Kỷ nguyên năng lượng hydro cuối cùng cũng đến?

Nguồn: Hydrogen’s moment is here at last”, The Economist, 09/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hydro đã gây tranh cãi kể từ sau thảm kịch Hindenburg, một khí cầu sử dụng hydro vốn đã bốc cháy và chìm trong biển lửa vào năm 1937. Những người ủng hộ hydro nói rằng loại khí này là một phép màu carbon thấp, có thể cung cấp năng lượng cho ô tô và các hộ gia đình. Họ hy vọng nền kinh tế hydro sẽ vẽ lại bản đồ năng lượng. Những người hoài nghi lại lưu ý rằng một số làn sóng đầu tư vào hydro kể từ những năm 1970 đã kết thúc trong thất bại khi những khiếm khuyết của loại khí này được phơi bày. Như chúng tôi đã giải thích, thực tế nằm ở giữa hai quan điểm trên. Vào năm 2050, các công nghệ hydro có thể loại bỏ khoảng một phần mười lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày nay. Đó là một tỉ lệ không lớn, nhưng nếu xét quy mô khổng lồ của quá trình chuyển đổi năng lượng, đây là một ngành kinh doanh quan trọng và béo bở. Continue reading “Kỷ nguyên năng lượng hydro cuối cùng cũng đến?”

Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P3)

Tác giả: Bùi Mạnh Thành

5. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai

Đại dịch Covid 19 đang làm thay đổi hoàn toàn đời sống kinh tế, chính trị toàn cầu, một trật tự thế giới mới đang dần được hình thành rõ nét, thay thế trật tự đơn cực do Hoa Kỳ lãnh đạo sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Tuy nhiên, đây không phải là sự kiện đầu tiên đánh dấu sự kết thúc của trật tự thế giới cũ, sự vươn lên của Liên bang Nga và Trung Quốc vào đầu thế kỷ 21 đã thách thức sự lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Trong hội nghị an ninh Munich năm 2007, Tổng thống Nga Putin đã cảnh báo thế giới về sự kết thúc của trật tự thế giới đơn cực, nước Nga mong muốn có vị trí cao hơn và đóng góp nhiều hơn trong việc xây dựng một trật tự thế giới mới. Continue reading “Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P3)”

Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P2)

Tác giả: Bùi Mạnh Thành

3. Mô hình Đông Á đang bộc lộ sự lỗi thời

Mô hình phát triển Đông Á, hay còn gọi là mô hình chủ nghĩa tư bản được nhà nước bảo hộ, là hệ thống những chính sách, chủ trương kinh tế được nhà nước đầu tư, giúp đỡ để phát triển một vài lĩnh vực nhất định, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân, để kích thích sự tăng trưởng kinh tế.

Đây là mô hình được áp dung rất thành công ở những nước Đông Á như Nhật Bản và bốn con rồng châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hong Kong). Ngày nay, với những thành tựu trong phát triển kinh tế sau 40 năm đổi mới và cải cách, Trung Quốc cũng được coi là quốc gia thành công trong việc áp dụng mô hình Đông Á. Continue reading “Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P2)”

Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P1)

Tác giả: Bùi Mạnh Thành

Năm 2020 là năm trăng mờ gió thảm, đại dịch Covid 19 nổ ra, phơi bày mọi sự yếu kém của mô hình quản trị toàn cầu. Hội đồng bảo an với tư cách là trung tâm quyền lực thế giới, không thực hiện được đầy đủ chức năng, vai trò duy trì đảm bảo hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết các cuộc xung đột, đứng ra điều phối giữa các quốc gia vượt qua đại dịch. Không những vậy, mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, báo hiệu một chu kỳ khủng hoảng mới của trật tự thế giới, mang dáng dấp như thời kỳ khủng hoảng chính trị ở Châu Âu vào những năm cuối thế kỷ 19.

Việt Nam sau 35 năm tiến hành Đổi mới, áp dụng thành công mô hình phát triển Đông Á, mang lại nhiều chuyển biến tích cực và thành tựu đáng tự hào trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Nền kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phấn, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Đời sống của người dân liên tục nâng cao, an sinh xã hội được đảm bảo, vị thế, sức mạnh quốc gia được giữ vững. Continue reading “Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P1)”

Tại sao quan chức Việt Nam vắng mặt trong Hồ sơ Pandora?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hồ sơ Pandora, được xuất bản bởi Hiệp hội các Nhà báo Điều tra Quốc tế hôm mồng 3 tháng 10, đã làm chấn động toàn thế giới. Báo cáo tiết lộ rằng 336 chính trị gia và quan chức nhà nước, bao gồm 35 lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo quốc gia tại hơn 91 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã sử dụng các thiên đường thuế ở nước ngoài để che giấu khối tài sản trị giá hàng trăm triệu đô la. Tuy nhiên, không có chính trị gia hay quan chức Việt Nam nào bị nêu tên trong Hồ sơ. Điều này có đồng nghĩa với việc tham nhũng ở Việt Nam không nghiêm trọng bằng ở một số nước khác hay không? Continue reading “Tại sao quan chức Việt Nam vắng mặt trong Hồ sơ Pandora?”

Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ

Nguồn: Thái Anh Văn, “Taiwan and the Fight for Democracy”, Foreign Affairs, November/December 2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Câu chuyện về Đài Loan là một câu chuyện về sự kiên cường — của một quốc gia đề cao các giá trị dân chủ, tiến bộ trong khi luôn đối mặt với thách thức đối với sự tồn tại của mình. Thành công của chúng tôi là minh chứng cho những gì mà một chế độ thực hành dân chủ kiên định, với đặc trưng là quản trị tốt và minh bạch, có thể đạt được.

Tuy nhiên, câu chuyện của Đài Loan không chỉ là việc duy trì lối sống dân chủ của chúng tôi. Đó cũng là câu chuyện của sức mạnh và tinh thần trách nhiệm mà Đài Loan mang lại trong nỗ lực bảo vệ sự ổn định của khu vực và thế giới. Nhờ làm việc chăm chỉ và lòng dũng cảm, 23,5 triệu người Đài Loan đã thành công trong việc tạo dựng chỗ đứng cho mình trong cộng đồng quốc tế. Continue reading “Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ”

Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?

Nguồn: Joseph Nye, “The China Sleepwalking Syndrome”, Project Syndicate, 04/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các so sánh trong lịch sử để giải thích cho sự đối đầu ngày càng sâu sắc này. Nhưng trong khi nhiều người nhắc tới sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một so sánh lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong đợi một cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ ba ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra, họ như bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người. Continue reading “Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?”

Ứng xử của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ

Tác giả: GS.TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là những trang vàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cùng với mặt trận quân sự, chính trị, mặt trận ngoại giao đã có những đóng góp không nhỏ, hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ và giải quyết vấn đề ta thắng địch thua. Trong mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân ta kháng chiến, Liên Xô, Trung Quốc đóng vai trò quyết định vì là hai đồng minh lớn của Việt Nam. Rất tiếc, lúc đó hai nước lại đang có bất đồng, mâu thuẫn nghiêm trọng, thậm chí coi nhau như kẻ thù. Với chính sách đối ngoại đúng đắn, với nghệ thuật ngoại giao tài tình, khôn khéo, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đoàn kết được với cả Liên Xô, Trung Quốc, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ to lớn, hiệu quả về tinh thần cũng như vật chất của cả hai đồng minh cho cuộc kháng chiến. Tìm hiểu cách ứng xử của ngoại giao Việt Nam đối với Liên Xô, Trung Quốc là mục tiêu của bài viết này. Continue reading “Ứng xử của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ”

Thực tế mới đầy nguy hiểm của Trung Quốc

Nguồn: China’s new reality is rife with danger”, The Economist, 02/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tương lai Tập Cận Bình sẽ được định hình bởi kết quả chiến dịch của ông chống lại sự thái quá của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

Tập Cận Bình đang tiến hành một chiến dịch thanh lọc Trung Quốc khỏi sự thái quá của chủ nghĩa tư bản. Vị Chủ tịch của Trung Quốc coi nợ nần chồng chất là trái độc của đầu cơ tài chính và các tỷ phú là sự chế giễu đối với chủ nghĩa Mác. Các doanh nghiệp phải chú ý đến hướng dẫn của nhà nước. Đảng phải thấm nhuần vào mọi lĩnh vực của đời sống dân tộc. Việc liệu ông Tập có thể áp đặt thực tế mới của mình hay không sẽ định hình tương lai của Trung Quốc, cũng như kết quả cuộc chiến ý thức hệ giữa dân chủ và độc tài. Continue reading “Thực tế mới đầy nguy hiểm của Trung Quốc”

Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P2)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương là một hội nghị ngoại giao đa phương rất đặc biệt. Tám nước, 9 bên tham gia hội nghị chia thành hai phe Đông – Tây, nhưng trong hai phe đó, lợi ích của các bên lại khác nhau rõ rệt. Tính phức tạp của ngoại giao đa phương thể hiện ở chỗ các nước dự họp chẳng những phải bảo vệ lợi ích của mình mà còn phải bảo vệ lợi ích của các thành viên khác trong phe mình, và lợi ích chung của cả phe. Dĩ nhiên, vì để tạo không gian cho việc hợp tác, còn phải chiếu cố lợi ích của phe đối lập. Tiến trình của Hội nghị Geneva đã thể hiện một cách điển hình tính phức tạp đó của ngoại giao đa phương. Continue reading “Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P2)”

