Chính sách kinh tế ‘Nước Mỹ trên hết’ của Biden có thể gây rạn nứt với châu Âu

Nguồn: Edward Alden, “Biden’s ‘America First’ Economic Policy Threatens Rift With Europe,” Foreign Policy, 5/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người châu Âu coi các khoản trợ cấp khổng lồ của Mỹ dành cho xe hơi, năng lượng sạch và chất bán dẫn là mối đe dọa đối với nền kinh tế của họ.

Sau gần hai năm yên bình kể từ lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden, những rạn nứt lớn về chính sách kinh tế đang dần xuất hiện giữa Washington và các đồng minh châu Âu. Trừ phi những rạn nứt này được xử lý khéo léo, tầm nhìn của chính quyền Biden về một trật tự kinh tế toàn cầu mới, trong đó Mỹ hợp tác với các đồng minh và đối tác ở châu Âu và châu Á để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc và Nga, có thể biến thành một trật tự gồm các khối kinh tế cạnh tranh với nhau. Continue reading “Chính sách kinh tế ‘Nước Mỹ trên hết’ của Biden có thể gây rạn nứt với châu Âu”

Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Nguồn: Marie Jourdain và Celia Belin, “Biden and Macron’s Historic Opportunity,” Foreign Affairs, 28/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Pháp và Mỹ có thể củng cố liên minh của họ như thế nào?

Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Washington vào năm 2018, ông có mối quan hệ tương đối thân thiết với Tổng thống Mỹ Donald Trump, còn liên minh xuyên Đại Tây Dương đang trong tình trạng hỗn loạn. Là một người đấu tranh cho cả chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa thực dụng, Tổng thống Pháp lúc đó có sứ mệnh thuyết phục Trump tiếp tục tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể của Mỹ ở đông bắc Syria – cả hai điều cuối cùng đều không trở thành hiện thực. Continue reading “Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương”

Putin chỉ có thể thắng ở Ukraine nếu Trump trở lại nắm quyền?

Nguồn: Kann Putin diesen Krieg noch gewinnen? – „Nur wenn Trump wieder an die Macht kommt“”, WELT, 20/11/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

François Heisbourg cho rằng việc Nga liệu có thua trong cuộc chiến ở Ukraine hay không phụ thuộc chủ yếu vào Hoa Kỳ. Nhà địa chiến lược nổi tiếng thế giới là người am hiểu sâu sắc về các chi tiết của việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đã tiên đoán về các diễn biến tiếp theo của cuộc chiến này.

François Heisbourg, 73 tuổi, là cố vấn tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) và Quỹ Paris về Nghiên cứu Chiến lược (FRS), và được coi là một trong những nhà địa chiến lược nổi bật nhất trên thế giới. Ông từ lâu đã đóng góp cho việc xây dựng học thuyết quốc phòng của Pháp. Không lâu trước khi quân đội Nga xâm lược Ukraine, ông đã xuất bản cuốn sách mới nhất của mình, The Return of War (Sự trở lại của chiến tranh). Continue reading “Putin chỉ có thể thắng ở Ukraine nếu Trump trở lại nắm quyền?”

Vụ tên lửa rơi ở Ba Lan là lời cảnh báo cho tất cả các bên

Nguồn: Stephen M. Walt, “Deaths in Poland Are a Warning for Everyone,” Foreign Policy, 17/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vụ mảnh vỡ tên lửa của Ukraine rơi ở Ba Lan là một lời nhắc nhở rằng chiến tranh luôn có thể vô tình leo thang.

Nếu bạn nghĩ rằng rủi ro leo thang trong cuộc chiến ở Ukraine là không đáng kể, thì cái chết bi thảm của hai công dân Ba Lan gây ra bởi một tai nạn tên lửa phòng không của Ukraine hôm thứ Ba (ngày 15/11/2022) sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại. Một cuộc chiến lớn đang diễn ra ở Ukraine, và ngay cả khi các bên đều hết sức cẩn thận, thì những cuộc chiến lớn vẫn cực kỳ lộn xộn, đầy bất trắc, và đầy những hậu quả không lường trước được. Vũ khí gặp trục trặc, các chỉ huy trên chiến trường không phải lúc nào cũng tuân theo mệnh lệnh, và “sương mù chiến tranh” khiến bạn khó nhận ra kẻ thù đang làm gì và dễ hiểu sai ý định của họ. Continue reading “Vụ tên lửa rơi ở Ba Lan là lời cảnh báo cho tất cả các bên”

