Quá trình mở rộng lãnh thổ nước Mỹ trong thế kỷ 19

us e

Tác giả: Khoa Thị Hằng

Bài viết nghiên cứu các vấn đề như: Thương vụ Louisiana (1803), Vấn đề Florida (1819), sáp nhập Oregon (1846) và Texas (1845), …cũng như các cuộc thương thuyết giữa chính phủ Mỹ với chính phủ các nước Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Nga nhằm sáp nhập các vùng đất trên vào lãnh thổ Mỹ. Phân tích những tác động của quá trình mở rộng lãnh thổ Mỹ tới những chuyển biến trong xã hội Mỹ như sự thay đổi thành phần dân cư, chuyển biến về kinh tế-xã hội, tác động đối với sự hình thành một số yếu tố cấu thành đặc điểm văn hóa Mỹ, tác động đối với việc hình thành chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỷ XIX.

Bối cảnh quốc tế và khu vực

Bối cảnh quốc tế

Để tái lập nền quân chủ ngay khi cuộc chiến chống Napoleon chưa kết thúc, các nước châu Âu thuộc liên minh chống Pháp đã tổ chức Hội nghị Vienne nhằm định đoạt cục diện mới ở châu Âu theo chiều hướng có lợi cho mình. Nhằm bảo vệ quyền lợi theo quy định tại hiệp ước Vienne, các nước châu Âu đã thành lập các tổ chức như “Đồng minh Thần thánh” và “Đồng minh Tứ cường” để chống lại phong trào đấu tranh của quần chúng. Continue reading “Quá trình mở rộng lãnh thổ nước Mỹ trong thế kỷ 19”

Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?

China-US-relations

Nguồn: Pankaj Ghemawat & Thomas Hout, “Can China’s Companies Conquer the World?”, Foreign Affairs, March/April 2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Mặc cho những khó khăn kinh tế gần đây của Trung Quốc, rất nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích cho rằng nước này vẫn đang trên đà soán ngôi Mỹ và sẽ sớm trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. Thật vậy, điều này đã trở thành một quan điểm chủ đạo – nếu không phải gần như là một niềm tin chung – ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Nhưng những nhân tố cấu thành ý kiến này thường bỏ qua một sự thật quan trọng: sức mạnh kinh tế gắn bó mật thiết với sức mạnh doanh nghiệp, một lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn còn bị Mỹ bỏ xa. Continue reading “Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?”

Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?

jerusalem

Nguồn: Laura Wharton, “Jerusalem First”, Project Syndicate, 28/03/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jerusalem không phải một mà là hai thành phố. Gần 50 năm sau khi Israel chiếm được Đông Jerusalem, thành phố này vẫn luôn bị chia cắt. Trong bối cảnh các khu vực dân cư của thành phố trải qua một làn sóng bạo lực mới, việc thừa nhận thực tế này đang trở nên ngày càng cấp bách. Quá trình dàn xếp tình trạng của Jerusalem như là hai thành phố, một cho người Israel và một cho người Palestine, phải được coi là một ưu tiên nếu muốn đạt được hòa bình giữa hai bên.

Kế hoạch Phân chia của Liên Hợp Quốc năm 1947 đã đề nghị tách Palestine lúc đó do Anh kiểm soát thành một nhà nước Do Thái và một nhà nước Ả Rập, nhưng lại đặt riêng Jerusalem thành một vùng đất độc lập dưới sự quản thác quốc tế. Tuy nhiên trong cuộc chiến tranh Ả Rập – Israel năm 1948, thành phố này đã bị chia tách. Tây Jerusalem nằm dưới sự kiểm soát của Israel và Đông Jerusalem – bao gồm cả phần Thành Cổ – bị chiếm đóng bởi Vương quốc Jordan. Continue reading “Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?”

Khoảng cách thế hệ trong chính trị Âu – Mỹ

jobseekers

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The New Generation Gap”, Project Syndicate, 16/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một điều thú vị đã xuất hiện trong mẫu hình bầu cử trên cả hai bờ Đại Tây Dương (ở cả châu Âu và Mỹ): Cách những người trẻ bỏ phiếu khác biệt rõ rệt so với những người lớn tuổi. Có vẻ như một sự phân chia rõ rệt đã xuất hiện, không dựa nhiều vào thu nhập, giáo dục, hay giới tính mà phụ thuộc vào việc người bỏ phiếu thuộc thế hệ nào.

