Bài học từ Berlin thời Chiến tranh Lạnh cho vấn đề Đài Loan ngày nay

Nguồn: Dmitri Alperovitch, “Taiwan Is the New Berlin,” Foreign Affairs, 15/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài học từ thời Chiến tranh Lạnh cho cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung hiện tại.

Phiên bản lịch sử Chiến tranh Lạnh của Mỹ thường có xu hướng mô tả Bức tường Berlin như một biểu tượng cho sự tàn phá tồi tệ nhất của giai đoạn này. Tuy nhiên, khi làm như vậy, người Mỹ đã quên mất sự phức tạp của cuộc khủng hoảng kéo dài 15 năm về tình trạng của Berlin trước khi bức tường này được xây dựng năm 1961 – một câu chuyện mang nhiều sắc thái, chứa đựng những bài học sâu sắc cho cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc ngày nay. Trên thực tế, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã cảm thấy nhẹ nhõm khi bức tường bắt đầu được xây dựng vào năm 1961, trái ngược hoàn toàn với Tổng thống Ronald Reagan, người đã mạnh mẽ hô hào Liên Xô “phá bỏ bức tường này” 25 năm sau đó. Continue reading “Bài học từ Berlin thời Chiến tranh Lạnh cho vấn đề Đài Loan ngày nay”

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân?

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Day After Iran Gets the Bomb,” Foreign Policy, 14/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các học giả và nhà hoạch định chính sách vẫn đang cố gắng tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra sau khi Tehran có được vũ khí hạt nhân.

Liệu Iran có chế tạo được vũ khí hạt nhân? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ thực sự làm được điều đó? Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên đang dần trở thành “có,” nhưng câu trả lời cho câu hỏi thứ hai vẫn tiếp tục mù mờ.

Cộng hòa Hồi giáo Iran đã xung đột với Mỹ và nhiều nước láng giềng suốt 45 năm qua, kể từ cuộc cách mạng lật đổ quốc vương shah vào năm 1979. Người Mỹ đã ủng hộ Saddam Hussein trong Chiến tranh Iran-Iraq (dù Baghdad mới là bên khơi mào xung đột), và Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W. Bush đã đưa Tehran vào “trục ma quỷ” khét tiếng của mình. Continue reading “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân?”

Thành tựu đối ngoại của Trump có thể khiến chúng ta ngạc nhiên

Nguồn: Curt Mills, “What Trump Could Do in Foreign Policy Might Surprise the World,” New York Times, 13/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù muốn hay không, Mỹ có một vị tổng thống với quyền lực to lớn, và trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Donald Trump đã sử dụng quyền lực đó trên trường quốc tế một cách đầy hứng thú. Giống như trong nhiều lĩnh vực khác, ông không sử dụng cách tiếp cận thông thường đối với các mối quan hệ toàn cầu. Nhưng có lẽ, giống như Richard Nixon và George H.W. Bush, Trump thích can dự vào chính sách đối ngoại.

Đúng là phong cách chính trị đặc biệt của Trump có phần khiêu khích, nhưng nó cũng hiệu quả. Cách tiếp cận của Trump đối với vị thế của Mỹ trên thế giới hoặc là thực dụng, hoặc là khó đoán, hoặc cả hai, và nó có thể mang lại những cơ hội hòa bình đáng ngạc nhiên. Continue reading “Thành tựu đối ngoại của Trump có thể khiến chúng ta ngạc nhiên”

Lý do thực sự khiến Trung Quốc quyết định mở rộng kho vũ khí hạt nhân

Nguồn: Tong Zhao, “The Real Motives for China’s Nuclear Expansion,” Foreign Affairs, 03/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang tìm kiếm đòn bẩy địa chính trị hơn là lợi thế quân sự.

Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình. Theo ước tính của Lầu Năm Góc, dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh đang trên đà tích lũy 1.000 đầu đạn hạt nhân vào năm 2030, tăng từ mức khoảng 200 vào năm 2019. Việc củng cố kho vũ khí hạt nhân này, kết hợp với các khoản đầu tư sâu rộng của Trung Quốc vào việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, đã gây quan ngại sâu sắc ở Washington. Năm 2023, Ủy ban Quốc hội về Vị thế Chiến lược của Mỹ đã nhấn mạnh rằng việc mở rộng hạt nhân của Trung Quốc sẽ thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách Mỹ “đánh giá lại quy mô và thành phần của lực lượng hạt nhân Mỹ.” Hồi tháng 3, Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, cảnh báo “Chúng ta chưa từng đối mặt với mối đe dọa nào như thế này kể từ Thế chiến II.” Continue reading “Lý do thực sự khiến Trung Quốc quyết định mở rộng kho vũ khí hạt nhân”

Biden vừa phạm phải sai lầm lớn nhất của mình

Nguồn: Bret Stephens, “President Biden Just Made His Biggest Blunder,” New York Times, 09/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi tuyên bố rằng Mỹ sẽ tạm dừng việc chuyển giao 3.500 quả bom cho Israel, Tổng thống Biden có một động cơ đáng khen ngợi – ông muốn giải thoát những người Palestine vô tội khỏi những hậu quả quân sự vì Hamas đã chọn Rafah làm thành trì cuối cùng của mình ở Gaza. Tuy nhiên, vẫn còn một động cơ khác, ít đáng khen ngợi hơn – Biden cũng cần củng cố sự ủng hộ của những cử tri cấp tiến, những người cho rằng việc Israel sử dụng vũ khí của Mỹ có thể khiến người Mỹ dính đến tội ác chiến tranh. Continue reading “Biden vừa phạm phải sai lầm lớn nhất của mình”

Tại sao Mỹ đưa ngành đóng tàu Trung Quốc vào tầm ngắm?

Nguồn: Li Rongqian, Du Zhihang & Denise Jia, “U.S. takes aim at China shipbuilding, an industry it lost decades ago,” Caixin/Nikkei Asia, 11/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc điều tra do các liên đoàn lao động Mỹ thúc đẩy nhắm vào các nhà máy đóng tàu Trung Quốc có khả năng sẽ dẫn đến trả đũa.

Tháng trước, Mỹ đã bắt đầu điều tra ngành công nghiệp đóng tàu do Trung Quốc thống trị, một động thái gây thêm áp lực cho Trung Quốc khi cuộc thương chiến giữa hai nước vượt ra ngoài công nghệ và lan sang lĩnh vực chế tạo. Continue reading “Tại sao Mỹ đưa ngành đóng tàu Trung Quốc vào tầm ngắm?”

Washington đã chọn sai thời điểm để thách thức Trung Quốc

Nguồn: Andrei Lungu, “Washington Keeps Choosing the Wrong Moment to Challenge China,” Foreign Policy, 06/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lệnh cấm TikTok cho thấy người ta có thể đi đến quyết định quá vội vã – sau khi đã phớt lờ nó quá lâu.

Cùng một quyết định, nếu đúng thời điểm sẽ là khôn ngoan, nhưng sai thời điểm sẽ thành tai hại. Và việc thông qua một đạo luật gần đây nhằm buộc công ty Trung Quốc ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok, hoặc đối mặt với việc ứng dụng chia sẻ video này bị cấm ở Mỹ, là một trong những trường hợp như vậy. Continue reading “Washington đã chọn sai thời điểm để thách thức Trung Quốc”

Israel phải lựa chọn: Tấn công Rafah hay quan hệ với Ả-rập Saudi?

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Israel Has a Choice to Make: Rafah or Riyadh,” New York Times, 26/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hoạt động ngoại giao của Mỹ nhằm chấm dứt chiến tranh ở Gaza và xây dựng quan hệ mới với Ả Rập Saudi trong những tuần gần đây đã hội tụ thành một sự lựa chọn khổng lồ duy nhất đối với Israel và Thủ tướng Benjamin Netanyahu: Các vị muốn gì hơn – Rafah hay Riyadh?