‘Bom dầu khí’: Vũ khí mới của Putin

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Putin Is Onto Us,” New York Times, 25/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc quân đội Nga tiếp tục thất bại ở Ukraine, thế giới đang lo ngại rằng Vladimir Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Điều đó là có thể – nhưng hiện tại, tôi cho rằng Putin đang chuẩn bị một loại vũ khí khác. Đó là một quả bom dầu khí mà ông ta đang chế tạo ngay trước mắt chúng ta và với sự giúp đỡ vô tình của chúng ta, và ông ta sẽ kích nổ nó trong mùa đông này.

Nếu ông ta làm vậy, giá dầu sưởi ấm nhà ở và giá xăng sẽ bị đẩy lên trời. Putin hy vọng rằng thất bại chính trị đó sẽ chia rẽ liên minh phương Tây và thúc đẩy nhiều quốc gia – bao gồm cả Mỹ, nơi những thành viên ủng hộ Trump của Đảng Cộng hòa và những người cấp tiến đều bày tỏ lo ngại về chi phí gia tăng của cuộc xung đột Ukraine – vội vã tìm kiếm một thỏa thuận với ông chủ Điện Kremlin. Continue reading “‘Bom dầu khí’: Vũ khí mới của Putin”

Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?

Nguồn: Gideon Rose, “What Nixon’s Endgame Reveals About Putin’s,” Foreign Affairs, 14/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine liệu có thể kết thúc như chiến tranh Việt Nam?

Đứng trước những thất bại quân sự gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản ứng lại bằng thái độ thách thức. Sau những thành công của quân đội Ukraine vào mùa thu này, Putin đã ra lệnh động viên khẩn cấp vài trăm nghìn quân, tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả ở những khu vực bị chiếm đóng để chính thức sáp nhập chúng vào Nga, liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và phát động một đợt tấn công tên lửa trên khắp Ukraine. Nhiều người cho rằng hành vi này là do đặc điểm đáng sợ chỉ có ở Putin và chế độ của ông ta, đồng thời cho rằng phương Tây nên buộc Ukraine nhượng bộ, kẻo cuộc chiến sẽ leo thang đến những cấp độ chết chóc và hủy diệt mới. Continue reading “Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?”

Nước Đức là quá khứ, thời điểm của Đông Âu đã đến 

Nguồn: Philipp Fritz, “Deutschland war gestern, jetzt kommt das Europa des Ostens”, WELT, 11/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Mặc dù có cơ hội lịch sử Berlin không muốn đảm đương vai trò lãnh đạo.Thay vào đó, các quốc gia Đông Âu đang thế chân vào khoảng trống và trở thành trung tâm mới của lục địa này. Ngoài việc mất quyền lực, điều này còn để lại hậu quả cho nền kinh tế và sự thịnh vượng của nước Đức.

Kaja Kallas (nữ Thủ tướng Estonia – NBT) là “Tương lai của Châu Âu”. Trên mạng xã hội nhiều người bày tỏ sự tin tưởng về điều này. Người ta chia sẻ một bức ảnh của vị Thủ tướng Estonia cùng với Sanna Marin, Thủ tướng Phần Lan. Bên cạnh đó, họ đặt một bức chân dung cựu Thủ tướng Angela Merkel, phía dưới có hàng chữ: “Quá khứ của Châu Âu”. Continue reading “Nước Đức là quá khứ, thời điểm của Đông Âu đã đến “

Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Russia’s Defeat Would Be America’s Problem,” Foreign Policy, 27/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến thắng ở Ukraine có thể sẽ đồng nghĩa với sự kiêu ngạo ở Washington.

