Việt Nam Mật Chiến (Phần 11)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Chiến tranh Triều Tiên với việc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thu xếp viện trợ Việt Nam

Hạ tuần tháng 6 năm 1950, Phó Tư lệnh Dã Chiến Quân số 3 Túc Dụ [Su Yu] đáp tàu rời Nam Kinh đi Bắc Kinh. Các sĩ quan cấp sư đoàn, trung đoàn trong Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc, do Phó Trưởng đoàn Mai Gia Sinh dẫn đầu, ngồi cùng toa xe lửa riêng của tướng Túc Dụ. Theo lệnh của Quân uỷ Trung ương, hạ tuần tháng 7, Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc phải tập trung ở Nam Ninh. Trừ số cán bộ đã được Dã Chiến Quân số 2 cử đi biên giới Trung-Việt chỉnh huấn cho cán bộ Sư đoàn 308 bộ đội Việt Nam ra, các cán bộ cấp trung đoàn trở lên trong Đoàn cố vấn nói trên đều có cơ hội lên Bắc Kinh để các nhà lãnh đạo Trung ương tiếp kiến và giao nhiệm vụ. Tại Bắc Kinh, họ nghỉ tại Nhà Chiêu đãi của Trung ương Đảng. Trưởng đoàn Vi Quốc Thanh đã đến đây từ trước. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 11)”

Hậu quả của việc Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan

Nguồn: Gideon Rachman, “Afghanistan is now part of the post-American world”, Financial Times, 16/08/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Việc Kabul rơi vào tay Taliban – 20 năm sau khi lực lượng này bị đánh đuổi – sẽ chấm dứt ảnh hưởng của Mỹ ở Afghanistan, có thể trong nhiều thập niên. Theo nghĩa đó, sự kiện này có thể được so sánh với cuộc lật đổ quốc vương (Shah) của Iran năm 1979, sự thất thủ của Sài Gòn năm 1975, hay cuộc cách mạng Cuba năm 1959.

Với việc Mỹ không còn hiện diện, Taliban sẽ tìm cách xây dựng quan hệ với một loạt các chủ thể khác, bao gồm Trung Quốc, Pakistan và các quốc gia vùng Vịnh. Các nhà cầm quyền mới của Afghanistan dường như háo hức được quốc tế công nhận, cũng như mong đợi các quan hệ thương mại và viện trợ xuất phát từ đó. Mong muốn đó có thể khiến Taliban tiết chế các hành động cuồng tín của mình. Continue reading “Hậu quả của việc Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan”

Điều gì giúp Taliban thắng như chẻ tre ở Afghanistan?

Nguồn: The Taliban’s terrifying triumph in Afghanistan”, The Economist, 15/8/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong những năm gần đây, dinh tổng thống ở Kabul, được gọi là Arg, hay tòa thành, đã là một ốc đảo yên bình trong một thành phố nhộn nhịp, căng thẳng. Để đến được nó, du khách phải đi một dặm qua các trạm kiểm soát, được biên chế bởi các đội biệt kích quân đội Afghanistan được trang bị ngày càng tốt. Bên trong tòa nhà được xây từ thế kỷ 19, các quan chức chính phủ Afghanistan nhâm nhi ly latte tại một quán cà phê thông minh, được bao quanh bởi những khu vườn được chăm sóc tốt, và thảo luận về tình hình chính trị bên ngoài, ở một đất nước Afghanistan thực tế.

Khi phóng viên chúng tôi đến thăm lần gần đây nhất, các quan chức của Hội đồng An ninh Quốc gia giải thích rằng theo quan điểm của họ, Taliban rất yếu. Theo các quan chức này, lý do duy nhất khiến họ không bị quân đội chính phủ Afghanistan được Mỹ hỗ trợ đánh bại, là vì chính phủ Afghanistan không muốn gây nguy hiểm cho dân thường bằng cách tiến hành các cuộc tấn công. “Họ không thể giành chiến thắng quân sự,” một quan chức nói. “Lực lượng đặc biệt của chúng tôi rất mạnh. Taliban chỉ có thể đánh kiểu du kích”. Continue reading “Điều gì giúp Taliban thắng như chẻ tre ở Afghanistan?”

