Putin còn hữu ích với Tập Cận Bình bao lâu nữa?

Nguồn:  Sergey Radchenko, “習近平還能支持普丁多久”, New York Times 23/7/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1969, Trung Quốc và Liên Xô dường như đang ở trên bờ vực chiến tranh.

Hai nước đã có một cuộc đụng độ chết người ở biên giới vào tháng 3 năm đó và một cuộc đụng độ khác vào tháng 8. Điện Kremlin nói bóng gió về một cuộc tấn công hạt nhân. Trong vài năm tiếp theo, họ khẩu chiến dữ dội với nhau. Mao Trạch Đông cảnh báo, “Ai ị lên đầu chúng tôi thì chúng tôi sẽ trả đũa!” Nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev gọi Mao là “Đồ phản bội.” Một liên minh mà Moskva và Bắc Kinh trước đây coi là không thể phá vỡ đã nhanh chóng bị phá vỡ. Continue reading “Putin còn hữu ích với Tập Cận Bình bao lâu nữa?”

Cuộc chiến gián điệp mới giữa các cường quốc

Nguồn: Calder Walton, “The New Spy Wars,” Foreign Affairs, 19/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc và Nga đã sử dụng các cơ quan tình báo để làm suy yếu Mỹ như thế nào?

Chiến tranh Lạnh chưa bao giờ kết thúc. Chí ít thì đó là quan điểm của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Điện Kremlin vẫn tiếp tục cuộc chiến vĩ đại chống lại phương Tây ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ là hoạt động của các cơ quan tình báo và an ninh Nga. Thông qua các chiến dịch của mình, và qua quyền lực to lớn mà họ nắm giữ trong xã hội Nga, họ đã tiếp tục những gì mà tình báo Liên Xô đã bỏ dở. Kể từ năm 1991, các cơ quan này đã bị thúc đẩy bởi một chiến lược phục thù, nhằm làm cho nước Nga vĩ đại trở lại và đảo ngược trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo sau Chiến tranh Lạnh. Cuộc chiến của Putin ở Ukraine là kết cục đẫm máu của chiến lược đó. Continue reading “Cuộc chiến gián điệp mới giữa các cường quốc”

Bảy vấn đề bạn cần biết về NATO hiện nay

Nguồn: Matthew Mpoke Bigg, “关于现在的北约,你应该知道的七个问题”, New York Times, 12/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm Thứ Ba (11/7), các nhà lãnh đạo Khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc hội nghị thượng đỉnh thường niên của họ tại Vilnius, thủ đô Litva. Trong chương trình nghị sự của hội nghị, phản ứng đối với cuộc chiến Nga-Ukraine chiếm phần chủ yếu.

Cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Âu kể từ khi NATO được thành lập cách đây 74 năm đã kích hoạt lại tổ chức này, đưa NATO trở về vai trò một liên minh tác chiến trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh Nga-Ukraine cũng đặt ra những câu hỏi hóc búa về viện trợ quân sự cho chính phủ Ukraine và việc Thụy Điển và Ukraine xin gia nhập NATO. Continue reading “Bảy vấn đề bạn cần biết về NATO hiện nay”

‘Tự chủ chiến lược’ chỉ là giấc mơ viển vông của Pháp

Nguồn: Anchal Vohra, ‘Strategic Autonomy’ Is a French Pipe Dream, Foreign Policy, 03/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Emmanuel Macron đang thúc đẩy một chính sách châu Âu làm hài lòng nước Pháp nhưng làm phiền lòng những nước khác.

Hồi tháng 4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi khi cảnh báo châu Âu không nên để bị lôi kéo vào xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan. Ông nói, là đồng minh của Mỹ không có nghĩa là trở thành “chư hầu” của Mỹ.

Bình luận đó đã khơi lại cuộc tranh luận về nỗ lực của Pháp nhằm tìm kiếm “quyền tự chủ chiến lược” cho châu Âu – nghĩa là độc lập khỏi Mỹ trong các vấn đề chiến lược. Ý tưởng đó đã gây lo sợ ở các quốc gia Trung và Đông Âu vốn tin tưởng Mỹ sẽ là người bảo đảm an ninh chính cho họ trong một cuộc xung đột với Nga. Họ nghi ngờ Pháp đang cố tình nói rằng ý tưởng giúp nâng cao tầm vóc của nước này, đồng thời làm phật ý Mỹ, là sản phẩm của tư duy tập thể châu Âu. Continue reading “‘Tự chủ chiến lược’ chỉ là giấc mơ viển vông của Pháp”

Khởi đầu của kết thúc cho Putin?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “The Beginning of the End for Putin?,” Foreign Affairs, 27/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc nổi loạn của Prigozhin đã kết thúc nhanh chóng, nhưng nó đã mở đường cho những rắc rối của Điện Kremlin.

Cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã phá hủy hình ảnh huyền bí của Tổng thống Nga Vladimir Putin như là một nhà độc tài không thể chạm tới. Trước ngày 24/02/2022, Putin có thể giống như một kẻ vô đạo đức và hiếu chiến, nhưng qua các động thái quân sự ở Syria, Crimea, và xa hơn nữa, ông vẫn là một chiến lược gia có năng lực. Thế rồi, ông đã huỷ hoại tất cả, thể hiện sự kém cỏi của mình bằng cách xâm lược một quốc gia không gây ra mối đe dọa nào cho Nga, sau đó thất bại hết lần này đến lần khác trong việc điều hành quân đội – với ví dụ mới nhất là cuộc nổi dậy vũ trang ngắn ngủi do thủ lĩnh lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin phát động cuối tuần này, vốn đã làm suy yếu nhà độc tài huyền bí Putin. Continue reading “Khởi đầu của kết thúc cho Putin?”

Thái độ của Tập trước cuộc binh biến ở Moscow

Nguồn: Craig Singleton, “Xi’s Schadenfreude Over Moscow’s Mutiny,” Foreign Policy, 29/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập đã đúng về các vấn đề trong phong cách quản trị của Putin – nhưng đã sai khi đặt cược vào nhà lãnh đạo Nga.

Trong chiến tranh, có nhiều thứ sai hơn là đúng. Nếu sự thật mất lòng này bằng cách nào đó đã bị nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình bỏ qua sau hơn 16 tháng kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược Ukraine – vốn dự kiến chỉ kéo dài 2 ngày, thì cuộc nổi loạn của Tập đoàn Wagner chống lại Moscow hồi cuối tuần trước chắc chắn đã khiến ông phải suy nghĩ lại. Thật vậy, dù Tập thường tung hô “sự mới mẻ” của hệ thống Trung Quốc, trong sâu thẳm, ông vẫn lo sợ rằng Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh ý thức hệ đã từng gây tai họa cho Liên Xô – và vẫn tiếp tục ám ảnh nước Nga cho tới ngày nay. Continue reading “Thái độ của Tập trước cuộc binh biến ở Moscow”

Nước Nga đang đi về đâu?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đó là một câu hỏi nóng không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn cho những người quan tâm đến nước Nga. Vận mệnh của một siêu cường quân sự như nước Nga có tác động rất lớn tới tương lai của nhiều quốc gia và trật tự thế giới. Tuy còn quá sớm để kết luận, nhưng sau quyết định sai lầm của Putin xâm lược Ukraine, nhất là sau cuộc binh biến đầy kịch tính của ông trùm Wagner là Prigozhin, một nước Nga “hậu Putin” đang tới gần hơn. Continue reading “Nước Nga đang đi về đâu?”

Vụ Prigozhin cho thấy hệ thống của Putin đang dần sụp đổ

Nguồn: Gideon Rachman, “The Putin system is crumbling,” Financial Times, 25/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau vụ binh biến ở Moscow, mọi thứ ở Nga sẽ không thể trở lại bình thường.

Những hình ảnh minh chứng cho tư cách lãnh đạo quốc gia của Volodymyr Zelenskyy đã xuất hiện vào ngày 25/02 năm ngoái. Khi quân đội Nga áp sát Kyiv, Tổng thống Ukraine đã xuống đường với các phụ tá thân cận của mình, trấn an người dân rằng, “Tất cả chúng tôi vẫn đang ở đây, để bảo vệ nền độc lập và đất nước của chúng ta.” Continue reading “Vụ Prigozhin cho thấy hệ thống của Putin đang dần sụp đổ”

Nhìn lại toàn cảnh cuộc binh biến của Tập đoàn Wagner

Nguồn: The Wagner Group halts its march on Moscow”, The Economist, 24/06/2023.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vladimir Putin dường như đã sống sót qua mối đe dọa lớn nhất đối với chế độ của ông. Nhưng trong bao lâu nữa?

Mối đe dọa từ cuộc binh biến chống lại Vladimir Putin đã biến mất vào ngày 24 tháng 6 một cách đột ngột và kịch tính như khi nó nổ ra. Vào buổi sáng, Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu tập đoàn lính đánh thuê Wagner, đã đưa các đội hình xe bọc thép của mình tham gia cuộc hành quân 1.000 km tiến về Moskva, tuyên bố đã áp sát trong vòng 200 km và gây ra báo động ở Điện Kremlin. Nhưng đến tối, ông ra lệnh cho các cựu chiến binh thiện chiến của mình quay trở lại, nói rằng ông không muốn làm đổ máu người Nga. Các báo cáo trên mạng xã hội cho thấy các chiến binh của ông đang bắt đầu rút lui. Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết ông Prigozhin sẽ tới Belarus. Continue reading “Nhìn lại toàn cảnh cuộc binh biến của Tập đoàn Wagner”

Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P2)

Nguồn: Gideon Rose, “Ukraine’s Winnable War”, Foreign Affairs, 13/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

CUỘC CHƠI CUỐI CÙNG

“Đây không phải là trận đánh cuối cùng trong cuộc chiến này,” quan chức quân sự cấp cao của Ukraine nói. “Nga sẽ phải tổn thất hơn nhiều nữa trước khi họ chịu thừa nhận thất bại. Và chiến tranh sẽ không kết thúc ngay cả khi chúng tôi giành được toàn bộ lãnh thổ năm 1991. Bởi vì chúng tôi vẫn sẽ có một kẻ thù ở ngay bên mình. Mục đích của cuộc chiến này không chỉ là đẩy lùi quân Nga và giành lại lãnh thổ của chúng tôi, mà còn là để thuyết phục người Nga đừng nghĩ đến việc thử lại một lần nữa trong vài năm tới. Chúng tôi không có ý định để lại cuộc chiến này cho con cháu mình.” Continue reading “Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P2)”

Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P1)

Nguồn: Gideon Rose, “Ukraine’s Winnable War”, Foreign Affairs, 13/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao phương Tây nên giúp Kyiv giành lại toàn bộ lãnh thổ?

Tháng 2/2022, Nga xâm lược Ukraine với ý định chiếm lãnh thổ và xóa bỏ nền độc lập mà người Ukraine đã giành được sau khi Liên Xô sụp đổ ba thập niên trước. Xét đến sự chênh lệch lớn về quy mô quân đội và sức mạnh giữa hai bên tham chiến, gần như chẳng ai nghĩ Ukraine sẽ có nhiều cơ hội. Những người bi quan cho rằng Kyiv sẽ thất thủ trong vài ngày hoặc vài tuần. Những người lạc quan hơn thì tin rằng quá trình đó mất vài tháng. Rất ít người nghĩ rằng Ukraine có thể đáp trả kẻ tấn công mình. Continue reading “Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P1)”

Người Nga đang dần rơi vào hoảng loạn trước mắt chúng ta

Nguồn: Alexey Kovalev, “Russians Are Unraveling Before Our Eyes,” Foreign Policy, 06/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một làn sóng những sự kiện mới đang khiến Điện Kremlin phải vật lộn để kiểm soát dòng quan điểm trong nước.

Một điều bất thường đã xảy ra ở Moscow vào ngày 30/05: Ngay giữa ban ngày, thành phố đã bị tấn công bởi rất nhiều máy bay không người lái – số lượng từ 5 đến 25 chiếc hoặc hơn, tùy thuộc vào nguồn tin từ Nga. Đây không còn là một cử chỉ mang tính biểu tượng, như hình ảnh chiếc máy bay không người lái nhỏ bé đã đâm vào cột cờ trên đỉnh Điện Kremlin, nơi có văn phòng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, mà đã chuyển thành nhiều đợt không kích nhắm vào các khu vực khác nhau của thủ đô nước Nga. Đã không có chiếc máy bay không người lái nào phát nổ – theo tờ Kommersant, chúng nhắm vào các mục tiêu không xác định, và rơi xuống các tòa nhà dân cư sau khi bị bắn hạ hoặc bị gây nhiễu sóng. Đây là lần đầu tiên Moscow bị không kích kể từ khi bị Không quân Đức ném bom vào năm 1941. Continue reading “Người Nga đang dần rơi vào hoảng loạn trước mắt chúng ta”

Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P2)

 

