Ấn tượng Singapore

Tác giả: Hồ Anh Hải

Máy bay hạ độ cao liệng một vòng qua eo biển xanh thẫm đầy ắp những tàu thuyền chờ vào cảng, rồi hạ cánh xuống sân bay Changi. Đảo quốc Singapore đây rồi! Không ít bà con ta đã có dịp đến thăm quốc gia-thành phố du lịch tuyệt vời cách Hà Nội có hơn 2 giờ bay này; chắc hẳn ai cũng ưa thích đất nước và con người Singapore.

Trong toán chúng tôi có một chị đau chân, tại Nội Bài đã được tiếp viên Hàng không Việt Nam dùng xe lăn đưa lên máy bay và báo cho sân bay Changi biết. Khi ra tới cửa máy bay chúng tôi đã thấy một phụ nữ mặc áo khoác trắng của ngành y đẩy xe lăn lên tận nơi và tự giới thiệu bằng tiếng Anh: “Tôi là Hamidal Salim ở Công ty Dịch vụ Đặc biệt của sân bay đến đón một hành khách Việt Nam đau chân.” Thì ra bên này người ta thuê nhân viên y tế của SATS (Singapore Airport Terminal Services) đưa đón khách cần giúp đỡ chứ không dùng tiếp viên hàng không như ở ta. Continue reading ” Ấn tượng Singapore”

Dòng chảy lịch sử và lựa chọn nào cho Hồng Kông?

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Tháng 9/1982 người đàn bà thép Margaret Thatcher, thủ tướng Anh lúc đó, tới Bắc Kinh để bàn về tương lai Hong Kong sau 1997 khi thời hạn thuê 99 năm sắp hết. Người đàn bà thép, được tiếp sức sau khi Anh giành chiến thắng trước Argentina trong cuộc chiến đảo Falklands (Falklands War) trước đó 3 tháng, hy vọng có thể giành ưu thế trước nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Đặng Tiểu Bình trong việc gia hạn quản lý Hồng Kông. Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lời cảnh báo tới Thatcher rằng “Trung Quốc có thể đưa quân tiến vào Hồng Kông và lấy lại chỉ trong vòng 1 ngày” nếu nước Anh có ý định nào khác đối với Hồng Kông.

Khi bước ra khỏi tòa Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc, bà Thatcher đã vấp ngã (xem clip). Sự kiện này được 1 số người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc hả hê. Ngay sau đó, tờ Đại Công Báo (Ta Kung Pao) thân đại lục Trung Quốc ở Hồng Kông đã chạy dòng chữ “Người đàn bà thép đã không chịu nổi thép của ông Đặng bé nhỏ”. Ông Đặng chỉ cao 1m52. Continue reading “Dòng chảy lịch sử và lựa chọn nào cho Hồng Kông?”

Tác dụng và hạn chế trong ‘ngoại giao khẩu trang’ của Trung Quốc

Nguồn: Dylan MH Loh, “The power and limits of China’s ‘mask diplomacy”, East Asia Forum, 22/05/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Mặc dù ban đầu Trung Quốc mắc sai lầm về xử lý COVID-19, đặc biệt là trong việc công bố các thông tin kịp thời và cập nhật chính xác, nhưng Trung Quốc phần lớn đã ngăn chặn được sự bùng phát của virus corona ở trong nước. Vì vậy, Bắc Kinh đã chuyển sự chú ý sang việc hỗ trợ các quốc gia khác thông qua việc cung cấp vật tư y tế, bộ dụng cụ xét nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật. Trung Quốc hy vọng sẽ gây dựng được thiện chí với các nước nhận hỗ trợ và thu hút được sự chú ý tích cực từ truyền thông quốc tế.

Chẳng hạn, Trung Quốc đã cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm cho Campuchia, gửi máy trợ thở đến thành phố New York, điều nhân viên y tế tới Iran và tăng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thêm 30 triệu USD (sau khi Washington quyết định đình chỉ tài trợ cho WHO vào ngày 14 tháng 4). Không thể phủ nhận rằng mục đích nhân đạo vẫn là chủ yếu, nhưng thật khó để bỏ qua những toan tính chính trị liên quan đến những nỗ lực tiếp cận các quốc gia khác của Trung Quốc. Continue reading “Tác dụng và hạn chế trong ‘ngoại giao khẩu trang’ của Trung Quốc”