Việt – Mỹ sẽ thiết lập đối tác chiến lược trong chuyến thăm của PTT Harris?

Tác giả: Giang Nguyễn phỏng vấn Derek Grossman

Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ có chuyến công du đến thăm Singapore và Việt Nam vào cuối tháng 8 này. Phóng viên Giang Nguyễn phỏng vấn ông Derek Grossman, nhà nghiên cứu quốc phòng cao cấp của tổ chức Rand Corporation. Ông là chuyên gia về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ông Derek Grossman đã cho biết thông tin về khả năng quan hệ Mỹ-Việt sẽ được nâng cấp trong chuyến thăm lịch sử này.

Giang Nguyễn: Cảm ơn ông Derek Grossman đã dành thời gian trò chuyện với chúng tôi. Gần đây ông có viết trên Twitter về khả năng Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris trong chuyến công du sắp tới có thể sẽ thông báo nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ từ quan hệ đối tác toàn diện lên quan hệ đối tác chiến lược. Đã có nguồn tin nào chăng khiến ông đưa ra trường hợp này? Continue reading “Việt – Mỹ sẽ thiết lập đối tác chiến lược trong chuyến thăm của PTT Harris?”

Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Quý Ly: Niên hiệu Thánh Nguyên [1400]; Hán Thương: Niên hiệu Thiệu Thành [1401-1402], Khai Đại [1403-1406].

Vào tháng 2, năm Kiến Tân thứ 3 [25/2-25/3/1400] (Minh Huệ Đế, Kiến Văn năm thứ 2); Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế; tự xưng là Hoàng đế, đặt niên hiệu Thánh Nguyên, đổi quốc hiệu là Đại Ngu.

Năm Thánh Nguyên thứ 1 [1400], Vua nhà Hồ đặt chức Liêm phóng sứ ở các lộ với nhiệm vụ thanh tra, dò hỏi quan lại kẻ hay người dở, việc lợi hại trong dân gian, để thi hành việc giáng truất hay cất nhắc. Dùng qui chế này làm thể thức lâu dài; do đó các chức Thái thú, Lệnh doãn bị thay đổi thường xuyên. Continue reading “Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 10)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sức chiến đấu của quân đội Việt Nam nhanh chóng tăng cường

Châu Hy Hán, Tư lệnh Quân đoàn 13 Giải phóng quân Trung Quốc, được các cán bộ chỉ huy bộ đội Việt Nam, Cao Văn Khánh và Song Hào, cho biết: Dự kiến Sư đoàn 308 chỉnh huấn xong về nước sẽ đánh trận giải phóng Lào Cai.

Châu Hy Hán gọi Tham mưu tác chiến Lý Đình đến và nói: “Giao cho đồng chí một đại đội, dùng thời gian một tháng, căn cứ vào tình hình do các đồng chí Việt Nam cung cấp, mô phỏng xây dựng một công sự giống như trận địa của quân Pháp ở Lào Cai, để huấn luyện bộ đội Việt Nam chiến đấu có mục tiêu rõ ràng.” Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 10)”

Đài Loan là giải pháp thay thế cho chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số của TQ

Nguồn: Melissa Newcomb, “Can Taiwan Provide the Alternative to Digital Authoritarianism?”, The Diplomat, 5/7/2021.

Biên dịch: Trần Thị Nhân Duyên & Nguyễn Văn Nhật Huy

Trung Quốc và Đài Loan đang trở thành hai thái cực đối lập nhau trong nền kỹ thuật số. Một bên là kiểu chính quyền độc tài kỹ thuật số, còn bên kia theo mô hình dân chủ kỹ thuật số.