Sự phân chia này xuất phát từ những nguyên nhân dễ hiểu. Thế hệ trẻ và thế hệ những người lớn tuổi hiện nay có cuộc sống khác nhau. Quá khứ của họ khác nhau, và cả những triển vọng của họ cũng khác nhau. Continue reading “Khoảng cách thế hệ trong chính trị Âu – Mỹ”

Về vụ gián điệp TQ đánh cắp thông tin mật của Mỹ

su-bin

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) số ra ngày 24/3/2016 đăng xã luận dưới tiêu đề “Chúng ta nên cảm ơn hay là kêu oan cho Tô Bân?” Nguyên văn như sau:

Ngày 23/03/2016, bộ Tư pháp Hoa Kỳ ra thông cáo cho biết một người Trung Quốc tên là Tô Bân [Su Bin – Stephen Su] đã thú nhận tội xâm nhập hệ thống máy tính của nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ để đánh cắp tài liệu kỹ thuật liên quan đến các loại máy bay tiên tiến như máy bay tiêm kích F-22 , F-35 và máy bay vận tải hạng nặng C-17.

Thông cáo nói: trong bản nhận tội thỏa thuận được với Bộ Tư pháp Mỹ, ông Tô Bân thừa nhận đã “đóng vai trò quan trọng trong một âm mưu từ Trung Quốc”, có kết hợp với hai người “không rõ lai lịch” sống ở Trung Quốc. Có báo Mỹ phỏng đoán hai người đó là quân nhân Trung Quốc. Continue reading “Về vụ gián điệp TQ đánh cắp thông tin mật của Mỹ”

Thách thức đối với chương trình tư hữu hóa của Nga

1124918

Nguồn: Sergei Guriev, “A Russian Fire-Sale Privatization”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Đặng Phương Hoa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bị bóp nghẹt bởi sự giảm sút giá dầu và cấm vận của phương Tây, vị thế tài khóa của Nga đang nhanh chóng sụp đổ, khiến chính phủ nước này phải áp dụng những biện pháp ngày càng mạnh tay hơn nhằm kiềm chế sự gia tăng thâm hụt ngân sách. Chi tiêu của chính phủ năm nay đã được cắt giảm tới 8% tính theo giá trị thật nếu so với năm 2015 – một mức cắt giảm lớn nhưng chưa đủ để cân bằng ngân sách. Thực tế, nếu giá dầu vẫn giữ nguyên mức 30-35 đô la một thùng (dự toán ngân sách Nga năm nay dựa trên dự báo giá dầu trung bình ở mức 50 đô la), thì mức thâm hụt ngân sách của Nga sẽ ở mức 6% GDP. Với “quỹ dự phòng” chỉ bằng khoảng 4,5% GDP và sự tiếp cận hạn chế với các thị trường tài chính quốc tế, Nga cần khẩn cấp một Kế hoạch B cho ngân sách. Continue reading “Thách thức đối với chương trình tư hữu hóa của Nga”

Ấn Độ và Trung Quốc: Cuộc đua đến vị thế siêu cường

India-vs-China-690-825x542

Nguồn: Darren MacKie, “The Race to Superpower Status“, Asian Affairs, 03/2016.

Biên dịch: Văn Cường

Trước khi khẳng định nước nào sẽ là siêu cường toàn cầu thời gian tới, chúng ta cần nhìn lại các yếu tố để tạo nên một siêu cường là gì. Quan điểm chung đều cho rằng siêu cường là một quốc gia có thể tạo ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới quốc gia đó tới khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Điều này đạt được thông qua sức mạnh về kinh tế, quân sự, văn hóa, ngoại giao và khoa học kỹ thuật. Nếu xét về khía cạnh này thì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đã là siêu cường. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu cả hai có thực sự thể hiện được tất cả những điều nói trên ở phương diện toàn cầu, nếu không thì nước nào nổi trội hơn? Continue reading “Ấn Độ và Trung Quốc: Cuộc đua đến vị thế siêu cường”

Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P2)

Mao Tse Toung

Biên dịch: Vũ Huy Quang

Bài liên quan: Phần 1

8.

Hỏi: Sau khi Nhật đầu hàng, chuyện gì xảy ra?