Lộ diện Maximator, liên minh tình báo bí mật của châu Âu

Nguồn: Maximator, a European spy pact to rival the Five Eyes, comes to light”, The Economist, 26/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một người Đan Mạch, một người Thụy Điển, một người Đức và một người Hà Lan bước vào một quán bar. Đó là năm 1979 và bốn điệp viên đến từ bốn quốc gia đang gặp gỡ ở Munich bên những vại bia đen. Trong nhiều năm, họ đã hợp tác trong lĩnh vực tình báo tín hiệu (signals intelligence, còn gọi là SIGINT), tức việc chặn và giải mã các thông điệp, và muốn đặt tên cho liên minh tình báo vừa chớm nở của họ. “Họ nhìn vào các vại bia của mình, chứa đầy bia Doppelbock của thương hiệu địa phương Maximator”, theo Bart Jacobs, một giáo sư khoa học máy tính người Hà Lan. “Và họ đã đưa ra quyết định”. Continue reading “Lộ diện Maximator, liên minh tình báo bí mật của châu Âu”

Mỹ cần tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Nguồn:  Aaron L. Friedberg, “The United States Needs to Reshape Global Supply Chains”, Foreign Policy, 08/05/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Chính sách của Hoa Kỳ cần phải định hình lại quá trình toàn cầu hóa để làm giảm sức mạnh của Trung Quốc.

Đại dịch Covid-19 đã làm bộc lộ những mối nguy của việc năng lực sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu về thiết bị y tế số lượng lớn trong trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là khi nguồn cung đến từ một đối thủ tiềm năng như Trung Quốc. Những nỗ lực của các công ty Mỹ nhằm mở rộng sản xuất máy trợ thở trở nên khó khăn do phải nhập các bộ phận quan trọng từ Trung Quốc và các nơi khác. Các lệnh hạn chế xuất khẩu do Bắc Kinh đặt ra đã khiến nhân viên y tế trên khắp thế giới đối mặt với tình trạng thiếu nghiêm trọng khẩu trang và mặt nạ do chúng phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc. Việc các mặt hàng thiết yếu do các công ty Mỹ sản xuất nhưng lại dựa vào nguồn nhân công giá rẻ tại Trung Quốc chính là một lời nhắc nhở đầy đau đớn về những mặt trái tiềm tàng của toàn cầu hóa. Continue reading “Mỹ cần tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?”

Vai trò của lực lượng Fulro trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: William H. Chickering, “A War of Their Own”, The New York Times, 09/06/2017.

Lược dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mùa xuân năm 1967, khi ấy tôi đang là cậu trung úy 22 tuổi của Lực lượng Đặc nhiệm đóng tại một căn cứ nằm trên một đỉnh đồi ở Việt Nam, gần biên giới với Campuchia. Những người lính bên cạnh tôi là người Thượng, một tộc người sống ở vùng cao, khác với người Kinh ở miền xuôi. Hầu như ai trong số này cũng là thành viên của một tổ chức phiến quân tên gọi Fulro, viết tắt tiếng Pháp của Front unifié de lutte des races opprimée hay Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức, với mục tiêu đuổi người Kinh ra khỏi vùng cao nguyên. Căn cứ của tổ chức là một nơi nào đó bên kia biên giới. Continue reading “Vai trò của lực lượng Fulro trong Chiến tranh Việt Nam”

Tóm lược lịch sử Nghĩa sĩ miếu ở Paris

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Ngày 09/06/2020 tới đây sẽ đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày khánh thành Nghĩa sĩ miếu tại Paris (Pháp). Khi Thế chiến I nổ ra, nhiều người Việt Nam tùng chinh sang giúp nước Pháp chống lại quân Đức và có hơn 1.500 người vừa lính vừa thợ hy sinh. Sau khi chiến tranh chấm dứt, Chính phủ Pháp nghĩ quân sĩ nước ta tùng chinh trận vong, tiếng thơm việc nghĩa không thể mai một nên mới bàn dựng một ngôi miếu để thờ  binh sĩ Việt Nam trận vong trong cuộc chiến. Địa điểm được dựng là Nogent sur Marne và miếu được đặt tên là “Nghĩa sĩ miếu” (có người gọi là “Nghĩa sĩ từ”). Bên trên mái trước ngôi miếu và bên trên bình phong trước miếu đều có ba chữ Hán “Nghĩa sĩ miếu”. Người Pháp gọi là Temple du Souvenir Indochinois (Đền Tưởng niệm người Đông Dương). Continue reading “Tóm lược lịch sử Nghĩa sĩ miếu ở Paris”

Đại Việt dưới thời vua Lý Cao Tông (1176-1210)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Trinh Phù:1176-1185; Thiên Tư Gia Thụy:1186—1201; Thiên Gia Bảo Hựu:1202-1204; Trị Bình Long Ứng:1205-1210.

