởng Đài Bắc và Chủ tịch Tỉnh Đài Loan, trước khi trở thành Phó Tổng thống. Từng học đại học và rồi trở thành giảng viên Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU), ông cũng từng du học tại Đại học Tokyo, Nhật, và làm Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp Đại học Cornell, Mỹ. Ông được đánh giá là có phong cách một trí thức hơn là một chính khách lão luyện. Cho tới 1988, do không có nhiều hậu thuẫn trong hệ thống đảng và chính quyền, lại bị bao vây bởi nhiều chức sắc Quốc dân đảng có thế lực từ Trung Quốc đại lục, đại diện cho nhiều khuynh hướng quyền lợi khác nhau, vì vậy, theo nhiều nhân vật Quốc dân đảng gốc Trung Quốc đại lục, việc để ông tham chính chẳng qua chỉ là mang tính chất tạm thời. Continue reading “Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P2)”

Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P1)

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Lời BBT: Đài Loan cùng với Hàn Quốc là hai xã hội thành công nhất của thế kỷ 20. Cả hai đất nước những năm 50 (thế kỷ 20) đều ở tình trạng thiếu tài nguyên với hàng triệu người sống ở mức nghèo đói, nhưng sau khoảng 30 năm đã “cất cánh”, hoá rồng và dân chủ hóa. Điều thần kỳ về kinh tế Đài Loan được coi là kém ngoạn mục so với điều thần kỳ về đời sống xã hội. Chính quyền nhận ra giá trị của dân chủ và có ý thức cải biến xã hội. Các lực lượng chính trị cố gắng chuyển đổi xã hội trong khuôn khổ một trật tự ôn hòa, cải cách, chứ không cách mạng. Người dân được làm quen với các giá trị dân chủ và chẳng bao lâu đã làm chủ được giá trị dân chủ. Nền kinh tế – xã hội phát triển năng động, biết phát huy nguồn lực con người đã dẫn đến sự xuất hiện tầng lớp trung lưu quan tâm đến văn hóa, văn minh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Một xã hội tôn trọng học vấn, có nền giáo dục tiên tiến, có trình độ nguồn nhân lực cao và đồng đều, có nền văn hóa kết hợp được truyền thống và hiện đại. Continue reading “Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P1)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Nhân Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Thái Hòa thứ 6 [3/1448], Đèo Mạnh Vượng, tri châu Phục Lễ vùng Lai Châu có tội. Triều đình bắt Mạnh Vượng tự tử, rồi trao chức Chiêu thảo sứ cho em Vượng:

Tháng 2, Tư không châu Phục Lễ Đèo Mạnh Vượng có tội, cho tự tử. Sai nhập nội tư mã Lê Ê đem 5.000 quân hộ tống người em thứ của Mạnh Vượng, cho làm chiêu thảo sứ tri châu Phục Lễ, thay trông coi dân chúng của Mạnh Vượng và tịch thu gia sản của Mạnh Vượng. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Nhân Tông (P2)”

Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định

Tác giả: Trần Chí Trung[1]

Trong khoảng ba năm trở lại đây, nhất là năm 2022, thế giới trải qua một giai đoạn biến động chưa từng có, gây ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy phát triển chung của toàn cầu. Xâu chuỗi những sự kiện và dấu ấn của mỗi năm cho thấy sự tiếp nối của những xu thế chuyển dịch trước đó, đồng thời mang hàm ý chỉ dấu về một cục diện thế giới mới đang manh nha định hình. Continue reading “Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định”

Tập Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh

Nguồn: John Pomfret và Matt Pottinger, “Xi Jinping Says He Is Preparing China for War,” Foreign Affairs, 29/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và thế giới nên lưu tâm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông đang chuẩn bị cho chiến tranh. Tại cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc và cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nó vào tháng 3, Tập đã lồng ghép chủ đề sẵn sàng tham chiến vào bốn bài phát biểu riêng biệt. Thậm chí trong một bài phát biểu, ông còn nói với các tướng lĩnh rằng “hãy dám đánh.” Chính phủ của ông cũng vừa tuyên bố tăng 7,2% ngân sách quốc phòng, vốn đã tăng gấp đôi trong thập niên vừa qua, đồng thời công bố các kế hoạch giúp Trung Quốc bớt phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh còn tiết lộ các luật mới về quân sự, các hầm trú ẩn phòng không mới ở các thành phố nằm dọc Eo biển Đài Loan, và các văn phòng “Huy động Quốc phòng” mới trên toàn quốc. Continue reading “Tập Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh”

Lợi – hại cho Việt Nam nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ

Nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ, Việt Nam sẽ có cơ hội nâng cao vị thế của mình và nâng cấp hệ thống quân đội. Bên cạnh đó, cũng có lo ngại rằng hành động này sẽ làm Trung Quốc không hài lòng, từ đó sẽ gia tăng các hành động gây hấn trên Biển Đông.

