Vĩnh biệt phương Tây?

Nguồn: Joschka Fischer, “Goodbye to the West,” Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Giờ đây khi Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ, sự kết thúc của những gì mà trước đây được gọi là “phương Tây” đã trở nên gần như chắc chắn. Thuật ngữ đó miêu tả một thế giới xuyên Đại Tây Dương nổi lên từ sau hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20, xác định lại trật tự quốc tế trong suốt bốn thập niên Chiến tranh Lạnh, và thống trị toàn cầu – cho đến bây giờ.

Không nên nhầm lẫn “phương Tây” (“the West”) với “bán cầu Tây” (“Occident”). Trong khi văn hóa, tập quán, và tôn giáo chủ đạo của phương Tây nói chung có nguồn gốc bán cầu Tây, nó đã phát triển thành một thứ khác biệt theo thời gian. Đặc điểm cơ bản của bán cầu Tây hình thành qua nhiều thế kỷ ở vùng Địa Trung Hải (dù các vùng châu Âu về phía Bắc dãy Alps có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nó). Ngược lại, phương Tây thì xuyên Đại Tây Dương, và nó là một đứa con của thế kỷ 20. Continue reading “Vĩnh biệt phương Tây?”

Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi

Nguồn: Ian Buruma, “The Populism for the Rich,” Project Syndicate, 04/11/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Gần đây tôi tham gia một chuyến tham quan Cung điện Quốc hội ở Bucharest, một công trình khổng lồ tốn kém được xây dựng vào những năm 1980 theo lệnh của nhà độc tài người Rumani quá cố Nicolae Ceauşescu, người đã bị hành quyết trước khi có thể nhìn thấy nó được hoàn thành. Các số liệu thống kê mà hướng dẫn viên của chúng tôi kể lại thật đáng kinh ngạc: dinh thự lớn thứ ba trên thế giới, 20.500 mét vuông trải thảm, một triệu mét khối đá cẩm thạch, 3.500 tấn pha lê. Các cầu thang bằng đá cẩm thạch khổng lồ đã phải xây dựng nhiều lần cho phù hợp chính xác với bước chân của nhà độc tài, một người đàn ông nhỏ bé. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi”

Sự trở lại của chính sách ngăn chặn

putinrus

Nguồn: Dominique Moisi, The Return of Containment,” Project Syndicate, 26/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

“Nhân tố chính của bất kỳ chính sách nào của Mỹ đối với Liên Xô đều phải mang tính kiềm chế lâu dài, kiên nhẫn nhưng cứng rắn và cảnh giác,” nhà ngoại giao người Mỹ George Kennan nói trong một bài viết trên tờ Foreign Affairs năm 1947 với bút danh nổi tiếng “X”. Nếu lấy “Nga” thay cho “Liên Xô,” “chính sách kiềm chế” của Kennan vẫn hoàn toàn có giá trị ngày nay. Cứ như thể trong gần 70 năm qua không có thứ gì thay đổi, ngay cả khi mọi thứ đã thay đổi. Continue reading “Sự trở lại của chính sách ngăn chặn”

‘Con ngựa hoang’ Trump sẽ bị thuần phục?

 trump-fotercom-cc-by-nc-n

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Taming of Trump”, Project Syndicate, 11/11/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khi Donald Trump bất ngờ đắc cử chức tổng thống Hoa Kỳ, một câu hỏi được đặt ra là liệu ông sẽ lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy cực đoan như trong chiến dịch của mình hay sẽ lựa chọn một cách tiếp cận thực dụng và hợp lý hơn.

Nếu Trump lãnh đạo theo đúng như chiến dịch đã giúp ông đắc cử, thì những gì sẽ diễn ra là nỗi sợ hãi của thị trường trên đất Mỹ và toàn thế giới, cũng như những tổn thất to lớn tiềm tàng về mặt kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có lý do để hy vọng Trump sẽ quản lý theo một cách rất khác. Continue reading “‘Con ngựa hoang’ Trump sẽ bị thuần phục?”

Mỹ chống lại thế giới? Trump và trật tự toàn cầu mới

trump-gl

Nguồn: Francis Fukuyama, “US against the world? Trump’s America and the new global order,” Financial Times, 11/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng đầy bất ngờ trong cuộc bầu cử vừa qua của Donald Trump trước Hillary Clinton đánh dấu một bước ngoặt không chỉ với nền chính trị Mỹ, mà còn với toàn bộ trật tự thế giới. Chúng ta có vẻ sắp bước vào một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa dân tộc dân túy, trong đó trật tự tự do vốn chiếm thế áp đảo được xây dựng từ những năm 1950 sẽ bị tấn công bởi những nhóm đa số dân chủ giận dữ và mạnh mẽ. Nguy cơ rơi vào một thế giới của các loại chủ nghĩa dân tộc đều giận dữ và cạnh tranh lẫn nhau là rất lớn, và nếu xảy ra thì điều này sẽ đánh dấu một thời điểm quan trọng tương tự sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989. Continue reading “Mỹ chống lại thế giới? Trump và trật tự toàn cầu mới”

Lý giải chiến thắng của Donald Trump

trump-gettyimages

Nguồn: Janine R. Wedel, “Donald Trump and a World of Distrust”, Project Syndicate, 07/11/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc khủng hoảng lòng tin của công chúng với các thể chế dân chủ – trong đó có chính phủ, cơ quan lập pháp, toà án và truyền thông – là nhân tố trung tâm dẫn đến sự thắng thế của Donald Trump và các nhân vật giống như ông trên toàn thế giới. Và chừng nào cuộc khủng hoảng này còn tiếp diễn thì các vị lãnh đạo như Trump vẫn sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các cử tri, bất chấp các kết quả bầu cử chung cuộc.

Cuộc hủng hoảng lòng tin này không mới. Một nghiên cứu năm 2007, do một diễn đàn của Liên Hợp Quốc đặt hàng, đã cho thấy một mô hình mang tính “rộng khắp”: Trong 4 thập niên gần đây, gần như mọi nền dân chủ được coi là công nghiệp hóa và phát triển đều gặp phải sự suy giảm niềm tin của công chúng đối với chính phủ. Trong những năm 1990, ngay cả các đất nước từ lâu đã nổi tiếng về lòng tin công chúng như Thụy Điển và Na Uy, chỉ số lòng tin của người dân với chính phủ cũng suy giảm. Continue reading “Lý giải chiến thắng của Donald Trump”

Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ- Bhutan

bhutan

Nguồn: Udisha Saklani & Cecilia Tortajada, “The China factor in India–Bhutan relations”, East Asia Forum, 15/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vòng 24 của cuộc đàm phán biên giới Trung Quốc- Bhutan diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 8 năm 2016 đã đưa một số khía cạnh địa chính trị của Nam Á thành tâm điểm. Mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Trung Quốc với Pakistan, và gần đây hơn là Nepal, đã luôn khiến Ấn Độ quan ngại trong nhiều năm qua. Có vẻ như hiện giờ quốc gia này đang mở rộng sự hiện diện của mình trong dãy Himalaya thông qua những đàm phán với một quốc gia láng giềng khác của Ấn Độ: Bhutan.

Gần đây có bằng chứng đáng kể về sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Nam Á. Vào tháng 8 năm 2015, Trung Quốc đã ký một loạt hiệp ước song phương với Nepal, sau khi Ấn Độ lên tiếng phản đối hiến pháp mới của Nepal và tạm thời chặn việc vận chuyển hàng hóa và nhiên liệu của Ấn Độ đến Nepal. Continue reading “Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ- Bhutan”

Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên

uk

Tác giả: Nam Quỳnh

Hôm nay, 3/11, trong một vụ kiện vô tiền khoáng hậu, toà án Anh đã bác bỏ quyền của chính phủ trong việc kích hoạt tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là chính phủ phải đưa việc này ra cho Nghị viện quyết chứ không được tự ý tiến hành nữa. Tuy nhiên, họ vẫn còn quyền kháng án lên Tối cao Pháp viện. Hãy cùng xem diễn biến phiên toà này ra sao.

Bối cảnh của vụ việc phức tạp này có thể được hiểu như sau: Continue reading “Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên”

Chủ nghĩa dân túy trỗi dậy chỉ là vì lý do kinh tế?

populism

Nguồn: Joseph Nye, “Putting the Populist Revolt in Its Place”, Project Syndicate, 06/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở nhiều nền dân chủ phương Tây, năm nay là năm của những cuộc nổi loạn chống lại giới tinh hoa. Sự thành công của chiến dịch Brexit ở Anh, chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong Đảng Cộng hòa ở Mỹ, thắng lợi của các đảng dân túy ở Đức và những nơi khác đã được nhiều người coi là báo hiệu cho sự kết thúc của một kỷ nguyên. Theo nhà bình luận của tờ Financial Times Philip Stephens, “trật tự toàn cầu hiện nay – hệ thống tự do dựa trên các luật lệ được thiết lập năm 1945 và mở rộng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc – đang ở trong tình trạng căng thẳng chưa từng có. Toàn cầu hóa đang thoái trào.”

Thực ra, có thể hơi vội vàng khi đưa ra những kết luận bao quát như vậy. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy trỗi dậy chỉ là vì lý do kinh tế?”

Sự trỗi dậy của Trump và bài học cho thế giới

trump0

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “How Trump Happened”, Project Syndicate, 14/10/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Khi vòng quanh thế giới trong vài tuần qua, tôi liên tục được hỏi hai điều: Donald Trump có thể đắc cử tổng thống Mỹ không? Và làm thế nào mà ngay từ đầu ông ta lại có thể tiến xa đến thế?

Về câu hỏi thứ nhất, dù dự đoán chính trị thậm chí còn khó hơn dự đoán kinh tế, Hillary Clinton đang có lợi thế rất lớn. Tuy vậy, kết quả cuộc đua (ít nhất là đến tận gần đây) vẫn còn bỏ ngỏ: Clinton là một trong những ứng cử viên tổng thống chất lượng và được chuẩn bị tốt nhất trong lịch sử nước Mỹ, còn Trump thì ngược lại. Hơn nữa, chiến dịch tranh cử của Trump vẫn tiếp tục bất chấp những hành vi có thể chấm dứt cơ hội của một ứng cử viên trong các kỳ tranh cử trước đây. Continue reading “Sự trỗi dậy của Trump và bài học cho thế giới”

Mặt trái của nền dân chủ trực tiếp lại được phơi bày

referendum

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Direct Democracy Strikes Again,” Project Syndicate, 04/10/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một lần nữa, một cuộc trưng cầu dân ý đã làm đảo lộn một đất nước. Hồi tháng 6, cử tri người Anh đã quyết định đưa đất nước họ ra khỏi Liên minh châu Âu; hiện nay, một đa số sít sao người Colombia đã từ chối một thỏa thuận hòa bình với Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC). Người dân Colombia đã thực hiện một bước nhảy vọt trong bóng tối – và có lẽ là bước nhảy vọt trở lại vực thẳm bạo lực của một cuộc chiến không hồi kết.

Những người theo chủ nghĩa dân túy ở khắp mọi nơi chắc chắn đang ăn mừng kết quả này như một lời khiển trách rõ ràng đối với giới tinh hoa tư lợi, những người đã “thao túng” chính phủ của họ để chống lại người dân. Và họ cho rằng người dân nên có tiếng nói trực tiếp trong những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của họ – dường như ngay cả các quyết định về chiến tranh và hòa bình. Continue reading “Mặt trái của nền dân chủ trực tiếp lại được phơi bày”

Liên minh phi tự do giữa Hungary và Ba Lan

obran-kaczynski

Nguồn: Sławomir Sierakowski, “The Illiberal International,” Project Syndicate, 09/09/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong thập niên đầu nắm quyền lực ở Liên Xô, Stalin đã ủng hộ ý tưởng “chủ nghĩa xã hội trong một quốc gia,” nghĩa là, cho đến khi điều kiện chín muồi, chủ nghĩa xã hội chỉ dành cho Liên Xô. Khi thủ tướng Hungary Viktor Orbán tuyên bố hồi tháng 7 năm 2014 ý định xây dựng một “nền dân chủ phi tự do,” nhiều người cho rằng ông đang tạo ra “chủ nghĩa phi tự do trong một quốc gia.” Hiện nay, Orbán và Jarosław Kaczyński, lãnh đạo Đảng Pháp luật và Công lý (PiS) cầm quyền tại Ba Lan, người kiểm soát chính phủ nước này (dù không giữ chức vụ nào), đã tuyên bố một cuộc phản cách mạng với mục tiêu biến Liên minh Châu Âu thành một dự án phi tự do.

Sau một ngày vui vẻ, nồng nhiệt, và thân thiện tại Hội nghị Krynica năm nay, lấy phong cách như một diễn đàn Davos của khu vực, nơi vinh danh Orbán là “Nhân vật của năm,” Kaczyński và Orbán tuyên bố rằng họ sẽ dẫn dắt 100 triệu dân châu Âu trong một nỗ lực tái tạo EU theo những ranh giới dân tộc chủ nghĩa/tôn giáo. Continue reading “Liên minh phi tự do giữa Hungary và Ba Lan”

Biểu tượng lãnh đạo trong thế giới toàn cầu hóa

putin-merkell

Nguồn: Harold James, “Leadership icons of globalized world”, Project Syndicate, 06/09/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong thời đại văn hóa toàn cầu ngày nay, xuất hiện những mô hình đơn giản giúp giải mã rất nhiều các vấn đề phức tạp, trong đó Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin đại diện cho những mẫu hình lãnh đạo quốc gia đối lập nhau. Cũng giống như nhiều nhà lãnh đạo thời trước, các hình tượng này thường có một nhân vật tương phản, giống như biểu tượng âm dương, thứ hình thành nên một đường phân định rõ rệt giữa hai thế giới quan khác biệt.

Điều đó hoàn toàn đúng trong những giai đoạn căng thẳng về chính trị và kinh tế trước đây. Ví dụ, sau Thế chiến I, khi các hệ thống chính trị dân chủ tan rã, nhiều nước trên thế giới đều ngóng trông vào hai nhà lãnh đạo Benito Mussolini của Ý và Vladimir Lenin của Nga trong việc xác định tương lai. Continue reading “Biểu tượng lãnh đạo trong thế giới toàn cầu hóa”

Ba người chi phối quá trình rời EU của Anh

brexiteers

Nguồn: Robert Harvey, “Theresa May and the Three Brexiteers”, Project Syndicate, 25/08/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Brexit có nghĩa là Brexit,” Thủ tướng mới của nước Anh, bà Theresa May, đã tuyên bố như vậy. Vậy hẳn là: những mong ước của cử tri, thể hiện bởi sự chênh lệnh trong cuộc bỏ phiếu dù có nhỏ như thế nào đi nữa, cũng phải được tôn trọng, mặc dù các cuộc trưng cầu dân ý không có chỗ trong bản hiến pháp bất văn bản của nước Anh mà lại, rất sáng suốt, được dựa trên nền dân chủ nghị viện mang tính đại diện.

Nguyên Thủ tướng David Cameron, người kêu gọi cuộc trưng cầu dân ý này nhằm ngăn chặn một cuộc nổi loạn trong Đảng Bảo thủ của ông, đã tính toán sai đến mức chính phủ của ông không lên kế hoạch cho trường hợp kết quả cuộc bỏ phiếu ủng hộ rời Liên minh châu Âu. Hai tháng sau, sương mù tan dần và một lối thoát cho mê cung Brexit có thể được nhìn thấy. Continue reading “Ba người chi phối quá trình rời EU của Anh”

Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?

science

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “Why Democracy Requires Trusted Experts”, Project Syndicate, 01/08/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, tôi đã viết một bài bình luận về vấn đề tại sao các cử tri ở Anh Quốc ủng hộ việc rời khỏi Liên minh Châu Âu, bất chấp sức mạnh áp đảo của ý kiến chuyên gia cảnh báo về các chi phí kinh tế lớn gây ra bởi Brexit. Tôi đã quan sát thấy rất nhiều cử tri ở Anh và nhiều nơi khác tức giận với các chuyên gia kinh tế. Họ cho rằng các chuyên gia đã không lường trước được khủng hoảng tài chính năm 2008, đặt hiệu quả lên hàng đầu trong việc tư vấn chính sách của họ, và mù quáng cho rằng những người chịu thua thiệt từ các kiến nghị chính sách của họ có thể được đền bù bằng cách này hay cách khác. Tôi cho rằng các nhà chuyên gia nên khiêm tốn và lưu tâm hơn đối với các vấn đề phân phối thu nhập. Continue reading “Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?”

Tự do báo chí không hề miễn phí

Nguồn: Danforth Austin & Barbara Frye, “Press Freedom isn’t Free”, Project Syndicate, 24/08/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang trấn áp các tổ chức xã hội dân sự Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đảo chính hụt vào tháng Bảy. Ngoài thanh lọc hàng ngàn sĩ quan quân đội, thẩm phán và các nhà giáo dục, chính phủ đã ban hành lệnh bắt giữ hàng chục nhà báo và đóng cửa hơn 100 cơ quan báo chí, nhà xuất bản, đài phát thanh và truyền hình.

Cuộc đàn áp ở Thổ Nhĩ Kỳ là một câu chuyện lớn, và nó sẽ khiến chúng ta trân trọng vô số các phóng viên và biên tập viên thầm lặng trên toàn thế giới, những người đang đấu tranh mỗi ngày để được làm báo đúng nghĩa, bất chấp những rủi ro. Continue reading “Tự do báo chí không hề miễn phí”

Dân chủ vẫn đứng ở điểm tận cùng của Lịch sử

fukuyama

Nguồn: Francis Fukuyama, “At the ‘End of History’ Still Stands Democracy,” Wall Street Journal, 06/06/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Hai mươi lăm năm trước, tôi viết tiểu luận “Sự cáo chung của lịch sử?” cho The National Interest, một tập san nhỏ. Lúc đó là mùa xuân năm 1989, và với những người trong chúng ta bị cuốn vào những cuộc tranh luận chính trị và ý thức hệ lớn về Chiến tranh Lạnh, đó là một thời khắc đáng kinh ngạc. Bài viết ra đời chỉ vài tháng sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, đúng thời gian diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và giữa một làn sóng chuyển tiếp dân chủ ở Đông Âu, Mỹ Latinh, châu Á, và vùng châu Phi hạ Sahara. Continue reading “Dân chủ vẫn đứng ở điểm tận cùng của Lịch sử”

Cảnh báo làn sóng lãnh đạo độc tài trên thế giới

trump-duterte-putin

Nguồn: Minxin Pei, “The Siren Song of “Strongmania””, Project Syndicate, 26/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính trị gia cứng rắn và độc tài đang quay trở lại. Cách đây không lâu, Tổng thống Nga Vladimir Putin là một trong những lãnh đạo duy nhất xứng đáng với “danh hiệu” này, nhưng giờ đây, ông ta đã có thêm rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

Xu hướng này có thể được quan sát thấy trong các chế độ mà xưa nay vẫn luôn độc tài. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được xem là lãnh đạo mạnh nhất của nước này kể từ sau khi Mao Trạch Đông qua đời vào bốn thập niên trước.

Nhưng điều tương tự cũng xuất hiện ở nhiều nước vốn được xem là những nền dân chủ trẻ. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan, người đã sớm chuyển hướng sang chủ nghĩa chuyên chế từ lâu, nay lại càng tập trung quyền lực hơn nữa sau cuộc đảo chính quân sự thất bại hồi tháng trước. Continue reading “Cảnh báo làn sóng lãnh đạo độc tài trên thế giới”

 Kiểu tóc và lập trường của các thủ lĩnh chính trị

hair

Nguồn: Ian Buruma, “Hair of the Top Dog”, Project Syndicate, 02/8/2016

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều bài viết bàn về kiểu tóc khác lạ của Donald Trump, kiểu tóc nhuộm, uốn phồng làm liên tưởng đến hình ảnh quản lý của một hộp đêm bình dân hơn là một ứng cử viên Tổng thống Mỹ. Liệu còn có gì khác để bàn thêm? Thực tế là vấn đề tóc tai trong chính trị có thể sẽ không đơn giản như vẻ ngoài của nó.

Đáng chú ý là nhiều chính trị gia, đặc biệt là những người thuộc cánh hữu dân túy, có phong cách tóc lạ thường. Silvio Berlusconi, nguyên Thủ tướng Ý, đã sử dụng một cây bút chì để tô đen những chỗ mà sau hai lần cấy tóc của ông vẫn còn bị hói. Thủ lĩnh chính trị mị dân người Hà Lan Geert Wilders đã nhuộm mái tóc phồng kiểu Mozart của ông ta thành màu vàng kim. Continue reading ” Kiểu tóc và lập trường của các thủ lĩnh chính trị”

Vì sao chúng ta không tin tưởng các nhà lãnh đạo?

distrust

Nguồn: Ngaire Woods, “Why Don’t We Trust Our Leaders?”, Project Syndicate, 03/08/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở những nền dân chủ tiến bộ ngày nay, lãnh đạo chính trị đang ngày càng trở thành một khả năng mở ai cũng có thể tham gia tranh giành.  Các cử tri, rõ ràng đã quá mỏi mệt với tình trạng hiện tại, muốn thay đổi ở tầng lớp trên, khiến thậm chí các chính trị gia dòng chính của các chính đảng lớn cũng phải vật lộn để bổ nhiệm những lãnh đạo mà họ muốn.

Tại Anh, nỗ lực bãi nhiệm nhà lãnh đạo Jeremy Corbyn của các nghị sĩ Công Đảng đã bị cản trở. Tại Nhật, Hiroya Masuda, người được Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đề bạt cho vị trí thống đốc thành phố Tokyo, đã thất bại thảm hại trước Yuriko Koike. Còn ở Mỹ, Đảng Cộng hòa muốn bất kỳ ai trừ Donald Trump được đề cử làm ứng viên tổng thống, nhưng phần thắng vẫn về tay Trump. Và trong khi Đảng Dân chủ đang được đại diện bởi ứng viên sáng giá nhất của họ, Hillary Clinton, thì đối thủ cùa bà, Bernie Sanders, đã chống trả mạnh mẽ hơn những gì mọi người mong đợi. Continue reading “Vì sao chúng ta không tin tưởng các nhà lãnh đạo?”