Đông Nam Á có vai trò thế nào đối với Mỹ trong vấn đề Đài Loan?

Nguồn: Ryan Hass, “Possible Conflict in the Taiwan Strait: Southeast Asia Can Help US Maintain Focus”, Fulcrum, 01/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Các cuộc tấn công quân sự gần đây của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran đã làm dấy lên tranh luận về những tác động đối với Eo biển Đài Loan. Nếu việc Mỹ sử dụng vũ lực buộc Iran từ bỏ tham vọng hạt nhân, điều này sẽ là một lời nhắc nhở về sức mạnh của Mỹ, qua đó có thể tăng cường khả năng răn đe Trung Quốc trong việc chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Ngược lại, nếu Mỹ lại sa lầy vào một cuộc chiến tranh tốn kém ở Trung Đông, Bắc Kinh có thể sẽ nghĩ rằng mình có cơ hội dễ dàng hơn để thôn tính Đài Loan. Điều này có thể khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc trở nên hung hăng hơn trong việc theo đuổi mục tiêu thống nhất hai bờ Eo biển Đài Loan. Continue reading “Đông Nam Á có vai trò thế nào đối với Mỹ trong vấn đề Đài Loan?”

Đông Nam Á đang bắt đầu chọn phe

Nguồn: Yuen Foong Khong và Joseph Chinyong Liow, “Southeast Asia Is Starting to Choose,” Foreign Affairs, 24/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao khu vực này đang nghiêng về phía Trung Quốc?

Khác với hầu hết các khu vực trên thế giới, Đông Nam Á đã thấy mình đang ở giữa cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hầu hết các nước lớn ở các khu vực khác của Châu Á đã có lựa chọn của riêng mình: Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan đều đứng về phía Mỹ; Ấn Độ dường như đang xích lại gần Mỹ, còn Pakistan thì với Trung Quốc; và các quốc gia Trung Á đang xây dựng quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với Bắc Kinh. Nhưng phần lớn Đông Nam Á, một khu vực với gần 700 triệu dân, vẫn chưa thuộc về ai. Cường quốc nào thành công trong việc thuyết phục các nước Đông Nam Á chủ chốt – như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam – đi theo đường lối của mình sẽ có cơ hội tốt hơn để hiện thực hóa các mục tiêu của mình ở châu Á. Continue reading “Đông Nam Á đang bắt đầu chọn phe”

Caesar của người Mỹ

Nguồn: Donna Zuckerberg, “An American Caesar,” Foreign Policy, 30/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng.

Ý nghĩa của việc so sánh hai nhà lãnh đạo cách nhau hai thiên niên kỷ.

Tháng 4 vừa qua, trong lúc nền kinh tế thế giới chao đảo vì các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Lãnh đạo Phe Thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer đã đăng trên X rằng “Nero đánh đàn. Còn Trump đánh golf.” Schumer đã nối dài lịch sử so sánh Trump với các nhân vật La Mã cổ đại. Tổng thống Mỹ được ví như Augustus khi tập trung quyền lực của nền Cộng hòa vào một cá nhân độc tài, hoặc như một Caligula tàn bạo và thất thường, hay một kẻ mị dân theo kiểu Tiberius Gracchus hoặc Publius Clodius Pulcher. Continue reading “Caesar của người Mỹ”

Con đường nào để đạt được hòa bình ở Trung Đông?

Nguồn: “How to win peace in the Middle East”, The Economist, 26/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Donald Trump đã đánh cược. Nhưng liệu ông ấy có thắng? Ông đã ném bom chương trình hạt nhân của Iran và ngay lập tức áp đặt lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran, mà không có bất kỳ thương vong nào từ phía Mỹ. Đây là lời biện minh cho những người, bao gồm cả tờ báo này, lo sợ rằng Iran sẽ phản ứng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, rủi ro chỉ là một nửa của bài toán: yếu tố còn lại là liệu Mỹ có thể lợi dụng một cuộc tấn công để ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân hay không. Cách tốt nhất để đạt được điều đó bây giờ là ông Trump đạt được một thỏa thuận hạt nhân toàn diện với chế độ này. Ông có thể củng cố điều đó bằng cách thúc đẩy Trung Đông giải quyết các vấn đề của mình thông qua thương mại và đầu tư, thay vì chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh. Đó là những nhiệm vụ khó khăn, nhưng nếu ông Trump thậm chí hoàn thành một phần trong số đó, ông sẽ giành được một phần thưởng mà những người tiền nhiệm của ông đã bỏ lỡ. Continue reading “Con đường nào để đạt được hòa bình ở Trung Đông?”

Cuộc chiến với Iran chỉ là để thỏa mãn cái tôi của Trump

Nguồn: Stephen M. Walt, “The War for Trump’s Ego,” Foreign Policy, 26/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc tấn công của Israel và Mỹ chống lại Iran thực ra không có mục đích như chúng ta tưởng.

Trước hết, hãy bắt đầu bằng việc làm rõ cuộc chiến của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Mỹ Donald Trump với Iran – đúng vậy, nó là một cuộc chiến – không phải vì điều gì. Nó không phải để cho nước Mỹ trở nên an toàn hơn, thịnh vượng hơn, hay được tôn trọng và ngưỡng mộ hơn trên toàn thế giới. Và dù Trump có tuyên bố gì trên Truth Social, hay những người ủng hộ trung thành của ông có nói gì đi chăng nữa, thì cuộc chiến cũng không nhằm làm cho Trung Đông ổn định hơn, hoặc thậm chí là bảo vệ Israel trong dài hạn. Continue reading “Cuộc chiến với Iran chỉ là để thỏa mãn cái tôi của Trump”

Nền hòa bình mong manh của Trump ở Trung Đông

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump’s fragile peace in the Middle East,” Financial Times, 24/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Israel và Iran vẫn là kẻ thù không đội trời chung, nên nhiều khả năng, đây chỉ là một khoảng tạm dừng giao tranh, chứ không phải một nền hòa bình vĩnh cửu.

“Cuộc chiến 12 ngày” có một ý nghĩa nhất định. Bằng cách đặt cho cuộc xung đột giữa Iran, Israel, và Mỹ cái tên đó, Donald Trump đang làm hai việc. Đầu tiên, Tổng thống Mỹ đang cố gắng vạch ra một kết thúc rõ ràng cho cuộc chiến. Thứ hai, ông đang ám chỉ rằng 12 ngày chiến tranh vừa qua là thời điểm tái sắp xếp trật tự cho Trung Đông – tương tự như Cuộc chiến Sáu ngày năm 1967, trong đó Israel đã đánh bại Ai Cập, Syria, và Jordan. Continue reading “Nền hòa bình mong manh của Trump ở Trung Đông”

Nếu Trung Quốc thắng Mỹ trong cuộc đua AI thì sao?

Nguồn: Sebastian Elbaum và Adam Segal, “What If China Wins the AI Race?,” Foreign Affairs, 13/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Mỹ nên hướng đến chiến thắng, nhưng cũng cần chuẩn bị nếu về nhì.

Các giám đốc điều hành công ty công nghệ, các nhà phân tích an ninh quốc gia, và các quan chức Mỹ dường như đều đồng ý rằng Mỹ phải giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh về AI với Trung Quốc. Vào tháng 10/2024, Cố vấn An ninh Quốc gia của chính quyền Biden, Jake Sullivan, đã cảnh báo rằng Mỹ có nguy cơ “lãng phí vị trí dẫn đầu khó khăn lắm mới giành được” nếu không “triển khai AI nhanh hơn và toàn diện hơn để củng cố an ninh quốc gia.” Và trong một trong những sắc lệnh hành pháp đầu tiên của mình, chính quyền Trump thứ hai đã tuyên bố mục tiêu của họ là “duy trì và nâng cao sự thống trị AI toàn cầu của Mỹ.”

Washington đã theo đuổi một chiến lược hai mũi nhọn trong nỗ lực giành bá quyền công nghệ: hạn chế Trung Quốc bằng cách kiểm soát xuất khẩu các linh kiện công nghệ quan trọng và thúc đẩy đổi mới trong nước đối với các mô hình AI nền tảng. Để đạt được mục tiêu thứ hai, cả hai chính quyền đã theo đuổi một chương trình giám sát có tương đối ít quy định đối với các công ty hàng đầu trong ngành, đầu tư có mục tiêu vào chất bán dẫn và cơ sở hạ tầng năng lượng, đồng thời khuyến khích các cơ quan chính phủ liên bang, đặc biệt là các cơ quan quốc phòng và tình báo, áp dụng AI cho nhiều mục đích khác nhau, từ điều tra dịch bệnh do thực phẩm đến phát hiện gian lận tài chính. Continue reading “Nếu Trung Quốc thắng Mỹ trong cuộc đua AI thì sao?”

