Thương chiến: Cơn ác mộng của các công ty Mỹ tại Trung Quốc

Nguồn:Pity American firms in China. Xi Jinping is hitting back”, The Economist, 15/04/2025.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong nhiều thập kỷ, các chính trị gia ở Washington có thể bị nhầm là những người vận động hành lang cho các công ty Mỹ tại Trung Quốc. Họ thúc đẩy đất nước này mở cửa cho các ngân hàng, máy bay và chuỗi thức ăn nhanh của Mỹ. Ví dụ, Boeing, một nhà sản xuất máy bay của Mỹ, bắt đầu nhận được đơn đặt hàng từ Trung Quốc ngay sau khi Richard Nixon đến thăm nước này vào năm 1972. Hiện tại, nhiều giám đốc điều hành người Mỹ tại Trung Quốc tin rằng họ đang chứng kiến ​​chính phủ của mình phá bỏ phần lớn thành quả đó. Continue reading “Thương chiến: Cơn ác mộng của các công ty Mỹ tại Trung Quốc”

Thế giới quan toàn những pháo đài đối địch của Trump

Nguồn: Yuval Noah Harari, “Yuval Noah Harari: Trump’s world of rival fortresses,” Financial Times, 18/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà sử học, triết gia, và tác giả Yuval Noah Harari bình luận về quan điểm của Tổng thống Mỹ về tình trạng hỗn loạn toàn cầu hậu tự do, trong đó kẻ yếu luôn phải đầu hàng kẻ mạnh.

Điều đáng ngạc nhiên về các chính sách của Donald Trump là mọi người vẫn còn ngạc nhiên về chúng. Các tít báo luôn thể hiện sự sững sờ và hoài nghi bất cứ khi nào Trump tấn công một trụ cột khác của trật tự tự do toàn cầu – chẳng hạn như bằng cách ủng hộ các yêu sách của Nga đối với lãnh thổ Ukraine, cân nhắc việc sáp nhập Greenland, hoặc gây hỗn loạn tài chính bằng các thông báo về thuế quan. Tuy nhiên, các chính sách của ông rất nhất quán và tầm nhìn của ông về thế giới đã được xác định rõ ràng, đến mức ở giai đoạn này, chỉ có sự tự lừa dối có chủ ý mới có thể giải thích cho bất kỳ sự ngạc nhiên nào. Continue reading “Thế giới quan toàn những pháo đài đối địch của Trump”

Trump làm nổi bật vai trò lãnh đạo thương mại tự do của Bắc Kinh

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Trump tariffs ironically cast spotlight on Beijing-led free trade,” Nikkei Asia, 17/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ đã đổi vai và hiện đang ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ theo kiểu Trung Quốc những năm 1990.

Một meme hài hước đen tối đang lan truyền trên mạng internet bị kiểm duyệt nghiêm ngặt của Trung Quốc, giải thích cách chính sách thuế cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo ngược các cực chính trị toàn cầu.

Ở một cực là khối các quốc gia ký kết thỏa thuận do Bắc Kinh lãnh đạo, kêu gọi thương mại tự do và mở cửa. Ở cực kia là phe do Washington dẫn đầu, gồm các đồng minh của Mỹ, những người không có lựa chọn nào khác ngoài việc đồng ý với chính sách thương mại bảo hộ của Trump. Continue reading “Trump làm nổi bật vai trò lãnh đạo thương mại tự do của Bắc Kinh”

Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tồn tại dưới áp lực thuế quan cao bằng cách nào?

Nguồn: Lưu Triệu Ninh, 刘肇宁:美国“掀桌子”怎么办?这三种应对措施对中企而言很关键, Guancha, 14/04/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kể từ tháng 4, một loạt động thái của chính phủ Mỹ đã khiến thế giới bên ngoài phải thốt lên rằng “Trump thật điên rồ”. Từ việc công bố chính sách “thuế đối ứng” vào ngày 2/4 đến việc tạm hoãn chính sách này đối với một số nước vào ngày 9/4; hay việc chính quyền Trump ban đầu tăng mức “thuế đối ứng” đối với Trung Quốc từ 34% lên 125%, nhưng rồi lại “âm thầm” tuyên bố miễn “thuế đối ứng” đối với các sản phẩm như điện thoại thông minh và máy tính vào ngày 11/4. Phải nói rằng sự bất nhất và thay đổi chóng mặt của Trump đã khiến các chính phủ và doanh nghiệp trên toàn thế giới phải đau đầu. Continue reading “Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tồn tại dưới áp lực thuế quan cao bằng cách nào?”