Trong dịp lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1/7/2021, các nhà phân tích Trung Quốc đã quan sát kỹ các chỉ dấu cho thấy các động thái tiếp theo của Tập Cận Bình là gì. Trong khi đó, Đài Loan đã tiến hành thực hiện kế hoạch “Quốc hội mở” – vốn được công bố vào tháng 6/2020, và chính sách minh bạch cấp tiến. Trung Quốc và Đài Loan đang trở thành hai thái cực đối lập nhau trong nền kỹ thuật số. Một bên là kiểu chính quyền độc tài kỹ thuật số, còn bên kia theo mô hình dân chủ kỹ thuật số. Trong hai hình thái, chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số dễ được áp dụng hơn, và có rất nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào việc lý giải và định nghĩa thuật ngữ này. Hiện nay, vẫn chưa có một hình mẫu nào cho mô hình dân chủ kỹ thuật số, nhưng Đài Loan đang trong quá trình tạo ra một phiên bản của riêng mình. Continue reading “Đài Loan là giải pháp thay thế cho chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số của TQ”

Nhật ký Bắc Kinh (26/02/21): Trung Quốc đã chiến thắng đói nghèo?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bất cứ khi nào Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Đại lễ đường Nhân dân ở phía tây Quảng trường Thiên An Môn, giao thông cũng sẽ được siết chặt và các phương tiện bị chặn lại.

Vào trưa thứ Năm, khi tôi đang lái xe dọc theo Đại lộ Trường An cách quảng trường khoảng 500 mét thì bỗng nhiên tất cả đèn giao thông chuyển sang màu đỏ. Khi ấy đã có nhiều xe cảnh sát và sĩ quan chờ sẵn phía trong khu vực. Khoảng 20 phút sau, đèn cuối cùng cũng chuyển xanh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (26/02/21): Trung Quốc đã chiến thắng đói nghèo?”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 9)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ai biết tiếng Việt đều đi Việt Nam làm phiên dịch

Khi Vi Quốc Thanh còn ở Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ và Quyền Tổng Tham mưu trưởng Nhiếp Vinh Trăn đã hai lần gặp ông bàn việc cử ông đi Việt Nam công tác. Riêng Nhiếp Vinh Trăn còn hai lần tiếp kiến Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc sẽ đi Việt Nam.

Trong danh sách Đoàn Cố vấn có tên của Hầu Hàn Giang. Tháng 10 năm 1949, Hầu Hàn Giang đi cùng Lý Ban từ Hải Phòng đến Bắc Kinh, sau đó có xin ở lại Trung Quốc học tập. Được Lý Ban đồng ý, Hầu Hàn Giang vào học tại lớp huấn luyện đảng viên Hoa kiều do Ban Thống nhất Trung ương tổ chức. Tháng 5 năm 1950, Ban này gọi Hầu đi gặp Liên Quán, qua đó Hầu được biết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định lập Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc đi Việt Nam, nay rất cần người biết tiếng Việt. Vì thế Hầu Hàn Giang được yêu cầu tham gia Đoàn Cố vấn này, làm công tác phiên dịch. Sau đó phía Việt Nam đã làm xong thủ tục chuyển quan hệ tổ chức của Hầu Hàn Giang từ Việt Nam sang Trung Quốc. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 9)”