Đáp: Tháng Tám 1945, ngay sau khi Nhật đầu hàng Mỹ, Mao đi Trùng Khánh, thủ đô tạm thời của chính quyền Quốc dân Đảng. Mao ở đó tháng rưỡi, để có những cuộc tiếp xúc bí mật với Tưởng về chuyện tiếp tục sự cộng tác, và thành lập chính phủ liên hiệp. Kết quả cuộc nói chuyện được công bố ngày 10 tháng Mười, một Thông cáo Chung ghi những điều kiện duy trì hòa bình giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Trong buổi ra mắt công chúng, Mao tỏ tình cảm, bằng cách hô lớn, “Tưởng thủ lãnh Quốc dân Đảng vạn tuế!” Ngay sau đó là một chuỗi những xung đột giữa 2 đảng. Tưởng đưa quân tấn công vào những làng mạc có quân du kích trú đóng. Để cố gắng ngăn ngừa nội chiến có thể bùng ra bất cứ lúc nào, Truman gửi đặc phái viên là George Marshall sang Trung Quốc. Continue reading “Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P2)”

Trung Quốc “đại suy sụp”

china-l

Nguồn: Jeffrey Wasserstrom, “The Great Fall of China“, Wall Street Journal, 28/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quang Dy

Trung Quốc đã bước vào “cái bẫy thu nhập trung bình”. Nó chỉ có thể thoát ra bằng cách dẫn dắt các ngành công nghiệp dựa vào tri thức chứ không phải cơ bắp.

Đúng là David Shambaugh viết rất khỏe. Cuốn sách mới nhiều thông tin về “Tương lai Trung Quốc” tiếp theo cuốn “Đảng Cộng sản Trung Quốc” (China’s Communist Party, 2008) và cuốn “Trung Quốc Toàn cầu Hóa” (China Goes Global, 2013). Cuốn sách này đề cập đến các lập luận đã được đưa ra lần đầu trong bài phân tích “Sự Đổ vỡ Sắp tới của Trung Quốc” (The Coming Chinese Crackup) cũng đăng trên tờ báo này cách đây một năm, gây nhiều tranh cãi. Lập luận chính của vị giáo sư ĐH George Washington rất dễ tóm tắt: Trừ phi Tổng bí thư đảng Tập Cận Bình tiến hành cải cách chính trị lớn, nền kinh tế sẽ thất bại và đảng sẽ sụp đổ. Vì các học giả thường thận trọng khi xác quyết về thời điểm các sự kiện sẽ xảy ra, nên Shambaugh chỉ viết rằng nó có thể xảy ra trong thập kỷ tới. Continue reading “Trung Quốc “đại suy sụp””

Brexit sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ?

20160305_fnp502

Nguồn: Harold James,”Will Brexit break the pound?”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố gần đây của chính phủ Anh rằng một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Anh trong Liên minh châu Âu sẽ được tổ chức vào ngày 23/6 đã nhanh chóng gây ra sự sụt giảm đáng kể giá trị đồng bảng Anh. Biến động tỷ giá đồng bảng sẽ tiếp tục diễn ra cho đến trước cuộc trưng cầu dân ý, và càng mạnh mẽ hơn tại những thời điểm khi việc bỏ phiếu ủng hộ “Brexit” (Anh ra khỏi EU) có nhiều khả năng xảy ra. Kết quả có thể là một lời tiên đoán tự trở thành hiện thực mà trong đó bất ổn thị trường và chính trị càng khiến các cử tri Anh muốn từ bỏ EU – một kết quả cực kỳ nguy hiểm cho họ và cả những người dân châu Âu khác.

Những tác động chính trị này gợi nhớ tới trải nghiệm của thế kỷ 20, khi giá trị ngoại tệ của đồng bảng là nỗi ám ảnh quốc gia tại Anh và các cuộc khủng hoảng tiền tệ thường phá hủy uy tín của các chính phủ và gây tổn hại chính trị. Continue reading “Brexit sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ?”

Ai là chủ sở hữu thực sự của quần đảo Senkaku?

quan dao senkaku

Nguồn:Who really owns the Senkaku islands?”, The Economist, 03/12/2013.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong năm vừa qua, quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), một nhóm năm hòn đảo nhỏ không người ở giữa biển Hoa Đông, đã cho thấy chúng có khả năng làm rung chuyển mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai cường quốc lớn nhất châu Á. Chúng thậm chí đã gợi lên bóng ma của một cuộc xung đột quân sự, điều mà Mỹ lo ngại có thể bị kéo vào. Các nguy cơ là rất cao. Vậy, ai mới là chủ sở hữu thực sự của quần đảo Senkaku? Continue reading “Ai là chủ sở hữu thực sự của quần đảo Senkaku?”