Trong bài phát biểu nhằm thuyết phục dân chúng thành Athen tuyên chiến với Sparta vào năm 431 TCN, Pericles tuyên bố rằng ông “sợ những sai lầm của chính chúng ta hơn là những trang bị của kẻ thù.” Đặc biệt, ông cảnh báo chống lại sự kiêu ngạo và nguy cơ kết hợp “các kế hoạch chinh phục mới với việc tiến hành chiến tranh.” Tuy nhiên, những lời cảnh báo của ông đã không được lắng nghe, và những người kế vị ông cuối cùng đã khiến Athen thất bại thảm hại. Continue reading “Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ”

Phân tích 4 mô hình khả dĩ dành cho NATO trong tương lai

Nguồn: Stephen M. Walt, “Which NATO Do We Need?,” Foreign Policy, 14/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bốn tương lai khả dĩ cho liên minh xuyên Đại Tây Dương.

Trong một thế giới liên tục thay đổi, sự bền vững của quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương quả là điều đáng chú ý. NATO còn “lớn tuổi” hơn tôi, dù tôi không còn trẻ nữa. Nó đã tồn tại lâu hơn cả triều đại của Nữ hoàng Elizabeth II ở Anh. Lý do tồn tại ban đầu của nó – “loại trừ Liên Xô, giữ chân Mỹ, và kiềm chế Đức” (“keep the Soviet Union out, the Americans in, and the Germans down”) – đã không còn hợp thời như trước (bất chấp cuộc chiến của Nga ở Ukraine), nhưng nó vẫn tạo ra sự tôn trọng ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Nếu bạn là một chính khách đầy tham vọng đang mong muốn để lại dấu ấn của mình ở Washington, Berlin, Paris, London, học cách ca ngợi những đặc điểm bền bỉ của NATO vẫn là một nước cờ có ích cho sự nghiệp. Continue reading “Phân tích 4 mô hình khả dĩ dành cho NATO trong tương lai”

Quy trình kế vị của chế độ quân chủ Anh diễn ra như thế nào?

Nguồn: “How does the British monarchy’s line of succession work?”, The Economist, 22/10/2021

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Việc Thái tử Charles kế vị ngai vàng có vẻ sẽ rất khác với mẹ ông

“Điều duy nhất được biết đến đi nhanh hơn ánh sáng bình thường là chế độ quân chủ,” theo cách nói của Ly Tin Wheedle, triết gia kiểu Khổng Tử trong tiểu thuyết “Discworld” của Terry Pratchett. Theo truyền thống, khi một quốc vương qua đời, quyền kế vị sẽ được chuyển đến người thừa kế ngay lập tức. Ngay sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, con trai cả của bà, Charles, đã trở thành nguyên thủ quốc gia của 4 quốc gia thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, và 14 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung khác, bao gồm Úc, Canada, Jamaica và Tuvalu. Tất cả thành viên bên dưới ông trong hàng thừa kế sẽ bước lên một bậc theo thứ tự. Một hội đồng Đăng cơ bao gồm các chính trị gia, các thành viên của hội đồng cơ mật và các nhà lãnh đạo khác sẽ chỉ đơn thuần khẳng định quyền kế vị của ông. Vậy quy trình kế vị hoàng gia của Anh hoạt động như thế nào và tại sao việc Charles lên ngôi dường như khác với mẹ ông? Continue reading “Quy trình kế vị của chế độ quân chủ Anh diễn ra như thế nào?”

Cuộc chiến ở Ukraine đã đi đến bước ngoặt

Nguồn: Gideon Rachman, “The Ukraine war has reached a turning point,” Financial Times, 12/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi người Nga thất thế, một giai đoạn mới và nguy hiểm hơn trong cuộc xung đột đã bắt đầu.

Cảnh tượng quân đội Nga rút lui thành hàng dài ở Ukraine là điều đáng chú ý – nhưng không có gì đáng ngạc nhiên.

Đối với Nga, cuộc chiến này đã đi theo hướng tồi tệ ngay từ những ngày đầu. Vladimir Putin đã không đạt được chiến thắng chớp nhoáng mà ông mong muốn vào ngày 24/02. Đến tháng 4, người Nga đã buộc phải rút lui trong nhục nhã sau khi tìm cách chiếm đóng Kyiv. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine đã đi đến bước ngoặt”

Nữ hoàng Elizabeth: Người tận tụy với nghĩa vụ của Hoàng gia Anh

Nguồn:Elizabeth II never laid down the heavy weight of the crown.” The Economist, 08/09/2022.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đối với hàng triệu người đón xem lễ đăng quang của Nữ hoàng Anh vào ngày 2 tháng 6 năm 1953 — lần đầu tiên một lễ đăng quang như vậy được phát trên truyền hình — phần xúc động nhất nằm ở cuối buổi lễ. Đó là khi chiếc vương miện hoàng gia, nạm 2.868 viên kim cương và nặng hơn một kg, được đặt lên mái tóc đen mỏng của Elizabeth Windsor và đưa bà trở thành Nữ hoàng Elizabeth II.