Quan hệ Mỹ – Việt trong bàn cờ chiến lược Mỹ – Trung

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Mấy năm qua, tuy quan hệ Mỹ-Việt đã có những bước tiến dài, nhưng phải đặt quan hệ song phương trong bối cảnh an ninh khu vực và bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung. Không phải ngẫu nhiên mà tàu sân bay Mỹ đã đến thăm Đà Nẵng hai lần, và Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam hai tàu tuần duyên lớp Hamilton, nhằm nâng cao năng lực hàng hải. Đó mới chỉ là bước đầu. Vai trò trung tâm của ASEAN và vai trò trụ cột của “Bộ Tứ” (Quad) ngày càng quan trọng trong cơ chế an ninh khu vực, theo tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong sáu tháng đầu năm 2021, tuy Mỹ nhấn mạnh tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng đã chú trọng nhiều hơn đến khu vực Châu Âu, Trung Đông, và Đông Bắc Á, trong khi có phần coi nhẹ Đông Nam Á. Vì vậy trong sáu tháng cuối năm, Washington phải tăng cường quan hệ với các nước ở khu vực này. Đó là bối cảnh chuyến thăm Singapore và Việt Nam của phó tổng thống Kamala Harris trong tháng 8, tiếp theo chuyến thăm của bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin tới Singapore, Việt Nam, và Philippines cuối tháng7 vừa rồi. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Việt trong bàn cờ chiến lược Mỹ – Trung”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 8)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hồi ức của một vài cố vấn quân sự Trung Quốc

Trong Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc sang Việt Nam công tác có chừng trên 100 cán bộ chỉ huy cấp sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn. Mấy chục năm sau, khi ôn lại quãng thời gian công tác tại đất nước có chút xa lạ ấy, nhiều người đã không thể nhớ rõ những gì mình từng trải qua.

Triệu Thụ Lai, nguyên là thành viên Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc, nhớ lại: “Năm 1950, tôi đang làm công tác tiễu phỉ tại vùng Điền Tây Nam thì lính thông tin đem lại cho tôi thư của Phó Sư trưởng Vương Kiện Tuyến. Thư viết: ‘… Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cử cố vấn quân sự ra nước ngoài, hy vọng đồng chí sẽ phát huy được những kinh nghiệm quý báu thu được từ cuộc chiến tranh cách mạng trong nước…’ Bức thư này tôi giữ được hơn ba chục năm, nhưng trong lần cuối cùng dọn nhà lại đem đốt mất. Thưa các nhà sử học, các vị đến muộn rồi.” Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 8)”

Nhật ký Bắc Kinh (22/02/21): Tại sao Tập khuyến khích học lịch sử Đảng?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào sáng thứ Bảy (20/02/2021), tôi đến thăm Hương Sơn (Xiangshan), một vùng ngoại ô phía tây Bắc Kinh nổi tiếng với những tán lá mùa thu rực rỡ. Địa chỉ tôi đến là Biệt thự Shuangqing, nơi người cha lập quốc Mao Trạch Đông sống nửa năm cho đến khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào tháng 10 năm 1949.

Khi đi qua cổng biệt thự, tôi bắt gặp khoảng 20 phụ nữ đang hô vang khẩu hiệu “Trái tim phụ nữ đồng hành cùng Đảng. Hãy đấu tranh để hướng tới một chặng đường dài mới”. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (22/02/21): Tại sao Tập khuyến khích học lịch sử Đảng?”

Gắn kết quan hệ Nhật – Đài trong bối cảnh TQ gia tăng áp lực

Tác giả: Phan Văn Tìm

Dù không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, Nhật Bản xem Đài Loan như một đối tác tin cậy ở khu vực và có nhiều nỗ lực thúc đẩy quan hệ với Đài Loan. Quan hệ Nhật – Đài đã có những bước đột phá dưới thời cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Năm 2017, Nhật Bản chính thức đổi tên cơ quan đại diện của quốc gia này ở Đài Loan, từ Hiệp hội Giao lưu Nhật Bản thành Hiệp hội Giao lưu Nhật Bản – Đài Loan, nhằm thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ song phương.