Silvio Berlusconi: ‘Bản gốc’ người Ý của Donald Trump

trump italian

Nguồn: Bill Emmott, “Trump’s Italian Prototype”, Project Syndicate, 14/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc tỷ phú Donald Trump vươn lên trong cuộc đua bầu cử tổng thống Mỹ vừa đáng sợ lại vừa thú vị. Khi chiến dịch tranh cử của Trump vốn từng bị chế nhạo tiếp tục thành công – mà lần gần nhất là tại các cuộc bầu cử sơ bộ ở Michigan và Mississippi và họp kín ở Hawaii – các chuyên gia đang phải vật lộn tìm kiếm những trường hợp tương tự trong lịch sử nhằm làm sáng tỏ hiện tượng này. Dù không có phép so sánh nào là hoàn hảo, nhưng người phù hợp nhất có lẽ Silvio Berlusconi, ông trùm truyền thông đã có ba nhiệm kỳ làm Thủ tướng Ý. Và đây không phải là một mẫu hình có thể giúp chúng ta yên tâm. Continue reading “Silvio Berlusconi: ‘Bản gốc’ người Ý của Donald Trump”

Biển Đông: Vấn đề ‘sống còn’ đối với ĐCS Trung Quốc

bilahari

Nguồn:S China Sea ‘an existential issue to legitimise CCP rule”, Today Online, 31/03/2016.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Vấn đề Biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề nơi mà các thông số cho sự cạnh tranh và lợi ích của Mỹ – Trung được xác định rõ ràng nhất. Từ đó, các nước Đông Nam Á sẽ rút ra kết luận cho riêng mình về quyết tâm của Mỹ và ý định của Trung Quốc đối với khu vực, nhà ngoại giao kỳ cựu Bilahari Kausikan (ảnh) của Singapore ngày hôm qua cho hay.

Phát biểu trong bài thứ ba trong số năm bài giảng tại Viện Nghiên cứu Chính sách (IPS), ông Kausikan lưu ý rằng tầm quan trọng của Biển Đông đối với Trung Quốc lớn hơn so với Mỹ do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dùng vấn đề này nhằm biện minh cho tính chính danh của mình dựa trên lịch sử. Continue reading “Biển Đông: Vấn đề ‘sống còn’ đối với ĐCS Trung Quốc”

J. Koffler: Y sỹ phương Tây đầu tiên ở phủ chúa Nguyễn

hue

Tác giả: Lê Nguyễn

Trong việc nội trị, có lẽ Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) là vị chúa Nguyễn đầu tiên sử dụng một người phương Tây làm thầy thuốc riêng cho mình. Người đó là Jean Koffler, giáo sĩ, sinh ở Prague (Tiệp Khắc) ngày 19.6.1711, lớn lên tu học theo các giáo sĩ dòng Tên (Jésuite). Năm 1739, Koffler sang Macao và năm sau, đến Đàng Trong rồi ở lại đây suốt 14 năm, trong đó có 7 năm phục vụ trong phủ Chúa, trước khi chịu chung số phận với nhiều giáo sĩ khác, bị tống giam và bị trục xuất khỏi Đàng Trong vào năm 1755. Mười một năm sau, tức năm 1766, Koffler lại bị tống giam ở Lisbon (Bồ Đào Nha), ông sử dụng thời gian ở trong tù để ghi lại những hồi ức về khoảng thời gian khá dài đã sống ở Đại Việt. Tác phẩm này được một giáo sĩ thuộc Hội truyền giáo quốc ngoại là V. Barbier dịch ra tiếng Pháp dưới nhan đề Description historique de la Cochinchine (Miêu tả lịch sử xứ Đàng Trong). Tác phẩm gồm 7 chương, trong đó dành 4 chương đầu viết về lịch sử vương quốc Đàng Trong, đặc biệt những chi tiết thú vị về đời sống thường nhật cũng như những dịp đặc biệt trong phủ Chúa. Đây có lẽ là tác phẩm đầu tiên miêu tả một cách sinh động và khá đầy đủ các sinh hoạt cung đình, điều mà chính sử chỉ nói đến qua loa bằng những dòng sử biên niên khô khan và cứng nhắc.

