Cuộc chiến đơn độc chống giảm phát của Trung Quốc

china-inflation_2133080a

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Lonely Fight Against Deflation”, Project Syndicate, 29/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào đầu tháng 2, khi Trung Quốc chào đón năm Thân, một bản tin của một quỹ phòng hộ được lưu truyền rộng rãi đã làm rối loạn thị trường tài chính bằng việc dự đoán rằng nền kinh tế sẽ hạ cánh cứng, hệ thống ngân hàng ngầm sẽ sụp đổ, và đồng nhân dân tệ sẽ bị phá giá. Sự ổn định chỉ được phục hồi sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên giải thích logic trong chính sách tỷ giá của Trung Quốc qua một cuộc phỏng vấn với tạp chí Caixin (Tài Tân).

Nhưng khả năng đảm bảo sự ổn định đó của Trung Quốc dựa trên nhiều vấn đề có liên quan lẫn nhau, bao gồm mức tăng trưởng năng suất thấp, lãi suất thực giảm, các công nghệ gây xáo trộn (disruptive), khả năng sản xuất dư thừa và mức nợ cao, cùng với tiết kiệm quá mức. Thực tế, cuộc chiến hiện tại về tỷ giá đồng nhân dân tệ phản ánh sự bất đồng giữa quyền lợi của những “kỹ sư tài chính” (như những nhà quản lý của các quỹ phòng hộ bằng đồng đôla) và những “kỹ sư thực thụ” (các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc). Continue reading “Cuộc chiến đơn độc chống giảm phát của Trung Quốc”

Hệ lụy kinh tế – xã hội của giá dầu giảm

falling-oil-prices

Nguồn: Michael Meyer, “The Coming Wave of Oil Refugee”, Project Syndicate, 29/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng cho rằng sự giàu có nhờ vào dầu là một điều đáng nguyền rủa đã tồn tại từ lâu  – và có lẽ là không cần lời giải thích. Cứ vài thập niên, giá năng lượng tăng cao chót vót, khởi động cho một cuộc chiến tranh giành các nguồn dầu mới. Sau đó cung dần vượt cầu, và giá cả đột nhiên tụt dốc. Giá giảm càng nhiều và mạnh bao nhiêu, ảnh hưởng về mặt xã hội và địa chính trị càng lớn bấy nhiêu.

Lần giá dầu sụp đổ gần nhất diễn ra vào những năm 1980 – và điều này làm thay đổi thế giới. Là một thanh niên làm việc ở một khu vực khai thác dầu ở Texas vào mùa xuân năm 1980, tôi đã chứng kiến giá dầu thô chuẩn của Mĩ tăng cao đến mức 45 đô la một thùng, tương đương với 138 đô la ngày nay. Vào năm 1988, dầu được bán ở giá thấp hơn 9 đô la một thùng, và mất hơn một nửa giá chỉ trong năm 1986. Continue reading “Hệ lụy kinh tế – xã hội của giá dầu giảm”

Tác động của bầu cử Mỹ tới kinh tế toàn cầu

00069ab9-642

Nguồn: Michael J. Boskin, “The US Election and the Global Economy”, Project Syndicate, 25/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những thay đổi lớn đang diễn ra tại Hoa Kỳ khi quốc gia này hướng tới việc bầu ra một vị tổng thống mới, một phần ba Thượng viện, và toàn bộ Hạ viện vào tháng 11 này. Kết quả của cuộc bầu cử sẽ mang lại những hệ quả toàn diện đối với chính sách kinh tế của Hoa Kỳ, và do đó đối với nền kinh tế toàn cầu.

Vào thời điểm hiện tại, Hillary Clinton vẫn đang là người dẫn đầu đề cử của đảng Dân chủ, mặc dù bà vẫn chưa vượt xa khỏi đối thủ mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Ngài tỷ phú khoa trương Donald Trump đang dẫn đầu tại đảng Cộng hòa, tiếp theo đó là Thượng nghị sĩ Ted Cruz của bang Texas, Thượng nghị sĩ Marco Rubio – một người bảo thủ dòng chính tài năng đến từ Florida, và sau nữa là vị Thống đốc được yêu mến của Ohio John Kasich và nhà giải phẫu thần kinh Ben Carson. Continue reading “Tác động của bầu cử Mỹ tới kinh tế toàn cầu”

Dân chủ hay tan rã ở châu Âu

1017509047

Nguồn: Yanis Varoufakis, “Democracy or Bust in Europe”, Project Syndicate, 22/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Châu Âu sẽ dân chủ hóa hoặc sẽ tan rã”. Châm ngôn này còn hơn cả một khẩu hiệu trong bản tuyên ngôn của Phong trào Dân chủ ở châu Âu (Democracy in Europe Movement – DiEM25), một nhóm chính trị tôi vừa giúp thành lập ở Berlin. Điều này là một thực tế giản đơn nhưng lại không được thừa nhận.

