Nhóm G-77 (Group of 77)

g77

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Nhóm 77 (G-77) là tổ chức liên chính phủ lớn nhất của các nước đang phát triển, hoạt động chủ yếu trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc và các cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc. G-77 được thành lập với mục đích tạo tiếng nói chung và thúc đẩy lợi ích kinh tế chung của các nước thành viên, tăng sức mạnh đàm phán trên các vấn đề kinh tế quốc tế được đưa ra tại Liên Hiệp Quốc, và thúc đẩy hợp tác Nam-Nam. Continue reading “Nhóm G-77 (Group of 77)”

Tài trợ phát triển mang đặc sắc Trung Quốc?

0,,16479340_401,00

Nguồn: Richard Kozul-Wright & Daniel Poon, “Development Finance with Chinese Characteristics?Project Syndicate, 20/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau một loạt bổ sung vào phút cuối các thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), bây giờ người ta chuyển hướng chú ý sang việc thiết lập các luật lệ và quy tắc hoạt động của AIIB do Trung Quốc dẫn đầu. Nhưng vẫn còn những câu hỏi quan trọng – và quan trọng nhất là AIIB là một đối thủ tiềm năng hay là thành viên mới được chào đón để bổ sung cho các tổ chức tài chính đa phương hiện có như Ngân hàng Thế giới.

Kể từ khi Trung Quốc và 20 quốc gia chủ yếu là châu Á ký bản ghi nhớ thành lập AIIB hồi tháng 10 năm ngoái, 36 quốc gia khác – trong đó có Australia, Brazil, Ai Cập, Phần Lan, Pháp, Đức, Indonesia, Iran, Israel, Ý, Na Uy, Nga, Ả Rập Xê-út, Nam Phi, Hàn Quốc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, và Vương quốc Anh – đã tham gia với tư cách là các thành viên sáng lập. Continue reading “Tài trợ phát triển mang đặc sắc Trung Quốc?”

Bất bình đẳng, nhập cư, và đạo đức giả

immigrazione

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Inequality, Immigration, and Hypocrisy,” Project Syndicate, 08/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc khủng hoảng di cư của châu Âu cho thấy một lỗ hổng căn bản, nếu không nói là một sự đạo đức giả vô cùng, trong cuộc tranh luận đang diễn ra về sự bất bình đẳng kinh tế. Chẳng phải sự tiến bộ thực sự cần phải ủng hộ cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trên hành tinh này, chứ không chỉ cho những người trong số chúng ta có đủ may mắn để được sinh ra và lớn lên tại các quốc gia giàu có hay sao?

Nhiều người nghĩ rằng những nhà lãnh đạo của các nền kinh tế phát triển đang ủng hộ một tư tưởng đặc quyền. Nhưng sự đặc quyền này chỉ dừng lại ở đường biên giới: tuy họ coi sự tái phân phối (thu nhập) lớn hơn trong mỗi quốc gia đơn lẻ là một điều hoàn toàn bắt buộc, nhưng những người sống ở các thị trường mới nổi hoặc ở các nước đang phát triển lại bị gạt ra ngoài. Continue reading “Bất bình đẳng, nhập cư, và đạo đức giả”

Nhóm G-20 (Group of 20)

g20

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga 

G-20 là tên gọi viết tắt của Nhóm 20 Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hai mươi nền kinh tế này bao gồm 19 nước (Anh, Argentina, Australia, Ảrập Xêút, Ấn Độ, Brazil, Canada, Đức, Hàn Quốc, Indonesia, Mexico, Mỹ, Nam Phi, Nhật Bản, Liên bang Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, và Ý) và Liên minh châu Âu. Liên minh châu Âu được đại diện bởi nước giữ vai trò chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu và đại diện Ngân hàng Trung ương châu Âu. Ngoài 20 thành viên chính thức trên, trong các cuộc họp của G-20 còn có sự tham gia của Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Chủ tịch của Ủy ban Tiền tệ và Tài chính Quốc tế (IMFC) và Chủ tịch Ủy ban Phát triển (DC) của IMF và WB. Continue reading “Nhóm G-20 (Group of 20)”

Sự chấm dứt của Định luật Moore

20150418_blp515

Nguồn:  “The end of Moore’s law”, The Economist, 19/04/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Số lượng bóng bán dẫn có thể đặt trên mỗi vi mạch (microchip) tăng gấp đôi khoảng mỗi năm – và do đó tăng gấp đôi hiệu suất hoạt động. Nhiều người có vẻ quen thuộc với định luật Moore; ví dụ, chúng ta nhận ra rằng có gì đó liên quan đến sự giảm mạnh chi phí dành cho năng lực tính toán. Tuy nhiên ngay cả 50 năm sau khi Gordon Moore (ảnh), nhà đồng sáng lập của Intel – một tập đoàn sản xuất chip điện tử – đưa ra dự đoán nổi tiếng của mình, tính chính xác và tác động của nó vẫn còn khó xác định. Vậy Định luật Moore là gì?