Nhật ký Bắc Kinh (15/03/21): Tập Cận Bình chặn đường Hồ Xuân Hoa?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 03/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm 5 tháng 3, ngày khai mạc kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Nhân Đại) kéo dài một tuần, Chủ tịch Tập Cận Bình đã họp với các đại biểu của Khu tự trị Nội Mông miền bắc Trung Quốc. Ông yêu cầu họ nghiêm túc phổ biến “ngôn ngữ và tính cách chung của quốc gia”, đồng thời nhấn mạnh các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc phải nói cả tiếng phổ thông lẫn ngôn ngữ của họ.

Bài nói của ông chẳng khác nào yêu cầu người dân Nội Mông, vốn giáp ranh với Mông Cổ, không được nói tiếng Mông Cổ ở nơi công cộng. Trước đó, vào mùa thu năm ngoái, khu tự trị này đã thay tiếng Mông Cổ trong một số trường tiểu học và trung học cơ sở bằng tiếng Quan Thoại, khiến phụ huynh lên tiếng phản đối. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (15/03/21): Tập Cận Bình chặn đường Hồ Xuân Hoa?”

Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China and Taiwan bids catch CPTPP chair Japan off guard”, Nikkei Asia, 30/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau khi đảng đối lập chính của Đài Loan là Quốc Dân Đảng bầu Eric Chu làm lãnh đạo mới, Tập Cận Bình, với cương vị là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện mừng, kêu gọi hai đảng hợp tác để đạt được sự thống nhất quốc gia và “tiến hành sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc.”

Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phản đối Đài Loan độc lập. Dựa trên “nền tảng chính trị chung” đó, hai bên, trong những năm qua, đã có những tương tác tích cực, ông Tập nói. Continue reading “Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?”

Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P1)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương triệu tập vào năm 1954 chẳng những có các nước lớn như Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, mà cũng có các nước Á Phi như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia tham gia. Qua đàm phán, các bên dự họp đã thành công giải quyết được một vấn đề quan trọng liên quan chiến tranh và hoà bình trong quan hệ quốc tế của châu Á. Đây là sự việc chưa từng có trong lịch sử thế giới. Đồng thời đây cũng là hội nghị ngoại giao đa phương có ý nghĩa quan trọng mà nước CHND Trung Hoa sau khi lập quốc lần đầu tiên tham dự. Trước ngày hội nghị họp, Thủ tướng Chu Ân Lai đã thực hiện một khối lượng lớn công tác chuẩn bị. Sau khi đến Geneva, ông đã triển khai hoạt động ngoại giao nhộn nhịp, có đóng góp lớn vào thành công của hội nghị. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đợt hoạt động ngoại giao này là điển hình thành công của chính sách ngoại gia đa phương do Trung Quốc tiến hành. Continue reading “Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P1)”

Cái chết kỳ lạ của nền dân chủ Mỹ

Nguồn: Martin Wolf, “The strange death of American democracy”, Financial Times, 29/9/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

“Chủ nghĩa ‘Caesar’ của Mỹ giờ đã trở thành nguy cơ hiện hữu”. Tôi đã viết dòng này vào tháng 3 năm 2016, thậm chí trước khi Donald Trump trở thành ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa. Hiện nay, việc biến chế độ dân chủ cộng hòa thành chế độ chuyên quyền đã tiến những bước xa. Đến năm 2024, xu hướng này có thể không thể đảo ngược. Nếu điều này thực sự xảy ra, nó sẽ thay đổi hầu hết mọi thứ trên thế giới. Continue reading “Cái chết kỳ lạ của nền dân chủ Mỹ”

Người Trung Quốc sùng bái và thách thức quyền lực

Tác giả: Trần Chính Cẩm (Trung Quốc)[1] | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tô tem của người Trung Quốc là Rồng, mà rồng là sinh vật căn bản không tồn tại, nó chỉ là một vật tượng trưng. Tượng trưng gì thế? Trả lời: Quyền lực!

Ngày 14 tháng 3 năm 2018, Viện Kiểm sát khu vực Đài Bắc [Đài Loan] tuyên bố Mã Anh Cửu “chứng cứ phạm tội rõ ràng”, sẽ bị khởi tố.[2] Như vậy Mã Anh Cửu trở thành vị lãnh đạo thứ ba của Đài Loan sau khi mãn nhiệm bị khởi tố, tiếp sau Lý Đăng Huy và Trần Thuỷ Biển.

Thế nhưng Đài Loan sau ngày thực hành bầu cử dân chủ chỉ có ba vị lãnh đạo này mãn nhiệm. Continue reading “Người Trung Quốc sùng bái và thách thức quyền lực”

Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp

Nguồn: Ian Lloyd Neubauer, “Australia owes France nothing”, Nikkei Asia, 25/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Phản bội. Gian dối. Một cú đâm sau lưng. Một sự bội tín.

Đây chỉ là một vài trong những cách đầy màu sắc mà các quan chức Pháp đã dùng để mô tả quyết định của Australia trong việc hủy bỏ thỏa thuận để đóng 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường hồi năm 2016, thay vào đó bằng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ và Anh cung cấp.

Bề ngoài, sự phẫn nộ của Pháp – thể hiện qua việc Tổng thống Emmanuel Macron triệu hồi các đại sứ của mình ở Úc và Mỹ – dường như là chính đáng. Rốt cuộc, đã thỏa thuận là thỏa thuận. Continue reading “Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp”

Minh Thái Tông hỏi tội Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Về điều thứ 6 liên quan đến việc Tôn thất nhà Trần là Trần Thiên Bình được Tuyên ủy sứ Lão Qua dẫn đến triều đình Trung Quốc, tố cáo với Minh Thái Tông họ Hồ cướp ngôi:

Ngày 28 tháng 8 năm Vĩnh Lạc thứ 2 [2/10/1404], Quân dân Tuyên ủy sứ Lão Qua Đao Tuyến Ngạt sai sứ hộ tống cháu nội Vương An Nam cũ là Trần Thiên Bình đến triều; tâu rằng: Continue reading “Minh Thái Tông hỏi tội Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần”

Nhật ký Bắc Kinh (12/03/2021): Cuộc họp báo tẻ nhạt của Lý Khắc Cường

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 03/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Có lẽ nên mô tả Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân đại, tức Quốc hội) năm nay ở Bắc Kinh bằng cụm từ “trật tự có kế hoạch”. Phiên họp của cơ quan lập pháp này kéo dài bảy ngày – thường chỉ nhằm “đóng mộc” cho các chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã bế mạc vào thứ Năm (11/03/2021), sau khi thông qua một nghị quyết cải cách hệ thống bầu cử của Hồng Kông.

Một điểm rất nổi bật là sự sùng bái Tập Cận Bình. Trong lễ bế mạc, đồng minh thân cận của Tập, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Nhân đại Lật Chiến Thư, đã kêu gọi các ủy viên đoàn kết quanh Trung ương Đảng với đồng chí Tập làm hạt nhân. Ngay lập tức Đại Lễ đường Nhân dân vỗ tay như sấm nổ. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/03/2021): Cuộc họp báo tẻ nhạt của Lý Khắc Cường”

Chiến tranh Đông Dương: Vị đắng ngày trở về của lính Pháp

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

Sức mạnh quân sự -nếu có, và sức mạnh tài chính không đủ đem lại chiến thắng. Paris không còn khả năng giữ thuộc địa Đông Dương. Sau trận Điện Biên Phủ, hiệp định Genève tháng 7/1954 và chính thức là đến 1956, toàn bộ binh sĩ Pháp đã rời khỏi Đông Dương với vị đắng trong ngày trở về.

1945-1954, hơn 280.000 quân nhân Pháp thuộc các binh chủng Bộ Binh, Không Quân và Hải Quân đã hiện diện trên chiến trường Đông Dương. Ngày trở về họ đã được tiếp đón như thế nào và sau một cuộc chiến gần 10 năm, còn đọng lại gì từ những đợt hành quân ở Viễn Đông? Continue reading “Chiến tranh Đông Dương: Vị đắng ngày trở về của lính Pháp”

Về triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam

Tác giả: GS.TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Chúng ta nghiên cứu khá nhiều về ngoại giao truyền thống của cha ông ta. Tuy nhiên, vấn đề triết lý ngoại giao truyền thống vẫn là một chủ đề nghiên cứu mới mẻ. Triết lý ngoại giao truyền thống là gì? Đâu là nội dung và cội nguồn của triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam? Đây là đề tài hấp dẫn. Trong bài viết này, chỉ xin trình bày một số nhận thức ban đầu, mong được chia sẻ.

1. Một số nhận thức chung về triết lý

 Triết lý là gì? Một câu hỏi mới nghe tưởng chừng rất đơn giản, ai cũng hiểu. Chúng ta thường được nghe những cụm từ đại loại như: Triết lý sống của ông ấy, bà ấy, hoặc triết lý của đạo Phật, triết lý phát triển, triết lý giáo dục, triết lý âm dương v.v… Song trên thực tế câu trả lời không đơn giản chút nào, rất phức tạp là đằng khác. Continue reading “Về triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam”