Trung Quốc nên chuẩn bị hậu sự cho Triều Tiên?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trang “Diễn đàn Đông Á” bản điện tử số ra ngày 11/9/2017 đăng bài “Đã đến lúc chuẩn bị cho kết cục xấu nhất của Triều Tiên” của tác giả Giả Khánh Quốc (Jia Qingguo), Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế của Đại học Bắc Kinh. Bài này đang gây ra một cuộc tranh cãi lớn trong dư luận Trung Quốc.

Giáo sư Giả Khánh Quốc cho rằng vũ khí hạt nhân và tên lửa mà Triều Tiên phát triển sớm muộn sẽ trở thành sự đe dọa thực sự đối với nước Mỹ, nước này có thể sẽ phát động cuộc tấn công quân sự “phủ đầu” nằm hủy diệt vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Cho dù Mỹ tự kiềm chế không đánh đòn phủ đầu thì trong tình hình ngày càng bị quốc tế trừng phạt nghiêm khắc hơn và Mỹ cùng Hàn Quốc tập trận chung với quy mô ngày càng lớn, Triều Tiên cũng có thể phát động chiến tranh. Continue reading “Trung Quốc nên chuẩn bị hậu sự cho Triều Tiên?”

Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc

Tác giả: Hồ Anh Hải

Sử dụng Hiến pháp để củng cố địa vị hợp pháp của chính đảng cầm quyền luôn luôn là “phong vũ biểu” của nền chính trị chính đảng ở Trung Quốc kể từ sau Cách mạng Tân Hợi (1911), dù là Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch hay Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của Mao Trạch Đông.

Sau khi đánh đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, QDĐ lên cầm quyền, đưa ra lý luận “Nhà nước của Đảng” (Đảng Quốc), dùng Hiến pháp xác lập mô hình “Đảng trị”, tức “Dùng Đảng để cai trị đất nước”. ĐCSTQ, lúc đó đang hoạt động bí mật, đã kịch liệt phản đối mô hình này. Mãi đến năm 1936 và 1946, QDĐ mới tuyên bố “Trả lại chính quyền cho dân”, và Hiến pháp mới không trực tiếp đề cập địa vị pháp lý của đảng cầm quyền nữa. Continue reading “Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc”

Ken Burns, Lynn Novick và ‘Cuộc chiến Việt Nam’

 

Tổng hợp: Nguyễn Nhật Huy

“Đó là một sự xấu hổ thường nhật.” Ken Burns đã nói như vậy khi được hỏi về trải nghiệm sản xuất bộ phim tài liệu “Cuộc chiến Việt Nam” mà ông hợp tác cùng nữ đạo diễn Lynn Novick. Burns và Novick bắt đầu dự án với “một sự ngạo mạn” rằng họ hiểu cuộc chiến. Nhưng ngay khi bắt đầu quá trình nghiên cứu, họ nhận ra họ đã gần như không biết gì.

Những năm gần đây là thời gian nở rộ cho những nghiên cứu mới về Việt Nam, một chủ đề phần nào đánh mất sự hứng thú từ phía các học giả và công chúng vào những năm 1990. Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của hệ thống Cộng sản làm tăng sự tự tin về sức mạnh và làm giảm mối quan tâm tới những cuộc chiến thất bại của Mỹ. Continue reading “Ken Burns, Lynn Novick và ‘Cuộc chiến Việt Nam’”

Liều thuốc thử đối với quyền lực của Tập Cận Bình

Nguồn:All the president’s men?A Communist Party gathering in China will test Xi Jinping’s power”, The Economist, 07/09/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc lâu nay đã phải giữ trống lịch trình công tác của họ trong tháng Chín, Mười và Mười Một để chờ thông báo ngày tổ chức Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuối cùng, ngày đó cũng đã được công bố. Vào ngày 18 tháng 10 tới, Đại hội sẽ được khai mạc, thảm đỏ sẽ được trải ra và bầu trời sẽ trở nên trong xanh khi các nhà máy sẽ phải đóng cửa và ô tô sẽ bị cấm lưu thông. Đây là Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ khi được thành lập năm 1921. Tại Đại hội, khoảng 2.300 đại biểu tham dự sẽ bầu ra một Ban chấp hành Trung ương Đảng mới, sau đó Ban chấp hành mới này sẽ họp kín để sắp xếp lại nhân sự trong các cơ quan ra quyết định quyền lực nhất của Trung Quốc. Thành phần ban lãnh đạo mới phần lớn đã được quyết định sau nhiều tháng thảo luận bí mật. Những tin đồn xuất hiện nhan nhản về việc ai đã được chọn. Continue reading “Liều thuốc thử đối với quyền lực của Tập Cận Bình”

