Sự tham gia của Ấn Độ vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Tại cuộc gặp thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Astana (Kazakhstan) tháng 6 năm 2017, Ấn Độ và Pakistan được kết nạp, đưa số thành viên chính thức của SCO lên con số 8. Sau thượng đỉnh Astana, Quỹ Nghiên cứu Người Quan sát (Observer Research Foundation) của Ấn Độ tiến hành cuộc thảo luận rộng rãi về chuyên đề “Khuynh hướng của Ấn Độ sau khi gia nhập SCO” được đăng tải trên các trang mạng. Các cựu đại sứ của Ấn Độ, như Rakesh Sud, Ajai Malhotra, Puntsag Stobdan, Ashok Kant, Nandan Unnikrinshnan, có dịp bày tỏ quan điểm của mình tại cuộc thảo luận này. Continue reading “Sự tham gia của Ấn Độ vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải”

Sự tự sát của bá quyền Mỹ

Nguồn: Fareed Zakaria, “The Self-Destruction of American Power”, Foreign Affairs, July/August 2019 Issue.  

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào một thời điểm nào đó trong hai năm qua, bá quyền Mỹ đã chết. Giai đoạn thống trị khoảng 30 năm hào hứng nhưng ngắn ngủi của Mỹ được đánh dấu bởi hai sự kiện. Nó khai sinh từ sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989. Còn sự suy tàn của nó, hay chính xác hơn là khởi đầu của sự suy tàn, cũng là một sự sụp đổ khác, lần này là của Iraq năm 2003, theo sau đó là sự suy sụp từ từ của bá quyền Mỹ. Nhưng liệu cái chết của bá quyền Mỹ là kết quả của các tác nhân bên ngoài hay chính Washington đã đẩy nhanh sự suy tàn của mình bởi các thói quen và hành vi xấu? Nhiều năm nữa các sử gia sẽ tiếp tục tranh luận về câu hỏi này. Nhưng lúc này đây, chúng ta đã có đủ thời gian và tầm nhìn để đưa ra một số quan sát sơ bộ. Continue reading “Sự tự sát của bá quyền Mỹ”

Ai tấn công tàu chở dầu ở vùng Vịnh?

Nguồn: Who is blowing up ships in the Gulf?”, The Economist, 13/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Abe Shinzo hy vọng lúc này là thời điểm phù hợp để tiến hành ngoại giao. Chuyến thăm của ông tới Tehran trong tuần này, chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhật kể từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, là nhằm giảm căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Sau cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, ông Abe cảnh báo khu vực này có thể “vô tình” bị trượt vào xung đột. Và sau đó, chỉ một vài dặm ngoài khơi bờ biển phía nam Iran, người ta đã chứng kiến một ví dụ minh họa cho việc điều đó có thể xảy như thế nào.

Vào ngày 13 tháng Sáu, hai tàu chở dầu ở Vịnh Oman đã phát các tín hiệu cấp cứu sau khi chúng bị hư hại do các vụ nổ lớn. Tàu Front Altair, gắn cờ Quần đảo Marshall và thuộc sở hữu của Frontline, một công ty vận tải Na Uy, đang vận chuyển naphtha, một sản phẩm dầu mỏ, từ Abu Dhabi; và tàu Kokuka Sangrage, được đăng ký tại Panama và được điều hành bởi công ty Kokuka Sangyo của Nhật, đang vận chuyển mặt hàng methanol. Continue reading “Ai tấn công tàu chở dầu ở vùng Vịnh?”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P7)

Nguồn: America and China must manage their rivalry or risk disaster”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Mỹ và Trung Quốc phải quản lý sự cạnh tranh nếu muốn tránh thảm họa