Những tiên đoán của Moore tập trung vào các vi mạch (còn gọi là mạch tích hợp), công cụ tính toán chính của máy tính hiện đại. Trong số các bộ phận chính trong một chip điện tử là các bóng bán dẫn: những bộ chuyển mạch điện tử nhỏ xíu, dựa vào đó mà mạch logic của chip điện tử được xây dựng, cho phép nó xử lý thông tin. Continue reading “Sự chấm dứt của Định luật Moore”

Đồng đô la Mỹ tham gia chiến tranh tiền tệ

currency-wars

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Dollar Joins the Currency Wars,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong một thế giới nơi nhu cầu nội địa ở nhiều nền kinh tế tiên tiến và các thị trường mới nổi suy yếu, các nhà hoạch định chính sách đã bị cám dỗ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm thông qua xuất khẩu. Điều này đòi hỏi một đồng tiền yếu cũng như các chính sách tiền tệ thông thường lẫn trái lệ (unconventional) nhằm đạt được mức giảm giá đồng tiền cần thiết.

Từ đầu năm đến nay, hơn 20 ngân hàng trung ương trên thế giới đã nới lỏng chính sách tiền tệ, theo sau động thái tương tự của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ). Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), các nước ở ngoại vi cần đồng nội tệ yếu để giảm thâm hụt cán cân thương mại và châm mồi tăng trưởng. Continue reading “Đồng đô la Mỹ tham gia chiến tranh tiền tệ”

#254 – Những đối thủ cạnh tranh ngôi vương của đồng đô la Mỹ (P2)

renminbi

Nguồn: Alan Wheatley (2013). “Chapter two: The pretenders to the dollar’s crown”, Adelphi Series, 53:439, pp. 45-74.

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ

Nhân dân tệ là đồng tiền có cơ hội tốt nhất để phát triển thành công cụ quyền lực. Theo Singh việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ là một ‘xu hướng không thể tránh khỏi’ và rằng các bất đồng chủ yếu là về việc khi nào điều đó sẽ xảy ra: một số dự đoán đến năm 2020 đồng nhân dân tệ sẽ được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài; một số khác nghĩ rằng sẽ mất một hoặc nhiều thế hệ để đạt được mục tiêu đó. Sự phân hóa quan điểm rộng lớn phản ánh sự thiếu rõ ràng trong chiến lược của Bắc Kinh. Liệu Trung Quốc có thật sự nghĩ đến chiến lược tổng thể nào đó cho đồng nhân dân tệ? Xét cho cùng, Trung Quốc đang ở những giai đoạn đầu của việc quyết định kiểu siêu cường nào mà nước này muốn đạt đến. Continue reading “#254 – Những đối thủ cạnh tranh ngôi vương của đồng đô la Mỹ (P2)”

Đã hết những thời kỳ tăng trưởng mạnh kéo dài?

xgqjrdcx-1386554669

Nguồn: Michael J.Boskin, “Are the Good Times Over?“, Project Syndicate, 27/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trong vòng 25 năm trước cuộc Đại Suy thoái 2008-2009, Hoa Kỳ đã trải qua hai lần suy thoái ngắn và nhẹ cùng với hai giai đoạn dài tăng trưởng mạnh. Ở quy mô toàn cầu, thu nhập tăng cao, lạm phát giảm và thị trường chứng khoán khởi sắc. Hơn nữa, sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng lớn gần nhất (do giá dầu – NBT) vào đầu những năm 1980 đã mang lại những thành tựu kinh tế vĩ mô lớn mạnh và ổn định chưa từng có trong suốt một phần tư thế kỷ. Tuy nhiên, ở lần khủng hoảng này, việc tăng trưởng trở lại là điều khó khăn hơn rất nhiều.