Continue reading “J. Koffler: Y sỹ phương Tây đầu tiên ở phủ chúa Nguyễn”

Pháp có nên tước quốc tịch của các phần tử khủng bố?

Wanted terrorists

Nguồn: Raphaël Hadas-Lebel, “France’s Citizenship Test,” Project Syndicate, 10/03/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau các vụ tấn công khủng bố đẫm máu hồi tháng 11 năm ngoái ở Paris, đã có một cuộc tranh cãi nảy lửa về việc có nên tước quốc tịch của những người bị buộc tội khủng bố hay không. Trong khi có giá trị biểu tượng đáng kể, động thái này sẽ có ít ảnh hưởng thực tế. Tuy nhiên những bất đồng sâu sắc về vấn đề này vẫn tiếp tục lấn át thảo luận về những chủ đề quan trọng hơn, như tăng trưởng kinh tế chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao – và nhiều khả năng sẽ tiếp tục như vậy.

Vấn đề tước quốc tịch được đưa ra vào ngày 16/11/2015, chỉ ba ngày sau các vụ tấn công khủng bố, khi Tổng thống François Holland công bố một loạt các biện pháp bảo vệ chống lại mối đe doạ khủng bố, bao gồm kéo dài thêm 3 tháng tình trạng khẩn cấp được ban bố trong đêm diễn ra các vụ tấn công. Continue reading “Pháp có nên tước quốc tịch của các phần tử khủng bố?”

Mặt trái của trò chơi ‘trưng cầu dân ý’

referendum-1

Nguồn: Ian Buruma, “The Referendum Charade”, Project Syndicate, 08/03/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Các cuộc trưng cầu dân ý đang là mốt thịnh hành ở châu Âu. Tháng 6 tới, cử tri nước Anh sẽ quyết định liệu Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UK) có ở lại Liên minh châu Âu (EU) hay không. Chính phủ Hungary cũng đã kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về việc chấp nhận hạn ngạch người nhập cư do EU đặt ra cho nước này. Thủ tướng Hungary, Viktor Orbán, đã nói rằng Hungary sẽ từ chối để họ (những người nhập cư) vào nước này. Ông nói “Tất cả những kẻ khủng bố cơ bản đều là dân nhập cư”. Và cuộc trưng cầu dân ý có vẻ sẽ đi theo hướng mà ông mong muốn.

Có lẽ cuộc trưng cầu dân ý kỳ quặc nhất sẽ diễn ra vào tháng 4 ở Hà Lan, tiếp sau một chiến dịch kiến nghị thành công. Câu hỏi được đặt ra cho các công dân Hà Lan là liệu nước này có nên ủng hộ một hiệp định liên kết giữa EU và Ukraine hay không. Tất cả các nước thành viên khác của EU đã đồng ý, nhưng nếu không có Hà Lan, hiệp định này sẽ không được phê chuẩn. Continue reading “Mặt trái của trò chơi ‘trưng cầu dân ý’”

Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên Lào

boten-laos-street

Nguồn: Samuel Ku, “China’s expanding influence in Laos”, East Asia Forum, 26/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đề án chung về Khu hợp tác kinh tế Mohan-Boten mới được ký gần đây là khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới đầu tiên mà Trung Quốc thiết lập ở Lào và cũng là đầu tiên trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Thỏa thuận này cho thấy mục tiêu của gã khổng lồ châu Á muốn mở rộng quan hệ kinh tế với các nước láng giềng phía nam.

Boten, một ngôi làng hẻo lánh ở biên giới Trung Quốc – Lào, nằm ở một vị trí chiến lược giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Á, vì nó kết nối hai đường giao thông quan trọng từ Trung Quốc đến lục địa Đông Nam Á. Một là Đường cao tốc Côn Minh – Bangkok, bắt đầu từ Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam , Trung Quốc, đi qua Boten, sau đó qua Cầu hữu nghị Thái-Lào, và cuối cùng đến Bangkok. Continue reading “Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên Lào”

Giáo Hoàng Pius XII và nạn diệt chủng Do Thái

Pius-XII-Jews

Nguồn: Carol Rittner, Stephen D. Smith và Irena Steinfeldt, The Holocaust and the Christian World, Yad Vashem 2000, trang 133-137.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vai trò của Vatican trong khoảng thời gian diễn ra nạn diệt chủng người Do Thái (Holocaust) vẫn gây nhiều tranh cãi. Các lập luận tập trung vào cáo buộc rằng Giáo Hoàng Pius XII đã không lên tiếng bảo vệ những nạn nhân của Holocaust và chính thức lên án chủ nghĩa Quốc xã.