Nhưng đối với Nữ hoàng, theo lời của một số ít nhân vật thân thiết, phần áp lực nhất của buổi lễ diễn ra trước nghi thức trao vương miện, và không được phát trên truyền hình. Như các đời vua trước từ thời Trung cổ, Elizabeth phải cởi bỏ y phục ngoài để thực hiện nghi thức xức dầu thánh: một biểu trưng cho thấy vương quyền không chỉ đến từ dòng máu Hanover, mà còn từ Chúa. Đó là lời nhắc nhở rằng bà có một nghĩa vụ linh thiêng và vĩnh cữu. Và Nữ hoàng chưa bao giờ quên điều đó. Continue reading “Nữ hoàng Elizabeth: Người tận tụy với nghĩa vụ của Hoàng gia Anh”

Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine

Nguồn: John J. Mearsheimer, “Playing With Fire in Ukraine,” Foreign Affairs, 17/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Về những rủi ro không được đánh giá đúng mực của leo thang chiến tranh.

Các nhà hoạch định chính sách phương Tây dường như đã đạt được đồng thuận về cuộc chiến ở Ukraine: xung đột sẽ đi vào bế tắc kéo dài, và cuối cùng, nước Nga suy yếu sẽ chấp nhận một thỏa thuận hòa bình có lợi cho Mỹ và các đồng minh NATO, cũng như Ukraine. Dù các quan chức thừa nhận cả Washington và Moscow đều có thể leo thang để giành lợi thế, hoặc để ngăn thất bại, nhưng họ cho rằng vẫn có thể tránh được leo thang thảm khốc. Hiếm có ai cho rằng lực lượng Mỹ sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc giao tranh, hay Nga sẽ dám sử dụng vũ khí hạt nhân.

Washington và các đồng minh đang quá ung dung. Dù đúng là có thể tránh được thảm họa leo thang, nhưng khả năng quản lý mối nguy này của các bên tham chiến là không chắc chắn. Về cơ bản thì rủi ro lớn hơn đáng kể so với những gì chúng ta nghĩ. Và bởi vì hậu quả của leo thang có thể bao gồm một cuộc chiến lớn ở châu Âu, thậm chí bao gồm sự hủy diệt hạt nhân, nên lại càng có lý do chính đáng để lo ngại. Continue reading “Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine”

Joseph Stiglitz: Nước Mỹ có thể đang trên con đường tiến tới chủ nghĩa phát xít

Nguồn: Anja EttelHolger Zschäpitz, “Atomkraft zurückholen, Fracking starten – Deutschland muss pragmatisch handeln”, WELT, 25/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong một cuộc phỏng vấn với WELT (Thế giới), Joseph Stiglitz khuyên nước Đức nên cởi mở hơn về các giải pháp năng lượng thay thế và để giảm nhẹ nỗi lo lắng của người tiêu dùng. Ngoài ra, người đoạt giải Nobel cũng giải thích điều gì sẽ xảy ra ở châu Âu nếu Mỹ thực sự đang trên con đường tiến tới chủ nghĩa phát xít.

Trước đó chúng tôi chỉ đề nghị một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng 15 phút với Joseph Stiglitz tại cuộc họp năm nay của những người đoạt giải Nobel Kinh tế ở Lindau. Nhà kinh tế Hoa Kỳ được trao giải Nobel năm 2001 đã dành nhiều thời gian để nói chuyện với chúng tôi về chiến tranh và lạm phát.

Đáng ngạc nhiên là Stiglitz lại tin vào châu Âu hơn là về quê hương Hoa Kỳ của ông. Ông khuyên chính phủ Đức hãy hành động một cách thực dụng hơn. Continue reading “Joseph Stiglitz: Nước Mỹ có thể đang trên con đường tiến tới chủ nghĩa phát xít”

Chiến lược kinh tế của tân thủ tướng Anh nên đi theo hướng nào?

Nguồn: Jim O’Neill, “The UK needs a coherent economic strategy,” Financial Times, 24/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thành viên Đảng Bảo thủ phải chọn ra một nhà lãnh đạo có thể mang đến giải pháp sáng tạo hơn cho vấn đề về năng suất.

Vậy là đã hơn 12 năm kể từ khi Đảng Bảo thủ giành lại quyền lực. Trong lúc các thành viên của đảng này cân nhắc về nhà lãnh đạo thứ tư của mình, đất nước đang khẩn thiết mong đợi sự lựa chọn của họ – thủ tướng tiếp theo – sẽ có tầm nhìn đáng tin cậy trong việc giải quyết những thách thức to lớn.

Hai ứng viên của vòng bỏ phiếu cuối cùng, Liz Truss và Rishi Sunak, phải suy nghĩ về cách họ vạch ra một con đường có tính xây dựng hơn cho Vương quốc Anh so với những gì đã được thực hiện sau sự tàn phá kinh tế của khủng hoảng tài chính năm 2008 – vốn là nền tảng cho chiến thắng bầu cử của Đảng Bảo thủ hai năm sau đó. Continue reading “Chiến lược kinh tế của tân thủ tướng Anh nên đi theo hướng nào?”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine vượt khỏi tầm kiểm soát?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If the War in Ukraine Spins Out of Control?,” Foreign Affairs, 19/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nên chuẩn bị thế nào cho kịch bản leo thang ngoài ý muốn?

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ sớm bước sang tháng thứ sáu. Dù đã có nhiều cuộc thảo luận về việc Nga vượt qua lằn ranh đỏ của phương Tây bằng cách tiến hành chiến tranh, và phương Tây vượt qua lằn ranh đỏ của Nga bằng việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, các lằn ranh đỏ thực sự vẫn chưa bị phá vỡ. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, cả hai bên đã đặt ra một loạt các quy tắc vô hình – dù bất thành văn nhưng vẫn rất thật. Chúng bao gồm việc Nga chấp nhận việc đồng minh chuyển giao vũ khí hạng nặng và thông tin tình báo cho Ukraine, nhưng quân đội phương Tây không trực tiếp tham chiến. Đổi lại các quốc gia phương Tây miễn cưỡng chấp nhận việc Nga tiến hành chiến tranh thông thường trong phạm vi biên giới Ukraine (các nước này háo hức chứng kiến Moscow bị đánh bại), miễn là xung đột không dẫn đến việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Cho đến nay, những quy tắc vô hình này vẫn tiếp tục được áp dụng, bằng chứng là cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều không muốn chiến tranh lan rộng hơn. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine vượt khỏi tầm kiểm soát?”

Niall Ferguson: “Châu Âu nghĩ Trump là người tệ nhất, nhưng Biden thậm chí còn tệ hơn”

Nguồn: „In Europa glaubt man, dass Trump der Schlimmste ist. Aber Biden ist noch viel schlimmer“, WELT, 26/07/2022

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhà sử học nổi tiếng thế giới Niall Ferguson cho biết lý do tại sao ông tin rằng Mỹ đã mắc sai lầm chiến thuật rất lớn ở Ukraine. Và tại sao, theo quan điểm của ông, Nga sẽ chỉ trở nên mạnh mẽ hơn.

Nhà sử học người Scotland Niall Ferguson là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất. Người đàn ông 58 tuổi này đã giảng dạy tại nhiều trường đại học ưu tú và hiện là giáo sư tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Ferguson là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất về chủ đề lịch sử và chính trị, gần đây nhất là cuốn “Doom” bàn về câu hỏi tại sao các nền văn hóa vĩ đại sống sót hay biến mất. Continue reading “Niall Ferguson: “Châu Âu nghĩ Trump là người tệ nhất, nhưng Biden thậm chí còn tệ hơn””

Johnson, Trump, và cách loại bỏ một nhà lãnh đạo phản dân chủ

Nguồn: Gideon Rachman, “Johnson, Trump and how to get rid of a strongman leader,” Financial Times, 11/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thể chế độc lập và các cử tri quan tâm đến chúng là yếu tố sống còn trong việc bảo tồn nền dân chủ.

“Trump của người Anh” là biệt danh mà Donald Trump, cựu tổng thống Mỹ, đặt cho Boris Johnson, thủ tướng sắp mãn nhiệm của Vương quốc Anh.