Nếu hỏi các chuyên gia Mỹ cuộc cạnh tranh nước lớn với Trung Quốc có thể kết thúc ra sao, thì người ta sẽ thấy các tình huống tốt nhất mà họ đưa ra đều rất giống nhau. Họ mô tả một tương lai gần trong đó Trung Quốc sẽ dàn trải sức mạnh quá mức và vấp ngã. Họ tưởng tượng một Trung Quốc bị trừng phạt bởi tăng trưởng chậm lại ở trong nước và sự phản ứng gay gắt chống lại sự quyết đoán của mình ở nước ngoài. Họ hy vọng Trung Quốc có thể nhìn lại trật tự toàn cầu và tìm kiếm một vai trò lãnh đạo trong trật tự đó thay vì tìm cách thiết lập một trật tự mới. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P7)”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P6)

Nguồn: The trouble with putting tariffs on Chinese goods”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

6. Tại sao đánh thuế hàng Trung Quốc không hiệu quả?

Donald Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên hứa hẹn một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, nhưng ông là người đầu tiên tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại mà nghe giống như một cuộc thương lượng lại tiền thuê nhà. “Tôi là một Người đánh thuế”, ông đã tweet vào tháng 12 năm ngoái, khoe rằng nước Mỹ đang thu được hàng tỷ đô la nhờ thuế nhập khẩu mà ông đã áp đặt (ông quên mất thuế nhập khẩu chủ yếu là do người tiêu dùng Mỹ gánh). Ông Trump làm cho thị trường Mỹ nghe giống như một mảnh bất động sản có giá trị mà người nước ngoài phải trả nhiều tiền hơn nếu muốn tiếp cận. Hay như ông Trump nói: “Khi người dân hoặc các quốc gia khác đến để lợi dụng sự giàu có của Quốc gia chúng ta, tôi muốn họ phải trả tiền cho đặc quyền đó”. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P6)”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P5)

Nguồn: “America’s military relationship with China needs rules”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

5. Quan hệ quân sự Mỹ – Trung cần có quy tắc

Bíp, bíp, bíp… và Sputnik 1, vệ tinh đầu tiên đã được phóng lên quỹ đạo Trái đất vào năm 1957. Việc nó không có công dụng gì mấy chẳng quan trọng. Việc những người cộng sản Liên Xô giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trụ đầu tiên đã gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin cho người Mỹ. Điều này đã có tác dụng hữu ích. Ở nước ngoài, Mỹ tăng cường các liên minh như NATO. Ở trong nước, những khoản tiền lớn đã được đổ vào nghiên cứu khoa học. Cuộc khủng hoảng Sputnik tạo cảm giác sự vô tư không còn nữa: kẻ thù đã ở trên đầu. Nhưng mối đe dọa thực tế của Liên Xô đã không thay đổi nhiều. Liên Xô, như trước đây, vẫn là một kẻ thù được trang bị vũ khí hạt nhân đang cố gắng truyền bá một hệ tư tưởng đối địch. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P5)”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P4)

Nguồn: America still leads in technology, but China is catching up fast”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

4. Mỹ vẫn dẫn đầu về công nghệ, nhưng Trung Quốc đang bắt kịp nhanh

Một điều hiếm gặp đã xảy ra tại một khu công nghiệp gần Washington, DC, vào tháng 11 năm ngoái. Dự án mở rộng trị giá 3 tỷ đô la của một nhà máy thiết bị bán dẫn thuộc sở hữu của Micron Technologies, nhà sản xuất chip nhớ tiên tiến, có trụ sở tại Idaho, bắt đầu tiến hành xây dựng. “Mấy năm trước, nếu mở rộng nhà máy kiểu như vậy sẽ có người nói rằng nó sẽ sớm được chuyển đến Trung Quốc, phải không?”, James Mulvenon, một chuyên gia về chính sách và gián điệp không gian mạng của Trung Quốc, nói.