Những người ủng hộ Đức Giáo Hoàng nhắc đến hàng ngàn người Do Thái được giải cứu bởi những tổ chức Công Giáo ở Rome và khắp châu Âu, và những nỗ lực của các Khâm sứ (Đại sứ của Giáo Hoàng). Họ cho rằng trong những năm hậu chiến nhiều nhân vật Do Thái cao cấp đã bày tỏ lòng biết ơn đến Vatican và một rừng cây đã được trồng ở Israel để tưởng nhớ Đức Giáo Hoàng khi ngài mất vào năm 1958. Họ lập luận rằng những tranh cãi chỉ rộ lên khi vở kịch của Rolf Hochuth mang tên Người Đại Diện (The Representative) ra đời vào năm 1963 và kết tội Đức Giáo Hoàng đồng lõa với chủ nghĩa Quốc xã vì nỗi lo những người Bolshevik sẽ càn quét khắp châu Âu. Continue reading “Giáo Hoàng Pius XII và nạn diệt chủng Do Thái”

Chuyên chế là bản sắc dân tộc của nước Nga?

b1182a6f94ec49bec895818256d3fcc4

Nguồn: Robert J. Shiller, “Is Russia’s National Character Authoritarian?Project Syndicate, 14/03/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Việc Nga xâm lược Ukraine và sự phục tùng của công chúng nước này đối với sự kiểm soát trực tiếp báo chí của chính phủ đã khiến nhiều người tự hỏi có phải người Nga có thiên hướng chuyên chế hay không. Cách đặt vấn đề này có vẻ hợp lý. Nhưng từ kinh nghiệm bản thân, tôi cho rằng chúng ta phải rất thận trọng khi kết luận về bản sắc của một dân tộc trên cơ sở những sự kiện riêng lẻ.

Năm 1989, tôi được mời tham dự một hội nghị kinh tế tại Moskva, khi đó thuộc Liên Xô, được đồng tài trợ bởi cơ quan nghiên cứu IMEMO (hiện có tên là Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Primakov) của Liên Xô và Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia của Hoa Kỳ. Những hội nghị chung kiểu này là một phần của bước đột phá lịch sử bắt nguồn từ sự tan băng trong quan hệ Mỹ – Xô. Các nhà kinh tế Liên Xô có vẻ hồ hởi với việc chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường, và tôi đã ngạc nhiên về thái độ cởi mở của họ khi nói chuyện với chúng tôi những khi nghỉ giữa giờ hay trong bữa tối. Continue reading “Chuyên chế là bản sắc dân tộc của nước Nga?”

Trung Quốc: Khủng hoảng niềm tin gây bất an xã hội

d43d7e14d473177427860f

Tác giả: Trương Hiền Lượng (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Vào thập niên 80 thế kỷ trước, nguyên Thủ tướng Anh Thatcher từng nói “Trung Quốc không thể trở thành nước lớn trên thế giới.” Vì sao vậy? Bà Thatcher nói: Vì Trung Quốc không có một ý thức hệ chính thống [nguyên văn chủ lưu ý thức hình thái] có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

Xin chớ coi thường “Bà đầm thép” này, câu nói ấy của bà ta vừa sâu cay vừa trúng đích! Ý thức hệ chính thống của Trung Quốc hiện nay là gì?

Dường như chẳng ai nói được rành rọt điều đó. Ai nói ra miệng được rõ ràng thì hầu như lời nói lại khác với thực tế, lời nói và việc làm không thống nhất. [Chẳng hạn] nói Trung Quốc ta còn có “đấu tranh giai cấp” là thứ có thể xuất khẩu – nhưng đấy là chuyện ở thời đại Mao Trạch Đông. Thời “Cách mạng Văn hóa” chúng ta làm “Xuất khẩu cách mạng” tới mức ở Paris cũng xuất hiện “Hồng vệ binh làm phản” [nguyên văn tạo phản]. Continue reading “Trung Quốc: Khủng hoảng niềm tin gây bất an xã hội”