Vào đầu năm 1176, Thái tử Long Cán lên ngôi, đổi niên hiệu là Trinh Phù, lúc mất đặt miếu hiệu là Cao Tông; tôn mẹ là Đỗ Thị làm Chiêu thiên chí lý hoàng thái hậu; dùng cậu là Đỗ An Di làm Thái sư đồng Bình chương sự,[1] Tô Hiến Thành làm Thái úy:[2]

Mùa xuân, tháng giêng, nămTrinh Phù thứ 1 [1176], đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 4. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lý Cao Tông (1176-1210)”

Đòn mới của Mỹ chống Huawei: Liệu có gậy ông đập lưng ông?

Nguồn: America’s latest salvo against Huawei is aimed at chipmaking in China“, The Economist, 22/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nước Mỹ đã trừng phạt Huawei không chỉ vì một số chính trị gia của họ sợ công ty thiết bị mạng khổng lồ này của Trung Quốc cho phép các cơ quan tình báo ở Bắc Kinh nghe lén các liên lạc của khách hàng. Công ty này, người đi đầu thế giới trong lĩnh vực viễn thông 5G của tương lai, cũng tượng trưng cho sự phát triển kinh tế và công nghệ của Trung Quốc. Tổng thống Donald Trump không thích nó một chút nào. William Barr, tổng chưởng lý của ông, đã cảnh báo rằng nước Mỹ có nguy cơ “phải từ bỏ vị trí dẫn đầu” cho Trung Quốc nếu không thể “chặn bước Huawei” trên con trường thống trị 5G.

Một nỗ lực như vậy trước đây, cấm bán linh kiện do Mỹ sản xuất cho Huawei, bao gồm cả các chip (bộ vi xử lý) tiên tiến mà Huawei cần, không phải là đòn nốc-ao mà Nhà Trắng hy vọng thành công. Các nhà sản xuất chip vẫn có thể tiếp tục bán chip cho Huawei từ các nhà máy bên ngoài nước Mỹ. Vì vậy, vào ngày 15 tháng 5, chính quyền Trump đã mở rộng các hạn chế từ chip sang các công cụ được sử dụng để sản xuất chip, trong đó phần nhiều đến từ Mỹ. Nếu các nhà sản xuất chip lớn, như Công ty Sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), sử dụng thiết bị do Mỹ sản xuất, thì họ sẽ không còn có thể chế tạo các con chip theo thiết kế của Huawei ở bất cứ đâu trên thế giới. Continue reading “Đòn mới của Mỹ chống Huawei: Liệu có gậy ông đập lưng ông?”

An ninh năng lượng và ngoại giao năng lượng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho VN

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng* – Hàn Lam Giang**

 Tóm tắt: Năng lượng là nhân tố trọng yếu đối với an ninh – kinh tế của mỗi quốc gia. Đảm bảo an ninh năng lượng vì thế cũng trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu và ngoại giao năng lượng cũng được chú trọng hơn bao giờ hết. Đây được xem là lựa chọn chính sách đối ngoại phù hợp và cần thiết, đóng góp tích cực cho lợi ích quốc gia – dân tộc trên cả ba khía cạnh an ninh, phát triển và nâng cao vị thế.Với thế và lực của từng quốc gia kết hợp với những vận động của bối cảnh quốc tế, mức độ, hình thức triển khai các chiến lược năng lượng và ngoại giao năng lượng có thể linh hoạt, sáng tạo, từ đơn giản đến phức tạp, từ song phương đến đa phương, chủ yếu xoay quanh hai dạng: ngoại giao vì năng lượng và ngoại giao bằng năng lượng. Việt Nam đã xác định bảo đảm vững chắc, lâu dài an ninh năng lượng quốc gia mang tầm quan trọng chiến lược hàng đầu đối với phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc gia, và nhấn mạnh vai trò của ngoại giao và đối ngoại năng lượng trong việc hiện thực hóa mục tiêu đó. Continue reading “An ninh năng lượng và ngoại giao năng lượng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho VN”