Tại sao quân bài của Tập lại mạnh hơn Trump?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Xi holds a stronger hand than Trump,” Financial Times, 14/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà Trắng đã tính toán sai cán cân quyền lực trong cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc.

Nếu thấy nghi ngờ, hãy cứ viết hoa. “KHÔNG AI ‘thoát tội’” – Donald Trump nhấn mạnh vào Chủ nhật ngày 12/04 – trong một lời giải thích khó hiểu cho thông báo trước đó, rằng Mỹ sẽ miễn thuế cho điện thoại thông minh và đồ điện tử tiêu dùng. Bản thân sự miễn trừ này đã là một thay đổi đối với chính sách một tuần trước đó, khi Mỹ công bố mức thuế “đối ứng” 145% dành cho tất cả hàng hóa từ Trung Quốc – một sự gia tăng đáng kể so với mức thuế được công bố vài ngày trước nữa. Liệu bạn có hiểu nổi không? Continue reading “Tại sao quân bài của Tập lại mạnh hơn Trump?”

Trump có đang đẩy Việt Nam vào vòng tay Trung Quốc?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 2 tháng 4 năm 2025, Tổng thống Donald Trump đã áp dụng mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ, có hiệu lực từ ngày 9 tháng 4. Mặc dù hiện được tạm hoãn, mức thuế cao này, một trong những mức cao nhất trong chế độ thuế quan của Trump, đe dọa gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Việt Nam trừ khi được ngăn chặn bởi một thỏa thuận thương mại. Mặc dù áp lực kinh tế này có thể tạo động lực để Việt Nam chuyển hướng sang Trung Quốc, nhưng bản năng chiến lược và bối cảnh lịch sử của Việt Nam chỉ ra một phản ứng tinh tế hơn: Hà Nội vẫn sẽ cố gắng duy trì sự cân bằng giữa Washington và Bắc Kinh thay vì nhanh chóng nghiêng về quốc gia láng giềng phương bắc. Continue reading “Trump có đang đẩy Việt Nam vào vòng tay Trung Quốc?”

Tại sao Mỹ mới là bên yếu thế trong thương chiến với Trung Quốc?

Nguồn: Adam S. Posen, “Trade Wars Are Easy to Lose,” Foreign Affairs, 09/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang chiếm ưu thế trong cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng dòng tweet nổi tiếng này vào năm 2018, “Khi một quốc gia (Mỹ) để mất hàng tỷ đô la trong thương mại với hầu hết các quốc gia mà họ làm ăn cùng, thì thương chiến là điều tốt và dễ dẫn đến chiến thắng.” Và khi chính quyền Trump áp thuế hơn 100% đối với hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc, khơi mào cho một cuộc thương chiến mới thậm chí còn nguy hiểm hơn, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã đưa ra lời biện minh tương tự: “Tôi nghĩ hành động leo thang của Trung Quốc là một sai lầm lớn, bởi họ chỉ có một đôi hai trong ván bài này. Chúng ta mất gì khi Trung Quốc tăng thuế đối với chúng ta? Chúng ta xuất khẩu sang họ một phần năm những gì họ xuất khẩu sang chúng ta, nên đó là một ván bài thua đối với họ.” Continue reading “Tại sao Mỹ mới là bên yếu thế trong thương chiến với Trung Quốc?”

Tại sao Bắc Kinh lại cứng rắn đáp trả Trump?

Nguồn: Deng Yuwen (Đặng Duật Văn), “Why Beijing Is Standing Up to Trump,” Foreign Policy, 14/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng có lòng tự trọng của riêng mình.