Các vị muốn tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Rafah để tiêu diệt Hamas – nếu điều đó là khả thi – mà không đưa ra bất kỳ chiến lược nào để Israel rút khỏi Gaza, hoặc bất kỳ chân trời chính trị nào cho giải pháp hai nhà nước với những người Palestine không do Hamas lãnh đạo? Nếu các vị đi theo con đường này, nó sẽ chỉ làm tăng thêm sự cô lập toàn cầu của Israel và cắt đứt quan hệ với chính quyền Biden. Continue reading “Israel phải lựa chọn: Tấn công Rafah hay quan hệ với Ả-rập Saudi?”

Thông điệp của Trung Quốc đằng sau cuộc họp Tập-Blinken

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping sends a message but no flowers to Antony Blinken,” Nikkei Asia, 02/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cách hành xử của Trung Quốc cho thấy quan hệ với Mỹ đang ngày càng xấu đi.

Chỉ trong vòng 10 tháng, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có hai chuyến thăm đến Trung Quốc, và cả hai đều bao gồm một cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến đi đầu tiên diễn ra vào tháng 6 năm ngoái, còn chuyến đi lần thứ hai là vào tuần trước, cả hai đều được tổ chức tại Hội trường Phúc Kiến của Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Dù địa điểm vẫn được giữ nguyên, bầu không khí – cụ thể là cách dùng hoa trang trí và thái độ khó chịu của Tập – là một thay đổi đủ lớn để báo hiệu rằng quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tiến vào vùng biển giông bão dữ dội. Continue reading “Thông điệp của Trung Quốc đằng sau cuộc họp Tập-Blinken”

Bài học lịch sử từ ‘chính sách xoa dịu’ trong việc đối phó với Putin

Nguồn: Stephen M. Walt, “Appeasement Is Underrated,” Foreign Policy, 29/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biện hộ cho việc gạt bỏ hoạt động ngoại giao bằng cách viện dẫn thỏa thuận của Neville Chamberlain với Đức Quốc Xã là cố tình vận dụng sai lịch sử một cách thiếu hiểu biết.

Tôi phản đối việc kiểm duyệt, nhưng các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại ở Mỹ sẽ cải thiện đáng kể nếu các chính trị gia và học giả ngừng bảo vệ các khuyến nghị của mình bằng cách liên tục viện dẫn Neville Chamberlain và cái gọi là “bài học Munich.” Bất cứ khi nào ai đó nói với tôi rằng một sự kiện lịch sử nào đó chính là lý do tại sao Mỹ phải làm một điều gì đó ngày hôm nay, tôi lại có xu hướng nghĩ rằng mình đang bị lừa. Continue reading “Bài học lịch sử từ ‘chính sách xoa dịu’ trong việc đối phó với Putin”

Trung Quốc thực sự có bao nhiêu đòn bẩy trước Iran?

Nguồn: Christina Lu, “How Much Leverage Does China Really Have Over Iran?,” Foreign Policy, 19/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington muốn Bắc Kinh kiềm chế Tehran, nhưng giới chuyên gia cho rằng điều đó không đơn giản.

Ngay từ trước khi Iran phóng hàng trăm máy bay không người lái và tên lửa vào Israel, các quan chức Mỹ đã thúc giục Trung Quốc – một đối tác thương mại hàng đầu của Iran – sử dụng ảnh hưởng của mình để thuyết phục Tehran hạn chế các hành động khiêu khích của họ và của các lực lượng ủy nhiệm trên khắp Trung Đông. Continue reading “Trung Quốc thực sự có bao nhiêu đòn bẩy trước Iran?”