Nhiều người ở Anh từ lâu đã phản đối phép so sánh giữa Johnson và Trump. Rốt cuộc thì, “Boris thân thương” của họ vẫn có khả năng tự cười nhạo bản thân, được đào tạo chuyên nghiệp, và có thể viết lách trôi chảy – tất cả các đặc điểm đó đều rất khác với Trump. Tôi thực sự đã gặp khó khăn với so sánh này khi viết cuốn sách gần đây của mình, Age of the Strongman (Thời đại của Những lãnh đạo cứng rắn). Có thực sự công bằng khi viết hẳn một chương sách về Johnson, giống như về Trump – đấy là chưa nói đến những người như Vladimir Putin và Tập Cận Bình? Continue reading “Johnson, Trump, và cách loại bỏ một nhà lãnh đạo phản dân chủ”

Tác động của khu vực ngoại vi lên tiến trình lịch sử châu Âu

Nguồn: Robert D. Kaplan, “Europe on the Edges,” Foreign Policy, 23/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lục địa già vốn dĩ luôn được xác định và chịu ảnh hưởng bởi ngoại vi của nó.

Nếu cuộc chiến của Nga ở Ukraine kết thúc với chiến thắng cho phương Tây, liệu Ukraine, với đủ các loại vấn đề – cơ sở hạ tầng bị tàn phá, nạn tham nhũng, thể chế yếu kém – cuối cùng có thể gia nhập NATO và Liên minh châu Âu hay không? Nếu xét đến lịch sử châu Âu trong hai thiên niên kỷ vừa qua, con đường đó sẽ là điều không có gì đáng ngạc nhiên.

Châu Âu vẫn luôn được xác định và chịu ảnh hưởng bởi ngoại vi của nó, và theo đó, vị trí trên bản đồ của châu lục cũng được thay đổi. Việc NATO tiến về phía đông sau Chiến tranh Lạnh, kết nạp các cựu thành viên khối Hiệp ước Warsaw – dù quyết định đó có gây tranh cãi đến đâu – có sự tương đồng sâu sắc với quá khứ của châu Âu. Việc xây dựng các đường ống khí đốt tự nhiên của Nga kéo dài khắp Trung và Đông Âu cũng vậy. Hơn một thế kỷ trước, nhà sử học người Mỹ Henry Adams đã viết rằng: thách thức cơ bản của châu Âu đã, đang, và sẽ là làm thế nào để tích hợp các vùng đất khác nhau của Nga vào cái mà ông gọi là “kết hợp Đại Tây Dương” (Atlantic combine). Continue reading “Tác động của khu vực ngoại vi lên tiến trình lịch sử châu Âu”

Cựu TT Poroschenko: Tuyệt đối không được tin Putin, nhưng cũng đừng sợ ông ta

Nguồn: Ex-Präsident Poroschenko: „Trauen Sie Putin niemals, haben Sie aber auch nie Angst vor ihm“, WELT, 29/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trước khi nổ ra chiến tranh, cựu Tổng thống Ukraine Poroshenko từng phát đơn kiện người kế nhiệm Zelensky vì tội phản quốc. Chính ông đã đàm phán Hiệp định Minsk với Putin. Trong cuộc phỏng vấn với WELT, ông nói về việc có thể đạt được thỏa thuận với Tổng thống Nga hay không.

Các nhân viên an ninh trang bị tận răng đang bảo vệ căn phòng nơi Petro Poroschenko – cựu tổng thống Ukraine, thủ lĩnh phe đối lập và là một trong những người giầu nhất Ukraine, tới dự họp. Trong cuộc bầu cử năm 2019, ông đã bị Volodymyr Zelensky đánh bại. Ông từng cho rằng đương kim tổng thống không thật sự kiên quyết chống lại mối đe dọa từ Nga và kiện ông ra tòa về tội phản bội tổ quốc. Sau ngày 24/2 mọi sự đã đổi khác. Poroschenko không muốn đề cập đến Zelensky nữa, theo ông điều quan trọng nhất lúc này là đoàn kết chống ngoại xâm. Continue reading “Cựu TT Poroschenko: Tuyệt đối không được tin Putin, nhưng cũng đừng sợ ông ta”