Tác động của COVID-19 đến quan hệ Trung-Mỹ

Tác giả: Wang Jisi (Vương Tập Tư) ~ Giới thiệu: Minh Anh

Dịch COVID-19 đã đẩy mối quan hệ Trung-Mỹ vào một giai đoạn tồi tệ mới. Quan hệ thương mại song phương trên đà suy thoái, rơi vào trạng thái dường như đóng băng; sự thiếu hụt lòng tin chiến lược ngày càng nghiêm trọng; bầu không khí giữa hai bên ngột ngạt chưa từng có.

Sau khi Donald Trump lên cầm quyền, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn. Từ năm 2009, quan hệ Trung-Mỹ dần phát triển theo chiều hướng tiêu cực, nghĩa là quan hệ hai nước bắt đầu thay đổi dưới thời Barack Obama, tuy nhiên nó đã không được thể hiện một cách rõ ràng như sau khi Donald Trump lên làm tổng thống. Các vấn đề trong quan hệ Trung-Mỹ hiện nay bao gồm va chạm kinh tế-thương mại, Hong Kong, Đài Loan, nhân quyền, Biển Đông, tách rời công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ… trên thực tế những vấn đề này đã xuất hiện trước khi Donald Trump lên cầm quyền. Continue reading “Tác động của COVID-19 đến quan hệ Trung-Mỹ”

‘Nan đề Needham’ về khoa học kỹ thuật Trung Quốc thời cận-hiện đại

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Joseph Needham (1900-1995), viện sĩ người nước ngoài của Viện Khoa học Trung Quốc (TQ), là tác giả bộ sách đồ sộ mà không nhà Trung Quốc Học nào không đọc: Science and Civilisation in China (Khoa học và văn minh tại Trung Quốc). Bộ sách này thường được người TQ nhắc tới do Needham từng đưa ra một câu hỏi làm đau đầu nhiều thế hệ nhà khoa học TQ nhiều năm qua và cho tới nay vẫn chưa ai tìm được lời giải đáp hợp lý nhất.

Bộ Bách khoa Toàn thư 27 tập Science and Civilisation in China do nhà khoa học kiêm sử gia Needham đề xuất và biên tập từng được Ủy ban Thư viện hiện đại (Modern Library Board) bình chọn đưa vào Danh sách 100 bộ sách phi tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20. Năm 1954, Needham cùng một nhóm người khác có sáng kiến làm một dự án nghiên cứukhoa học kỹ thuật (KHKT) và văn minh TQ cổ đại. Các tác giả dự án này đã biên soạn một loạt sách liên quan và đượcNhà xuất bản Đại học Cambridge xuất bản. Continue reading “‘Nan đề Needham’ về khoa học kỹ thuật Trung Quốc thời cận-hiện đại”

Dịch chuyển sản xuất khỏi TQ: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tin tức gần đây về việc Apple tuyển dụng nhân sự cho các vị trí quản lý và kỹ thuật khác nhau tại Việt Nam đã khiến các fan Apple tại Việt Nam phấn khích. Động thái này cho thấy người khổng lồ công nghệ Mỹ đangcó kế hoạch chuyển một phần sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam. Apple không phải là công ty đầu tiên làm như vậy. Trước Apple, các tập đoàn đa quốc gia (MNC) công nghệ cao như Microsoft, Google, Samsung, LG, Nintendo và Kyocera cũng đã công bố kế hoạch bắt đầu hoặc mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy Việt Nam đang hưởng lợi từ những nỗ lực của các MNC nhằm đa dạng hóa các cơ sở sản xuất của họ bên ngoài Trung Quốc để đối phó với cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra và sự gián đoạn sản xuất do dịch Covid-19 gần đây tại Trung Quốc. Continue reading “Dịch chuyển sản xuất khỏi TQ: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam”

Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc

Tác giả: Katsuji Nakazawa | Giới thiệu: Minh Anh

Sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất xây dựng một nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào một quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, để có thể tránh được sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng. Lời kêu gọi này đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận đang nóng lên trong chính giới Trung Quốc.