Sự phục hồi của Mỹ sau cuộc Đại Suy thoái không ổn định, mức tăng trưởng cứ nhích lên rồi lại tụt xuống. Trên thực tế, Mỹ đã chưa bao giờ trải qua được ba quý liên tiếp nào có mức tăng trưởng 3% trong suốt một thập niên qua. Mặc dù giá dầu giảm có lợi cho người tiêu dùng nhưng lợi thế này phần nào bị hạn chế bởi việc đầu tư vào ngành năng lượng bị giảm, và tác động của đồng đô la mạnh hơn sẽ ngày càng lớn. Continue reading “Đã hết những thời kỳ tăng trưởng mạnh kéo dài?”

#253 – Những đối thủ cạnh tranh ngôi vương của đồng đô la Mỹ (P1)

fffeature_3258886k

Nguồn: Alan Wheatley (2013). “Chapter two: The pretenders to the dollar’s crown”, Adelphi Series, 53:439, pp. 45-74.

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

‘Một số người sinh ra đã vĩ đại, một số người vươn tới sự vĩ đại, còn một số người bị người khác cố gán cho sự vĩ đại’

Shakespeare, Twelfth Night

Đồng euro: một chiến thắng của chính trị trước kinh tế

Đồng tiền chung châu Âu là một ý tưởng chính trị. Khó để lập luận rằng các nền kinh tế đa dạng của khu vực đồng tiền chung châu Âu hình thành nên một khu vực tiền tệ tối ưu phù hợp với một tỉ giá hối đoái thống nhất. Bất chấp những cảnh báo mạnh mẽ rằng điều đó là quá tầm, giới tinh hoa châu Âu vẫn kiên quyết với ý tưởng liên minh tiền tệ, quyết tâm loại bỏ hoàn toàn nỗi ám ánh chiến tranh trên mảnh đất châu Âu. Đồng euro là tầm nhìn được ấp ủ bởi thế hệ các nhà lãnh đạo đã trải qua Thế Chiến II. Continue reading “#253 – Những đối thủ cạnh tranh ngôi vương của đồng đô la Mỹ (P1)”

AIIB: Viên ngọc trai đầu trong chuỗi chiến lược phối hợp của Trung Quốc

Tác giả: Phạm Sỹ Thành

Tháng 9/2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du đến Indonesia đã nhấn mạnh một “cộng đồng Trung Quốc – ASEAN khắng khít với vận mệnh chung”, cùng với đó đề xuất một “quan hệ đối tác hàng hải” trong nỗ lực nhằm xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21.

Đây là khởi điểm về mặt ý tưởng cho việc Trung Quốc đưa ra sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (tức là Một vành đai kinh tế con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21) tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 tại Bắc Kinh với trọng tâm là kết nối một vùng không gian địa lý xuyên qua Âu-Á. Continue reading “AIIB: Viên ngọc trai đầu trong chuỗi chiến lược phối hợp của Trung Quốc”

Thế nào mới được coi là diệt chủng?

4066366_orig

Nguồn: “The Economist explains: What counts as a genocide?”, The Economist, 23/4/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đúng một trăm năm trước, vào ngày 24/4/1915, chính quyền đế chế Ottoman đã vây bắt hàng loạt các nhà trí thức Armenia ở Istanbul, đa số họ đều đã bị giết hại ngay sau đó. Những gì đã diễn ra về sau vẫn còn là chủ đề tranh cãi gay gắt. Theo phiên bản (lịch sử) chính thức do Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra, có khoảng 500.000 người Armenia đã chết, trong đó một số người chết khi chiến đấu trong lực lượng xâm lược của Nga chống lại đế chế Ottoman, trong khi cái chết của một số khác lại là do hậu quả phụ đáng tiếc của việc trục xuất [người Armenia] khỏi đế chế Ottoman, điều dễ hiểu nếu đặt vào bối cảnh lịch sử cụ thể lúc đó. Continue reading “Thế nào mới được coi là diệt chủng?”

Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?

Supporters at political rally with patriotic ribbon and Vote pin

Nguồn: Harold James, “Democracy Versus Growth?Project Syndicate, 24/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tình trạng bất ổn hiện nay của châu Âu đã khơi lại cuộc tranh luận cũ về việc hình thức chính phủ nào sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế tốt hơn. Các chế độ chuyên chế, với khả năng ép buộc tiến hành những lựa chọn không phổ biến, liệu có hiệu quả hơn trong việc tạo ra tăng trưởng? Hay dân chủ tự do, với cơ chế kiểm soát và đối trọng, sẽ mang lại sự thịnh vượng vật chất lớn hơn?

Trong cuộc tranh luận này, các bằng chứng hỗ trợ dường như đã dao động từ bên này sang bên kia trong những thập niên gần đây. Trong những năm 1980, hoạt động kinh tế ở Chi-lê, dưới chế độ độc tài của Tướng Augusto Pinochet, và ở Singapore, dưới một chế độ ôn hòa hơn nhưng vẫn là chuyên chế của Lý Quang Diệu, là rất ấn tượng. Trong khi đó, các nước dân chủ của thế giới công nghiệp lại đang phải vật lộn với suy thoái và trì trệ. Continue reading “Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?”

Các hiệp định thương mại có thể chấm dứt thao túng tiền tệ không?

0007f675-642

Nguồn: Kemal Derviş, “Can Trade Agreements Stop Currency Manipulation?Project Syndicate, 17/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không thể phủ nhận rằng giữa thương mại và tỉ giá hối đoái có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng liệu điều đó có nghĩa là các hiệp định thương mại quốc tế nên bao gồm các quy định điều chỉnh các chính sách quốc gia có ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ hay không?

Một số nhà kinh tế chắc hẳn đã nghĩ vậy. Chẳng hạn như Simon Johnson gần đây đã lập luận rằng các thỏa thuận siêu khu vực như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên được sử dụng để ngăn cản các nước can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm ngăn tỉ giá hối đoái tăng cao; Fred Bergsten cũng đưa ra một lập luận tương tự. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) tiếp tục lập luận rằng nên tách biệt các vấn đề kinh tế vĩ mô với các cuộc đàm phán thương mại. Continue reading “Các hiệp định thương mại có thể chấm dứt thao túng tiền tệ không?”

Tại sao châu Âu cần giải cứu Hy Lạp?

grexit

Nguồn: Anders Borg, “Why Europe Needs to Save Greece,” Project Syndicate, 12/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Xuân | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vấn đề căn bản ẩn sau cuộc khủng hoảng kinh tế Hy Lạp là một vấn đề của bản thân Hy Lạp: tâm lý không sẵn sàng hiện đại hóa đất nước đã ăn sâu. Hy Lạp từng bị Đế chế Ottoman thống trị trong một thời gian dài. Mạng lưới chính trị và kinh tế già cỗi lâu năm của nó đang mục ruỗng tận gốc. Cơ chế trọng dụng nhân tài vẫn chưa xuất hiện. Ngay cả niềm tin vào các thể chế nhà nước cũng đang xói mòn, và một tâm lý ỷ lại, lệ thuộc đã nảy sinh.

Người ta có thể lập luận rằng những người dân Hy Lạp không đáng được giúp đỡ. Nhưng việc khai trừ Hy Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng không phải là giải pháp tốt nhất cho cả nước này lẫn Liên minh châu Âu (EU). Dù Hy Lạp có xứng đáng được cứu trợ hay không thì EU cũng nên làm điều này vì lợi ích của chính họ. Continue reading “Tại sao châu Âu cần giải cứu Hy Lạp?”

AIIB và chủ nghĩa đa phương châu Á

GFX_AIIB

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Asia’s Multilateralism”, Project Syndicate, 13/04/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã sẵn sàng tổ chức các cuộc họp thường niên của mình, nhưng tin tức quan trọng trong quản trị kinh tế toàn cầu sẽ không xuất phát từ Washington trong những ngày sắp tới. Thật vậy, tin tức đó đã xuất hiện từ tháng trước, khi Vương quốc Anh, Đức, Pháp và Ý cùng với hơn 30 quốc gia khác trở thành các thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB). Với số vốn 50 tỉ USD, AIIB, được khởi xướng bởi Trung Quốc, sẽ giúp đáp ứng các nhu cầu lớn về cơ sở hạ tầng của châu Á vốn nằm ngoài khả năng tài trợ của các dàn xếp thể chế hiện nay. Continue reading “AIIB và chủ nghĩa đa phương châu Á”

Đã đến lúc Trung Quốc bỏ neo nhân dân tệ vào Đô la Mỹ

DA1AAA18-A7D2-4E4A-8132-B3428809BCC5_w640_r1_s_cx0_cy16_cw0

Nguồn: Guonan Ma, “Time to unpeg the renminbi”, East Asia Forum, 29/03/2015.

Biên dịch: Hà Thị Quỳnh Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc giờ đây đã quá lớn để có thể tiếp tục duy trì việc neo đồng nhân dân tệ vào đô la Mỹ, biện pháp từng một thời hữu ích. Đã đến lúc phải bỏ nó đi.