Tình hình tan rã ở châu Âu hiện nay là quá rõ ràng. Những sự chia rẽ mới đường như đang xuất hiện ở tất cả mọi nơi mà người ta có thể nhìn thấy: dọc theo các biên giới, trong các nền kinh tế và ngay trong tâm trí của những người dân EU. Continue reading “Dân chủ hay tan rã ở châu Âu”

Ngành dệt may và da giày trong bối cảnh TPP

FTA_3

Tác giả: Erwin Schweisshelm

Dệt may và da giày trên đà phát triển

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, mà một trong những động lực tăng trưởng chính đến từ ngành dệt may. Quần áo may sẵn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam.[1] Hiện tại, Việt Nam đứng thứ tư trong tổng số các nước xuất khẩu may mặc lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, Bangladesh và Ấn Độ.[2]

Dù sản xuất quần áo may sẵn có truyền thống lâu dài tại Việt Nam, quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế mới chỉ diễn ra gần đây. Từ sau Đổi Mới, ngành công nghiệp dệt may đã là một trong những nhóm ngành đầu tiên thành lập và phát triển không ngừng cho đến nay. Xu hướng phát triển của dệt may càng được củng cố sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Đây là ngành được hỗ trợ rất nhiều từ phía chính phủ, nhiều dự án phát triển tham vọng được đề ra. Tựu trung, số liệu cho biết có khoảng 2,5 triệu lao động tham gia vào ngành này, trong đó đa số là phụ nữ.[3] Continue reading “Ngành dệt may và da giày trong bối cảnh TPP”

Lý do và hậu quả của việc Anh muốn rời EU

brexit1

Nguồn: Ana Palacio, “The Causes and Consequences of Brexit”, Project Syndicate, 01/02/2016.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Viễn cảnh Brexit (Anh rút khỏi Liên minh châu Âu) đang hoàn toàn ở trước mắt chúng ta. Cuộc họp Hội đồng châu Âu sắp tới có nhiều khả năng sẽ dẫn đến một thỏa thuận về các điều kiện liên quan đến tư cách thành viên Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh – một thỏa thuận sẽ được đặt trước cử tri Anh trong một cuộc trưng cầu dân ý, sớm nhất là vào mùa hè năm nay.

Nhưng, trong khi mọi việc tiến triển rất nhanh về phía trước, Anh và EU cần dành một chút thời gian để suy nghĩ cẩn thận. Cuối cùng thì, bất chấp sự trấn an đến từ cả hai bên, không ai biết được cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra như thế nào, càng không biết cách vượt qua hậu quả nếu cử tri Anh chọn việc ra đi. Continue reading “Lý do và hậu quả của việc Anh muốn rời EU”

Cuộc đào thoát vĩ đại khỏi Trung Quốc

1452485696064

Nguồn: Kenneth Rogoff, “The Great Escape from China”, Project Syndicate, 02/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi năm 2016 bắt đầu, nguy cơ đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị phá giá lớn đã và đang treo lơ lửng trên các thị trường toàn cầu tương tự như Thanh gươm Damocles.[1] Không có sự bất định về chính sách nào lại gây nên sự bất ổn đến vậy. Rất ít nhà quan sát nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ phải thả nổi tỷ giá đồng nhân dân tệ một lúc nào đó trong thập niên tới. Câu hỏi đặt ra là sẽ có bao nhiêu kịch tính đi kèm trong thời gian chuyển tiếp này, khi mà các mệnh lệnh chính trị và kinh tế mâu thuẫn với nhau.