Một nguồn tin kinh tế của Trung Quốc cho biết tại Trung Nam Hải (nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh nơi có văn phòng của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc), đã xuất hiện những mối quan ngại về việc các công ty nước ngoài đang rút khỏi Trung Quốc: “Điều được đề cập tới nhiều khi nói về vấn đề này là điều khoản ‘khuyến khích (và tài trợ) cho việc tái thiết lập các chuỗi cung ứng’ trong gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp của Nhật Bản”. Continue reading “Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc”

Thế mạnh và hạn chế của Trung Quốc khi vươn lên lãnh đạo toàn cầu

Nguồn: Ian Buruma, “Confronting China“, Project Syndicate, 11/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thay vì sử dụng tất cả các quyền lực của chính phủ liên bang để hạn chế sự tàn phá của COVID-19, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang lãng phí thời gian và năng lượng quý giá vào việc đổ lỗi cho Trung Quốc về sự lây lan của virus. Các chuyên gia đang nói về một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng nếu Hoa Kỳ thực sự có ý định đối đầu với Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo toàn cầu thì Trump đang làm hỏng nỗ lực đó một cách tồi tệ.

Khi chính phủ Trung Quốc đang gửi cho các nước nguồn tiếp tế để chống lại đại dịch và thậm chí cử cả các đội y tế, Trump lại cắt đứt việc đi lại bằng hàng không từ châu Âu mà không thèm thông báo cho các đồng minh của mình. Kể từ tháng 3, chính phủ Trung Quốc đã đóng góp 50 triệu đô la cho Tổ chức Y tế Thế giới, trong khi Trump tuyên bố rằng WHO “thiên vị Trung Quốc”, đồng thời đóng băng tài trợ của Hoa Kỳ. Continue reading “Thế mạnh và hạn chế của Trung Quốc khi vươn lên lãnh đạo toàn cầu”

Tây Tạng trở thành mặt trận mới trong căng thẳng Mỹ – Trung

Nguồn: America’s pressure on China over Tibet will come to nought”, The Economist, 12/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thượng viện Mỹ chuẩn bị đặt thêm một viên gạch nữa lên bức Vạn lý trường thành của sự nghi ngờ và đổ lỗi lẫn nhau vốn đang chia rẽ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Rào cản ngày càng tăng này đã xuất hiện trên các vấn đề thương mại, gián điệp mạng, Đài Loan, sự quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc và nguồn gốc của Covid-19. Nay sẽ thêm một khía cạnh mới của một vấn đề cũ, lần này là về Tây Tạng. Vào ngày 14 tháng 5 này, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện sẽ thảo luận về Đạo luật Hỗ trợ và Chính sách Tây Tạng, một đạo luật của lưỡng đảng đã được Hạ viện thông qua hồi tháng 1. Khi nó trở thành luật, một điều có khả năng cao, Trung Quốc hẳn sẽ rất tức giận. Trung Quốc coi hành vi của mình ở Tây Tạng là một lĩnh vực không thể bị chỉ trích bởi các cường quốc bên ngoài. Continue reading “Tây Tạng trở thành mặt trận mới trong căng thẳng Mỹ – Trung”

Hợp tác và bất đồng trong quan hệ Nga – Trung

Nguồn: Elizabeth Wishnick, “Sino-Russian Consolidation at a Time of Geopolitical Rivalry”, China Leadership Monitor, 01/03/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Quan hệ Nga – Trung đã được củng cố đáng kể trong hai năm qua. Mặc dù điều này diễn ra đồng thời với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và căng thẳng Mỹ-Nga gia tăng, quan hệ đối tác Trung-Nga đã bắt đầu trở nên sâu sắc ngay trước khi Mỹ có những thay đổi trong chính sách đối với mỗi nước, như được chứng thực trong một cuộc thảo luận về hợp tác Trung-Nga trong nông nghiệp, công nghệ, các vấn đề quân sự và Bắc Cực. Tuy nhiên, hợp tác trong tất cả các lĩnh vực này có những giới hạn và các nhà phân tích Trung Quốc hiện đang tranh luận về mức độ mong muốn và tính khả thi của một mối quan hệ đối tác như vậy. Mối quan hệ cá nhân mạnh mẽ giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin cho phép họ điều khiển quan hệ này, vốn được củng cố hơn nữa bằng cách tiếp cận tương đồng của họ với sự lãnh đạo độc đoán. Tuy nhiên, những thay đổi tiềm tàng trong chính sách của Mỹ và đặc biệt là những diễn biến ở Trung Á và Bắc Cực có thể thách thức mối quan hệ đối tác Trung-Nga trong tương lai. Continue reading “Hợp tác và bất đồng trong quan hệ Nga – Trung”