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã mất giá 2,5 phần trăm so với đồng đô la Mỹ trong năm 2014. Đây là lần rớt giá hàng năm lớn nhất kể từ năm 2005, khi Bắc Kinh bắt đầu nới lỏng một cách rụt rè neo tỉ giá gắn chặt với đồng đô la của nó. Gần đây, đồng tiền Trung Quốc đã nhiều lần chạm ngưỡng dưới (weak side) biên độ tỉ giá giao dịch hàng ngày bất chấp những nỗ lực của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) trong việc ra tín hiệu về một tỷ giá đồng đô la Mỹ – Nhân dân tệ ổn định hơn thông qua can thiệp hàng ngày của mình. Continue reading “Đã đến lúc Trung Quốc bỏ neo nhân dân tệ vào Đô la Mỹ”

Tiến bộ xã hội quan trọng ra sao?

spi

Nguồn: Michael Porter, “Why Social Progress Matters,” Project Syndicate, 09/04/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tăng trưởng kinh tế đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo và cải thiện cuộc sống của rất nhiều người khác trong vòng nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, ngày càng rõ ràng rằng một mô hình phát triển con người chỉ dựa vào sự tiến bộ của nền kinh tế không thôi là chưa đủ. Một xã hội mà thất bại trong việc giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người, trang bị cho người dân để cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, và tạo ra cơ hội cho nhiều người dân, thì không được coi là thành công. Tăng trưởng mang lại lợi ích cho tất cả người dân (inclusive growth) đòi hỏi cả tiến bộ kinh tế và tiến bộ xã hội.

Những cạm bẫy của việc chỉ tập trung vào một mình GDP là rõ ràng nếu nhìn vào các phát hiện của Chỉ số Tiến bộ Xã hội (SPI) năm 2015 được đưa ra vào ngày 9 tháng 4. Continue reading “Tiến bộ xã hội quan trọng ra sao?”

Sự thao túng tiền tệ của châu Âu

franken-euro-manipulation

Nguồn: Stefan Kawalec, “Europe’s Currency Manipulation,” Project Syndicate, 01/04/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hiệp định Hợp tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) mà Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ hiện đang đàm phán được cho là sẽ thúc đẩy phúc lợi và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cả hai nền kinh tế này, cũng như ở các nước khác. Đồng thời, TTIP cũng giúp khôi phục niềm tin vào châu Âu và vào Cộng đồng xuyên Đại Tây Dương. Nhưng có một rào cản lớn trong việc hiện thực hóa những lợi ích đó: đồng euro.

Vấn đề bắt nguồn từ việc thao túng tiền tệ. Trong ba thập niên qua, trên thực tế, Mỹ đã dung thứ cho việc thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại lớn của nó ở châu Á, điều đem lại cho họ mức thặng dư thương mại và tài khoản vãng lai lớn bằng cách kìm hãm giá trị tiền tệ. Continue reading “Sự thao túng tiền tệ của châu Âu”

Giấc mơ Trung Hoa trong thử thách

china-outbound-investment-record.si

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ & Phạm Sỹ Thành

Nỗ lực kết nối châu Á và trục Á-Âu

Các dự án “cơ sở hạ tầng” khổng lồ, xuyên biên giới, băng qua các châu lục, nối kết các nền kinh tế, văn hóa, tiểu vùng địa lý với nhau đang là tâm điểm trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh dưới thời thế hệ lãnh đạo thứ 5. Hiểu theo nghĩa phần cứng đó là bến cảng, đường cao tốc, thủy điện, đường ray, sân bay, đường dẫn cáp quang, băng truyền internet v.v. Hiểu theo nghĩa mềm nó là các thể chế nền tảng hỗ trợ cho hoạt động thương mại, tiền tệ-tài chính, các ngân hàng phát triển với các khoản đầu tư tại khu vực, v.v… Continue reading “Giấc mơ Trung Hoa trong thử thách”

Diệt chủng (Genocide)

Rwanda-genocide-atrocities-social-entrepreneurship-kigali-memorial

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Có rất nhiều các học giả cũng như tổ chức khác nhau đưa ra các định nghĩa về “diệt chủng”. Tuy nhiên định nghĩa về “diệt chủng” được thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất chính là định nghĩa được nêu trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Trừng phạt và Ngăn ngừa Tội ác Diệt chủng năm 1948 (bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 12/1/1951). Điều 2 của công ước này định nghĩa “diệt chủng” là những hành động nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm người vì lý do quốc tịch, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo. Theo đó, Công ước đã liệt kê năm hành động sau được coi là hành động diệt chủng: Continue reading “Diệt chủng (Genocide)”