Có vẻ kỳ lạ khi mà một quốc gia có thặng dư thương mại 600 tỷ USD trong năm 2015 lại phải lo lắng về sự suy yếu của đồng nội tệ. Nhưng các yếu tố kết hợp lại, bao gồm tăng trưởng kinh tế chậm lại và nới lỏng dần các hạn chế về đầu tư ra nước ngoài, đã khiến dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc một cách mạnh mẽ. Continue reading “Cuộc đào thoát vĩ đại khỏi Trung Quốc”

Ảo tưởng về chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc

china (1)

Nguồn: Rob Johnson, “The China Delusion”, Project Syndicate, 16/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc quản lý cơ chế tỷ giá hối đoái cố định của Trung Quốc đang tiếp tục làm xáo động các thị trường tài chính toàn cầu. Sự bất định kéo dài về khả năng phá giá đồng nhân dân tệ đang thổi bùng lên lo ngại rằng những hiệu ứng giảm phát sẽ càn quét qua các thị trường mới nổi đồng thời giáng một đòn mạnh lên các nền kinh tế phát triển, nơi mà lãi suất bằng hoặc xấp xỉ bằng không (và do đó không thể giảm tiếp để chống lại giảm phát do nhập khẩu giá rẻ). Sự bế tắc trong chính sách tài khóa ở cả châu Âu và Mỹ đang làm gia tăng thêm những quan ngại này.

Nhưng quan ngại về tỷ giá hối đoái hiện nay thực chất chỉ là dấu hiệu cho thấy một thực tế rằng sự chuyển đổi của Trung Quốc từ chiến lược tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu sang một chiến lược dựa vào tiêu dùng trong nước đang diễn ra không thuận lợi như kỳ vọng. Continue reading “Ảo tưởng về chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc”

Nhìn lại ‘Lý thuyết tổng quát’ của Keynes sau 80 năm

Keynes gt

Nguồn: Robert Skidelsky, “Keynes’s General Theory at 80”, Project Syndicate, 23/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong lá thư gửi cho George Bernard Shaw vào năm 1935, John Maynard Keynes viết: “Tôi tin là mình đang viết một cuốn sách về lý thuyết kinh tế nhìn chung sẽ cách mạng hóa – không phải ngay lập tức, nhưng có thể trong mười năm nữa – cách mà thế giới suy nghĩ về các vấn đề kinh tế của mình.” Và thực sự thì tác phẩm lớn của Keynes, “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (The General Theory of Employment, Interest and Money) xuất bản vào tháng 2/1936 thực sự đã thay đổi kinh tế học và việc hoạch định chính sách kinh tế. Giờ đây, sau 80 năm, liệu lý thuyết của Keynes có còn phù hợp không?

Hai trong số các di sản của Keynes dường như vẫn còn trụ vững. Đầu tiên, Keynes phát minh ra kinh tế học vĩ mô – lý thuyết về đầu ra như một tổng thể. Ông gọi lý thuyết của mình là lý thuyết “tổng quát” để phân biệt với những lý thuyết trước đó, trong đó giả định một đầu ra duy nhất – trạng thái toàn dụng lao động. Continue reading “Nhìn lại ‘Lý thuyết tổng quát’ của Keynes sau 80 năm”

Tác động từ sự ‘giãy chết’ của dầu mỏ

low-oil-prices

Nguồn: Harold James, “The Death Throes of Oil”, Project Syndicate, 03/02/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giá dầu thường được xem là một loại nhiệt kế để đo lường sức khỏe của nền kinh tế thế giới. Điều ít được chú ý là nó còn có thể được dùng làm một khí áp kế nhằm cảnh báo về những cơn bão địa chính trị đang tới gần. Thực sự, sự lao dốc đột ngột của giá một thùng dầu thô – từ gần 150 USD vào tháng 6/2008 xuống khoảng 30 USD hiện nay – chắc chắn sẽ thúc đẩy các biến động liên tục vượt ra ngoài các thị trường năng lượng và hàng hóa cơ bản của thế giới, với những tác động đặc biệt đáng lo ngại cho Liên minh châu Âu (EU).