Hoạt động chính trị của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong khi nhiều hoạt động công khai của người Công Giáo hướng đến khía cạnh trợ giúp xã hội, một số hoạt động còn liên quan đến khía cạnh chính trị. Theo Allan Goodman, dù Phật Giáo chiếm đa số ở Việt Nam, Công Giáo được đánh giá có tính tổ chức tốt hơn về mặt chính trị.[1] Dù có nhiều ý kiến cho rằng Công Giáo ít phân mảnh hơn Phật Giáo trên tư cách một khối chính trị,[2] nhưng họ không đơn thuần là một khối thống nhất. Có nhiều nhóm có đường hướng đối lập nhau, được hình thành giữa những năm 1960 trong một loạt các đảng phái và nhóm chính trị khác nhau trong bộ máy lập pháp. Một vài nhóm có tính cục bộ, bắt nguồn từ việc trung thành với một linh mục nhất định. Năm 1965, có hai nhóm rất quyền lực, cả hai đều chống cộng mạnh mẽ. Một nhóm được dẫn đầu bởi cha Hoàng Quỳnh, người đứng đầu một giáo xứ quan trọng là Phát Diệm ở tỉnh Ninh Bình trước khi di cư. Nhóm còn lại được dẫn đầu bởi các cha Trần Đức Huynh và Mai Ngọc Khuê, người đứng đầu giáo xứ Bùi Chu ở tỉnh Nam Định trước 1954.[3] Ngoài ra còn có những nhóm quy tụ các trí thức Công Giáo gắn với các tờ báo khác nhau, như Sống ĐạoHành Trình.[4] Continue reading “Hoạt động chính trị của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975”

Nhà Lý dưới thời vua Lý Anh Tông (1138-1175)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiệu Minh:1138-1139; Đại Định:1140-1162; Chính Long Bảo Ứng:1163-1173; Thiên Cảm Chí Bảo1174-1175.

Vua Anh Tông lên ngôi lúc mới 2 tuổi, trị vì chưa được bao lâu, vào năm 1140 có người thầy bói tên là Thân Lợi tự xưng là con riêng của Vua Lý Nhân Tông, mang đồ đảng đến vùng Thái Nguyên, Bắc Kạn xúi giục dân chúng nổi dậy:

Tháng 10 năm Đại Định năm thứ 1[1140]. Người thầy bói Thân Lợi tự xưng là con của Nhân Tông đem đồ đảng theo đường thủy đến châu Thái Nguyên [Thái Nguyên, Bắc Kạn], từ châu Tây Nông [Phú Bình, Thái Nguyên] kéo ra, qua châu Lục Lệnh, vào chiếm châu Thượng Nguyên và châu Hạ Nông [Bạch Thông, Bắc Kạn], thu nạp những kẻ trốn tránh, chiêu mộ thổ binh, có đến hơn 800 người, cùng mưu làm loạn.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 4. Continue reading “Nhà Lý dưới thời vua Lý Anh Tông (1138-1175)”

Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Tác giả: Bùi Tài Kiên

Nhật Bản là một trường hợp đặc biệt để nghiên cứu tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Là quốc gia nằm tại tiền tuyến của cạnh tranh, Nhật Bản ở vị thế khó xử bởi vừa là đồng minh quân sự thân cận của Mỹ lại vừa có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Vấn đề giới nghiên cứu quan tâm là Nhật Bản ứng xử thế nào giữa Mỹ và Trung Quốc khi quan hệ giữa hai nước này căng thẳng. Do đó, bài viết này sẽ phân tích về phản ứng của Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh Mỹ Trung trên ba phương diện: chính trị – ngoại giao, kinh tế và quốc phòng- an ninh, để làm sáng tỏ hai câu hỏi trên.

Nghiên cứu cho thấy Nhật Bản phản ứng tương đối linh hoạt, vừa củng cố quan hệ chính trị và an ninh với Mỹ, trong khi duy trì quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Chính sách của Nhật Bản phụ thuộc vào ba nhân tố chính, đó là (i) quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ; (ii) tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và lo ngại hành động của Trung Quốc tại Biển Đông; và (iii) sự gia tăng phụ thuộc của Nhật vào chuỗi cung ứng và thị trường của Trung Quốc. Continue reading “Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung”