Chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á  

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Trong bài Học thuyết Biden có gì mới? tôi đã đề cập đến Học thuyết Biden đang định hình. Trong bài này, tôi đề cập đến chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á, qua diễn ngôn của Kurt Campbell (điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương), và quan hệ Mỹ – Việt, qua báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Quan điểm của Kurt Campbell

Kurt Campbell từng làm trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương dưới thời Obama. Ông chính là kiến trúc sư của chủ trương “Chuyển trục sang Châu Á”. Nay trong team Biden, ông là điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại Hội đồng An ninh Quốc gia. Phát biểu tại Asia Society (ngày 6/7/2021), Campbell nói rằng Chính quyền Biden đã nhận thấy “muốn có một chính sách Châu Á hiệu quả, và muốn chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hiệu quả, chúng ta phải làm việc nhiều hơn nữa tại Đông Nam Á”. Continue reading “Chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á  “

Bàn về ‘Liên minh số’ Mỹ – Hàn tại Đông Nam Á

Nguồn: Lami Kim, “The Case for a US-South Korea Digital Alliance in Southeast Asia”, The Diplomat, 21/5/2021.

Biên dịch: Trần Thị Nhân Duyên & Nguyễn Văn Nhật Huy

Hàn Quốc đã nổi lên như là một đối tác lý tưởng của Mỹ trong nỗ lực kìm hãm sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Đông Nam Á đang trong quá trình đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong đại dịch COVID-19, khu vực này đã chứng kiến một sự tăng trưởng chưa từng có trong việc sử dụng các dịch vụ số, như truy vết tiếp xúc trên điện thoại, khám chữa bệnh từ xa, gọi video trực tuyến và thương mại điện tử. Trung Quốc đang tìm kiếm sự thống trị trong quá trình chuyển đổi số tại Đông Nam Á, khiến các quốc gia tại khu vực này lệ thuộc nhiều hơn về kinh tế và công nghệ vào Trung Quốc, cũng như khiến họ dễ bị tổn tương trước các thủ đoạn theo dõi và gián điệp mạng của nước này. Những biện pháp này có thể giúp Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của Mỹ. Tuy nhiên, thông qua việc hợp tác với Hàn Quốc, đồng minh lâu đời của Washington và là nhà cung cấp thiết bị công nghệ cao, hai quốc gia có thể chống lại sự thống trị kỹ thuật số của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Continue reading “Bàn về ‘Liên minh số’ Mỹ – Hàn tại Đông Nam Á”

Nhật ký Bắc Kinh (05/02/21): Phản ứng của TQ trước đảo chính ở Myanmar

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chiều thứ Năm (04/02/2021) vừa qua an ninh được thắt chặt ở Đại sứ quán Myanmar tại Bắc Kinh.

Bốn lính vũ cảnh đứng gác, bình thường chỉ có hai người. Ngoài ra còn có hai cảnh sát trong một chiếc xe đậu trước cổng.

Không nghi ngờ gì: đại sứ quán đang được bảo vệ nghiêm ngặt hơn so với các đại sứ quán Indonesia và Afghanistan liền kề.

Hôm thứ Hai (01/02/2021), quân đội Myanmar đã tổ chức đảo chính, bắt giữ cố vấn nhà nước và nhà lãnh đạo trên thực tế của đất nước, Aung San Suu Kyi. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (05/02/21): Phản ứng của TQ trước đảo chính ở Myanmar”

Tại sao Mỹ nên theo đuổi chủ nghĩa ‘tiểu đa phương’ với ASEAN?

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Why Biden should pursue “Minilateralsim” with ASEAN, Asia Maritime Transparency Initiative, 26/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Kể từ khi nhậm chức, chính quyền Joseph Biden đã tiến hành phục hồi cam kết ngoại giao đa phương của Mỹ. Trong tháng đầu tiên sau khi nhậm chức, ban lãnh đạo mới của Mỹ đã bắt tay vào một cuộc “tấn công quyến rũ” toàn cầu nhằm khôi phục các mối quan hệ quốc tế đã rạn nứt sau bốn năm theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương của Trump.