Campuchia của Hun Sen trượt dài vào chế độ độc tài

Nguồn: Hun Sen’s Cambodia slides into despotism, Financial Times, 07/09/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự bỏ mặc của phương Tây và sự bảo trợ của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này.

Trên một trong những số báo cuối cùng của tờ Cambodia Daily xuất hiện một dòng tiêu đề “Hướng đến chế độ độc tài tuyệt đối” và bên dưới là hình ảnh nhà lãnh đạo chính của phe đối lập Campuchia bị bắt trong một cuộc đột kích lúc nửa đêm.

Trong tuần này, Thủ tướng Hun Sen đã cho đóng cửa tờ báo Anh ngữ độc lập này, vốn bắt đầu xuất bản vào năm 1993, nhằm phản ứng lại việc tờ báo này tường thuật việc chế độ của ông tấn công vào các giá trị tự do của Campuchia. Continue reading “Campuchia của Hun Sen trượt dài vào chế độ độc tài”

Phân tích Phán quyết vụ VN kiện Indonesia về biện pháp tự vệ lên một số sản phẩm sắt thép

Tác giả: Khuất Duy Lê Minh

Ngày 18/08/2017, Ban hội thẩm vụ Việt Nam, Đài Loan kiện Indonesia về các biện pháp tự vệ lên một số sản phẩm sắt và thép đã ban hành Báo cáo, kết luận việc Indonesia áp thuế lên sản phẩm thép cán nhập khẩu theo Quy định số 137.1/PMK.011/2014 (Quy định 137) không phải là biện pháp tự vệ theo Điều 1 Hiệp định về tự vệ, và việc áp thuế lên mặt hàng thép cán nhập khẩu có nguồn gốc từ tất cả các nước, loại trừ 120 nước được liệt kê theo Quy định 137, là trái với nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc được nêu trong Điều I.1 Hiệp định GATT 1994; Indonesia cần phải điều chỉnh để tuân thủ nghĩa vụ theo Hiệp định GATT 1994.

Mặc dù theo kết luận của Ban hội thẩm, Indonesia đã vi phạm các nghĩa vụ thành viên WTO, nhưng những phân tích của Ban hội thẩm trong vụ kiện có thể có một số tranh luận về khía cạnh pháp lý. Continue reading “Phân tích Phán quyết vụ VN kiện Indonesia về biện pháp tự vệ lên một số sản phẩm sắt thép”

Trung Quốc và các mục tiêu địa chính trị trước năm 2049

Nguồn: Tanguy Struye de Swielande, “La Chine et ses objectifs géopolitiques à l’aube de 2049“, Diploweb, 03/09/2017.

Biên dịch: Hương Lan

Năm 2049, Trung Quốc sẽ kỷ niệm 100 năm Cuộc cách mạng năm 1949, 100 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Từ nay tới thời điểm đó, Trung Quốc có thể sẽ hoàn thành “Giấc mộng Trung Hoa”, tức giành vị trí số 1 trên trường quốc tế, mục tiêu mà Chủ tịch Tập Cận Bình ủng hộ kể từ khi ông trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối năm 2012. Để đạt được điều đó, những mục tiêu địa chính trị mà nước này nhắm tới là gì? Continue reading “Trung Quốc và các mục tiêu địa chính trị trước năm 2049”

Trung Quốc biến thương mại thành vũ khí

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Weaponization of Trade”, Project Syndicate, 26/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc phủ nhận sự pha trộn giữa thương mại và chính trị, tuy nhiên, lâu nay quốc gia này lại sử dụng thương mại để trừng phạt các nước từ chối phục tùng mình. Việc gần đây Trung Quốc nặng tay trừng phạt Hàn Quốc để phản ứng lại quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của quốc gia này chỉ là một ví dụ mới nhất về việc sử dụng thương mại như một vũ khí chính trị của chính quyền Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích và rồi tận dụng sự phụ thuộc kinh tế của các quốc gia khác để ép buộc họ ủng hộ những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của mình. Các hình phạt kinh tế của Trung Quốc đa dạng từ việc hạn chế nhập khẩu hoặc tẩy chay không chính thức hàng hóa đến từ một quốc gia bị nhắm tới, cho đến việc tạm dừng xuất khẩu các mặt hàng chiến lược (như các loại khoáng sản đất hiếm) và vận động trong nước chống lại các doanh nghiệp cụ thể của nước ngoài. Các công cụ khác bao gồm việc đình chỉ các chuyến du lịch và ngăn chặn đường vào ngư trường đánh bắt cá. Tất cả đều được sử dụng cẩn thận để tránh sự trục trặc có thể làm hại đến những lợi ích thương mại riêng của Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc biến thương mại thành vũ khí”

Khủng hoảng Triều Tiên chỉ là một sô diễn?

Nguồn: John Mecklin, “North Korean ‘crisis’ just a puppet show”, Reuters, 13/09/2017.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù bao gồm nhiều sự kiện đáng quan ngại – phóng tên lửa đạn đạo, thử nghiệm vũ khí hạt nhân, tập trận và những cuộc đấu khẩu vô nghĩa – nhưng cuộc “khủng hoảng” Bắc Triều Tiên trong những tháng gần đây chủ yếu là một sô diễn được sáng tạo nên.

Một năm trước, khả năng Bắc Triều Tiên bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào Hoa Kỳ về cơ bản là bằng không; họ không có khả năng mở một cuộc tấn công như vậy. Nhưng Bình Nhưỡng đã đạt được những tiến bộ công nghệ kể từ đó. Continue reading “Khủng hoảng Triều Tiên chỉ là một sô diễn?”

‘Liên lạc Pennsylvania’: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ ở Việt Nam

Nguồn: Robert K. Brigham, “A Lost Chance for Peace in Vietnam,” The New York Times, 16/06/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có lẽ không có câu hỏi nào ám ảnh một cách đáng ngại trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam trong năm 1967 hơn câu: Nếu Mỹ và các đối thủ ở Việt Nam có thể đạt được một thoả thuận hoà bình chấp nhận được trước cuộc leo thang lớn Tết Mậu Thân 1968 thì có thể mạng sống của hàng trăm nghìn người đã được cứu. Liệu một hòa ước như vậy có khả thi hay không?

Trong nhiều năm, các học giả và các nhà hoạch định chính sách đã nghiên cứu khả năng này. Nhiều người cho rằng chiến tranh leo thang là không thể đảo ngược, rằng số phận chung của các đối thủ của Mỹ ở Việt Nam là định mệnh, như thực tế đã cho thấy. Nhưng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một hướng mới. Viễn cảnh hoà bình có thể đã sáng sủa hơn những gì người ta nghĩ. Như trêu ngươi, một cách tiếp cận đã suýt thành công: đó là các cuộc hội đàm bí mật giữa Washington và Hà Nội bắt đầu từ tháng 6 năm 1967, dưới mật danh “Pennsylvania.” Continue reading “‘Liên lạc Pennsylvania’: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ ở Việt Nam”

Tiểu thuyết Thủy Hử trong mắt một học giả phương Tây

Tác giả: Bill Jenner (Australia) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cách đây ít lâu tiểu thuyết Thủy Hử được dựng thành phim truyền hình nhiều tập. Sau khi công chiếu, các nhân vật trong truyện đã trở thành đề tài ưa thích được dân chúng khắp Trung Quốc (TQ) sôi nổi bàn tán. Nhân dịp này, giáo sư Bill Jenner ở Đại học Quốc gia Australia, một người đã nhiều năm nghiên cứu văn học cổ điển TQ và từng dịch tác phẩm cổ điển TQ nổi tiếng Tây Du Ký ra tiếng Anh, đã trả lời phỏng vấn, nói lên quan điểm của ông đối với tiểu thuyết Thủy Hử. Qua đây có thể thấy người phương Tây và người Trung Quốc có quan điểm giá trị rất khác nhau. Continue reading “Tiểu thuyết Thủy Hử trong mắt một học giả phương Tây”