Viện trợ Ukraine nhìn từ góc độ lịch sử

Nguồn: Paul Krugman, “Ukraine Aid in the Light of History,” New York Times, 23/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thứ Bảy vừa qua, Hạ viện Mỹ cuối cùng đã vượt qua sự phản đối của phong trào MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) và thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine. Chính quyền Biden có lẽ đã chuẩn bị sẵn vật tư, chỉ còn chờ sự cho phép của Quốc hội, vậy nên chúng ta sẽ sớm thấy được tác động của bước đột phá về mặt lập pháp này. Continue reading “Viện trợ Ukraine nhìn từ góc độ lịch sử”

Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine is the front line of a much larger conflict,” Financial Times, 21/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và các đồng minh coi Nga, Trung Quốc, Iran, và Triều Tiên là trục đối thủ

Sau nhiều tháng tranh cãi và do dự, Hạ viện Mỹ cuối cùng cũng chịu hành động. Cuộc bỏ phiếu ở Washington nhằm cung cấp khoản viện trợ quân sự mới trị giá 61 tỷ đô la cho Ukraine có thể là một bước ngoặt trong cuộc chiến với Nga. Chí ít, nó sẽ giúp Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu. Continue reading “Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều”

Hwasong-16B của Triều Tiên báo hiệu một kỷ nguyên tên lửa mới

Nguồn: A. B. Abrams, “North Korea’s New Hwasong-16B Hypersonic Glider Heralds a New Missile Era,” The Diplomat, 13/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc giới thiệu Hwasong-16B về bản chất là một diễn biến rất quan trọng, nhưng những tác động tiềm tàng của nó đối với an ninh khu vực thậm chí còn quan trọng hơn.

Vào ngày 2/4, Triều Tiên đã chính thức tiết lộ phiên bản kế thừa được chờ đợi từ lâu của tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 “Sát thủ Guam.” Vụ phóng thử nghiệm Hwasong-16B đã diễn ra sau nhiều năm xuất hiện các báo cáo về việc thử nghiệm các công nghệ liên quan, tạo điều kiện cho bước nhảy vọt về hiệu suất. Continue reading “Hwasong-16B của Triều Tiên báo hiệu một kỷ nguyên tên lửa mới”

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why Xi and Biden chose the same day to send a message on Taiwan,” Nikkei Asia, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngôn từ được sử dụng trong đạo luật 45 năm tuổi của Mỹ đã mang lại cho Trung Quốc cơ hội ở Eo biển Đài Loan.

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương? Continue reading “Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?”

Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông

Nguồn: Stephen M. Walt, “America Fueled the Fire in the Middle East,” Foreign Policy, 15/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Israel đang dần trở thành một mối đe dọa lớn – nhưng trách nhiệm nằm ở Washington nhiều hơn là Tehran.

Quyết định của Iran nhằm trả đũa cuộc tấn công của Israel vào lãnh sự quán của họ ở Damascus, Syria – bằng cách tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa – cho thấy chính quyền Biden đã xử lý tình hình Trung Đông sai lầm đến mức nào. Sau khi tự thuyết phục mình vào đêm trước cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023 rằng khu vực này “yên bình hơn so với nhiều thập niên trước,” các quan chức Mỹ đã phản ứng theo những cách khiến tình hình vốn đã tồi tệ càng trở nên tồi tệ hơn. Điều tốt nhất mà người ta có thể nói để bào chữa là họ có rất nhiều bạn đồng hành. Các đời chính quyền Trump, Obama, Bush và Clinton đều đã tạo ra nhiều vấn đề. Continue reading “Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông”

