Thảm họa đổi tiền của Ấn Độ

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s Demonetization Disaster,” Project Syndicate, 06/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 8 tháng 11, lúc nửa đêm, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi tuyên bố các tờ tiền mệnh giá 500 và 1000 rupee với tổng trị giá khoảng 14 nghìn tỷ rupee – tương đương 86% lượng tiền lưu thông – sẽ không còn giá trị pháp lý. Cùng với đó, nền kinh tế Ấn Độ rơi vào hỗn loạn.

Mục đích mà ông Modi tuyên bố là giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử là chống lại “tiền đen”: các khoản thu bất chính – thường được giữ dưới dạng tiền mặt – ví dụ như tiền trốn thuế, phạm tội, và tham nhũng. Ông cũng hy vọng vô hiệu hóa những tờ tiền giả được cho là do phía Pakistan in nhằm ủng hộ khủng bố chống Ấn Độ. Tuy nhiên, gần một tháng sau, tất cả những gì mà động thái phi tiền tệ hóa (demonetize – tức rút tiền mặt khỏi lưu thông) này đạt được là sự rối loạn kinh tế trầm trọng. Quyết định của Modi không phải một quyết định lỗi lạc, mà dường như là một tính toán sai trầm trọng. Continue reading “Thảm họa đổi tiền của Ấn Độ”

Tại sao Ấn Độ loại bỏ tiền mệnh giá lớn?

87-why-india-scrapped-its-two-biggest-bank-notes

Nguồn:Why India scrapped its two biggest bank notes“, The Economist, 13/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong một tuyên bố bất ngờ trên truyền hình vào tối ngày 08/11/2016, Narendra Modi, Thủ tướng Ấn Độ, đã khiến dư luận xôn xao: phần lớn số tiền trong ví của người Ấn Độ sẽ không còn được chấp nhận tại các cửa hàng kể từ nửa đêm. Hai tờ tiền có mệnh giá lớn nhất, tờ 500 và 1000 rupee (tương đương với 7,5 USD và 15 USD), đã bị “phi tiền tệ hóa” (demonetised), thuật ngữ của các nhà kinh tế để chỉ việc đưa đồng tiền ra khỏi lưu thông. Từ giờ đến cuối năm, người Ấn Độ sẽ phải đến các ngân hàng để đổi tiền mặt của họ thành các tờ tiền mới in hoặc gửi chúng vào tài khoản. Sau thời hạn đó, các tờ tiền của họ sẽ chỉ là những mảnh giấy không có giá trị gì. Người dân và các doanh nghiệp đối mặt với hàng tuần hay hàng tháng gián đoạn khi loại tiền tệ mới được triển khai. Vậy tại sao Ấn Độ phải làm như vậy? Continue reading “Tại sao Ấn Độ loại bỏ tiền mệnh giá lớn?”

Tại sao người Ấn Độ muốn tẩy chay hàng Trung Quốc?

82-why-some-indians-want-to-boycott-chinese-goods

Nguồn:Why some Indians want to boycott Chinese goods“, The Economist, 19/10/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 30/10 vừa qua, Ấn Độ đã chào đón Lễ hội Ánh sáng Diwali, lễ hội quan trọng nhất trong lịch Hindu. Trong năm ngày, hàng triệu ngọn đèn và nến sẽ được đặt trên ngưỡng cửa và mái nhà; những lời cầu nguyện sẽ được dâng tới Lakshmi, nữ thần của sự thịnh vượng; và pháo hoa sẽ thắp sáng bầu trời phía trên các đường phố của hầu như mọi thị trấn và làng mạc.

Là một lễ hội đón mừng chiến thắng của ánh sáng trước bóng đêm, trong những năm gần đây Diwali cũng đã làm rạng ngời tâm trạng của các nhà xuất khẩu Trung Quốc: nhiều hộ gia đình Ấn Độ ưa dùng những món đồ trang trí bằng điện với giá rẻ hơn, được sản xuất tại Trung Quốc hơn là những ngọn đèn diyas truyền thống được làm bằng đất nung (ảnh). Nhưng phiên bản năm nay có thể chuyển sang một ngã tối hơn. Các phương tiện truyền thông xã hội ồn ào của đất nước này đang hỗn loạn với các bài viết kêu gọi người Ấn Độ tránh xa hàng hóa Trung Quốc. Continue reading “Tại sao người Ấn Độ muốn tẩy chay hàng Trung Quốc?”

Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ- Bhutan

bhutan

Nguồn: Udisha Saklani & Cecilia Tortajada, “The China factor in India–Bhutan relations”, East Asia Forum, 15/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vòng 24 của cuộc đàm phán biên giới Trung Quốc- Bhutan diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 8 năm 2016 đã đưa một số khía cạnh địa chính trị của Nam Á thành tâm điểm. Mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Trung Quốc với Pakistan, và gần đây hơn là Nepal, đã luôn khiến Ấn Độ quan ngại trong nhiều năm qua. Có vẻ như hiện giờ quốc gia này đang mở rộng sự hiện diện của mình trong dãy Himalaya thông qua những đàm phán với một quốc gia láng giềng khác của Ấn Độ: Bhutan.

Gần đây có bằng chứng đáng kể về sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Nam Á. Vào tháng 8 năm 2015, Trung Quốc đã ký một loạt hiệp ước song phương với Nepal, sau khi Ấn Độ lên tiếng phản đối hiến pháp mới của Nepal và tạm thời chặn việc vận chuyển hàng hóa và nhiên liệu của Ấn Độ đến Nepal. Continue reading “Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ- Bhutan”

Vì sao Ấn Độ không thể tiếp tục nhẫn nhịn Pakistan?

ind-pak

Nguồn: Shashi Tharoor, “India Stops Turning the Other Cheek,” Project Syndicate, 11/10/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên rưỡi qua, Pakistan đã theo đuổi một chính sách chèn ép Ấn Độ mang tên “cái chết bằng ngàn vết cắt” – nhuốm máu đất nước này bằng các cuộc tấn công khủng bố liên miên, thay vì nỗ lực đối đầu quân sự công khai mà không thể giành phần thắng trước các lực lượng truyền thống ưu việt của Ấn Độ. Logic của chính sách này là Ấn Độ sẽ phản ứng một cách kiềm chế bởi Ấn Độ không có ý định chấm dứt các kế hoạch phát triển kinh tế đầy tham vọng, cũng như chính phủ nước này chưa sẵn sàng đối mặt với rủi ro chiến tranh hạt nhân.

Nhưng hình mẫu dễ đoán và lặp lại của quan hệ Ấn Độ-Pakistan đã bất ngờ bị phá vỡ hôm 29 tháng 9, khi Tổng Chỉ huy các Chiến dịch Quân sự (DGMO), Trung tướng Ranbir Singh, thông báo rằng lính đặc nhiệm Ấn Độ đã tiến hành các cuộc “tấn công phẫu thuật” (surgical strikes – các cuộc tấn công nhanh và chính xác – NBT) dọc Ranh giới Kiểm soát (LoC) ở Kashmir, đường biên giới quốc tế thực tế giữa hai nước. Continue reading “Vì sao Ấn Độ không thể tiếp tục nhẫn nhịn Pakistan?”

Di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ – Pakistan

indiapak

Nguồn: William Dalrymple, “The Great Divide: The Violent Legacy of Indian Partition,” The New Yorker, 29/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 8 năm 1947, khi cuối cùng người Anh cũng rời khỏi Ấn Độ sau hơn 300 năm ở đây, tiểu lục địa Ấn Độ bị chia cắt thành hai quốc gia-dân tộc độc lập: Ấn Độ với người Hindu chiếm đa số, và Pakistan với đa số người Hồi giáo. Lập tức, một trong những đợt di cư lớn nhất trong lịch sử loài người bắt đầu khi hàng triệu người Hồi giáo di dời sang Tây và Đông Pakistan (Đông Pakistan nay là Bangladesh) trong khi hàng triệu người theo đạo Hindu và đạo Sikh hướng về phía ngược lại. Hàng trăm ngàn người đã không thể sống sót trong chuyến đi.