Giá dầu giảm rõ ràng có liên quan tới sự bất ổn tài chính, nhưng các dòng tác động nhân quả không chỉ theo hướng mà phần lớn các học giả dường như tin tưởng. Trái lại, khi giá dầu tăng sẽ khiến cho chi phí gia tăng tại hầu hết các nền kinh tế giàu, công nghiệp hóa; do đó, việc giá dầu tăng làm kìm hãm tăng trưởng. Giá dầu tăng cao đã dẫn tới các cuộc suy thoái toàn cầu vào các năm 1973, 1979, 2000 và 2008. Continue reading “Tác động từ sự ‘giãy chết’ của dầu mỏ”

Cú sốc lãi suất âm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

japan-bank

Nguồn: Masahiko Takeda, “The Bank of Japan’s sub-zero shock”, East Asia Forum, 08/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa đông này không quá lạnh ở Nhật Bản, nhưng ít nhất trong thị trường tài chính thì nhiệt độ lại dưới con số không. Thống đốc Haruhiko Kuroda của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã công bố vào ngày 29/01 rằng BoJ sẽ áp dụng mức lãi suất âm 0,1% cho các khoản tiền gửi mà các định chế tài chính gửi tại Ngân hàng này, bắt đầu từ ngày 16/02.

Bị tác động bất ngờ bởi động thái này, tỷ giá JPY-USD, vốn đã tăng lên mức cao 117-118 yên cho mỗi đô la Mỹ hồi đầu năm nay, ngay lập tức suy yếu về mức 121 yên cho mỗi đô la Mỹ. Lợi tức Trái phiếu Chính phủ Nhật bản (JGB) kỳ hạn 10 năm, ở mức 0,22% vào ngày trước thời điểm công bố, đã giảm mạnh xuống mức thấp lịch sử 0,06%. Lợi tức của các trái phiếu ngắn hạn dưới 8 năm rơi xuống mức âm. Rõ ràng tác động đối với thị trường là rất đáng kể. Continue reading “Cú sốc lãi suất âm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản”

5 hiểu lầm về nền kinh tế Trung Quốc

china-economy

Nguồn: Eswar S. Prasad, “5 myths about China’s economy”, The Washington Post, 07/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Khi thị trường chứng khoán Trung Quốc ’vỡ trận’, như những gì đã diễn ra vào tuần qua, thị trường thế giới không thể nào không bị ảnh hưởng. Nhưng chúng ta phải lo ngại đến mức nào về kinh tế Trung Quốc? Đây có thể là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng thông tin về thị trường này vẫn còn rất mù mờ và thường bị hiểu lầm. Đây là 5 quan niệm sai lầm phổ biến nhất.

  1. Những mất mát của thị trường chứng khoán Trung Quốc phản ánh một nền kinh tế suy yếu

Chỉ số Shanghai Composite lao dốc trong tuần qua có liên quan đến một bản báo cáo chỉ ra rằng lĩnh vực chế tạo của nước này đang co hẹp, và khiến mối lo âu về nền kinh tế Trung Quốc càng lan rộng. Continue reading “5 hiểu lầm về nền kinh tế Trung Quốc”

Edmund S. Phelps, Nobel Kinh tế 2006

phelps

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Edmund S. Phelps, người Mỹ, 73 tuổi, giáo sư Đại học Columbia, vừa đuợc Hàn Lâm Viện Thụy Điển ban tặng giải Nobel Kinh tế năm 2006.  (Thực ra, kinh tế học không phải là một trong năm ngành mà chính Alfred Nobel chọn để cho giải thưởng, mà do Ngân Hàng Thụy Điển lập ra năm 1968 để tưởng nhớ Nobel.)

“Ned” Phelps không được nhiều người biết vì các công trình nghiên cứu của ông rất kĩ thuật, hàn lâm, chính đồng nghiệp của ông cũng thấy “khó nuốt”.  Tuy nhiên, với một số đóng góp quan trọng, ngay từ những năm 1970 Phelps đã nằm trong danh sách ngắn mà dân trong nghề cho là đáng được Nobel.  Có điều là, sau khi Lucas mà công trình là dựa vào Phelps nhận được giải năm 1995, rồi năm 2004 tới lượt Kydland và Prescott – cũng là những người chịu ảnh hưởng Phelps, nhưng ít hơn –, thì ai cũng tưởng Phelps đã “lỡ thời”. Continue reading “Edmund S. Phelps, Nobel Kinh tế 2006”

Một trật tự thế giới mới về dầu lửa

dau

Nguồn: Jean-Michel Bezat, “Le nouvel ordre pétrolier mondial“, Le Monde, 31/01/2016.

Biên dịch: Hương Trà

Trong chưa đầy 2 năm, một trật tự thế giới mới về dầu lửa đã được thiết lập, áp đặt luật chơi thuần túy về cung-cầu thay cho hệ thống lâu nay vốn bị Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) chi phối. Tuy nhiên, chỉ có một điều dường như chắc chắn: nhiều cú sốc mới về dầu hỏa vẫn đang ở phía trước.

Các nước sản xuất dầu lửa lớn như Ả-rập Xê-út và Nga đang lao vào cuộc chiến dữ dội để giành thị phần bằng việc giảm giá dầu. Nước Mỹ, sau 40 năm vắng bóng, đã trở lại là một nhân tố chủ chốt trong lĩnh vực năng lượng. Các tiểu vương quốc xuất khẩu dầu lửa ở Vùng Vịnh vẫn sống “ổn” nhờ kho dự trữ ngoại tệ dồi dào, trong khi các nước xuất khẩu dầu lửa đông dân (Nigeria, Algeria, Venezuela, Iran, Iraq…) đang phải vật lộn và thắt chặt ngân sách. Tuy nhiên, thế giới dầu lửa mới này đang có 6 câu hỏi cốt yếu. Continue reading “Một trật tự thế giới mới về dầu lửa”

Hiệp định TPP có lợi cho nước Mỹ không?

20150620_LDD001_0

Nguồn: Simon Johnson, “Is the TPP good for America?”, Project Syndicate, 01/02/2016

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận thương mại và đầu tư sâu rộng mà nước Mỹ đã thương thảo với 11 nước khác, bao gồm Canada, Mexico, Nhật Bản, Malaysia, Úc và Việt Nam, hiện đang trở thành chủ đề tranh luận. Để có hiệu lực, Quốc hội Mỹ phải thông qua TPP, điều mà dường như khó xảy ra cho đến khi có đủ số nghị sĩ đưa ra quyết định rõ ràng về những giá trị của hiệp định này. Vậy, TPP có ý nghĩa gì đối với các cử tri Mỹ ngày nay và trong tương lai?

Trước hết, dù TPP sẽ nhiều khả năng tạo ra một số lợi ích nói chung cho nền kinh tế nước Mỹ, tính theo GDP và thu nhập người dân, nhưng cái lợi đó sẽ rất nhỏ và chủ yếu đến từ việc mang lại các cơ hội lớn hơn cho hàng xuất khẩu của Mỹ – thông qua giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan tại các nước khác. Một số mặt hàng nhập khẩu cũng sẽ trở nên rẻ hơn, làm lợi cho người tiêu dùng Mỹ. Continue reading “Hiệp định TPP có lợi cho nước Mỹ không?”

Đọc “Biện hộ cho toàn cầu hoá”

globalization

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Tuy ít được biết đến ngoài giới kinh tế gia các nước dùng tiếng Anh, Jagdish Bhagwati (70 tuổi) một giáo sư gốc Ấn Độ, hiện dạy ở đại học Columbia (Mỹ), là một người rất được nể trọng trong giới kinh tế gia chính thống, đã có nhiều đóng góp quan trọng vào lý thuyết kinh tế ngoại thương từ những năm 60 đến nay.  Ông là người ôn hoà, chín chắn, được hầu hết đồng nghiệp và sinh viên mến phục.

Không giống đa số những người hay bình luận lớn tiếng về toàn cầu hoá, Bhagwati sinh trưởng ở một nước nghèo, đã được đào tạo chuyên môn thuần thành (tốt nghiệp thủ khoa đại học Cambridge).  Từ khi ra trường, ông đã có nhiều kinh nghiệm sống và làm việc ở các quốc gia kém phát triển, giữ liên lạc thường xuyên với quê hương ông (anh ruột của Bhagwati hiện là chánh án tối cao pháp viện Ấn Độ), và cũng không xa lạ với hoạt động của các tổ chức quốc tế (từng làm cố vấn cao cấp cho UNCTAD và WTO). Continue reading “Đọc “Biện hộ cho toàn cầu hoá””

Kinh tế học trong thời đại dư thừa

Consumerism1

Nguồn: J. Bradford DeLong, “Economics in the Age of Abundance”, Project Syndicate, 28/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cho đến gần đây, một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại vẫn là đảm bảo có đủ lương thực. Từ buổi bình minh của nền nông nghiệp cho đến thời đại công nghiệp, các nhà dinh dưỡng và các chuyên gia y tế công thường mô tả tình trạng chung của con người là chịu các áp lực y sinh về dinh dưỡng nghiêm trọng và tai hại.