Sự hình thành đường biên giới Việt Nam–Campuchia thời Nguyễn

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bài viết này phản bác lại luận điểm rằng đường biên giới Việt Nam-Campuchia là sáng tạo của người Pháp. Trái lại, nó là sản phẩm của các nỗ lực của nhà Nguyễn ở đầu thế kỷ XIX trong việc hoạch định biên giới, tổ chức lãnh thổ, và xác lập các hệ thống phòng thủ, cũng như bố trí dân cư dọc theo đường ranh giới mà theo đó sẽ định hình nên đường biên hiện đại giữa hai quốc gia.

Các lập luận về lãnh thổ và biên giới của Campuchia từ giữa thế kỷ XX liên quan đến hai vấn đề lớn: thứ nhất là vùng hạ lưu sông Mekong thuộc về ai? Và đường biên giới ngày nay hình thành như thế nào? Cả hai đều liên quan đến một diễn trình lịch sử lâu dài và cực kỳ phức tạp trong suốt hai nghìn năm qua mà nhiều câu hỏi trong số đó vẫn chưa được giải đáp một cách thỏa đáng. Continue reading “Sự hình thành đường biên giới Việt Nam–Campuchia thời Nguyễn”

Đổi mới II: Pháp quyền và tính chính danh của Nhà nước ở Việt Nam

Tác giả: Lê Vĩnh Triển & Kris Hartley

Việt Nam có cơ hội để xác định một mô hình phát triển tự do hóa thế hệ tiếp theo.

Sự phát triển kinh tế Việt Nam kể từ những cải cách của Đổi Mới 1986 là một mô hình tiến bộ đối với các nước thành viên ASEAN khác. Từ năm 2000, tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam đã đạt mức bình quân 6,4%, đưa quốc gia này trở thành quốc gia đạt ngưỡng thu nhập trung bình với tốc độ ấn tượng. Là thị trường mới nổi, với lộ trình chính sách nhất quán, cùng các tham vọng kinh tế làm cho Việt Nam trở thành thỏi nam châm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, là nguồn tài trợ cho sự tiến bộ nhanh chóng qua các giai đoạn phát triển.

Tuy nhiên, quá trình hiện thực hóa tiềm năng kinh tế của Việt Nam còn có thể được đẩy mạnh hơn nữa bằng cách tăng cường các biện pháp chống tham nhũng. Chống tham nhũng là việc rất quan trọng để đảm bảo tính chính danh của các đảng chính trị và các thể chế nhà nước, nhưng những nỗ lực đó trở nên yếu đi nếu không có luật pháp nhất quán và minh bạch. Continue reading “Đổi mới II: Pháp quyền và tính chính danh của Nhà nước ở Việt Nam”

Nhìn lại Khủng hoảng Tài chính châu Á 1997 sau 20 năm

Nguồn: Barry Eichengreen, “Asia’s Unhappy Anniversary”, Project Syndicate, 10/07/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 7 này kỷ niệm 20 năm cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, hay chính xác hơn, sự kiện đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng: sự kiện phá giá đồng baht Thái Lan. Trong khi những lễ kỷ niệm kiểu này không phải là một lý do tốt để ăn mừng, ít nhất chúng cũng mang lại một cơ hội để nhìn lại xem những gì đã thay đổi – và, không kém phần quan trọng, là những gì đã không thay đổi.

Các nguyên nhân của cuộc khủng khoảng đã gây nhiều tranh luận lúc đó và chúng vẫn còn được tranh luận đến ngày hôm nay. Các nhà quan sát phương Tây đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch và quan hệ quá mật thiết giữa các doanh nghiệp và các chính phủ Châu Á – cái mà họ gọi là “tư bản thân hữu.” Những nhà bình luận Châu Á, về phần mình, lại phê phán các quỹ đầu tư mạo hiểm vì đã gây mất ổn định các thị trường tài chính khu vực và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vì đã kê một đơn thuốc vốn chút nữa đã giết chết bệnh nhân. Continue reading “Nhìn lại Khủng hoảng Tài chính châu Á 1997 sau 20 năm”