Khắp tiểu lục địa Ấn Độ, các cộng đồng vốn chung sống với nhau trong gần một thiên niên kỷ đã tấn công nhau trong một đợt bùng nổ bạo lực sắc tộc đáng sợ, một bên là người Hindu và người Sikh và một bên là người Hồi giáo – một cuộc diệt chủng lẫn nhau bất ngờ và cũng chưa có tiền lệ. Continue reading “Di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ – Pakistan”

Tại sao bất ổn lại bùng phát ở Kashmir?

65-why-kashmir-is-erupting-again

Nguồn:Why Kashmir is erupting again“, The Economist, 25/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 25/08/2016 đánh dấu ngày thứ 48 liên tiếp của các cuộc biểu tình ở Jammu & Kashmir, tiểu bang có đa số là người Hồi giáo duy nhất tại Ấn Độ. Thanh niên Kashmir đã xuống đường kêu gọi độc lập khỏi Ấn Độ và ném đá vào các lực lượng an ninh. Các lực lượng an ninh Ấn Độ đã đáp trả bằng hơi cay và các loại súng bắn đạn nòng nhỏ thay vì đạn cỡ lớn. Một lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt cũng đã được áp đặt trên khắp thung lũng Kashmir, bao gồm cả Srinagar, thành phố lớn nhất của khu vực. Cho đến nay, 66 thường dân và hai sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn. Nguyên nhân phong trào phản đối của người Kashmir là gì? Continue reading “Tại sao bất ổn lại bùng phát ở Kashmir?”

Hợp tác quốc phòng Việt – Ấn tăng tốc

vnindia

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

An ninh quốc phòng có thể được xem là lĩnh vực hợp tác đáng chú ý nhất giữa Việt Nam và Ấn Độ trong vòng hai năm trở lại đây. Mối bang giao truyền thống giữa hai nước giúp tạo lập nền tảng vững chắc cho các bước tiến quan hệ gần đây, nhưng nhiêu đó vẫn chưa đủ. Sự trỗi dậy mạnh mẽ, nhưng cứng rắn, của Trung Quốc mới chính là chất xúc tác khiến hai nước đẩy mạnh các trao đổi về quốc phòng.

Tiềm năng mua bán vũ khí rộng mở

Chuyến thăm Việt Nam vào tháng 6 vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar mang lại nhiều tín hiệu tích cực trong việc đẩy mạnh mua bán các sản phẩm quốc phòng giữa hai bên. Continue reading “Hợp tác quốc phòng Việt – Ấn tăng tốc”

Kim cương Kohinoor và di sản chủ nghĩa thực dân Anh

koh-i-noor

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s Jewel in the Crown”, Project Syndicate, 05/05/2016.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng cố vấn pháp lý Ấn Độ, ông Ranjit Kumar, mới đây đã tuyên bố rằng Ấn Độ không tìm cách thu hồi viên kim cương Kohinoor – một trong những viên kim cương lâu đời và giá trị nhất thế giới – từ phía Anh, quốc gia đã được Ấn Độ “tặng” báu vật này. Tuyên bố của ông đã gây sốc cho Ấn Độ và châm ngòi cho một loạt những cuộc tranh luận sôi nổi. Trên thực tế, những tranh cãi này đã diễn ra theo chiều hướng tiêu cực đến mức chính phủ phải tuyên bố lại rằng họ vẫn muốn lấy lại viên kim cương. Tuy nhiên, cam kết của chính phủ trong việc đòi lại Kohinoor nói một cách nhẹ nhàng là vẫn vô cùng không thuyết phục. Continue reading “Kim cương Kohinoor và di sản chủ nghĩa thực dân Anh”

Ấn Độ và Việt Nam trong cán cân quyền lực châu Á

indiavietnam

Nguồn: Sylvia Mishra, “India and Vietnam Can Rescue Asia’s Balance of Power“, The National Interests, 25/04/2016.

Biên dịch: Mỹ Anh

Ấn Độ không còn che giấu khát vọng đóng một vai trò an ninh và chính trị tích cực tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi từng bước mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chiến lược thông qua chính sách “Hành động phía Đông” và cách tiếp cận ngoại giao đa phương. Trong quá trình đó, quốc gia đóng vai trò chủ chốt giúp Ấn Độ duy trì sự hiện diện lâu dài tại khu vực là Việt Nam.

