‘Thiên nga đen’ Triều Tiên và cuộc khủng hoảng hạt nhân cuối cùng

Tác giả: Sơ Nguyên, Việt Phương, Khang Vũ

Các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa hội tụ, cả thế giới hồi hộp theo dõi thượng đỉnh Mỹ – Triều sắp diễn ra với hy vọng về một nền hòa bình mong manh.

Những tháng vừa qua là giai đoạn khủng hoảng tâm lý đối với những ai nghiên cứu lâu năm về Triều Tiên. Sự giảm nhiệt nhanh chóng của cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo này đang diễn ra với những logic rất khó lý giải.

Câu chuyện bán đảo Triều Tiên hiện nay là tiêu biểu cho hiện tượng “thiên nga đen” – sự kiện với xác suất rất nhỏ, nhưng có tác động rất lớn và phá vỡ những nhận thức cố hữu trước đó. Sau hàng thập kỷ thà chịu đói nghèo chứ không chịu từ bỏ vũ khí hạt nhân và sau bao nhiêu lời lẽ đanh thép đe dọa chiến tranh, không ai nghĩ rằng Triều Tiên cuối cùng cũng sẽ xuống nước. Continue reading “‘Thiên nga đen’ Triều Tiên và cuộc khủng hoảng hạt nhân cuối cùng”

Bài toán khó của Mỹ trong quan hệ với Pakistan

Nguồn: Richard N. Haass, “The Pakistan Conundrum?”, Project Syndicate, 12/01/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Harold Brown, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, được cho là đã mô tả cuộc chạy đua vũ trang giữa Hoa Kỳ và Liên Xô như sau: “Khi chúng ta phát triển vũ khí, họ cũng phát triển. Khi chúng ta dừng lại, họ vẫn tiếp tục.”

Dưới góc nhìn của chính phủ Mỹ, thực trạng mối quan hệ với Pakistan có sự tương đồng đáng kể. Khi chúng ta ủng hộ Pakistan, họ làm những việc chúng ta không muốn; và khi chúng ta trừng phạt Pakistan, họ vẫn làm những điều trái ý chúng ta.

Còn đối với Pakistan, quá khứ quan hệ song phương đa phần là câu chuyện của những phản bội lặp đi lặp lại, trong đó điển hình là việc Mỹ trở nên gần gũi với Pakistan rồi đột nhiên cắt viện trợ bất cứ lúc nào giới lãnh đạo nước này thấy cần thiết. Continue reading “Bài toán khó của Mỹ trong quan hệ với Pakistan”

Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng

Nguồn: Robert Daly & Matthew Rojansky, “China’s Global Dreams Give Its Neighbors Nightmares“, Foreign Affairs, 12/03/2018.

Biên dịch: Trần Quang

Từ Nga đến Trung Á, Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh gợi lên những kỉ niệm xấu về chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc. 

Năm 1904, Halford MacKinder đã đưa ra lý thuyết ai làm chủ Lục địa Á-Phi-Âu sẽ “điều khiển thế giới”. 109 năm sau, ở Astana của Kazakhstan, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã hành động, tuyên bố mình là người đề xướng và Trung Quốc là động cơ của sự hội nhập Á-Phi-Âu. Kỷ nguyên ngoại giao Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc đã bắt đầu.  Continue reading “Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng”

Từ mưa tên lửa Tomahawk nhìn lại Nội chiến Syria

Tác giả: Sơ Nguyên

Hàng trăm loại vũ khí mới được Nga và phương Tây thử nghiệm trong cuộc chiến Syria. Dù chúng “thông minh”, “đẹp đẽ”, “mới mẻ” đến đâu cũng đều nhằm một mục đích: hủy diệt.