Nguồn:Henry Kissinger explains how to avoid world war three,” The Economist, 17/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Sau cuộc điện đàm của Tập và Zelensky, Kissinger tin rằng Trung Quốc có lẽ đang tìm cách định vị mình là trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine. Là một trong những kiến trúc sư của chính sách khiến Mỹ và Trung Quốc cùng chống lại Liên Xô, ông nghi ngờ về việc Trung Quốc và Nga có thể hợp tác với nhau. Đúng là họ cùng ngờ vực người Mỹ, nhưng ông cũng tin rằng họ có bản năng không tin tưởng lẫn nhau. Ông nói, “Tôi chưa bao giờ gặp một nhà lãnh đạo Nga nào nói điều gì tốt đẹp về Trung Quốc. Và tôi cũng chưa bao giờ gặp một nhà lãnh đạo Trung Quốc nào nói điều gì tốt đẹp về Nga.” Họ không phải là đồng minh tự nhiên. Continue reading “Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P2)”

Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1)

Nguồn:Henry Kissinger explains how to avoid world war three,” The Economist, 17/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và Trung Quốc phải học cách chung sống. Họ chỉ còn chưa đầy 10 năm nữa.

Tại Bắc Kinh, người ta đã đi đến kết luận rằng Mỹ sẽ làm bất cứ điều gì để kìm hãm Trung Quốc. Còn tại Washington, người ta quả quyết rằng Trung Quốc đang âm mưu thay thế Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Nếu muốn nghe một phân tích tỉnh táo hơn về cuộc cạnh tranh này – và một kế hoạch để ngăn không cho cạnh tranh leo thang thành cuộc chiến giữa các siêu cường – hãy ghé thăm tầng 33 của một tòa nhà theo phong cách Art Deco ở trung tâm Manhattan, văn phòng của Henry Kissinger. Continue reading “Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1)”

Tại sao Putin cần Wagner?

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, Why Putin Needs Wagner, Foreign Affairs, 12/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đang có một cuộc đấu tranh quyền lực ngầm nhằm duy trì lực lượng đánh thuê tàn bạo của Nga.

Đầu tháng 5, căng thẳng giữa Bộ Quốc phòng Nga và Wagner, tập đoàn quân sự tư nhân thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cuối cùng cũng bộc phát. Suốt nhiều tháng, những người lính Wagner đã dẫn đầu cuộc bao vây Bakhmut của Nga ở miền đông Ukraine, trả cái giá rất lớn về sinh mạng. Nhưng giờ đây, Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh hiếu chiến của Wagner, không thể chịu đựng thêm nữa. Trong một đoạn video gây sốc, ông ta đứng bên cạnh xác chết của những người lính Wagner ở Bakhmut, nói những lời tục tĩu nhắm vào Sergei Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, cũng như người đứng đầu bộ tổng tham mưu và người đứng đầu lực lượng Nga ở Ukraine. Prigozhin đe dọa sẽ rút lực lượng của mình khỏi Bakhmut nếu họ không được cung cấp thêm đạn dược ngay lập tức. Continue reading “Tại sao Putin cần Wagner?”

Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Macron’s labeling of Russia as ‘vassal state’ goes viral in China,” Nikkei Asia, 18/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình đã cố gắng làm lu mờ hội nghị thượng đỉnh G-7 bằng cách cử một phái đoàn đến Ukraine.

Bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, rằng Moscow trên thực tế đang trở thành một nước chư hầu của Trung Quốc, đã gây xôn xao khắp Trung Quốc.

Macron cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Chủ nhật (13/05/2023), ngay trước cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Paris vào cuối ngày, rằng Nga “đã thua về mặt địa chính trị” trong cuộc chiến ở Ukraine. Continue reading “Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu’”

Mỹ và châu Âu đối mặt một cuộc khủng hoảng tị nạn mới

Nguồn: Gideon Rachman, “The US and Europe fear a new refugee crisis,” Financial Times, 08/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Áp lực yêu cầu các chính trị gia phải phản ứng là rất lớn, nhưng không có giải pháp nào nhanh chóng cả.

Các nhà ngoại giao xây dựng chính sách đối ngoại của phương Tây đang bận tâm vì Nga và Trung Quốc. Nhưng câu hỏi quốc tế khiến các nhân vật chính trị này lo lắng nhất lại là vấn đề nhập cư. Như một phụ tá thân cận của Tổng thống Joe Biden đã nói, “Nếu chúng ta thua cuộc bầu cử tiếp theo, thì nguyên nhân đến từ biên giới phía nam chứ không phải Ukraine.” Continue reading “Mỹ và châu Âu đối mặt một cuộc khủng hoảng tị nạn mới”

Tại sao NATO cần phải kết nạp Ukraine?

Nguồn: Dmytro Kuleba, “Why NATO Must Admit Ukraine,” Foreign Affairs, 25/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ukraine cần NATO, và NATO cần Ukraine.

Ngày 04/04, tôi ngồi tại chiếc bàn tròn lớn bên trong trụ sở NATO ở Brussels và vỗ tay khi Phần Lan chính thức được kết nạp vào liên minh. Tôi mừng cho những người bạn Phần Lan của mình và tôi hoan nghênh sự thay đổi trong cấu trúc an ninh châu Âu. Nhưng đất nước của tôi, Ukraine, vẫn chưa là thành viên NATO, và sự thay đổi sẽ không hoàn tất cho đến khi chúng tôi trở thành thành viên. May mắn cho chúng tôi, bánh xe lịch sử đang quay, và không ai có thể ngăn cản điều đó.

Cuộc chiến của Nga với Ukraine không đơn thuần chỉ là việc Nga sát hại người Ukraine rồi cướp đất của chúng tôi. Tổng thống Vladimir Putin đang cố gắng phá hủy nền tảng của trật tự an ninh châu Âu vốn đã hình thành sau năm 1945. Đây là lý do tại sao rủi ro là rất lớn, không chỉ đối với Ukraine mà còn với toàn bộ cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương. Continue reading “Tại sao NATO cần phải kết nạp Ukraine?”

Ngay cả Trung Quốc cũng không tin có thể thay thế Mỹ

Nguồn: Jessica Chen Weiss, “Even China Isn’t Convinced It Can Replace the U.S.,” New York Times, 04/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hiện nay, ở Washington đang có một quan điểm ngày càng vững chắc cho rằng Trung Quốc đang tìm cách thay thế Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới và tái tạo hệ thống quốc tế theo hình ảnh phi tự do của mình.

Tất nhiên, Trung Quốc đã thúc đẩy những nỗi sợ này qua việc phát triển quân đội, hợp tác với một nước Nga theo chủ nghĩa phục thù, thúc đẩy các yêu sách tranh chấp lãnh thổ, và dựa vào những luận điệu của riêng mình. Chủ tịch Tập Cận Bình đã thề sẽ chặn đứng những gì ông coi là nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm “ngăn chặn, bao vây, và đàn áp” Trung Quốc, và đã tuyên bố rằng “chủ nghĩa tư bản chắc chắn sẽ diệt vong và chủ nghĩa xã hội chắc chắn sẽ chiến thắng”. Continue reading “Ngay cả Trung Quốc cũng không tin có thể thay thế Mỹ”

Trung Quốc có thể cứu vãn cuộc chiến của Putin ở Ukraine như thế nào?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “How China Could Save Putin’s War in Ukraine,” Foreign Affairs, 26/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là phân tích về logic—và hậu quả—của việc Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho Nga.

Suốt một năm qua, Trung Quốc đã tận dụng tối đa cuộc chiến chống lại Ukraine của Nga, nổi lên như một trong số ít bên được hưởng lợi từ xung đột. Họ tự xưng là một nhà kiến tạo hòa bình trong khi đạt được đòn bẩy đáng kể đối với Nga. Bắc Kinh là người hậu thuẫn rõ ràng và quan trọng nhất của Moscow trong cuộc chiến, cam kết hợp tác “không giới hạn” với Nga ngay trước khi nổ ra xâm lược vào tháng 2/2022 và giúp nền kinh tế thời chiến của Nga tiếp tục tồn tại. Sự phụ thuộc ngày càng tăng của Moscow vào Trung Quốc đã mang lại lợi nhuận và hữu ích cho Bắc Kinh – và sự phụ thuộc kinh tế này có thể sẽ tiếp tục và ngày càng sâu sắc hơn. Cam kết của Trung Quốc về “sự đa cực” trong địa chính trị đã khuyến khích nhiều quốc gia phương Nam tránh xa chiến tranh, không sẵn lòng tập hợp lại vì chính nghĩa của Ukraine. Sau khi khoa trương về thành tích giúp hòa giải Iran và Ả Rập Saudi, Trung Quốc hiện đang thúc đẩy “kế hoạch hòa bình” cho Ukraine, một đề xuất hoàn toàn phi thực tế, hầu như chỉ phục vụ cho lợi ích của Nga. (Đáng chú ý, kế hoạch này không bao gồm yêu cầu rút quân đội Nga khỏi Ukraine.) Bất kể sai sót của kế hoạch này là gì, nó vẫn cho phép nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thể hiện mình là một nhà trung gian ngoại giao và mang lại cho Trung Quốc một vai trò trong giai đoạn tái thiết Ukraine. Continue reading “Trung Quốc có thể cứu vãn cuộc chiến của Putin ở Ukraine như thế nào?”