Nhưng bây giờ thì khác. Thay vào đó, nhà máy của Micron cho thấy viễn cảnh tương lai. Niềm tin vào Trung Quốc đã sụp đổ trong giới quan chức chính phủ cũng như lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, và một sự đồng thuận đã tăng lên cho rằng các công ty Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách công nghệ với các đối thủ phương Tây một cách không đàng hoàng và bằng các biện pháp bất hợp pháp. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P4)”

Hậu quả toàn cầu của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Global Consequences of a Sino-American Cold War”, Project Syndicate, 20/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vài năm trước, khi tham gia một phái đoàn phương Tây đến thăm Trung Quốc, tôi đã được gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Khi nói chuyện với chúng tôi, ông Tập lập luận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ hòa bình, và các quốc gia khác – cụ thể là Hoa Kỳ – không cần phải lo lắng về “Bẫy Thucydides”, được đặt theo tên nhà sử học Hy Lạp, người đã ghi lại nỗi sợ hãi của thành Sparta trước một Athens đang trỗi dậy, khiến chiến tranh giữa hai bên trở nên không thể tránh khỏi. Trong cuốn sách năm 2017 “Destined for War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap?”  Graham Allison thuộc Đại học Harvard đã nhìn lại 16 cuộc cạnh tranh trước đó giữa một cường quốc mới nổi và một cường quốc bá chủ, và ông nhận thấy 12 trong số đó đã dẫn đến chiến tranh. Rõ ràng ông Tập muốn chúng tôi tập trung vào bốn trường hợp còn lại. Continue reading “Hậu quả toàn cầu của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P3)

Nguồn: In Beijing, views of America have become deeply cynical”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

3. Trung Quốc ngày càng khinh miệt Mỹ

Nếu nói chuyện đủ lâu với các học giả và quan chức Trung Quốc nghiên cứu về Mỹ, ở một thời điểm nào đó bạn sẽ nghe họ so sánh mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ với một cuộc hôn nhân tồi. Đó là một sự so sánh cho thấy nhiều ý nghĩa. Trung Quốc có lợi ích ở các châu lục khác, nhưng Mỹ là một nỗi ám ảnh thường trực. So sánh quan hệ Mỹ – Trung với một cuộc hôn nhân hàm ý sự ngưỡng mộ kéo dài xen lẫn với sự ghen tị và phẫn nộ mà giới tinh hoa Trung Quốc dành cho đối thủ toàn cầu của họ. Tuy nhiên, trong thời đại Trump, một cảm xúc mới nguy hiểm khác cũng đang ngày càng nổi lên, đó là sự khinh miệt dành cho Hoa Kỳ. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P3)”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P2)

Nguồn: In Washington, talk of a China threat cuts across the political divide“, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

2. Quan điểm chống Trung Quốc áp đảo trong mọi tầng lớp chính trị Mỹ

Tháng Mười năm ngoái, các ông chủ của một số công ty lớn trong các ngành công nghiệp sáng tạo đã được mời đến một văn phòng phụ cạnh Nhà Trắng. Dưới những bức bích họa trên trần cao của Phòng Indian Treaty (trước là Thư viện Bộ Hải quân – ND), các giám đốc điều hành đã ký một bản cam kết không tiết lộ thông tin trong một ngày, qua đó cho phép họ được xem các tài liệu mật. Sau đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats và hai thượng nghị sĩ trình bày cho họ nghe cách Trung Quốc đánh cắp bí mật của họ.

Sự kiện không được công bố này là ý tưởng của Thượng nghị sĩ Mark Warner đại diện cho bang Virginia, một đảng viên Dân chủ cao cấp trong Ủy ban Tình báo Thượng viện và bản thân là một nhà đầu tư công nghệ thành công. Tham gia cùng ông là Thượng nghị sĩ Marco Rubio đại diện bang Florida, một đảng viên Cộng hòa trong ủy ban. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P2)”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P1)

Nguồn: Trade can no longer anchor America’s relationship with China“, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