Các chuyên gia về chính trị, quan hệ quốc tế và an ninh hàng hải, trong bài viết này, sẽ phân tích góc nhìn của họ về những mặt lợi và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi xích lại gần hơn với Mỹ. Continue reading “Lợi – hại cho Việt Nam nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ”

Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt

Năm nay là thời điểm thuận lợi nhất để Việt Nam có thể nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ lên tầm Đối tác chiến lược, trước khi bỏ lỡ nhiều lợi ích mà Hoa Kỳ có thể mang lại, đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng.

Đó nhà nhận định của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu chính trị sau cuộc điện đàm của Tổng bí Thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 29/3 vừa qua. Continue reading “Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt”

Gordon Moore, tác giả ‘Định luật Moore’, qua đời

Nguồn: “Gordon Moore, a chip pioneer who set the stage for Google, Apple”, Nikkei Asia, 26/3/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Dự đoán của người đồng sáng lập Intel về tốc độ nâng cấp chip đã dẫn đường cho Thung lũng Silicon.

Sáu thập niên trước, Gordon Moore đã dự đoán chính xác về tốc độ tiến bộ của chip máy tính, điều vốn sẽ biến đổi cuộc sống hiện đại.

Bằng cách đó, người đồng sáng lập và cựu chủ tịch của Intel, người vừa qua đời hôm thứ Sáu (24/3/2023) ở tuổi 94, đã tạo tiền đề cho sự trỗi dậy của các công ty công nghệ lớn (Big Tech). Continue reading “Gordon Moore, tác giả ‘Định luật Moore’, qua đời”

Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao

Nguồn: William Figueroa, “China in Russia, Japan in Ukraine: Asian Powers Enter International Diplomacy, The Diplomat, 22/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để hiểu được ý nghĩa của các chuyến thăm vừa qua, chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng bối cảnh rộng hơn của những nỗ lực ngoại giao quốc tế gần đây của Trung Quốc và Nhật Bản.

Hai tuần vừa qua quả là một quãng thời gian vô cùng bất ngờ đối với những ai theo dõi hoạt động ngoại giao ở Đông Á. Ngay sau tuyên bố bất ngờ của Trung Quốc, về một thỏa thuận hòa bình do Bắc Kinh làm trung gian giữa Iran và Ả Rập Saudi, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp cao tới Moscow vào ngày 20/03, để theo đuổi những gì có thể là một thành tựu ngoại giao mới: một lệnh ngừng bắn và một lộ trình cho hòa bình ở Ukraine. Continue reading “Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao”

Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s chief of staff Cai Qi is symbol of powerful court,” Nikkei Asia, 30/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cựu Bí thư Thành ủy Bắc Kinh hiện đang giám sát mọi mặt của an ninh Trung Quốc

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạ cánh xuống Moscow vào ngày 20/03 vừa qua, ông đang rất phấn chấn.

Sau khi thuyết phục Ả Rập Saudi và Iran khôi phục quan hệ, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, qua đó chứng tỏ vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Continue reading “Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc”

Singapore: Nghịch lý phát triển

Tác giả: Hồ Sĩ Quý *

Tóm tắt: Singapore là hiện tượng kỳ diệu của thế giới ở thế kỷ 20. Từ một thị trấn nghèo qua 3 thập niên với ý chí quyết đoán của người đứng đầu là Lý Quang Diệu, Singapore đã trở thành “thiên đường của chủ nghĩa tư bản”. Năm 2014, GNP đầu người của nước này là 72.000 USD tính theo PPP. Xã hội thịnh vượng. Môi trường trong lành. Quan chức liêm khiết. Cả thế giới muốn bắt chước, nhưng có nhiều điều không thể bắt chước và cũng có nhiều điều người ta không muốn bắt chước. Bởi Singapore phát triển trong những nghịch lý không dễ lý giải, mà nghịch lý lớn nhất là “cất cánh” rồi “hóa rồng” trong môi trường ít nhiều độc đoán, độc tài. Tự do, dân chủ bị quản lý chặt. Nhà nước can thiệp sâu vào đời sống, thậm chí đời sống riêng tư của người dân. Kinh tế thị trường sôi động nhưng “bàn tay vô hình” của nó bị điều khiển bởi nhà nước. Tôn vinh đặc thù châu Á nhưng rất gần với phương Tây. Rất chú ý đến tính xã hội của sự phát triển nhưng lại xây dựng thành công một kiểu xã hội tư bản chủ nghĩa. Continue reading “Singapore: Nghịch lý phát triển”

Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Năm 2015, TBT Nguyễn Phú Trọng đến thăm Mỹ và được Tổng thống Obama tiếp chính thức tại Phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng như khi đón tiếp nguyên thủ quốc gia. Trong phát biểu của Phó Tổng thống Biden khi chiêu đãi TBT Nguyễn Phú Trọng tại Bộ Ngoại Giao, ông đã đọc câu thơ Kiều “Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”. Không biết ông Biden có định “bói Kiều” hay không, nhưng có lẽ năm nay là thời điểm phù hợp để “vén mây giữa trời” và nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ. Continue reading “Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ?”