Bất chấp những lời đe dọa từ Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp đặt thuế quan lên toàn thế giới, chỉ có Trung Quốc thực sự kiên định đối đầu. Liên minh châu Âu và Canada cũng đã thể hiện thái độ cứng rắn, nhưng chỉ có Bắc Kinh mới đáp trả bằng hai đợt thuế quan trả đũa đối với Mỹ, cùng nhiều biện pháp phi thuế quan như kiểm soát xuất khẩu, thêm các công ty Mỹ mới vào “danh sách thực thể không đáng tin cậy” của Trung Quốc, và tiến hành các cuộc điều tra chống độc quyền. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ “chiến đấu đến cùng” chống lại cái mà họ gọi là chủ nghĩa đơn phương của Washington. Continue reading “Tại sao Bắc Kinh lại cứng rắn đáp trả Trump?”

Các nước Đông Nam Á trước “cú sốc” thuế quan của Trump

Nguồn: La Nghi Phức, 罗仪馥:关税大棒袭来,新加坡、越南、印尼、泰国各有各的想法……, Guancha, 08/04/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào ngày 2/4, Tổng thống Donald Trump đã chính thức công bố kế hoạch áp dụng thuế quan “có đi có lại” đối với tất cả các đối tác thương mại, với phạm vi và mức thuế vượt xa dự đoán của nhiều đối tác. Lần này, các nước Đông Nam Á vốn từng được hưởng lợi từ cuộc chiến thuế quan của Trump với Trung Quốc đã không thể tránh thoát và thậm chí còn trở thành những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong danh sách thuế quan “có đi có lại” này.

Kinh tế, thương mại và công nghiệp cũng như vị thế trong nền kinh tế toàn cầu của các nước Đông Nam Á vốn từng trỗi dậy mạnh mẽ nhờ làn sóng tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu trước đây, hiện đang đứng trước nguy cơ chịu tổn thất nặng nề dưới tác động của chính sách thuế quan “có đi qua lại” này. Sự biến động đầy thăng trầm này là một phép thử toàn diện cho khả năng thích ứng kinh tế và năng lực ngoại giao của các quốc gia ở khu vực này. Continue reading “Các nước Đông Nam Á trước “cú sốc” thuế quan của Trump”

Thuế quan thực sự có thể có tác dụng, nếu Trump hiểu đúng về nó

Nguồn: Michael Hirsh, “Tariffs Can Actually Work – if Only Trump Understood How,” Foreign Policy, 03/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một chính sách thương mại thông minh có thể giúp khôi phục việc làm, nhưng cách tiếp cận kiểu ném bom rải thảm của tổng thống lại báo hiệu thảm họa.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc thương chiến toàn cầu mới vào thứ Tư ngày 02/04 – sự kiện mà ông gọi là “tuyên ngôn độc lập kinh tế” – ông đã phát biểu những lời có lẽ là câu chuyện hoang đường nhất về lịch sử kinh tế hiện đại từng được truyền đi từ Nhà Trắng. Continue reading “Thuế quan thực sự có thể có tác dụng, nếu Trump hiểu đúng về nó”

Chính sách thương mại của Trump biểu hiện sự thiếu hiểu biết kinh tế

Nguồn: Jeffrey Sachs,  薩克斯:美貿易政策是無能表現 東亞應團結, CRNTT, 01/04/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, tại diễn đàn phụ “Phương hướng chính sách đối ngoại của Mỹ và tác động của nó đối với hợp tác châu Á-Thái Bình Dương” nằm trong hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2025, Jeffrey Sachs, nhà kinh tế học người Mỹ, giáo sư và giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững của Đại học Columbia, đã phát biểu rằng, chính sách thương mại của Trump là biểu hiện rõ ràng của sự thiếu năng lực. Sachs cho rằng Trung Quốc nên phớt lờ Mỹ, không nên hy vọng vào việc mở rộng thị trường Mỹ hay dựa vào thị trường Mỹ, mà nên mở rộng sang các thị trường khác. Đồng thời, chủ nghĩa đa phương phải được duy trì. Sachs nhấn mạnh, hệ thống thuế quan của Mỹ không có nghĩa toàn thế giới sẽ đánh mất lý trí và từ bỏ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay hệ thống thương mại; chính sách thương mại của Mỹ cũng không nên dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang. Ông tin rằng Đông Á nên đoàn kết về mặt chính trị và kinh tế. Continue reading “Chính sách thương mại của Trump biểu hiện sự thiếu hiểu biết kinh tế”

Việt Nam sẽ ứng phó thế nào với mức thuế quan gây sốc của Trump?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 2 tháng 4 năm 2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố một loạt các mức thuế quan đối ứng toàn diện nhắm vào hơn 180 quốc gia, trong đó Việt Nam phải đối mặt với mức thuế suất cao 46%, có hiệu lực từ ngày 9 tháng 4. Thông báo này dựa trên mức thuế cơ sở 10% được áp dụng cho hầu hết các đối tác thương mại bắt đầu từ ngày 5 tháng 4, kèm mức thuế quan đối ứng bổ sung được điều chỉnh cho các quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Mỹ. Đối với Việt Nam, mức thuế quan 46% này — nằm trong số các mức cao nhất— áp dụng cho hầu hết hàng hóa nhập vào Hoa Kỳ, một thị trường đã hấp thụ 142 tỷ đô la xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024, theo số liệu thống kê của Hoa Kỳ. Continue reading “Việt Nam sẽ ứng phó thế nào với mức thuế quan gây sốc của Trump?”

Cuộc thương chiến “đẹp đẽ” của Donald Trump

Nguồn: Edward Luce, “Donald Trump’s beautiful trade war,” Financial Times, 03/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cái giá ngoại giao từ hàng rào thuế quan của Tổng thống Mỹ sẽ kéo dài.

Donald Trump từng nói rằng thuế quan là “từ đẹp đẽ nhất.” Sau khi thị trường đóng cửa vào thứ Tư ngày 02/04, ông đã tuyên bố vinh danh “ngày giải phóng” này. Đối với các đối tác thương mại của Mỹ, ngày 02/04 sẽ đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên thương mại toàn cầu. Trump đã nâng thuế quan lên mức cao nhất kể từ Đạo luật Smoot-Hawley khét tiếng trong thời kỳ Đại Suy thoái. Đối với người tiêu dùng Mỹ, “ngày giải phóng” đồng nghĩa với việc giá cả sẽ tăng cao. Nhưng đối với Trump, đó là sự hiện thực hóa tham vọng cả đời của ông – tuyên chiến kinh tế với những kẻ “gian lận” và “cướp bóc” nước ngoài đã “vơ vét,” “xâm phạm,” “chiếm đoạt,” và “tàn phá” nước Mỹ suốt nhiều thập kỷ. Ngài Tổng thống, xin cho chúng tôi biết suy nghĩ thực sự của ông. Continue reading “Cuộc thương chiến “đẹp đẽ” của Donald Trump”

Viện trợ nước ngoài của Trung Quốc chuyển hướng sang ‘nhỏ và đẹp’

Nguồn: Gu Bin và Zou Renge, “China’s Pivot to ‘Small and Beautiful’ Foreign Aid,” The Diplomat, 13/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang phản ứng lại với những lời chỉ trích quốc tế trước đây và sự suy thoái kinh tế trong nước, đồng thời sử dụng một công cụ tiết kiệm chi phí để tăng cường ảnh hưởng ở phương Nam toàn cầu.

Xuất hiện lần đầu tiên trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), thuật ngữ “nhỏ và đẹp” giờ đây đang ngày càng định hình lại chương trình viện trợ nước ngoài của Trung Quốc. Vào ngày 18/02/2025, Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Trung Quốc (CIDCA) đã công bố báo cáo về “Các dự án ‘nhỏ và đẹp’“ trong hợp tác nước ngoài của đất nước. Hành động này đánh dấu sự chuyển dịch đáng kể từ nhiều thập kỷ ưu tiên các dự án quy mô lớn và các khoản cho vay khổng lồ, sang tập trung vào các dự án bền vững và dựa vào cộng đồng. Continue reading “Viện trợ nước ngoài của Trung Quốc chuyển hướng sang ‘nhỏ và đẹp’”

Tại sao chiến tranh thuế quan của Trump không điên rồ như nhiều người nghĩ?

Nguồn: Yanis Varoufakis, “Donald Trump’s economic masterplan”,  UnHerd, 12/02/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Trump đang lên kế hoạch cho một “cú sốc” đối nghịch lại “Cú sốc Nixon”.

Trước những động thái về mặt kinh tế của Trump, những nhà phê bình với quan điểm chính trị ôn hoà vừa tuyệt vọng vừa hy vọng rằng cơn sốt thuế quan của Trump sẽ sớm hạ nhiệt. Họ cho rằng, Trump sẽ tiếp tục khoa trương cho đến khi thực tế phơi bày ra sự thiếu cơ sở trong lập luận kinh tế của ông. Nhưng một điều mà họ không nhận ra: Nỗi ám ảnh của Trump với thuế quan lại chính là một phần trong một kế hoạch kinh tế toàn cầu dù tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng lại có nền tảng vững chắc. Continue reading “Tại sao chiến tranh thuế quan của Trump không điên rồ như nhiều người nghĩ?”

Giới hạn của một thỏa thuận Mỹ-Trung

Nguồn: Brendan Kelly và Michael Hirson, “The Limits of a U.S.-China Deal,” Foreign Affairs, 07/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngay cả khi Trump muốn có một thỏa thuận lớn với Trung Quốc, thì nền kinh tế của hai bên vẫn sẽ tiếp tục xa cách nhau.

Trong những tuần đầu tiên sau khi trở lại Phòng Bầu dục, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp dụng cách tiếp cận đối nghịch nhau trong các giao dịch của mình với Trung Quốc, khiến thị trường tài chính Mỹ, các công ty đa quốc gia và các nhà lãnh đạo Trung Quốc rơi vào tình trạng lấp lửng. Trump đã áp dụng mức tăng thuế quan 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và đe dọa sẽ tăng thuế thêm nữa. Những động thái này sẽ làm tăng mức thuế quan trung bình của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc thêm 20 điểm phần trăm chỉ trong vòng hai tháng, cao hơn nhiều so với mức tăng 12% trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung hồi nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Tuy nhiên, Trump cũng đã cố tình ca ngợi mối quan hệ bền chặt của mình với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; ban hành một sắc lệnh hành pháp cực kỳ bất thường để cho phép công ty ByteDance do Trung Quốc sở hữu tạm hoãn việc thực thi một đạo luật sẽ cấm ứng dụng phổ biến của công ty này, TikTok; và liên tục nhắc đến một thỏa thuận thương mại mới với Bắc Kinh. Continue reading “Giới hạn của một thỏa thuận Mỹ-Trung”

Mối đe dọa thực sự từ AI Trung Quốc

Nguồn: Jared Dunnmon, “The Real Threat of Chinese AI,” Foreign Affairs, 28/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Mỹ cần dẫn đầu cuộc đua nguồn mở?

Chỉ trong vòng hai tháng kể từ khi một công ty Trung Quốc ít người biết đến –  DeepSeek – phát hành một mô hình AI nguồn mở mới mạnh mẽ, bước đột phá này đã bắt đầu làm thay đổi thị trường AI toàn cầu. DeepSeek-V3, tên gọi của mô hình ngôn ngữ mở lớn (LLM) của công ty, tự hào có hiệu suất sánh ngang với các mô hình từ các phòng thí nghiệm hàng đầu của Mỹ, chẳng hạn như ChatGPT của OpenAI, Claude của Anthropic, và Llama của Meta – nhưng chỉ tốn một phần chi phí cực nhỏ. Điều này đã cho phép các nhà phát triển và người dùng trên toàn thế giới tiếp cận AI tiên tiến với chi phí tối thiểu. Vào tháng 1, công ty đã phát hành mô hình thứ hai, DeepSeek-R1, sở hữu các khả năng tương tự như mô hình o1 tiên tiến của OpenAI với mức giá chỉ bằng 5%. Kết quả là, DeepSeek đã trở thành mối đe dọa đối với vị thế dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực AI, mở đường cho Trung Quốc giành được vị thế thống trị toàn cầu, bất chấp những nỗ lực của Washington nhằm hạn chế quyền tiếp cận của Bắc Kinh đối với các công nghệ AI tiên tiến. Continue reading “Mối đe dọa thực sự từ AI Trung Quốc”

Cáp ngầm: Điểm yếu lớn của nền kinh tế AI

Nguồn: Jared Cohen, “The AI Economy’s Massive Vulnerability,” Foreign Policy, 20/02/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cáp ngầm truyền dữ liệu và điện năng, nhưng chúng đang phải đối mặt với rủi ro ngày càng tăng.

Nền kinh tế sử dụng trí tuệ nhân tạo có một điểm yếu rất lớn: đại dương.

Thế giới kỹ thuật số được kết nối bằng cáp ngầm, một mạng lưới dài khoảng 1,2 triệu km có thể bao quanh trái đất tận 30 lần. Được đặt sâu khoảng 8km dưới mặt nước, những tuyến cáp này giúp cuộc sống hàng ngày – và thị trường toàn cầu – trở nên khả thi. Trong khi 80% khối lượng hàng hóa thương mại quốc tế được vận chuyển trên mặt biển, thì 95% dữ liệu quốc tế được truyền đi dưới mặt biển, bao gồm các tin nhắn tức thời, các giao dịch tài chính hàng ngày trị giá ước tính 10 nghìn tỷ đô la, và hàng loạt bí mật an ninh quốc gia. Ngoài ra, điện cũng được tạo ra ở ngoài khơi, như một phần ngày càng tăng của năng lượng toàn cầu, thường được vận chuyển qua cáp ngầm. Continue reading “Cáp ngầm: Điểm yếu lớn của nền kinh tế AI”

Trung Quốc đang đối phó Trump bằng cách nào?

Nguồn: Yun Sun (Tôn Vân), “China’s Trump Strategy,” Foreign Affairs, 06/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang chuẩn bị tận dụng sự gián đoạn.

Trong những tháng kể từ khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đã lo lắng nghĩ về bốn năm tiếp theo của quan hệ Mỹ-Trung. Bắc Kinh cho rằng chính quyền Trump sẽ theo đuổi các chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc, nhiều khả năng làm leo thang cuộc chiến thương mại, cuộc chiến công nghệ, và cuộc đối đầu giữa hai nước về Đài Loan. Quan điểm phổ biến là Trung Quốc phải chuẩn bị cho những cơn bão sắp tới trong các giao dịch với Mỹ. Continue reading “Trung Quốc đang đối phó Trump bằng cách nào?”

Cuộc đua AI toàn cầu: Trung Quốc có đang bắt kịp Mỹ?

Nguồn: Madhumita Murgia, Richard Waters, và Eleanor Olcott, “The global AI race: Is China catching up to the US?,” Financial Times, 01/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc DeepSeek phát hành mô hình AI mới đã làm lung lay những giả định về việc ai là người nắm quyền phát triển công nghệ này.

Vào thứ Hai ngày 27/01, thế giới đã chứng kiến cảnh 1 nghìn tỷ đô la bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán chỉ trong một ngày, một đám cháy khổng lồ được châm ngòi bởi một công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo kém tiếng của Trung Quốc: DeepSeek.

Việc công ty này phát hành mô hình AI mới, được gọi là R1, đã đảo ngược hoàn toàn các giả định về sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực AI và làm dấy lên khả năng rằng người Trung Quốc đang học cách đánh bại Thung lũng Silicon trong chính trò chơi của họ. Continue reading “Cuộc đua AI toàn cầu: Trung Quốc có đang bắt kịp Mỹ?”