Trong mấy năm gần đây, vị thế ngoại giao của Hà Nội ngày càng tăng trong những tính toán chiến lược của New Delhi. Nhờ sự giao thoa giữa chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ và Chính sách hướng Tây của Việt Nam, cả hai quốc gia đang có cơ hội lịch sử để cùng nhau định hình cán cân chiến lược của châu Á. Continue reading “Ấn Độ và Việt Nam trong cán cân quyền lực châu Á”

Lợi ích chiến lược của Ấn Độ ở Biển Đông

indn

Nguồn: Abhijit Singh, “India’s Strategic Stakes in the South China Sea”, Asia Policy No. 21, January 2016.

Biên dịch: Trần Quang

Trong ngắn hạn, Ấn Độ sẽ muốn Trung Quốc giảm bớt sự hung hăng của nước này và ngừng nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Trong trung và dài hạn, việc truyền bá sức mạnh biển trên chiến trường Thái Bình Dương nằm trong những lợi ích của Ấn Độ.

Sau các cuộc tuần tra thực thi quyền tự do hàng hải gần đây của Hải quân Mỹ ở Biển Đông vào tháng 11/2015, sự ổn định trên biển ở Đông Nam Á là chủ đề thảo luận nóng trong các giới chiến lược ở châu Á. Việc tàu USS Lassen đi qua khu vực 12 hải lý của Đá Subi ở quần đảo Trường Sa được thực hiện sau khi máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay qua cùng khu vực, dẫn đến những lo ngại về sự leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Continue reading “Lợi ích chiến lược của Ấn Độ ở Biển Đông”

Cuộc chiến nguồn nước của Ấn Độ

indiaw

Nguồn: Aman Sethi, “India’s Water Wars”, The New York Times, 01/03/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Xe tải quân đội đi dọc những con đường làng bụi bặm, lính bắt đầu bắn, đám đông bắt đầu náo loạn và cuối cùng thì quân đội Ấn Độ đã kiểm soát được kênh đào Munak, nguồn cung cấp ba phần năm lượng nước sạch cho New Delhi.

Sự kiện này xảy ra cuối tháng trước ở Haryana, tiểu bang có biên giới với New Delhi ở ba hướng. Người biểu tình thuộc tầng lớp Jat chặn đường ô tô và đường sắt, đốt xe buýt, cửa hàng và nhà cửa, và chặn nguồn nước cho 18 triệu dân thủ đô. Họ đòi hỏi được đưa vào chương trình hỗ trợ cho các tầng lớp (thấp) của Ấn Độ, tìm cách để được làm những công việc trong chính phủ. Continue reading “Cuộc chiến nguồn nước của Ấn Độ”

Chế độ đẳng cấp của Ấn Độ đã tồn tại như thế nào?

caste

Nguồn: Shashi Tharoor, “How India’s Caste System Survives”, Project Syndicate, 08/02/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 17 tháng 1, Rohith Vemula, một nghiên cứu sinh của Đại học Hyderabad bang Telangana Ấn Độ, đã treo cổ tự tử. Dù là trong một đất nước với 1,2 tỉ dân, nhưng một cái chết cũng đủ tạo sức ảnh hưởng lớn.

Vemula là người Dalit – tầng lớp từng bị coi là “không đáng đụng tới”, nằm dưới đáy trong chế độ đẳng cấp của Ấn Độ giáo. Anh cũng là Hội trưởng Hội Sinh viên Ambedkar trường Đại học Hyderabad, với mục đích nâng cao quyền của người Dalit. Bằng cái chết của mình, Vemula đã có được những thứ mà chính anh hẳn chưa hề nghĩ đến: Anh trở thành một anh hùng dân tộc, bi kịch của anh biểu trưng cho sự tồn tại dai dẳng của chế độ đẳng cấp trong câu chuyện phát triển của Ấn Độ. Continue reading “Chế độ đẳng cấp của Ấn Độ đã tồn tại như thế nào?”