Trong vòng một tuần, Tổng thống Biden đã tổ chức các cuộc hội đàm quan trọng với những người đồng cấp tại hội nghị thượng đỉnh G7 gồm các nhà lãnh đạo thế giới, trong khi đó Ngoại trưởng Antony Blinken đã tổ chức các cuộc gặp trực tuyến với những người đồng cấp thuộc nhóm cường quốc châu Âu “E3” gồm Pháp, Đức và Vương quốc Anh cũng như với các cường quốc thuộc Bộ Tứ (Đối thoại An ninh Tứ giác) gồm cả Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Chưa kể, Tổng thống Biden đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Quad lần đầu tiên chỉ hai tháng sau khi nhậm chức, ngay sau đó là cuộc họp “hai cộng hai” giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ với những người đồng cấp của họ ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Continue reading “Tại sao Mỹ nên theo đuổi chủ nghĩa ‘tiểu đa phương’ với ASEAN?”

Đấu trường: Đông Nam Á trong thời đại của cạnh tranh nước lớn

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Southeast Asia in the Age of Great-Power Rivalry”, Foreign Affairs, 03-04/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Khi tôi còn là một nhà ngoại giao của Singapore, tôi đã từng hỏi một người đồng cấp Việt Nam rằng sự thay đổi lãnh đạo sắp tới ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào đối với quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. “Mọi nhà lãnh đạo Việt Nam,” ông ấy trả lời, “phải hòa hợp với Trung Quốc, mọi nhà lãnh đạo Việt Nam phải đứng lên chống lại Trung Quốc, và nếu ông ta không thể làm cả hai điều cùng một lúc thì ông ta không xứng đáng là lãnh đạo”.

Khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt đầu nhiệm kỳ của mình, đội ngũ của ông ấy cũng nên chú ý đến điều đó. Đông Nam Á là tâm điểm của cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ở những mức độ khác nhau và theo những cách riêng của mình, mỗi quốc gia trong khu vực đã áp dụng cách tiếp cận đó đối với Trung Quốc – và cả với Hoa Kỳ. Continue reading “Đấu trường: Đông Nam Á trong thời đại của cạnh tranh nước lớn”

Lý Quang Diệu yêu cầu Đặng Tiểu Bình ngừng kích động người Hoa

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Liên hợp lại cô lập “Gấu Bắc cực”

Trung Quốc yêu cầu các nước Đông Nam Á liên hợp với Trung Quốc cô lập “Gấu Bắc cực”. Thực ra, ngược lại, điều các nước láng giềng của chúng ta [tức của Singapore] cần làm lại là đoàn kết các nước Đông Nam Á để cô lập “Rồng Trung Quốc”. Đông Nam Á không có cái gọi là “người Liên Xô ở nước ngoài” được Chính phủ Liên Xô ủng hộ gây ra các vụ nổi loạn cộng sản. Ngược lại, Đông Nam Á có những “người Hoa ở ngoài nước” [nguyên văn: hải ngoại Hoa nhân] được Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc khuyến khích và ủng hộ, gây nên mối đe dọa ở Thái Lan, Malaysia, Phlippines, và với mức độ thấp hơn, ở Indonesia. Huống chi là Trung Quốc còn công khai tuyên bố nước này có quan hệ huyết thống với người Hoa ở ngoài nước, thậm chí Trung Quốc còn qua mặt cả Chính phủ của nước có người Hoa sinh sống, trực tiếp kêu gọi người Hoa, thức tỉnh ý thức yêu nước của họ đối với Trung Quốc, xúi giục họ trở về Trung Quốc thực hiện “Bốn hiện đại hóa”. Continue reading “Lý Quang Diệu yêu cầu Đặng Tiểu Bình ngừng kích động người Hoa”

Tranh chấp về cách diễn giải điều 51 UNLCOS giữa Indonesia và Singapore

Nguồn: Aristyo Darmawan, “Resolving Indonesia and Singapore’s UNCLOS dispute”, East Asia Forum, 07/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong mấy năm qua, Indonesia và Singapore đã có tranh chấp về cách diễn giải Điều 51 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) – cụ thể là việc Singapore có hay không quyền truyền thống để tiến hành các cuộc tập trận quân sự trong vùng nước quần đảo của Indonesia.

Điều 51 quy định rằng “Quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các điều ước hiện hành đã được  ký kết với các quốc gia khác và thừa nhận các quyền đánh bắt hải sản truyền thống và các hoạt động chính đáng của các quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo”. Singapore lập luận rằng quyền tập trận quân sự truyền thống được bao hàm trong thuật ngữ “những hoạt động chính đáng” và Indonesia có nghĩa vụ cho Singapore quyền được tiến hành các hoạt động này. Continue reading “Tranh chấp về cách diễn giải điều 51 UNLCOS giữa Indonesia và Singapore”

Chín câu hỏi lớn về đảo chính và bạo lực ở Myanmar

Nguồn: Russell Goldman, “Myanmar’s Coup and Violence, Explained”, The New York Times, 12/4/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Bất ổn đang bao trùm Myanmar. Những cuộc biểu tình ôn hòa đòi dân chủ trên đường phố hay phong trào tổng đình công đã dần nhường chỗ cho các hoạt động bán quân sự chống lại những hành vi tàn bạo của quân đội, lực lượng đã giành quyền kiểm soát đất nước sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2.

Giới tướng lĩnh ban đầu đã kiềm chế trước làn sóng đầu tiên của các cuộc biểu tình, bất tuân dân sự và tổng đình công, nhưng rồi họ phản ứng lại ngày càng mạnh tay và cuối cùng leo thang thành một nỗ lực thô bạo nhằm dập tắt phong trào chống đối khiến hơn 600 người chết và hàng nghìn người bị thương tính đến thời điểm này. Continue reading “Chín câu hỏi lớn về đảo chính và bạo lực ở Myanmar”

Aung San Suu Kyi giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa dân tộc

Nguồn: Andrew Selth, “Aung San Suu Kyi: Why defend the indefensible?”, The Interpreter, 12/12/2019.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Tuần này, cả thế giới được chứng kiến một cảnh tượng hiếm thấy. Bà Aung San Suu Kyi, chủ nhân giải Nobel Hòa bình, từng được ca ngợi là “người dũng cảm và đạo đức nhất trên thế giới … một nữ anh hùng với hình tượng hoàn hảo khiến cho chúng ta có thể đặt chút niềm tin vào bản chất của con người”, đang đứng trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ở La Hay để bảo vệ đất nước mình trước những cáo buộc về tội diệt chủng.

Chính phủ nhiều nước và các tổ chức quốc tế đã ghi nhận những “hành động càn quét” đầy tàn bạo của lực lượng an ninh Myanmar chống lại cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi ở bang Rakhine trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2016 đến cuối năm 2017. Ví dụ, vào năm 2018, một phái bộ điều tra độc lập của Liên Hợp Quốc đã công bố một báo cáo dài 444 trang mô tả chi tiết hàng loạt vụ việc kinh hoàng bao gồm giết người, tra tấn, tấn công tình dục và phá hủy tài sản do lực lượng vũ trang Myanmar (Tatmadaw) và cảnh sát tiến hành. Continue reading “Aung San Suu Kyi giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa dân tộc”

Khủng hoảng trong “quy hoạch lãnh đạo” của Singapore

Nguồn: Singapore’s prime-minister-in-waiting gives up the job”, The Economist, 08/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là khoảnh khắc kịch tính hiếm hoi trong nền chính trị thường tẻ nhạt của Singapore. Hôm 8 tháng 4, Heng Swee Keat (Vương Thụy Kiệt) thông báo rằng ông sẽ từ bỏ vai trò người kế nhiệm dự kiến của thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long. Chính trị kế nhiệm ở Singapore, giống như hầu hết mọi thứ khác, thường được lên kế hoạch tỉ mỉ trước nhiều năm bởi những người đứng đầu Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền. Đảng này đã nắm quyền tại Singapore kể từ khi đất nước được thành lập vào năm 1965. Tuy nhiên, giờ đây các quan chức đảng sẽ phải trải qua một kinh nghiệm hiếm gặp là quay trở lại bản vẽ ban đầu — và thừa nhận, ít nhất trong riêng tư, là đã phạm sai lầm. Continue reading “Khủng hoảng trong “quy hoạch lãnh đạo” của Singapore”

Lào: Bạn học cũ của Tập Cận Bình làm chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước

Nguồn: Laos taps Xi classmate as presidential aide, deepening China tilt”, Nikkei Asia, 26/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Lào đã bổ nhiệm một người bạn học cũ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình làm trợ lý hàng đầu cho nhà lãnh đạo mới của nước này.

Khemmani Pholsena, 64 tuổi, được bổ nhiệm làm chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước. Bà sẽ là cố vấn cho cho Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith, người kiêm chức tổng bí thư của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền.

Việc bổ nhiệm bà cho thấy Lào sẽ xích lại gần hơn với Trung Quốc, quốc gia cung cấp hỗ trợ kinh tế lớn cho nước này. Khemmani trước đây giữ chức Bộ trưởng Công Thương. Continue reading “Lào: Bạn học cũ của Tập Cận Bình làm chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước”

Sự hồi sinh Bộ tứ sẽ đe dọa vai trò trung tâm của ASEAN?

Nguồn: Rifki Dermawan, “Is the Quad’s Revival a Threat to ASEAN?”, The Diplomat, 18/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên vào tuần trước (12/03/2021) của nhóm Đối thoại Tứ giác về An ninh – thường được gọi là Bộ tứ (Quad) – cho thấy sự hợp tác ngày càng tăng giữa bốn thành viên: Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Sau một thời gian mà ý tưởng về Bộ tứ bị trì hoãn, hình ảnh “Bộ tứ 2.0” kiểu mới đang nhanh chóng nổi lên như một phần quan trọng của kiến ​​trúc an ninh toàn cầu mới, đặt ra những câu hỏi cấp thiết về vai trò và vị trí trung tâm trong tương lai của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Bất chấp những nghi ngờ về khả năng hợp tác sâu rộng và được thể chế hóa giữa các nước thuộc Bộ tứ, cuộc họp chỉ ra rằng bốn cường quốc sẵn sàng hợp tác trong các vấn đề cấp bách liên quan đến các mối quan tâm chung, chẳng hạn như việc phân phối vắc-xin COVID-19 và tác động toàn cầu của biến đổi khí hậu, bên cạnh những thách thức về an ninh truyền thống. Theo Tuyên bố chung được đưa ra vào cuối cuộc họp, bốn quốc gia cam kết “sẽ nhân đôi cam kết của mình đối với hợp tác trong khuôn khổ Bộ tứ.” Continue reading “Sự hồi sinh Bộ tứ sẽ đe dọa vai trò trung tâm của ASEAN?”

Quân đội Myanmar đang rơi vào cảnh ‘tiến thoái lưỡng nan’

Nguồn:Myanmar’s generals have not thought their coup through”, The Economist, 13/03/2021

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Các tướng lĩnh đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, họ không thể tiến lên nếu không dùng đến vũ lực nhưng cũng không thể lùi bước.

Sáu tuần sau cuộc đảo chính thảm họa do quân đội dưới quyền Tướng Min Aung Hlaing tiến hành, có hai thứ đang ngày càng trở nên nổi bật. Đầu tiên là quy mô của sự phẫn nộ trong dân chúng khi Myanmar quay trở lại chế độ độc tài quân sự.

Hàng trăm nghìn người Miến đã xuống đường biểu tình. Một số lượng lớn công chức, giáo viên, tài xế xe buýt, nhân viên ngân hàng và nhiều ngành nghề khác đã tổ chức đình công nhằm phản đối cuộc đảo chính. Sự tàn bạo của quân đội hàng ngày được đưa tin trên các phương tiện truyền thông xã hội. So với năm 1988, khi sinh viên dẫn đầu những cuộc biểu tình lớn chống lại sự cai trị của quân đội, sự phản kháng trong dân chúng hiện nay thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Continue reading “Quân đội Myanmar đang rơi vào cảnh ‘tiến thoái lưỡng nan’”

Việt Nam, ASEAN và Đối đầu Mỹ-Trung ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Jongsoo Lee phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Làm thế nào để Việt Nam và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đối phó với áp lực phải chọn bên trong cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung? Đâu là những thách thức chính về an ninh quốc gia và kinh tế của Việt Nam khi Việt Nam tìm cách thúc đẩy tăng trưởng và phát triển? Để có góc nhìn về những vấn đề này, Jongsoo Lee đã phỏng vấn Lê Hồng Hiệp, thành viên Chương trình Nghiên cứu Việt Nam và Chương trình Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Khu vực tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute), Singapore.

Ông đánh giá như thế nào về triển vọng ASEAN trở nên giống Liên minh Châu Âu hơn trong việc phát triển một chính sách đối ngoại chung? Các quốc gia thành viên ASEAN muốn hội nhập sâu rộng hơn trong những lĩnh vực nào? Continue reading “Việt Nam, ASEAN và Đối đầu Mỹ-Trung ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Các nước Đông Nam Á mắc kẹt giữa hai siêu cường

Nguồn: Dominic Ziegler, “South-East Asian countries are trapped between two superpowers”, The Economist, 17/11/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng.

Không khu vực nào trên thế giới có nguy cơ hứng chịu sự cạnh tranh kinh tế, chiến lược và quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhiều hơn so với 11 quốc gia Đông Nam Á. Và sự cạnh tranh đó sẽ gia tăng trong năm 2021.

Một mặt, nhiều người trong khu vực cảm thấy lo lắng trước mong muốn của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc giành lại vị trí trung tâm mà Trung Quốc từng có ở Đông Á trước khi bị phương Tây và Nhật Bản phế truất trong thế kỷ 19 và 20. Trung Quốc không chỉ đang hung hăng thách thức các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và trên biển của Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam ở Biển Đông, nơi phần lớn hoạt động thương mại đường biển của Trung Quốc đi qua. Ông Tập còn kêu gọi “người châu Á điều hành công việc của châu Á”, một cách nói cho việc Trung Quốc sẽ điều hành châu Á. Như một ngoại trưởng Trung Quốc từng phát biểu tại một cuộc họp của ASEAN: “Trung Quốc là một nước lớn còn [các anh] là các nước nhỏ, và đó là một thực tế”. Continue reading “Các nước Đông Nam Á mắc kẹt giữa hai siêu cường”

Đảo chính ở Myanmar làm đảo ngược một nền dân chủ mong manh

Nguồn: Myanmar coup reverses a fragile democracy”, Financial Times, 02/02/2021.

Người dịch: Phan Nguyên

Cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar là một sự đảo ngược đáng buồn đối với con đường dân chủ ở một trong những đất nước nghèo nhất châu Á và toàn cầu. Chắc chắn, quá trình chuyển đổi hướng tới các quyền tự do chính trị lớn hơn trong thập niên qua ở đây còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn thiện. Hình ảnh quốc tế của lãnh đạo nước này, Aung San Suu Kyi, đã bị làm hoen ố bởi bà bảo vệ cuộc đàn áp quân sự năm 2017 chống lại người Hồi giáo Rohingya. Tuy nhiên, dường như đi ngược lại xu hướng ở những nơi khác, Myanmar dường như là một trong số ít nơi mà bước tiến của dân chủ vẫn tiếp tục – bao gồm cả trong cuộc bầu cử quốc hội mới nhất diễn ra vào tháng 11 năm ngoái. Nhưng khi năm 2021 mới chỉ trôi qua được một tháng, tiến trình này đã bị chặn đứng. Continue reading “Đảo chính ở Myanmar làm đảo ngược một nền dân chủ mong manh”

Hàm ý từ sự thay đổi lãnh đạo cấp cao ở Lào

Nguồn: Simon Creak, “Hints at political change in Laos”, East Asia Forum, 27/01/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 1 năm 2021, Đại hội lần thứ 11 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (LPRP) – sự kiện được mong đợi nhất trong chu kỳ chính trị 5 năm của Lào – đã mang lại sự thay đổi khiêm tốn ở cấp cao và tái khẳng định chiến lược kinh tế nhiều rủi ro của đất nước, bao gồm cả sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Trung Quốc. Tuy nhiên, đại hội đã chứng kiến ​​sự luân chuyển đáng kể trong nhân sự ở các cấp thấp hơn và cho thấy có thể có những thay đổi trong trọng tâm chính trị và kinh tế của đất nước.

Với 768 đại biểu tham dự, nhiệm vụ chính của đại hội là bầu ra ban chấp hành trung ương đảng mới gồm 71 thành viên, sau đó ban chấp hành sẽ bầu ra tổng bí thư, bộ chính trị và ban bí thư. Dù các phần quan trọng của quá trình này bị che khuất khỏi tầm mắt công chúng, nhưng nó dường như pha trộn giữa nguyên tắc tập trung dân chủ theo chủ nghĩa Lenin với các mối quan hệ bảo trợ, mạng lưới chính trị và sự can thiệp của những lãnh đạo lão thành trong đảng, do đó làm kiềm chế những thay đổi chính trị lớn. Các cuộc mặc cả trước đại hội đã quyết định phần lớn kết quả. Continue reading “Hàm ý từ sự thay đổi lãnh đạo cấp cao ở Lào”

Lãnh đạo mới của Lào cố gắng ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Việt Nam

Nguồn: Marwaan Macan-Markar, “Laos’ new leader to play balancing act between China and Vietnam”, Nikkei Asia, 20/01/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi bước vào vai trò là người đứng đầu đảng cộng sản Lào, Thủ tướng Thongloun Sisoulith phải đối mặt với một thách thức ngoại giao: tiếp tục tỏ ra trung thành với đồng minh lâu đời hơn là Việt Nam ngay cả khi nền kinh tế của đất nước nghèo khó, nợ nần chồng chất của ông đang được nâng đỡ bởi Trung Quốc, gã khổng lồ ngày càng quyết đoán ở phương bắc.

Các nhà quan sát chính trị Lào lâu năm nói rằng đó là một hành động cân bằng mong manh ở đất nước “sân sau” do những người cộng sản cai trị ở Đông Nam Á mà Thongloun đã tiên liệu. Rốt cuộc, chính trong nhiệm kỳ 5 năm của ông trên cương vị thủ tướng Lào, Trung Quốc đã vượt qua Việt Nam trở thành chủ nợ, nhà đầu tư và xây dựng hàng đầu của Lào. Trung Quốc cũng xếp cao hơn Việt Nam trên tư cách là đối tác thương mại song phương của Lào, đứng thứ hai chỉ sau Thái Lan. Continue reading “Lãnh đạo mới của Lào cố gắng ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Việt Nam”

Không dễ hóa giải sự thống trị của Trung Quốc ở Campuchia?

Nguồn: Heimkhemra Suy, “No simple solution to China’s dominance in Cambodia”, East Asia Forum, 26/12/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Quan hệ Campuchia – Trung Quốc bắt nguồn từ thế kỷ 13 khi một sứ giả Trung Quốc đến thăm Angkor Wat, nhưng chỉ trong thập niên qua mối quan hệ này mới được củng cố một cách mạnh mẽ. Cuộc “hôn nhân vị lợi” này giữa Trung Quốc và Campuchia mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho Campuchia.

Campuchia đã thu hút 3,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2019, trong đó 43% đến từ Trung Quốc. Năm đó, thương mại song phương giữa hai nước đạt 9 tỷ USD. Trung Quốc đã tài trợ cho khoảng 70% các dự án xây đường và cầu rất cần thiết đối với Campuchia – và tới năm 2017, Campuchia đã nhận 4,2 tỷ đô la Mỹ từ các khoản viện trợ và cho vay của Trung Quốc. Trung Quốc cũng hứa sẽ cung cấp viện trợ 4 tỷ RMB (588 triệu USD) cho Campuchia trong giai đoạn 2019–2021. Continue reading “Không dễ hóa giải sự thống trị của Trung Quốc ở Campuchia?”

Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung ở Đông Nam Á

Nguồn: David Shambaugh, “The Southeast Asian Crucible“, Foreign Affairs, 17/12/2020.

Người dịch: Vũ Duy Mẫn

Khu vực này tiết lộ gì về tương lai của cạnh tranh Mỹ-Trung?

Khi Tổng thống đắc cử Joe Biden và chính quyền sắp tới của ông bắt đầu đưa ra chiến lược nhằm quản lý sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, họ cần chú ý đến Đông Nam Á. Cuộc đua với Trung Quốc hiện đang diễn ra trên toàn thế giới và trên tất cả các lĩnh vực — ngoại giao, thương mại, an ninh, tầm ảnh hưởng, hệ tư tưởng, giá trị, giáo dục, khoa học và công nghệ, v.v. Sự cạnh tranh trong những lĩnh vực này ở Đông Nam Á đại diện cho một mô hình thu nhỏ và báo trước về cách nó có thể phát triển ở những nơi khác trên thế giới. Kết quả ở đó ít nhất sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng lớn, vốn ngày càng trở thành trung tâm trong các vấn đề quốc tế. Continue reading “Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung ở Đông Nam Á”