Tiếp nối các di sản đối ngoại của Thủ tướng Shinzo Abe, Thủ tướng hiện tại của Nhật Bản là Yoshihide Suga cũng tích cực ủng hộ và phát triển quan hệ với Đài Loan, thậm chí còn có phần mạnh mẽ hơn so với người tiền nhiệm. Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực lên Đài Loan, quan hệ gắn kết Nhật – Đài mang đến nhiều thông điệp. Continue reading “Gắn kết quan hệ Nhật – Đài trong bối cảnh TQ gia tăng áp lực”

Nhật ký Bắc Kinh (19/02/21): Tesla đặt cược vào Trung Quốc

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà sản xuất xe điện Tesla Motors của Mỹ bắt đầu xuất xưởng mẫu sedan Model 3 sản xuất ở Thượng Hải từ tháng 1 năm 2020, và đã nhanh chóng bán được khoảng 140.000 chiếc tại Trung Quốc. Giờ đây không khó bắt gặp mẫu xe này ở Bắc Kinh, biến Tesla trở thành một trong những thương hiệu Mỹ nổi tiếng nhất ở Trung Quốc bên cạnh Apple và Starbucks Coffee.

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa rồi chứng kiến đại lý Tesla tại một trung tâm mua sắm cao cấp ở Bắc Kinh chật cứng khách hàng. “Mẫu xe rẻ nhất chỉ có giá 249.900 nhân dân tệ”, tương đương 38.500 USD, một nữ bán hàng trẻ tuổi nói. “Tại sao bạn không thử xem?” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (19/02/21): Tesla đặt cược vào Trung Quốc”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 7)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thành lập đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc

Căn cứ theo yêu cầu của Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương và các báo cáo liên quan của La Quý Ba, hạ tuần tháng 3 năm 1950, Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp bàn và quyết định thành lập Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc sang Việt Nam giúp quân đội Việt Nam tác chiến chống Pháp. Trưởng đoàn cố vấn do Chính uỷ Binh đoàn số 10 thuộc Dã Chiến Quân số 3 Vi Quốc Thanh đảm nhiệm.

Việc lựa chọn Vi Quốc Thanh được xem xét từ nhiều mặt. Trước hết, ông từng chiến đấu lâu năm, là một cán bộ chỉ huy quân sự dầy dạn. Đi lên từ một chiến sĩ công binh Hồng quân, trong Kháng chiến chống Nhật, Vi Quốc Thanh là “Chuyên gia chiến tranh Chim sẻ [tức chiến tranh du kích]” ở vùng Giang Hoài. Trong Chiến tranh Giải phóng, ông trở thành Tư lệnh Tung đội (tức Quân đoàn) và Binh đoàn, chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 7)”

Putin Đại đế: Phương Tây đã hiểu sai về Putin như thế nào?

Nguồn: Susan B. Glasser, “Putin the Great”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 27 tháng 1 năm 2018, Vladimir Putin đã trở thành nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất của nước Nga kể từ thời Joseph Stalin. Không có diễu hành hay pháo hoa, không có những bức tượng mạ vàng đáng xấu hổ được công bố hay những màn trình diễn tên lửa hạt nhân ở Quảng trường Đỏ. Rốt cuộc, Putin không muốn bị so sánh với Leonid Brezhnev, một tay chân mày rậm có kỷ lục về thời gian nắm quyền mà ông vừa vượt qua. Brezhnev, nhà lãnh đạo Liên Xô từ năm 1964 đến năm 1982, là người nắm quyền thời Putin còn trẻ, trong  thời kỳ trì trệ kéo dài trước khi đế chế sụp đổ. Cuối cùng, ông ta trở thành đề tài của hàng triệu câu chuyện đùa, từ ông nội run rẩy của một nhà nước già nua, tới người lái tàu đưa nước Nga đến hư không. Một câu chuyện châm biếm rằng, “Stalin đã chứng minh rằng chỉ cần một người để có thể quản lý cả đất nước, còn Brezhnev đã chứng minh rằng cả đất nước không cần ai phải quản lý gì cả.” Continue reading “Putin Đại đế: Phương Tây đã hiểu sai về Putin như thế nào?”

Phe Đồng Minh có hứa trao các đảo ở Biển Đông cho TQ hay không?