“Thuần hóa” giới tinh hoa Ấn Độ

20130727_BRD000_0

Nguồn: Sanjeev Sanyal, “Taming India’s Elite”, Project Syndicate, 08/01/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã hơn một năm rưỡi trôi qua kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên nắm quyền với một lời hứa xây dựng nước Ấn Độ mới, một đất nước được thiết lập dựa trên sự tuyệt giao căn bản với quá khứ. Vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động của các chính sách kinh tế và đối ngoại của ông nhưng có một lĩnh vực nơi chính phủ của ông đang tạo ra tiến bộ có thể cảm nhận rõ nét: “Thuần hóa” giới tinh hoa lâu đời của Ấn Độ.

Ấn Độ có dân số 1,2 tỷ người, nhưng nước này từ lâu đã bị thống trị bởi một tầng lớp tinh hoa nhỏ: Khoảng hai trăm gia đình mở rộng, tổng cộng có lẽ khoảng 4.000 – 5.000 người. Nhiều quốc gia có giới tinh hoa hùng mạnh với tầm ảnh hưởng lớn, nhưng ở Ấn Độ, giới tinh hoa cha truyền con nối kiểm soát những vị trí hàng đầu ở mọi lĩnh vực của đời sống công cộng: Chính trị, kinh doanh, truyền thông và thậm chí cả Bollywood. Continue reading ““Thuần hóa” giới tinh hoa Ấn Độ”

Nhật Bản – Ấn Độ củng cố quan hệ chiến lược

modi-abe-7591

Nguồn: Purnendra Jain, “Abe and Modi deepen Japan – India ties”, East Asia Forum, 17/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay. Quỹ đạo của quá trình phát triển đi lên này bắt đầu một thập niên trước đây và đã tăng tốc trong vài năm qua. Nhưng chính chất xúc tác mới giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi đã đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới.

Thủ tướng Abe đã thăm Ấn Độ từ 11-13/12/2015 như một phần trong chuỗi các cuộc gặp cấp cao thường niên kể từ năm 2007. Trong chuyến thăm này, hai nhà lãnh đạo đã ký một số hiệp định và các bản ghi nhớ mới. Một số hiệp định trong số đó đã được dự kiến từ trước, nhưng cũng có một vài tuyên bố bất ngờ có ý nghĩa lớn. Continue reading “Nhật Bản – Ấn Độ củng cố quan hệ chiến lược”

Loài bò thiêng và chủ nghĩa sô vanh Hindu ở Ấn Độ

120419014951-hindu-sacred-cow

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s Sacred Cows and Unholy Politics”, Project Syndicate, 09/11/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Báo chí Ấn Độ trong những tuần qua thường đăng những tin tức thật đáng kinh sợ. Điều ngạc nhiên là nhân vật chính trong phần lớn những câu chuyện lại là con bò, loài vật hiền lành và vô hại nhất.

Một người đàn ông theo đạo Hồi bị một đám đông đánh cho đến chết tại một thị trấn nhỏ cách New Delhi một tiếng chạy xe vì người ta đồn rằng anh đã giết và ăn thịt một con bò – loài vật linh thiêng của đạo Hindu. Một người khác đã chết sau khi bị dân làng tấn công vì họ tin rằng người này tham gia buôn lậu gia súc. Một người lái xe tải bị giết ở Udhampur, thuộc bang Jammu và Kashmir, vì tin đồn người này tham gia giết bò. Ba người chết chỉ trong vòng ba tuần. Continue reading “Loài bò thiêng và chủ nghĩa sô vanh Hindu ở Ấn Độ”

Đường biên giới điên rồ giữa Ấn Độ và Bangladesh

20150627_asp501_473

Ngun: Why India and Bangladesh have the world’s craziest border”, The Economist, 24/6/2015

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm nay đánh dấu một sự kiện quan trọng trong biên niên sử của những trường hợp địa lý kỳ lạ. Vào ngày 31 tháng 7 tới, Ấn Độ và Bangladesh sẽ trao đổi 162 thửa đất vô tình nằm “lạc” sang phía của nhau dọc đường biên giới Ấn Độ – Bangladesh. Kết cục nói trên của 162 thửa đất này là kết quả của một hiệp ước phân định biên giới giữa Ấn Độ và Bangladesh được ký vào ngày 6 tháng 6. Những phần lãnh thổ dọc theo đường biên giới điên rồ nhất thế giới này bao gồm một mảnh đất độc nhất trên thế giới: đó là một khoảng đất của Ấn Độ bị bao quanh bởi phần lãnh thổ Bangladesh, và phần lãnh thổ này lại nằm bên trong một phần đất tách rời khác của Ấn Độ ở bên trong Bangladesh. Những phần lãnh thổ bị tách rời chồng chéo đó đã hình thành như thế nào? Continue reading “Đường biên giới điên rồ giữa Ấn Độ và Bangladesh”

Nehru – Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập

nehru--621x414

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 13/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Nehru là nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa người Ấn Độ và là vị chính khách trở thành thủ tướng đầu tiên của nước Ấn Độ độc lập năm 1947.

Jawaharlal Nehru sinh tại Allahabad, là con trai của một luật sư có gốc từ vùng Kashmir. Ông được giáo dục tại Anh, theo học Trường Harrow, rồi sau đó là Đại học Trinity ở Cambridge. Ông nghiên cứu luật tại Hội luật sư Inner Temple ở London. Năm 1912 Nehru quay trở lại Ấn Độ và hành nghề luật trong vài năm. Năm 1916, ông kết hôn với Kamala Kaul, năm sau đó họ sinh một người con gái và đặt tên là Indira. Continue reading “Nehru – Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập”

Chuyến thăm của Modi và các tồn tại trong quan hệ Trung – Ấn

Nguồn: Brahma Chellaney, “Modi in China“, Project Syndicate, 18/05/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Trung Quốc và Ấn Độ có một mối quan hệ không mấy tốt đẹp, với đặc trưng là những tranh chấp nhức nhối, mất lòng tin sâu sắc và sự do dự về hợp tác chính trị đến từ cả hai phía. Sự bùng nổ thương mại song phương, vốn còn xa mới có thể giúp khép lại những rạn nứt cũ,  luôn song hành cùng sự gia tăng các cuộc đụng độ biên giới, căng thẳng quân sự và cạnh tranh địa chính trị, cũng như những bất đồng về các vấn đề ven sông và trên biển.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người đã tìm cách thay đổi mối quan hệ của nước mình với Trung Quốc, lập luận rằng triển vọng của Châu Á “trong một phạm vi nào đó” sẽ xoay quanh những điều mà hai quốc gia có tổng số dân chiếm 1/3 dân số thế giới này “tự mình đạt được” và “cùng nhau thực hiện”. Tuy nhiên, chuyến thăm vừa mới kết thúc của ông Modi tới Trung Quốc đã chỉ ra rằng những vấn đề gây chia rẽ hai “người khổng lồ về dân số” này vẫn còn rất lớn. Continue reading “Chuyến thăm của Modi và các tồn tại trong quan hệ Trung – Ấn”

Mối liên hệ giữa than đá và phiến quân Maoist ở Ấn Độ

india-coal-opener-615

Nguồn: Anthony Loyd, “How Coal Fuels India’s Insurgency“, National Geographic Magazine, 4/2015.

Lược dịch: Trần Tịnh

Vùng đất rộng lớn phía Đông Ấn Độ thuộc các bang Jharkhand, Chhattisgarh, Orissa, Tây Bengal là một vùng có nhiều mỏ than trữ lượng lớn (chiếm 40% trữ lượng của toàn Ấn Độ), ngoài ra nó còn có quặng sắt và nhôm nữa. Do đó các nhà họach định chính sách của Thủ tướng Narendra Modi dự định biến vùng này thành cỗ máy năng lượng của Ấn Độ để vực vậy nền kinh tế còn yếu kém, nơi một phần ba dân số, tương đương 300 triệu người, vẫn chưa biết đến ánh sáng đèn điện hàng đêm.

Các mỏ than ở đây được Công ty trách nhiệm hữu hạn than đá trung ương, một công ty nhà nước, khai thác. Trong nhiều chục năm qua, công ty này đã trả cho dân chúng địa phương tiền, cung cấp nhà ở tái định cư, việc làm trong mỏ than… với điều kiện họ giao đất cho công ty khai thác than. Continue reading “Mối liên hệ giữa than đá và phiến quân Maoist ở Ấn Độ”