Những thịnh suy của phong trào cộng sản Pháp

Nguồn: Marc Lazar, “The Fertile Ground of French Communism”, The New York Times, 15/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm nay rất đặc biệt: vì Emmanuel Macron đã chiến thắng, vì sự có mặt của một đại diện đảng cực hữu ở vòng thứ hai, vì sự thất bại ngay từ vòng đầu tiên của hai đảng lớn nhất ở cánh tả và cánh hữu. Và cũng bởi vì màn thể hiện mạnh mẽ của Jean-Luc Mélenchon, người đứng đầu phong trào chính trị “Nước Pháp Bất Khuất”.

Ông Mélenchon, người cũng nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp (Parti communiste français – PCF), đã giành được 19,5% số phiếu trong vòng bầu cử đầu tiên, dù ông chỉ đứng thứ tư và không thể tham gia vào vòng thứ hai. Bằng cách từ chối công khai ủng hộ Macron (mà trong mắt của Mélenchon là một người tân tự do), nhưng lại đồng thời tuyên bố rằng Marine Le Pen cần phải bị phản đối, Mélenchon đã gây ra nhiều tranh cãi và làm xuất hiện nghi vấn về quan điểm thực sự của ông. Cả Macron lẫn François Fillon, ứng viên trung hữu, đều không hề do dự khi gọi Mélenchon là một người cộng sản. Dường như bóng ma của Chủ nghĩa Cộng sản đã quay trở lại Pháp một cách đột ngột trong thế kỷ 21. Continue reading “Những thịnh suy của phong trào cộng sản Pháp”

Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Venezuela’s Unprecedented Collapse,” Project Syndicate, 31/07/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vội vã hôm 16 tháng 7 dưới sự bảo hộ của phe đối lập kiểm soát Quốc hội để phản đối lời kêu gọi thành lập Hội đồng Lập hiến Quốc gia của Tổng thống Nicolás Maduro, hơn 720.000 công dân Venezuela đã bỏ phiếu ở nước ngoài. Trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2013 chỉ có 62.311 người bỏ phiếu như vậy. Bốn ngày trước cuộc trưng cầu dân ý, 2.117 thí sinh đã tham gia cuộc sát hạch giấy phép hành nghề y tế của Chile, trong đó có gần 800 người Venezuela. Và ngày 22 tháng 7, khi biên giới với Colombia được mở lại, 35.000 người Venezuela đã băng qua cây cầu hẹp giữa hai nước để mua thực phẩm và thuốc men.

Người dân Venezuela rõ ràng muốn rời đi – và không khó để biết được lý do tại sao. Truyền thông trên khắp thế giới đã đưa tin về Venezuela, miêu tả những tình cảnh thực sự khốn cùng, với những hình ảnh về sự đói khát, tuyệt vọng, và giận dữ. Trang bìa của tờ The Economist số ngày 29 tháng 7 đã tóm gọn tất cả trong một câu: “Venezuela trong cơn hỗn loạn.” Continue reading “Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela”

Lật tẩy trò hù dọa của Trung Quốc

Nguồn: Brahma Chellaney, “Calling the Chinese Bully’s Bluff”, Project Syndicate, 08/08/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Trung Quốc càng tích lũy được thêm sức mạnh, nước này càng cố gắng để đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại bằng những màn hù dọa và bắt nạt. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc đối đầu biên giới trên dãy Himalaya giữa nước này với quân đội Ấn Độ tiếp tục diễn ra, cách tiếp cận đó đang ngày càng bộc lộ những hạn chế một cách rõ nét.