1. Thương mại không còn là mỏ neo của quan hệ Mỹ – Trung

Kể từ khi Trung Quốc nổi lên từ đống đổ nát gây nên bởi chủ nghĩa Mao 40 năm trước, động cơ tìm kiếm lợi nhuận đã trở thành trụ cột cho sự ổn định trong quan hệ với Mỹ. Các ứng cử viên tổng thống có thể cáo buộc Trung Quốc ăn cắp công ăn việc làm của người Mỹ. Những vụ bê bối gián điệp có thể vẫn âm ỉ. Nhưng sau đó, các ông chủ doanh nghiệp và các chính trị gia ở cả Bắc Kinh và Washington đều quyết định rằng tất cả các bên đang kiếm được quá nhiều tiền nên không thể để cho mối quan hệ trở nên xấu đi. Việc hai bên tập trung vào những lợi ích tự thân này dẫn đến một thỏa hiệp khó chịu. Ngay sau khi quân đội Trung Quốc tàn sát hàng trăm, có thể là hàng ngàn người, tại Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, Tổng thống George H.W. Bush đã viết thư riêng cho Đặng Tiểu Bình để thúc giục các nỗ lực chung nhằm ngăn chặn “những sự kiện bi thảm gần đây” gây hại cho quan hệ song phương. Khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho thấy một sự phụ thuộc lẫn nhau nguy hiểm giữa Mỹ, nhà nhập khẩu hàng giá rẻ, và Trung Quốc, nhà xuất khẩu hàng tiết kiệm. Các thuật ngữ mới đã xuất hiện để miêu tả cho sự cộng sinh này, như “Chimerica” hay “G2”. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P1)”

Kiềm chế Trung Quốc có dễ?

Nguồn: Calls to harden the West’s defences against China suggest despair”, The Economist, 09/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Lịch sử của những nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc thời hiện đại đều không có kết cục vui vẻ. Liên Xô đã thử kiềm chế Trung Quốc vào năm 1960 khi Mao Trạch Đông tuyên bố không lo ngại về chiến tranh hạt nhân, cho rằng một cuộc xung đột như vậy sẽ giết chết nhiều kẻ đế quốc hơn là những người theo chủ nghĩa xã hội, khiến thế giới bị hủy hoại trừ những người cộng sản. Quan điểm này khiến Nikita Khrushchev lo ngại. Các cố vấn kỹ thuật của Liên Xô, bao gồm các chuyên gia vũ khí hạt nhân, những người đã tiêu hủy tất cả các tài liệu mà họ không thể mang theo, đã bị rút khỏi Trung Quốc. Các kỹ thuật viên Trung Quốc đã tập hợp lại các mảnh vụn, thu hồi manh mối giúp Trung Quốc thử thành công một quả bom nguyên tử bốn năm sau đó. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc có dễ?”

Viễn cảnh địa ngục của chiến tranh Mỹ – Iran

Nguồn: Amin Saikal, “A Confrontation from Hell”, Project Syndicate, 10/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power từng gọi các cuộc chiến tranh diệt chủng là “một vấn đề địa ngục”. Khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng căng thẳng với Iran, thế giới giờ đây phải nghĩ đến viễn cảnh của một “cuộc đối đầu địa ngục” giữa hai nước.

Hiện tại, cả Hoa Kỳ và Iran đều nói rằng họ không muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, từng bước một, họ đang tiến vào một quỹ đạo xung đột. Hoa Kỳ đã tăng cường triển khai quân sự ở khu vực xung quanh Iran, điều động nhóm tàu sân bay tấn công USS Abraham Lincoln và một đội đặc nhiệm máy bay ném bom đến Trung Đông để cảnh báo chế độ Iran không được thực hiện các hành động đe dọa. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Iran đã lên án hành động này như là một đòn chiến tranh tâm lý và coi đó là một hành động khiêu khích nhằm lôi kéo Iran vào một cuộc xung đột quân sự. Continue reading “Viễn cảnh địa ngục của chiến tranh Mỹ – Iran”

Chiến lược bành trướng bằng hộ chiếu của Nga

Nguồn: Agnia Grigas, “Russia’s Passport Expansionism”, Project Syndicate, 07/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 24 tháng 4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh rằng hộ chiếu sẽ được cấp cho người dân ở các khu vực thuộc vùng đông Donetsk và Luhansk của Ukraine hiện đang do phe ly khai thân Nga kiểm soát. Điện Kremlin tuyên bố đây là một cử chỉ hoàn toàn nhân đạo. Nhưng nó thực tế là một phần trong một chiến lược dài hạn nhằm củng cố sự kiểm soát miền đông Ukraine – và, nếu xét thông báo của Nga rằng họ đang tìm cách “đơn giản hóa thủ tục cấp quốc tịch” cho tất cả người dân Ukraine, tác động từ động thái này có khả năng còn lớn hơn nữa.

Nga từ lâu đã sử dụng quyền công dân và hộ chiếu nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Như tôi mô tả trong cuốn Beyond Crimea: The New Russian Empire (Không chỉ là Crimea: Đế chế Nga mới), quá trình này thường bắt đầu bằng việc thúc đẩy sức mạnh mềm và sự can dự nhân đạo. Sau đó, nó tiến tới các chính sách kiều bào nhằm hỗ trợ và “Nga hóa” những người nói tiếng Nga ở nước ngoài, đồng thời  tiến hành chiến tranh thông tin. “Hộ chiếu hóa” là bước thứ năm trong quy trình này, tiếp theo sau là bảo vệ công dân và cuối cùng là sáp nhập lãnh thổ. Continue reading “Chiến lược bành trướng bằng hộ chiếu của Nga”

Thách thức của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The High Costs of the New Cold War”, Project Syndicate, 14/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thật tiện khi gọi cuộc ganh đua địa chính trị đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một cuộc “chiến tranh lạnh mới”. Nhưng cách mô tả đó không được phép làm che khuất một thực tế rõ ràng, dù chưa được hiểu hết, rằng cuộc ganh đua mới này sẽ khác hoàn toàn với cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

Cuộc Chiến tranh Lạnh của thế kỷ 20 đã khiến hai liên minh quân sự đối đầu nhau. Ngược lại, sự cạnh tranh Trung-Mỹ liên quan đến hai nền kinh tế được hội nhập chặt chẽ với nhau và với phần còn lại của thế giới. Do đó, các trận chiến quyết định nhất trong cuộc chiến tranh lạnh ngày nay sẽ diễn ra trên mặt trận kinh tế (thương mại, công nghệ và đầu tư), thay vì ở Biển Đông hay Eo biển Đài Loan chẳng hạn. Continue reading “Thách thức của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc”

Trung Quốc: Cái gai của Ấn Độ ở Pakistan

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s China Problem in Pakistan”, Project Syndicate, 04/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Người ta chỉ có thể hy vọng rằng những căng thẳng mới nhất giữa Ấn Độ và Pakistan, vốm nổ ra sau một cuộc tấn công khủng bố vào tháng trước giết chết hơn 40 cảnh sát bán quân sự Ấn Độ và làm bị thương một số người khác ở quận Pulwama của bang Jammu và Kashmir, sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Nhưng dù cuộc khủng hoảng đang diễn ra có kết thúc như thế nào đi nữa, cuộc xung đột giữa hai nước đã đưa ra ánh sáng một nhân tố thứ ba: Trung Quốc.

Vụ tấn công mới nhất ở Jammu và Kashmir, giáp biên giới Pakistan, đã đặt ra những câu hỏi mới về việc Trung Quốc tiếp tục bảo vệ tổ chức khủng bố Jaish-e-Mohammed (JeM) có trụ sở ở Pakistan. JeM đã nhanh chóng tuyên bố đứng đằng sau vụ đánh bom, được thực hiện bởi một kẻ đánh bom liều chết 21 tuổi, người đã kích nổ khoảng 300 kg RDX trong một cuộc tấn công vào một đoàn xe cảnh sát gồm 78 xe. Continue reading “Trung Quốc: Cái gai của Ấn Độ ở Pakistan”

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’

Tác giả: Trần Việt Thái

Mỹ-Triều đã dự thảo sẵn hai văn kiện là Tuyên bố chung và Tuyên bố Hà Nội về chấm dứt chiến tranh. Tiếc là mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.

Tuần Việt Nam lược trích góc nhìn của Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Ngoại giao, Tiến sỹ Trần Việt Thái sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều thu hút sự quan tâm rộng khắp tại Hà Nội suốt tuần qua.

Quan điểm của mỗi bên 

Sau kết quả họp Thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore tháng 6/2018, hai bên đã chốt 3 nội dung thảo luận tại Hà Nội. Thứ nhất là phi hạt nhân hoá, đi kèm với đó là dỡ lệnh cấm vận. Thứ hai là thiết lập hoà bình ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Thứ ba là thiết lập quan hệ ngoại giao. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ-Triều: ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’”

Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lúc 22h19 (giờ Bắc Kinh, tức 21h19 giờ Hà Nội) ngày 28/2/2019, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận dưới tiêu đề: “Tiến trình [hòa bình] bán đảo [Triều Tiên] nên chịu đựng được khó khăn của một lần hội nghị thượng đỉnh”. Toàn văn như sau:

Cuộc gặp tại Hà Nội của Trump và Kim Jong-un đã kết thúc vào ngày 28. Thông báo của phía Mỹ nói hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào, nhưng đồng thời nhấn mạnh hai bên đã tiến hành hội đàm tốt đẹp và có tính xây dựng. Hai đoàn đều mong đợi sẽ tiếp tục hội đàm trong tương lai. Kết quả này có khoảng cách quá lớn so với các dự đoán của dư luận trước đó, vì thế đã đem lại sự thất vọng phổ biến. Continue reading “Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai”

Chính sách liên minh của Mỹ: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Tác giả: Ngô Di Lân

Tóm tắt: Một trong những hòn đá tảng của bá quyền Mỹ là hệ thống liên minh toàn cầu bao phủ khắp các châu lục và đại dương. Tuy nhiên, công trình an ninh đồ sộ này không phải là sản phẩm của một “bản vẽ ” lớn mà xuất phát từ một loạt các quyết định tình thế nhằm đối phó với các mối đe doạ khác nhau, đặc biệt trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Kết quả là một cấu trúc liên minh phức tạp với nhiều mảnh ghép khác biệt. Bài viết này sẽ phân tích ba đặc điểm chủ đạo trong chính sách liên minh của Mỹ và đánh giá triển vọng của hệ thống liên minh này trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, từ đó rút ra hàm ý chính sách cho Việt Nam. Continue reading “Chính sách liên minh của Mỹ: Quá khứ, hiện tại và tương lai”

Món quà của Trump dành cho Taliban

Nguồn: Brahma Chellaney, “Trump’s Gift to the Taliban”, Project Syndicate, 30/01/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Sau các cuộc tấn công ngày 11/09/2001, Hoa Kỳ đã xâm lược Afghanistan và lật đổ chế độ Taliban, từ đó phá hủy một mạng lưới khủng bố quốc tế chủ chốt. Nhưng bây giờ, một nước Mỹ mệt mỏi vì chiến tranh, với một vị tổng thống đang tìm cách thoát khỏi mớ bòng bong càng nhanh càng tốt, đã đạt được một thỏa thuận dự kiến đáp ứng phần lớn các yêu sách của Taliban. Taliban, vồn từng chứa chấp al-Qaeda và hiện vẫn đang thực hiện các cuộc tấn công khủng bố nguy hiểm nhất thế giới, đã giành được không chỉ lời hứa của Mỹ về việc rút quân khỏi Afghanistan trong vòng 18 tháng, mà còn là cả một con đường để quay lại giành quyền lực ở Kabul.

Lịch sử đang lặp lại. Hoa Kỳ một lần nữa bỏ rơi một Afghanistan bị chiến tranh tàn phá, giống như cách họ đã làm ba thập niên trước sau một chiến dịch bí mật thành công của CIA nhằm buộc Liên Xô rời khỏi đất nước này. Hoa Kỳ, vốn đang tuyệt vọng tìm cách chấm dứt cuộc chiến dài nhất từ ​​trước đến nay của mình, dường như đã quên mất một bài học quan trọng về lần từ bỏ đó: hành động này đã biến Afghanistan trở thành một thành trì của khủng bố xuyên quốc gia, dẫn đến nội chiến và cuối cùng là những cuộc đổ máu ở phương Tây. Continue reading “Món quà của Trump dành cho Taliban”