Tác động từ gánh nặng lãi suất tăng cao của kinh tế thế giới

Nguồn: The world’s interest bill is $13trn—and risingThe Economist.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau thập niên 2010 với lãi suất đầy ưu đãi, giá cả tăng cao đang khiến các ngân hàng trung ương trở nên bận rộn hơn. Trong quý đầu năm 2021, lãi suất chính sách ở 58 nền kinh tế giàu và mới nổi chỉ ở mức trung bình 2,6%. Nhưng đến quý cuối năm 2022, con số này đã tăng lên 7,1%. Trong khi đó, tổng nợ ở các nước trên cũng tăng lên mức 298 nghìn tỷ đô la, tương đương 342% tổng GDP, so với mức 255 nghìn tỷ đô la, tương đương 320% GDP thời trước đại dịch.

Thế giới càng mắc nợ nhiều thì càng nhạy cảm hơn với lãi suất tăng. Để đánh giá tác động của vay mượn và lãi suất tăng, The Economist đã ước tính hóa đơn lãi suất của các công ty, hộ gia đình và chính phủ ở 58 nước trên. Tổng cộng các nền kinh tế này chiếm hơn 90% GDP toàn cầu. Hóa đơn lãi suất của họ đạt 10,4 nghìn tỷ đô la vào năm 2021, tương đương 12% GDP. Nhưng chỉ một năm sau, con số này đã lên tới 13 nghìn tỷ đô la, tương đương 14,5% GDP. Continue reading “Tác động từ gánh nặng lãi suất tăng cao của kinh tế thế giới”

“Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan

Nguồn: Craig Singleton, “China’s Ukraine Peace Plan Is Actually About Taiwan,” Foreign Policy, 06/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đề xuất của Bắc Kinh đã đặt ra các điều kiện để nước này giành chiến thắng trong một cuộc chiến ở Đông Á.

Sau 12 tháng dài đằng đẵng, Trung Quốc dường như không còn khả năng ảnh hưởng đến kết quả cuộc chiến của Nga ở Ukraine so với lúc xung đột mới bắt đầu. Giờ đây, khi chỉ còn là một người quan sát, vai trò chính của Bắc Kinh là cung cấp cho Moscow một huyết mạch tài chính bằng cách tăng cường mua dầu thô và than đá với giá chiết khấu, đồng thời cũng gặp được vận may bất ngờ từ lượng xuất khẩu tăng mạnh sang Nga. Tuy nhiên, những biện pháp này và các biện pháp nửa vời khác của Trung Quốc có lẽ chỉ nhằm mục đích đảm bảo Nga sẽ có những gì nước này cần để duy trì nền kinh tế thời chiến của mình – chứ không phải thực sự giành chiến thắng trong cuộc chiến. Continue reading ““Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan”

Nguyễn Thế Anh: Sử gia đi trên lằn ranh

Nguồn: Louis Raymond, “Nguyễn Thế Anh, l’historien sur le fil”, Les Cahiers du Nem, 19/07/2021

Biên dịch: Phản Tư

Nguyễn Thế Anh là sử gia chuyên về Việt Nam và Đông Nam Á, sinh năm 1936, tác giả của hơn 120 ấn phẩm gồm sách và bài viết. Nhà làm phim tài liệu Florence Tran, sau khi lên kế hoạch quay một loạt phỏng vấn với ông trong tháng Sáu và tháng Bảy năm 2021, đã đề nghị tôi dẫn chương trình cho một trong số đó. Tôi nhận lời với tất cả nhiệt tình vì đây là lần đầu tiên tôi được gặp một tác giả mà các tác phẩm của ông chưa bao giờ thôi cuốn hút tôi. Nguyễn Thế Anh là một nhà trí thức đi trên lằn ranh, luôn cố gắng làm công việc của mình và không dính dáng tới chính trị, ngay cả khi bị kẹt giữa hai làn đạn. Continue reading “Nguyễn Thế Anh: Sử gia đi trên lằn ranh”

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P2)

Nguồn: Hal Brands, “Ukraine and the Contingency of Global Order,” Foreign Affairs, 14/2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Có thể và có lẽ

Hãy xem xét những ngày đầu đầy hỗn loạn của cuộc chiến, khi Ukraine lâm vào tình thế khó khăn nghiêm trọng. Quân đội của nước này được trang bị kém và phải chịu áp đảo về quân số trên các mặt trận quan trọng, thậm chí lên đến tỷ lệ 12:1 ở các vùng xung quanh Kyiv. Lực lượng Nga khi đó đã càn quét miền nam Ukraine, chiếm Kherson và thiết lập một hành lang đường bộ nối với Crimea. Ở phía bắc và phía đông, các thành phố lớn – gồm cả Kyiv và Kharkiv – đã bị bao vây. Những kẻ phá hoại và sát thủ người Nga nhanh chóng xuất hiện ở Kyiv, tìm cách giết Zelensky và tiêu diệt chính phủ Ukraine. Continue reading “Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P2)”