Thế kỷ 16, khi thực dân Châu Âu đặt chân đến Bắc Mỹ, họ rất ngạc nhiên khi thấy thổ dân da đỏ nơi đây sử dụng loại rìu đặc biệt tiện dụng mang tên Tomahawk. Chiếc rìu gọn nhẹ, vừa có thể làm dụng cụ dắt lưng, vừa có thể làm vũ khí sát thương cao bằng cách ném trực tiếp vào đối phương từ xa. Các đế quốc Châu Âu nhanh chóng học cách sử dụng loại rìu này để xây dựng thuộc địa và dần tiêu diệt các tộc người thổ dân da đỏ bản xứ.

Năm thế kỷ tiếp sau, nước Mỹ ra đời, vươn lên thành cường quốc số một thế giới, với niềm tự hào về công nghệ quân sự không ai bì kịp. Tomahawk được sử dụng để đặt tên cho loại tên lửa hành trình tầm xa vô cùng tinh vi. Giống chiếc rìu của người da đỏ, tên lửa Tomahawk có thể được lắp đặt ở bất cứ đâu, dù là trên bộ, trên tàu chiến hay từ tàu ngầm. Continue reading “Từ mưa tên lửa Tomahawk nhìn lại Nội chiến Syria”

Thấy gì từ việc Mỹ và đồng minh không kích Syria?

Tác giả: Ân Đặng

Rạng sáng ngày 14/04/2018, liên quân Mỹ – Anh – Pháp đã tiến hành không kích các mục tiêu tại Damascus và Homs mà họ cho là nơi Syria sản xuất vũ khí hóa học. Cuộc tấn công diễn ra trong bối cảnh quân đội Chính phủ Syria đang thắng thế tại nhiều mặt trận, với việc các lực lượng đối lập tại Douma phải đầu hàng chỉ còn là vấn đề thời gian. Điều này đã để lại cho giới quan sát quốc tế nhiều nhận định khác nhau.

Động cơ của Mỹ và các đồng minh

Có thể nhận thấy, Mỹ và đồng minh vừa chủ động vừa bị động trong việc ra quyết định tấn công Syria. Với những hình ảnh chưa được kiểm chứng về việc Douma bị tấn công hóa học trong khi Mỹ và đồng minh liên tục gây sức ép đã làm dấy lên nhiều nghi vấn rằng đây là một vụ việc được dàn dựng để Mỹ và đồng minh chủ động can thiệp vào Syria. Mỹ, Anh và Pháp buộc phải sử dụng biện pháp quân sự có giới hạn nhằm giữ uy tín trước cam kết sẽ tấn công Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học ngay cả khi hành động này chưa được phép của Liên Hợp Quốc, hay thậm chí diễn ra khi cuộc điều tra của Tổ chức chống vũ khí hóa học (OPCW) đang chuẩn bị bắt đầu. Continue reading “Thấy gì từ việc Mỹ và đồng minh không kích Syria?”

Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Joschka Fischer,The New Fulcrum of the Middle East”, Project Syndicate, 23/12/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên chuyển dịch địa chính trị. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay thế Mỹ làm cường quốc dẫn đầu thế giới, hay ít nhất là trở thành đối tác trong vai trò lãnh đạo toàn cầu, xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý. Nhưng những động lực vĩ mô từ lâu đã định hình khu vực Trung Đông cũng đang thay đổi, và kể cả ở đây, ảnh hưởng của Mỹ có lẽ cũng đang suy giảm.

Chỉ mới một 100 năm trước, Mật ước Sykes-Picot đã phân chia khu vực Trung Đông giữa Pháp và Anh, và thiết lập những ranh giới quốc gia vẫn còn cho tới ngày nay. Nhưng bây giờ trật tự khu vực đang thay đổi. Continue reading “Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

Học giả phân tích trật tự thế giới mới của Trung Quốc

Nguồn: Ramesh Thakur, “China’s New World Order?”, Project Syndicate, 10/11/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tính đến nay, có hai xu thế địa chính trị chính trong thế kỷ 21: sự xuống dốc tương đối của Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh; và sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế, chính trị và quân sự. Do đó, cách Trung Quốc hành xử trên trường quốc tế sẽ là một nhân tố địa chính trị quan trọng trong những thập niên tới.