Nguồn: Bill Hayton, “Did the allies promise the sea to China?, Philippine Strategic Forum, 27/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Trong số rất nhiều hiểu lầm xoay quanh lịch sử Biển Đông (ở Phillipines gọi là Biển Tây Philippines), một trong những hiểu lầm khó xóa bỏ nhất chính là ý kiến ​​cho rằng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các đồng minh phương Tây đã hứa giao các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp cho Trung Quốc. Hiểu lầm này tiếp tục xuất hiện trong các cuộc thảo luận công khai mặc dù thiếu bằng chứng ủng hộ. Ngay cả Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Hoàng Khê Liên, cũng đã gây nhầm lẫn khi nhắc lại điều đó.

Vào tháng 7 năm 2020, Đại sứ Hoàng nói với Thời báo Manila rằng, “Trung Quốc đã khôi phục và nối lại việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) sau chiến tranh theo Tuyên bố Cairo, Tuyên bố Potsdam và các văn kiện hậu chiến khác.” Vị đại sứ đã sử dụng từ “Nam Sa”, là tên tiếng Trung Quốc để chỉ quần đảo Trường Sa, được Philippines gọi là Quần đảo Kalayaan. Có lẽ ông ấy không biết rằng mình đang nói những điều vô nghĩa. Continue reading “Phe Đồng Minh có hứa trao các đảo ở Biển Đông cho TQ hay không?”

Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hỏi: Chỉ trong nửa cuối tháng 7, giới chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ dồn dập có các chuyến thăm tới Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Xin ông cho biết mục tiêu của Washington trong các chuyến thăm này?

Đáp: Phải nói trong thời gian mấy tháng qua, hoạt động ngoại giao của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã diễn ra rất dồn dập.

Điều này diễn ra trong bối cảnh sau 6 tháng bước vào Nhà Trắng, chính quyền của Tổng thống Biden đã tạm thời giải quyết ổn thỏa các vấn đề trong nước, đặc biệt là khi tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, kinh tế phục hồi mạnh, tình trạng thất nghiệp giảm, và các xung đột xã hội, sắc tộc tạm thời lắng xuống. Continue reading “Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  “

Nhật ký Bắc Kinh (15/02/21): Vì sao TQ cấm sóng BBC World News?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thứ Sáu tuần trước (12/02/2021), đúng ngay giữa dịp Tết Nguyên đán và kì nghỉ xuân, Trung Quốc đã cắt sóng BBC World News của Anh.

Các kênh nước ngoài khác như CNN của Mỹ và NHK của Nhật Bản vẫn xem được. Nhưng khi tôi chuyển sang BBC World News, một thông báo xuất hiện trên màn hình cho biết dịch vụ đã bị chặn.

Cùng ngày, Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc (NRTA) đã ra thông báo cấm BBC. Cục ra thông cáo cho biết BBC World News “đi ngược lại quy tắc đưa tin trung thực và trung lập, đồng thời gây tổn hại đến lợi ích quốc gia và đoàn kết dân tộc.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (15/02/21): Vì sao TQ cấm sóng BBC World News?”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 6)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành.

Hồ Chí Minh, lãnh tụ được nhân dân Việt Nam yêu mến

Khi La Quý Ba đang khẩn trương làm việc tại Việt Nam thì Hồ Chí Minh kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, ngày 4/4/1950 trở lại căn cứ địa Việt Bắc. Vừa về tới nơi, ông liền cho người nhắn La Quý Ba: “Ngày mai gặp nhau”.

Sáng ngày 5/4, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Chính phủ Việt Nam Vũ Đình Huỳnh đưa La Quý Ba đến “Chủ tịch phủ” của Chính phủ Việt Nam. Đó là một ngôi nhà sàn tranh tre nứa lá dựng trên vuông đất bằng phẳng nằm giữa cánh rừng đại ngàn, bên cạnh dòng suối nhỏ nước chảy róc rách. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tận cổng khu nhà để đón khách, ôm lấy La Quý Ba. Đây là lần đầu tiên La Quý Ba được gặp vị lãnh tụ thần kỳ của cách mạng Việt Nam. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 6)”