Cuộc đối đầu hiện tại được châm ngòi từ giữa tháng 6, khi Bhutan, một đồng minh thân cận của Ấn Độ, phát hiện Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang cố gắng mở rộng một tuyến đường xuyên qua Doklam, một cao nguyên thuộc dãy Himalaya vốn thuộc về Bhutan nhưng bị Trung Quốc yêu sách chủ quyền. Ấn Độ, nước bảo đảm an ninh cho đất nước Bhutan nhỏ bé, đã nhanh chóng đưa quân và trang thiết bị đến đó nhằm ngăn chặn việc xây dựng của Trung Quốc, quả quyết rằng tuyến đường đó – mà từ đây có thể bao quát điểm giao nhau giữa biên giới Tây Tạng, Bhutan, và bang Sikkim của Ấn Độ – đe dọa đến an ninh của chính nước này. Continue reading “Lật tẩy trò hù dọa của Trung Quốc”

Vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình vs. Chính phủ Việt Nam: Một số nhận định sơ bộ

 

Tác giả: Nguyễn Thanh Tuân

Dẫn nhập

Từ ngày 21/08 đến ngày 27/08/2017 vừa qua, Tòa án Trọng tài Quốc tế (ICA – International Court of Arbitration), một cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), có trụ sở tại Paris, đã mở phiên xét xử vụ tranh chấp: Công dân Vương quốc Hà Lan (gốc Việt), ông Trịnh Vĩnh Bình, kiện Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vụ kiện liên quan đến việc Việt Nam vi phạm Thỏa thuận giữa hai bên tại Singapore năm 2006 về việc Việt Nam bồi thường bằng tiền và trả lại tài sản mà ông Trịnh Vĩnh Bình đã đầu tư theo quy định của Hiệp định Đầu tư Hà Lan – Việt Nam (10/3/1994) nhưng đã bị Chính phủ Việt Nam tịch thu trước đây. Continue reading “Vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình vs. Chính phủ Việt Nam: Một số nhận định sơ bộ”

Chính sách Một Trung Quốc là gì?

Nguồn:What is the one-China policy?”, The Economist, 14/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Chỉ có một Trung Quốc trên thế giới, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc,” Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào ngày 8 tháng 3 như vậy. Đó không phải là cách mà Đài Loan nhìn nhận về vấn đề này. Ít nhất, Đài Loan không chấp nhận rằng nó là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, với thủ đô là Bắc Kinh. Vậy tại sao Mỹ lại nói rằng họ ủng hộ chính sách “một Trung Quốc”? Và tại sao các quan chức Đài Loan lại cảm thấy nhẹ nhõm khi Donald Trump, trước đó đã thách thức quan điểm “một Trung Quốc”, lại bày tỏ sự ủng hộ đối với điều này trong một cú điện thoại với người đồng nhiệm Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình, vào tháng 2 vừa qua? Continue reading “Chính sách Một Trung Quốc là gì?”

Chín vấn đề nổi bật của ngoại giao Trung Quốc

Nguồn: “對中國外交的九個反思”Financial Times, 03/07/2017.

Biên dịch: Hoàng Lan

Ngoại giao về cơ bản được quyết định bởi thực lực quốc gia. Nhưng không có nghĩa là có thực lực thì có thể làm tốt ngoại giao, ở đây còn có một vấn đề làm thế nào để vận dụng thực lực, việc này liên quan đến tư tưởng, chiến lược và sách lược ngoại giao.

Những năm gần đây cùng với việc nâng cao thực lực quốc gia, phong cách ngoại giao của Trung Quốc cũng có sự thay đổi rất lớn, từ tương đối bảo thủ trước đây chuyển sang tích cực dám nghĩ dám làm, nhưng việc tích cực mạnh dạn này lại không mang lại hiệu quả như mong đợi, trái lại, ở mức độ nào đó khiến cho môi trường tổng thể của Trung Quốc trở nên xấu đi. Ở đây có nhân tố dư luận bên ngoài chưa thể thích ứng với việc nâng cao thực lực của Trung Quốc, tuy nhiên phần nhiều là do bản thân Trung Quốc gây ra. Nói một cách đơn giản ngoại giao Trung Quốc mang lại cho người ta cảm giác “sợ nhưng không phục”, làm người ta sợ thì dễ, bởi thực lực của bạn đặt ở đó, người ta đương nhiên sợ bạn, giống như đứa trẻ sợ người lớn vậy, đây là một phản ứng tự nhiên nảy sinh bởi thực lực quốc gia, nhưng đồng thời với sự sợ hãi, làm cho người ta tôn kính hay nể phục thì rất khó. Continue reading “Chín vấn đề nổi bật của ngoại giao Trung Quốc”