Cách để Đảng Cộng hòa thoát khỏi sự kềm tỏa của chủ nghĩa Trump

Nguồn: Jonathan Rauch và Peter Wehner, “There Is a Way Out of MAGA Domination,” New York Times, 08/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vài tuần trước, Mike Pence đã làm điều mà chưa có phó tổng thống nào trong thời kỳ hiện đại làm được: Ông từ chối tán thành việc tái tranh cử của tổng thống mà ông từng phục vụ. Pence cũng không phải cựu quan chức duy nhất làm vậy. Danh sách các quan chức cấp cao từng làm việc dưới thời Trump đã ngụ ý, hoặc tuyên bố thẳng thừng, rằng họ không thể hỗ trợ ông chủ cũ của mình trong bất kỳ trường hợp nào, đã dài đến mức đáng kinh ngạc. Continue reading “Cách để Đảng Cộng hòa thoát khỏi sự kềm tỏa của chủ nghĩa Trump”

Nhật Bản tăng cường liên minh với Mỹ để phòng ngừa Trung Quốc

Nguồn: Gideon Rachman, “Japan doubles down on the US alliance as China looms,” Financial Times, 08/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tokyo và Washington đều quyết tâm ngăn chặn Bắc Kinh thống trị Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Fumio Kishida vốn thiếu sức hút và không được yêu thích ở quê nhà, nhưng khi Thủ tướng Nhật tới thăm Washington trong tuần này, ông sẽ được chào đón như một người hùng.

Sự ủng hộ mà chính quyền Biden dành cho Kishida vượt xa những hỗ trợ thông thường đối với một đồng minh thân cận. Dưới thời Kishida, Nhật Bản đã thực hiện một số thay đổi quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại và an ninh kể từ Thế chiến II. Những thay đổi này được thúc đẩy bởi quyết tâm của người Nhật trong việc ngăn chặn một Trung Quốc chuyên chế thống trị Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Continue reading “Nhật Bản tăng cường liên minh với Mỹ để phòng ngừa Trung Quốc”

Đa số người dân ASEAN ủng hộ Trung Quốc hơn là Mỹ

Nguồn: Tsubasa Suruga, “Majority of ASEAN people favor China over U.S., survey finds,” Nikkei Asia, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lần đầu tiên, Bắc Kinh trở thành lựa chọn ưa thích của Đông Nam Á so với Washington.

Hôm thứ Ba, một cuộc khảo sát khu vực của một viện chính sách có trụ sở tại Singapore tiết lộ: hơn một nửa dân số Đông Nam Á hiện muốn liên kết với Trung Quốc hơn là với Mỹ nếu ASEAN buộc phải lựa chọn giữa hai siêu cường đối thủ, phản ánh ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. Continue reading “Đa số người dân ASEAN ủng hộ Trung Quốc hơn là Mỹ”

Trung Quốc vẫn đang trỗi dậy

Nguồn: Nicholas R. Lardy, “China Is Still Rising,” Foreign Affairs, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đừng đánh giá thấp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong hơn hai thập niên, thành tích kinh tế phi thường của Trung Quốc đã gây ấn tượng và cũng gây lo ngại cho phần lớn thế giới, bao gồm cả Mỹ, đối tác thương mại hàng đầu của nước này. Nhưng kể từ năm 2019, tốc độ tăng trưởng chậm chạp của Trung Quốc đã khiến nhiều nhà quan sát kết luận rằng nước này đã đạt đến đỉnh cao của một cường quốc kinh tế. Tháng 3 vừa qua, Tổng thống Joe Biden khẳng định trong Thông điệp Liên bang: “Suốt nhiều năm, tôi đã nghe nhiều người bạn từ Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ nói rằng Trung Quốc đang trên đà phát triển và Mỹ đang tụt lại phía sau. Họ đã nói ngược rồi.”

Những người nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ tiếp tục trỗi dậy thường viện dẫn mức chi tiêu hộ gia đình kém, đầu tư tư nhân giảm, và tình trạng giảm phát cố hữu. Họ lập luận rằng, trước khi vượt qua Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ bước vào một cuộc suy thoái kéo dài, thậm chí có thể là một thập kỷ mất mát. Continue reading “Trung Quốc vẫn đang trỗi dậy”