Trong tương lai, tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ánh tầm nhìn chiến lược của chủ tịch Tập Cận Bình, người hiện giờ đã củng cố vị trí là nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông. Trong bài phát biểu dài của mình tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 19 vào ngày 18/10/2017, ông Tập tuyên bố về một kỷ nguyên mới của sức mạnh quốc gia, sự tự tin, và quyền lực toàn cầu của Trung Quốc. Continue reading “Học giả phân tích trật tự thế giới mới của Trung Quốc”

Cuộc đua tại Bắc Cực của các cường quốc

Nguồn: Peter Apps, “US lagging behind in Arctic arms race”, Reuters, 02/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm ngoái, một tàu chở dầu của Nga đã đi từ Na Uy tới Hàn Quốc thông qua Bắc Băng Dương. Đây là lần đầu tiên một tàu chở dầu thực hiện hành trình này mà không cần tới sự trợ giúp của các tàu phá băng.

Đây là một khoảnh khắc quan trọng đối với việc khai phá những con đường thương mại ở Bắc Cực vốn thường xuyên đóng băng, và điều này cũng đã thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang vốn đã rất nóng bỏng giữa các cường quốc.

Washington chưa bao giờ coi Bắc Băng Dương là một ưu tiên chiến lược. Khu vực này được coi là nằm trong vùng ảnh hưởng của nước Nga. Hiện nay Trung Quốc đang gia tăng các kế hoạch nhằm trở thành một nhân tố chủ chốt trong khu vực này. Continue reading “Cuộc đua tại Bắc Cực của các cường quốc”

Tử huyệt của châu Phi trước chủ nghĩa cực đoan bạo lực

Nguồn: Mohamed Yahya, “Africa’s Unique Vulnerability to Violent Extremism”, Project Syndicate, 09/01/2017.

Biên dịch: Phạm Thị Xuân Hồng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Châu Phi phải gánh chịu hậu quả về tổn thất nhân mạng, nền kinh tế suy sụp, và các mối quan hệ gãy đổ vì chủ nghĩa khủng bố. Đây là châu lục mà al-Qaeda khơi mào cuộc chiến chống Mỹ vào năm 1998 bằng cách đánh bom các tòa đại sứ nước này tại Nairobi, Kenya và Dar es Salaam, Tanzania; nơi tổ chức khủng bố Boko Haram bắt cóc 276 nữ sinh người Nigeria vào năm 2014; và nơi 147 học sinh bị giết khi đang ngủ tại trường Đại học Garissa ở Kenya vào năm 2015.

Trong khi những sự vụ tấn công này khiến thế giới phải chú ý, phần lớn công chúng không nhận ra rằng chỉ trong năm năm qua, 33.000 người đã chết vì bạo lực liên quan đến khủng bố tại châu Phi. Chủ nghĩa cực đoan bạo lực cùng các phe nhóm ủng hộ nó đang đe dọa làm đảo ngược những nỗ lực phát triển của châu Phi không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong nhiều thập niên tới. Continue reading “Tử huyệt của châu Phi trước chủ nghĩa cực đoan bạo lực”

Mảng tối sau sự lật đổ Nhà nước Hồi giáo

Nguồn: Yassin al-Haj Saleh, “A Wary Return to Raqqa”, Project Syndicate, 13/11/2017

Biên dịch: Đinh Tỵ ~ Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào trung tuần tháng 10, Lực lượng Dân chủ Syria do Hoa Kỳ hậu thuẫn, gồm chủ yếu dân quân người Kurd có quan hệ mật thiết với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) Thổ Nhĩ Kỳ, “đã giải phóng” thành phố Raqqa, nơi chôn rau cắt rốn của tôi, khỏi các tay súng Nhà nước Hồi giáo (ISIS). Trong khi đó, người Ả Rập vốn chiếm đa số ở đây, lại đóng góp không nhiều vào việc lật đổ ISIS. Tại một thành phố nơi cư dân bản địa từ lâu bị nếm mùi đày ải và bị xem như công dân hạng hai, việc Đảng Liên đoàn Dân chủ (PYD) – chi nhánh Syria của PKK – ca khúc khải hoàn chiến thắng đã làm người dân tại đây nơm nớp lo âu bi kịch lịch sử sẽ lặp lại. Continue reading “Mảng tối sau sự lật đổ Nhà nước Hồi giáo”

Nhật – Ấn và giấc mơ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Nguồn: J. Berkshire Miller, “How Abe and Modi Can Save the Indo-Pacific“, Foreign Affairs, 15/11/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Nếu Mỹ mong muốn một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, như Ngoại trưởng Rex Tillerson đã hối thúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thảo luận trong cuộc gặp gần đây giữa họ ở Tokyo, thì sẽ không có 2 cường quốc nào quan trọng bằng Ấn Độ và Nhật Bản.

Hai nước này nằm trong số các quốc gia quan ngại nhất về an ninh trong khu vực và cũng ngày càng sẵn sàng cộng tác với nhau về vấn đề này. Mối quan hệ giữa 2 quốc gia – vốn xa xôi về mặt lịch sử và chiến lược – đã phát triển ngày càng mạnh mẽ dưới sự quản lý của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, với việc thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp cao (Abe đã tới New Delhi để thăm Modi vào tháng 10/2017) kết hợp với những sự trao đổi ngày càng thường xuyên và sâu sắc hơn ở các cấp độ ngoại giao, quốc phòng và kinh doanh. Continue reading “Nhật – Ấn và giấc mơ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”

Ai sẽ gánh vác thay nước Mỹ?

Nguồn: Richard N. Haass, “Who Will Fill America’s Shoes”, Project Syndicate, 21/06/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta ngày càng thấy rõ rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đại diện cho lập trường thoái lui khi xét về tầm nhìn và hành vi toàn cầu của nước Mỹ. Kết quả là, nước Mỹ sẽ không còn đóng vai trò dẫn đầu quốc tế, điều đã định hình chính sách đối ngoại của nước này suốt ba phần tư thế kỷ qua, dưới thời các vị Tổng thống cả Dân chủ lẫn Cộng hòa.

Chúng ta đã và đang chứng kiến rất nhiều ví dụ cho sự thay đổi này. Cam kết truyền thống của nước Mỹ đối với các tổ chức toàn cầu đã phải nhường chỗ cho ý tưởng “Nước Mỹ trên hết”. Các quan hệ đồng minh và những bảo đảm an ninh từng được coi là mặc nhiên thì giờ đây đang ngày càng mang tính chất có điều kiện, tùy thuộc vào lượng ngân sách mà các đồng minh chi cho quốc phòng và việc họ có bị coi là thu lợi bất công từ thương mại với Mỹ hay không. Continue reading “Ai sẽ gánh vác thay nước Mỹ?”

Bế tắc của bà Suu Kyi trước vấn đề người Rohingya

Nguồn: Syed Munir Khasru, “The Lady and the Exodus”, Project Syndicate, 15/09/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng ở Myanmar đang tiếp diễn. Quân đội nước này tiến hành các cuộc tấn công vào Cộng đồng Rohingya, một nhóm sắc tộc thiểu số trong lòng một quốc gia có đa số người dân theo Phật giáo. Xung đột ngày một leo thang không chỉ gây nguy hại đến quá trình chuyển tiếp dân chủ đang diễn ra ở quốc gia này, mà còn làm lu mờ uy tín của nhà lãnh đạo thực tế tại đây, bà Aung San Suu Kyi.

Trong nhiều thập niên qua, chính phủ Myanmar đã từ chối công nhận tư cách dân tộc thiểu số hợp pháp cho Cộng đồng Rohingya- một nhóm sắc tộc với số nhân khẩu chiếm đến 2% tổng dân số của đất nước 50 triệu dân này, đồng nghĩa với việc tư cách công dân và thậm chí là những quyền cơ bản nhất như quyền cư trú của họ cũng bị phủ nhận. Continue reading “Bế tắc của bà Suu Kyi trước vấn đề người Rohingya”

Vì sao TQ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân?

 

Tác giả: Chu Giang Minh (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Gần đây Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) cho biết Trung Quốc sẽ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, và Trung Quốc có quyết tâm kiên định về việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Đồng thời ông còn nói vũ khí hạt nhân (VKHN) không mang lại an toàn cho Triều Tiên. Logic ấy cũng thích hợp với Nhật, Hàn Quốc khi chúng không mang lại an toàn cho hai nước này mà chỉ làm tình hình khu vực xấu đi. Điều này nghe ra dường như là một vấn đề rất đáng quan tâm: vì sao một quốc gia rõ ràng đã hoàn thành thử nghiệm VKHN rồi mà lại cần phải được các quốc gia khác thừa nhận mình có phải là quốc gia sở hữu VKHN hay không? Rốt cuộc thì quốc gia sở hữu VKHN có địa vị quốc tế như thế nào? Continue reading “Vì sao TQ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân?”

Tại sao cần ủng hộ một nước Kurdistan độc lập?

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Case for Kurdistan”, Project Syndicate, 07/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Kurd, những người sống trên một vùng đất rộng lớn nhiều núi non bao gồm một phần lãnh thổ của các quốc gia Armenia, Iran, Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, là tộc người lớn nhất trên thế giới mà không có quốc gia riêng của mình. Đã đến lúc thay đổi điều đó.

Từ đầu thế kỷ 20 người Kurd đã tìm mọi cách để lập quốc, và họ đã bị đàn áp dữ dội. Nhưng có những lý lẽ ủng hộ đặc biệt mạnh mẽ dành cho Hoa Kỳ trong việc hướng tới xây dựng nên một đất nước cho người Kurd. Đó là sự đóng góp không thể thiếu của lực lượng dân quân người Kurd trong việc đánh bại Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Continue reading “Tại sao cần ủng hộ một nước Kurdistan độc lập?”

Khủng hoảng Triều Tiên chỉ là một sô diễn?

Nguồn: John Mecklin, “North Korean ‘crisis’ just a puppet show”, Reuters, 13/09/2017.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù bao gồm nhiều sự kiện đáng quan ngại – phóng tên lửa đạn đạo, thử nghiệm vũ khí hạt nhân, tập trận và những cuộc đấu khẩu vô nghĩa – nhưng cuộc “khủng hoảng” Bắc Triều Tiên trong những tháng gần đây chủ yếu là một sô diễn được sáng tạo nên.

Một năm trước, khả năng Bắc Triều Tiên bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào Hoa Kỳ về cơ bản là bằng không; họ không có khả năng mở một cuộc tấn công như vậy. Nhưng Bình Nhưỡng đã đạt được những tiến bộ công nghệ kể từ đó. Continue reading “Khủng hoảng Triều Tiên chỉ là một sô diễn?”

So sánh khủng hoảng tên lửa Cuba và Triều Tiên

Nguồn: Kaushik Basu, “The North Korean Missile Crisis”, Project Syndicate, 11/07/2017

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 02/01/2017, Tổng thống đắc cử Donald Trump, khi nhắc đến nỗ lực của Bắc Triều Tiên trong việc phát triển một loại vũ khí hạt nhân có khả năng tấn công nước Mỹ, đã đảm bảo với những người theo dõi Twitter của ông rằng, “Điều đó sẽ không xảy ra!”. Nhưng nó đã xảy ra.

Ngày 4 tháng 7 – Quốc khánh Mỹ – Bắc Triều Tiên đã tặng cho người Mỹ một món quà sinh nhật không mong muốn – họ đã thành công trong việc thử Hwasong-14, một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà theo lời các nhà phân tích thì có khả năng chạm đến Alaska. Tất cả công việc phải làm còn lại chỉ là thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để có thể lắp được vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) – một cột mốc có thể đạt được trong vài năm tới. Continue reading “So sánh khủng hoảng tên lửa Cuba và Triều Tiên”

Nước nhỏ trong vòng xoáy chính trị cường quyền

Tác giả: Ngô Di Lân

Thời gian vừa qua đã chứng kiến một cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi trong giới hoạch định chính sách đối ngoại ở Singapore, được “châm ngòi” bởi nhà ngoại giao kỳ cựu Kishore Mahbubani, người hiện là Hiệu trưởng Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu.

Bài bình luận với tiêu đề “Qatar: Những bài học lớn từ một nước nhỏ” trên tờ Strait Times của Mahbubani đã ngay lập tức làm “dậy sóng” bởi quan điểm “nước nhỏ phải hành xử như nước nhỏ” của ông, với hàm ý rằng Singapore nên “khom lưng, cúi đầu” trước các cường quốc gần như đi ngược lại với nguyên tắc đối ngoại của Singapore từ trước đến giờ. Những người phản đối Mahbubani cho rằng Singapore có được vị thế như ngày hôm nay là nhờ việc theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập và theo nguyên tắc chứ không phải bằng việc làm “tay sai” cho các cường quốc. Vậy ai có lý hơn trong cuộc tranh luận này? Các nước nhỏ nên làm gì để bảo vệ mình khi bị cuốn vào vóng xoáy chính trị cường quyền? Continue reading “Nước nhỏ trong vòng xoáy chính trị cường quyền”

Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?

Nguồn:  The West need not fear China’s war games with Russia”, The Economist, 29/07/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng HIệp

Thực tế, hải quân Mỹ nên hợp tác với Trung Quốc nhiều hơn nữa.

Trong thời bình, rất hiếm có một quốc gia nào đạt được sức mạnh hải quân nhanh như Trung Quốc đã làm trong những năm gần đây. Chỉ mới 3 thập niên trước các tàu chiến của Trung Quốc chỉ có khả năng hoạt động gần bờ. Giờ đây, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đang xuất xưởng hàng loạt tàu chiến hiện đại với tốc độ chóng mặt. Một số chuyên gia tin rằng chỉ trong vài năm nữa Trung Quốc có thể sẽ sở hữu nhiều tàu chiến như Mỹ. Hải quân Trung Quốc đang mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu: trong tuần này 3 tàu Trung Quốc tiến hành tập trận với hải quân Nga tại vùng biển Baltic, cuộc tập trận chung đầu tiên của 2 nước tại vùng biển này. Thông điệp chuyển tới phương Tây rất rõ ràng. Cùng khó chịu trước sức mạnh của Mỹ, cả Trung Quốc và Nga đều đang trêu ngươi NATO tại vùng biển Baltic, cửa ngõ của NATO. Continue reading “Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?”

Bàn cờ mới ở Trung Đông

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Next Phase of Middle East Conflict”, Project Syndicate, 07/07/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với việc các trận đánh ở Mosul và Raqqa đánh bật được tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ra khỏi thành trì của chúng ở Syria và Iraq, và việc nội chiến Syria trở thành cuộc chiến tiêu hao kéo dài, các cuộc xung đột khốc liệt nhất của Trung Đông đang biến chuyển nhanh chóng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng sẽ sớm được giải quyết.

Vương quốc Hồi giáo tự xưng của IS chưa bao giờ là một nhà nước có thể bị dồn vào thế đầu hàng vô điều kiện, đồng nghĩa với việc các cuộc chiến ở Mosul và Raqqa chưa bao giờ mang tính chất quyết định, ngay cả khi những trận đánh này đã tiêu diệt được những nơi trú ẩn của IS. Như việc IS thâm nhập vào Libya và Bán đảo Sinai của Ai Cập cho thấy, có rất nhiều những vùng đất được kiểm soát lỏng lẻo mà chúng có thể thâm nhập. Continue reading “Bàn cờ mới ở Trung Đông”