Nguy cơ Trung Quốc khủng bố nông nghiệp nhắm vào Mỹ?

Nguồn: Sofia Triana và Daniel Byman, “A Smuggled Pathogen Raises Specter of Chinese Agroterrorism,” Foreign Policy, 11/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cục Điều tra Liên bang (FBI) cho biết các nhà khoa học Trung Quốc có thể đã nhắm vào nguồn cung lương thực của Mỹ.

Đầu tháng này, Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố cáo buộc đối với Giản Vân Thanh (Yunqing Jian) và Lưu Tôn Dũng (Zunyong Liu), hai nhà khoa học Trung Quốc bị cáo buộc tuồn lậu một mầm bệnh thực vật vào Mỹ. Giản, một nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan, bị cáo buộc đã cấu kết với bạn trai là Lưu, để lén đưa nấm Fusarium graminearum qua Sân bay Detroit Metropolitan vào tháng 7 năm ngoái. Loại nấm này là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh bạc lá Fusarium (FHB), một bệnh gây hại nghiêm trọng cho các loại cây ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, lúa gạo, và yến mạch. Continue reading “Nguy cơ Trung Quốc khủng bố nông nghiệp nhắm vào Mỹ?”

Hệ lụy từ việc Mỹ trở thành ‘quốc gia dầu mỏ’

Nguồn: Michael L. Ross và Erik Voeten, “Petrostate America”, Foreign Affairs, 12/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Sức ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump đã gây ra sự xáo trộn và hỗn loạn, nổi bật với cuộc chiến thương mại, việc rút khỏi các hiệp ước quốc tế và sự khinh miệt đối với các đồng minh truyền thống. Phần lớn sự hỗn loạn này bắt nguồn từ quan điểm “Nước Mỹ trên hết” và xu hướng dân túy của ông. Nhưng một yếu tố khác, thường bị bỏ qua và hầu như không liên quan đến những sở thích riêng của Trump, cũng đang tác động. Trong 15 năm qua, nền kinh tế Mỹ đã trải qua một sự thay đổi sâu sắc với những tác động địa chính trị sâu rộng. Sau nhiều thập kỷ là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Mỹ đã nổi lên như là nước xuất khẩu dầu và khí đốt hàng đầu thế giới. Kể từ đó, quốc gia này đã bắt đầu hành xử ít giống một bá quyền tự do hơn và giống một quốc gia dầu mỏ cổ điển hơn. Continue reading “Hệ lụy từ việc Mỹ trở thành ‘quốc gia dầu mỏ’”

Hồi kết cho thế kỷ dài của nước Mỹ

Nguồn: Robert O. Keohane và Joseph S. Nye, Jr., “The End of the Long American Century”, Foreign Affairs, 02/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trump và nguồn gốc của quyền lực Mỹ.

Tổng thống Donald Trump đã cố gắng thực hiện những nỗ lực song song: vừa muốn đặt nước Mỹ lên trên thế giới, vừa muốn tách rời đất nước khỏi những ràng buộc quốc tế. Ông bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình bằng cách phô trương quyền lực cứng của Mỹ, đe dọa chiếm quyền kiểm soát Greenland của Đan Mạch, và ám chỉ rằng ông sẽ lấy lại Kênh đào Panama. Ông cũng thành công trong việc sử dụng lời đe dọa áp đặt thuế quan trừng phạt để gây sức ép lên Canada, Colombia, và Mexico về vấn đề nhập cư. Ngoài ra, ông còn rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới. Và vào tháng 4, ông khiến thị trường toàn cầu hỗn loạn khi công bố các mức thuế quan sâu rộng đối với nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông lại thay đổi chiến thuật, rút lại hầu hết các mức thuế bổ sung, dù vẫn tiếp tục thúc đẩy cuộc thương chiến với Trung Quốc – mặt trận trung tâm trong cuộc tấn công hiện tại của ông chống lại đối thủ chính của Washington. Continue reading “Hồi kết cho thế kỷ dài của nước Mỹ”

Rủi ro từ việc mở rộng quy mô đồng đô la kỹ thuật số

Nguồn: Rohit Chopra, “Stablecoins Come at a Price,” Foreign Policy, 05/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc mở rộng quy mô của đồng đô la kỹ thuật số sẽ trao nhiều quyền lực hơn vào tay các ông trùm công nghệ và có khả năng làm suy yếu an ninh Mỹ.

Dù các đảng phái lớn trong Quốc hội Mỹ hiện nay hiếm khi đồng thuận với nhau, nhưng có một vấn đề mà tất cả đều quan tâm: stablecoin. Các chính trị gia ở cả hai đảng đều muốn đẩy nhanh quá trình phát triển stablecoin để củng cố vị thế của đồng đô la Mỹ như là đồng tiền dự trữ của thế giới.

Khác với các tài sản đầu cơ có giá trị biến động, stablecoin được thiết kế để luôn có giá trị là 1 đô la – đúng như tên gọi của nó là “đồng tiền ổn định” (stable). Stablecoin có tiềm năng khắc phục các vấn đề trong hệ thống thanh toán của Mỹ, nhưng cuộc tranh luận về việc sử dụng nó hiện chỉ gói gọn trong bối cảnh chính sách tiền mã hóa và những cáo buộc xung đột lợi ích nhắm vào gia đình Tổng thống Donald Trump. Những nhân vật hàng đầu ủng hộ tiền mã hóa, với sự hỗ trợ của chính quyền Trump, đang gây sức ép toàn diện để thay đổi luật pháp Mỹ nhằm cấp phép hoạt động quốc gia cho việc phát hành stablecoin. Continue reading “Rủi ro từ việc mở rộng quy mô đồng đô la kỹ thuật số”

Khi chính trị đối đầu tiền bạc: Những bài học từ lịch sử cho Elon Musk

Nguồn: Gideon Rachman, “What Musk can learn from Ma and Khodorkovsky,” Financial Times, 09/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong cuộc đối đầu quyền lực giữa một nhà lãnh đạo quốc gia và một tỷ phú, chính trị gia luôn là người chiến thắng.

Tom Wolfe từng đặt ra thuật ngữ “những bậc thầy của vũ trụ” như một cách để châm biếm giới tài phiệt Phố Wall. Elon Musk có lẽ đã hiểu cụm từ này theo nghĩa đen khi ông nuôi hy vọng “thuộc địa hóa” Sao Hỏa.

Nhưng Musk vừa phải trở về mặt đất theo một cách phũ phàng. Sau khi bất hòa với Donald Trump, người đàn ông giàu nhất thế giới đã nhận ra rằng mình thậm chí còn không phải là chủ nhân của Washington – chứ đừng nói đến vũ trụ. Continue reading “Khi chính trị đối đầu tiền bạc: Những bài học từ lịch sử cho Elon Musk”

Đã đến lúc đồng minh của Mỹ tự cứu lấy mình

Nguồn: Malcolm Turnbull, “America’s Allies Must Save Themselves”, Foreign Affairs, 06/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Kể từ khi trở lại nhiệm sở, Tổng thống Donald Trump đã tấn công trật tự thế giới do Mỹ tạo ra sau Thế chiến II. Ông đã thách thức chủ quyền của các đồng minh và đối tác bằng cách đe dọa mua Greenland, sáp nhập Canada và chiếm Kênh đào Panama. Cuộc chiến thương mại toàn cầu của ông được thiết kế để mang lại lợi ích cho Mỹ bất chấp tổn hại đến tất cả các đối tác thương mại. Ông đã rút Mỹ khỏi hiệp định khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới. Thông qua việc giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ, chính quyền Trump đã từ bỏ các cam kết lưỡng đảng lâu đời đối với phát triển quốc tế. Và cách ông hành xử với Ukraine – nỗ lực của ông nhằm dồn người Ukraine vào một thỏa thuận hòa bình thay vì sử dụng sức mạnh của Mỹ để buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán – đã làm bẽ mặt bên yếu hơn và bị hại, đồng thời lấy lòng kẻ xâm lược. Continue reading “Đã đến lúc đồng minh của Mỹ tự cứu lấy mình”

Các cường quốc phân chia ‘vùng ảnh hưởng’ không giúp ích cho hòa bình thế giới

Nguồn: Sarang Shidore, “Spheres of Influence Are Not the Answer,” Foreign Policy, 28/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngay cả khi các cường quốc có thể tạo nên một thế giới kết nối với nhau, Washington vẫn có thể không đạt được kết quả họ muốn.

Cuộc đụng độ tại Phòng Bầu dục giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước toàn thể giới truyền thông, tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio rằng Ukraine “không phải là cuộc chiến của chúng tôi,” và sự chấp thuận của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với bất kỳ cuộc sáp nhập Greenland nào của Mỹ đã làm dấy lên đồn đoán về việc liệu Mỹ có đang từ bỏ mô hình “đồng minh và đối tác” đã tồn tại hàng thập kỷ, để chuyển sang áp dụng cách tiếp cận “các vùng ảnh hưởng” trong đại chiến lược của mình hay không. Những tín hiệu này đã được củng cố bởi bài phát biểu gần đây của Trump tại Ả Rập Saudi, trong đó Tổng thống Mỹ bác bỏ những gì ông xem là xu hướng của các đời tổng thống trước – “nhìn sâu vào tâm can các nhà lãnh đạo nước ngoài và dùng chính sách của Mỹ để phán xét những tội lỗi của họ.” Continue reading “Các cường quốc phân chia ‘vùng ảnh hưởng’ không giúp ích cho hòa bình thế giới”

Ý đồ của Bắc Kinh tại Đá Hoài Ân

Nguồn: Lynn Kuok, “Beijing’s Play for Sandy Cay,” Foreign Policy, 01/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến thuật cắt lát salami của Trung Quốc ở Biển Đông đang làm xói mòn uy tín của Mỹ.

Các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đang gia tăng trở lại – nhưng không thu hút được nhiều sự chú ý quốc tế. Tháng trước, lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng tấn công các tàu đánh cá của Philippines, gây ra một vụ va chạm gần Đá Hoài Ân, nơi đang nhanh chóng trở thành điểm nóng mới trong các hành động gây sức ép của Trung Quốc và sự phản kháng của Philippines ở Biển Đông. Sự kiện này diễn ra sau khi Trung Quốc giương quốc kỳ trên bãi đá này vào cuối tháng 4 – đây là lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, nước này chính thức khẳng định chủ quyền trên thực địa đối với một thực thể địa lý chưa từng có người ở. Động thái này xuất hiện trong bối cảnh các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Philippines đang diễn ra và các chính phủ nước ngoài đang bận rộn đối phó với những mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt. Continue reading “Ý đồ của Bắc Kinh tại Đá Hoài Ân”

Chính sách công nghiệp Mỹ nên được xây dựng và triển khai như thế nào?

Nguồn: Nikita Lalwani và Sam Marullo, “A Playbook for Industrial Policy,” Foreign Affairs, 22/05/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington có thể học được gì từ CHIPS.

Đạo luật CHIPS và Khoa học năm 2022 đã đánh dấu nỗ lực tham vọng nhất của Mỹ đối với chính sách công nghiệp trong hơn nửa thế kỷ. Đạo luật này bao gồm khoản đầu tư 50 tỷ đô la nhằm phục hồi ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ, vốn đã suy yếu trầm trọng trong những thập kỷ vừa qua do hoạt động sản xuất được dịch chuyển ra nước ngoài. Chính sách công nghiệp, từng bị giới hoạch định chính sách né tránh, nay lại trở nên thịnh hành như một cách để củng cố khả năng phục hồi chuỗi cung ứng cho các ngành công nghiệp then chốt đối với an ninh kinh tế và quốc gia. Để thông qua đạo luật này, Quốc hội đã phải trải qua một quy trình kéo dài nhiều năm với những cuộc đàm phán dai dẳng và nhiều động thái phức tạp. Nhưng việc thông qua đạo luật chỉ là bước khởi đầu. Ngay sau khi được ký, CHIPS đã được chuyển từ Quốc hội sang Bộ Thương mại, nơi phải tìm ra cách thành lập một văn phòng và cơ sở hạ tầng mới để hiện thực hóa các mục tiêu của mình một cách nhanh chóng và không được phép sai sót. Continue reading “Chính sách công nghiệp Mỹ nên được xây dựng và triển khai như thế nào?”

Đã đến lúc xây dựng một hiệp ước phòng thủ tập thể ở châu Á

Nguồn: Ely Ratner, “The Case for a Pacific Defense Pact”, Foreign Affairs, 27/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Đã đến lúc Mỹ xây dựng một hiệp ước phòng thủ tập thể ở châu Á. Trong nhiều thập kỷ, một hiệp ước như vậy vừa không thể thực hiện được vừa không cần thiết. Nhưng ngày nay, trước mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, nó vừa khả thi vừa thiết yếu. Các đồng minh của Mỹ trong khu vực đã và đang đầu tư vào hệ thống phòng thủ của riêng họ và tăng cường các mối quan hệ quân sự sâu sắc hơn. Nhưng nếu không có cam kết mạnh mẽ đối với phòng thủ tập thể, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang đi trên con đường dẫn đến sự bất ổn và xung đột.

Bỏ qua những thay đổi chiến thuật, khát vọng địa chính trị của Bắc Kinh về “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa” vẫn không thay đổi. Trung Quốc tìm cách chiếm Đài Loan, kiểm soát Biển Đông, làm suy yếu các liên minh của Mỹ và cuối cùng thống trị khu vực. Nếu thành công, kết quả sẽ là một trật tự do Trung Quốc lãnh đạo, đẩy Mỹ xuống hàng một cường quốc lục địa bị suy yếu: kém thịnh vượng hơn, kém an ninh hơn, và không thể tiếp cận hoặc hoàn toàn dẫn đầu các thị trường và công nghệ quan trọng nhất thế giới. Continue reading “Đã đến lúc xây dựng một hiệp ước phòng thủ tập thể ở châu Á”

Căng thẳng Mỹ – Trung lan sang cả vấn đề biên phiên dịch

Nguồn: Jane Caiin và Meredith Chen, “‘Never right’: why there’s a war of words over Beijing’s English translations,” SCMP, 28/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, và chính trị khiến việc dịch thuật trở nên rất khó, nhưng các nhà phân tích cũng chỉ ra các nguyên nhân khác như đối tượng mục tiêu.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Marco Rubio đã công khai bày tỏ sự không tin tưởng vào bản dịch tiếng Anh của Bắc Kinh đối với phát biểu của các quan chức Trung Quốc – nói rằng chúng “không bao giờ đúng.”

Thay vào đó, Ngoại trưởng Mỹ, người chủ trương đi theo đường lối cứng rắn với Trung Quốc, đã thúc giục các đồng nghiệp của mình xem bản gốc tiếng Trung của các tuyên bố do Bắc Kinh đưa ra để hiểu chính xác hơn những gì đang diễn ra. Continue reading “Căng thẳng Mỹ – Trung lan sang cả vấn đề biên phiên dịch”

Liệu Đông Nam Á có ngả về Trung Quốc khi Mỹ từ bỏ ‘bá quyền nhân từ’?

Nguồn: Tra Văn, 查雯:美国“仁慈霸权”终结,东南亚国家会倒向中国吗?, Guancha, 26/05/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kể từ khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, Trump đã tập trung vào và phần nào hoàn thành ba nhiệm vụ trong chính sách đối ngoại:

Đầu tiên, tháo gỡ các trách nhiệm và nghĩa vụ mà Mỹ đã đảm nhận đối với Ukraine, cải thiện quan hệ Mỹ-Nga và cuối cùng là đảm bảo rằng Mỹ rút khỏi cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng như đảm bảo các lợi ích kinh tế của nước này trong quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh. Thành tựu tiêu biểu là việc ký kết Thỏa thuận Quỹ đầu tư tái thiết Mỹ – Ukraine. Continue reading “Liệu Đông Nam Á có ngả về Trung Quốc khi Mỹ từ bỏ ‘bá quyền nhân từ’?”

Mỹ điều chuyển binh sĩ ở Hàn Quốc để tập trung vào mối đe dọa từ Bắc Kinh

Nguồn: Gabriela Bernal, “US troops in Korea may soon switch focus from Pyongyang to Beijing”, The Interpreter, 27/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trong suốt những năm kể từ hiệp định đình chiến năm 1953 chấm dứt giao tranh trong Chiến tranh Triều Tiên, quân đội Mỹ đã đồn trú tại Hàn Quốc với mục đích răn đe Triều Tiên và bảo vệ Hàn Quốc. Nhưng những lo ngại đang gia tăng ở Seoul rằng chính quyền Trump có thể đang tìm cách mở rộng vai trò của Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) vượt ra ngoài nhiệm vụ ban đầu này. Căng thẳng song phương đã leo thang hơn nữa vào tuần trước sau một báo cáo của Wall Street Journal rằng Lầu Năm Góc đang cân nhắc việc tái bố trí khoảng 4.500 trong số 28.500 lính Mỹ hiện đang đóng quân tại Hàn Quốc đến các căn cứ ở Guam và các địa điểm khác trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Continue reading “Mỹ điều chuyển binh sĩ ở Hàn Quốc để tập trung vào mối đe dọa từ Bắc Kinh”