Khoảng 250 năm trước đây, nước Anh dưới thời vua George là xã hội giàu có nhất từng tồn tại, nhưng tình trạng thiếu lương thực vẫn ảnh hưởng đến một phần lớn dân số. Những thanh thiếu niên được Hải quân gửi ra biển để làm phục dịch viên cho các sĩ quan có chiều cao thấp hơn 15 cm so với con cái của tầng lớp quý tộc. Bất chấp một thế kỷ tăng trưởng kinh tế sau đó, tầng lớp lao động ở Hoa Kỳ vẫn phải chi tới 40 phần trăm thu nhập để bổ sung đủ calo. Continue reading “Kinh tế học trong thời đại dư thừa”

Đọc “Công bằng thương mại cho tất cả”

fairtrade

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Trong giới học thuật, những ai quan tâm đến kinh tế Việt Nam nói riêng và phát triển kinh tế nói chung hẳn không xa lạ với Joseph Stiglitz.  Ông là một lý thuyết gia hàng đầu (được giải Nobel kinh tế năm 2001), và cũng đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ Clinton và Ngân Hàng Thế Giới.  Stiglitz đã sang Việt Nam nhiều lần, theo dõi Việt Nam khá kỹ, và có nhiều nhận xét thiết thực về kinh tế nước ta.  Cách đây hơn ba năm, trong cuốn “Toàn cầu hoá và những người bất mãn nó”, viết ngay sau khi ông rời ghế kinh tế trưởng của Ngân Hàng Thế Giới, Stiglitz đã làm sôi nổi dư luận với những chỉ trích Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) khá nặng nề, đôi lúc hơi cá nhân, của ông.  Trong cuốn này, viết chung với Andrew Charlton, ông có những đề nghị “tích cực” hơn. Continue reading “Đọc “Công bằng thương mại cho tất cả””

Nợ bao nhiêu là quá nhiều?

debtnew

Nguồn: Robert Skidelsky, “How Much Debt is Too Much”, Project Syndicate, 28/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liệu có tồn tại một tỉ lệ nợ/thu nhập đối với hộ gia đình hay tỉ lệ nợ/GDP mà “an toàn” đối với các chính phủ không? Trong cả hai trường hợp trên, câu trả lời là có. Và trong cả hai trường hợp này, không thể nói chính xác tỉ lệ đó là bao nhiêu. Tuy nhiên, vấn đề này đã trở thành câu hỏi cấp thiết nhất về kinh tế vĩ mô ở thời điểm hiện tại, không chỉ bởi sự leo thang của những khoản nợ hộ gia đình và nợ chính phủ kể từ năm 2000, mà quan trọng hơn là những quan ngại về nợ chính phủ hiện đang trở nên rõ rệt hơn.

Theo một báo cáo năm 2015 của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, những khoản vay nợ hộ gia đình tại nhiều nước phát triển đã tăng gấp đôi, lên tới hơn 200% thu nhập trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2007. Kể từ đó, các hộ gia đình ở những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 phần nào đã thoái nợ, nhưng tỉ lệ vay nợ hộ gia đình ở hầu hết các cường quốc phát triển vẫn tiếp tục tăng. Continue reading “Nợ bao nhiêu là quá nhiều?”

Thông luật và Dân luật khác nhau như thế nào?

20130713_blp511

Nguồn: “What is the difference between common and civil law, The Economist, 16/07/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 2013, những người Anh theo phái bảo hoàng nóng lòng chờ đón đứa con đầu lòng của vợ chồng Công tước xứ Cambridge (tức Hoàng tử William) chào đời. Nếu con đầu của họ là một công chúa, thay vì một  Hoàng tử George xinh xắn nào đó, cô bé sẽ là công chúa đầu tiên thừa kế ngai vàng Hoàng gia trước cả những người em trai là hoàng tử của mình. Điều đó có thể xảy ra là nhờ một đạo luât được ban hành vào năm 2011, làm thay đổi việc thừa kế ngôi báu Hoàng gia tại Anh quốc. Luật trước đó vốn quy định các hoàng tử được ưu tiên thừa kế ngôi báu, chứ không phải các công chúa chị của họ, chưa bao giờ được ghi thành văn bản chính thức, song đó là một phần của thông luật Anh, nền tảng của hệ thống pháp luật nước này. Vậy thông luật (common law) là gì, và nó khác biệt thế nào so với hệ thống dân luật (civil law) đang được áp dụng ở các nước khác? Continue reading “Thông luật và Dân luật khác nhau như thế nào?”