Số phận Assad quyết định tương lai xung đột Syria

ST_20151124_VNASSAD_1861321

Nguồn:Assad’s fate pivotal to resolving Syrian conflict”, The Straits Times, 24/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Phần lớn thế giới đều đồng ý rằng Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria (ISIS) phải bị tiêu diệt. Nhưng đạt được điều đó bằng cách nào và liệu loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad có giúp thúc đẩy hay cản trở tiến trình đó vẫn còn là một đề tài gây tranh cãi kịch liệt.

Các cuộc tấn công khủng bố tại Paris đã thúc đẩy các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết cuộc nội chiến ở Syria vốn góp phần dẫn tới sự trỗi dậy của ISIS, nhóm chiến binh chịu trách nhiệm về các cuộc tàn sát khiến 130 người thiệt mạng tại thủ đô nước Pháp.

Tuy nhiên, sau hơn 4 năm rưỡi, những trở ngại đối với hòa bình ở Syria vẫn không thay đổi, trong đó trở ngại lớn nhất là số phận của Tổng thống Bashar al-Assad. Continue reading “Số phận Assad quyết định tương lai xung đột Syria”

Vì sao nhà nước Somaliland chưa được công nhận?

20151031_BLP515

Nguồn:Why Somaliland is not a recognised state”, The Economist, 01/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Somaliland, một dải đất hẹp có người Somali sinh sống nằm ở bờ nam của vịnh Aden, sở hữu gần như đầy đủ mọi yếu tố để trở thành một quốc gia. Somaliland dùng đồng tiền riêng, có bộ máy hành chính tương đối hiệu quả và một lực lượng quân đội và cảnh sát được đào tạo bài bản. Chính phủ Somaliland đặt tại thủ đô Hargeisa, duy trì một mức độ kiểm soát đáng kể trên lãnh thổ của mình. Nhìn chung, đây là đất nước hòa bình, trái ngược hoàn toàn với Somali ở phía nam – nơi mà các cuộc đánh bom và một vụ bạo loạn cuối tuần qua tại một khách sạn nổi tiếng ở thủ đô nước này đã cướp đi sinh mạng ít nhất 14 người.

Somaliland tham gia các thỏa thuận pháp lý (ví dụ như ký các giấy phép thăm dò dầu khí với các tập đoàn nước ngoài) và tham gia vào các hoạt động ngoại giao với Liên Hợp Quốc, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh châu Âu và các quốc gia như Anh, Mỹ và Đan Mạch. Nhưng kể từ khi tuyên bố độc lập năm 1991, đất nước này vẫn chưa nhận được sự công nhận chính thức từ bất cứ một chính phủ nước ngoài nào. Đối với thế giới bên ngoài, Somaliland vẫn chỉ là một vùng tự trị của Somali, chịu sự quản lý của chính phủ liên bang Somali ở thủ đô Mogadishu. Tại sao Somaliland vẫn chưa phải là một nhà nước? Continue reading “Vì sao nhà nước Somaliland chưa được công nhận?”

Cách tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo

1844

Nguồn: Richard N. Haass, “After Paris,” Project Syndicate, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công ở Paris của những cá nhân có liên quan đến Nhà nước Hồi giáo ngay sau các vụ đánh bom ở Beirut và tai nạn của một máy bay Nga trên bán đảo Sinai đã củng cố thực tế rằng mối đe dọa khủng bố đã bước vào một giai đoạn mới và thậm chí nguy hiểm hơn. Chỉ có thể phỏng đoán tại sao Nhà nước Hồi giáo quyết định dàn dựng những cuộc tấn công vào thời điểm này. Có thể là do nó đang mở rộng ra toàn cầu để bù đắp cho những mất mát lãnh thổ gần đây ở Iraq. Nhưng dù lý do là gì thì điều chắc chắn là cần phải có một phản ứng rõ ràng từ thế giới.

Trên thực tế, thách thức mà Nhà nước Hồi giáo đặt ra đòi hỏi phải có một số phản ứng khác nhau, do không có chính sách riêng lẻ nào hứa hẹn là đủ. Cần có nhiều nỗ lực trong nhiều lĩnh vực. Continue reading “Cách tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo”

Cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo: Putin liều, Obama do dự

20151003_LDP002_0

Nguồn:Putin dares, Obama dithers“, The Economist, 03/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mối nguy hiểm của việc Nga can thiệp ở Syria và sự dè chừng của Mỹ tại Afghanistan.

Nếu chỉ nghe những lời từ phía tổng thống Vladimir Putin thì Nga đã trở thành lãnh đạo cuộc chiến toàn cầu mới chống lại chủ nghĩa khủng bố. Trái lại, Barack Obama dường như ngày càng tỏ ra mệt mỏi với các cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo mà Mỹ đã chiến đấu hơn một thập niên qua. Vào ngày 30 tháng 9, các máy bay phản lực Nga bắt đầu tiếp sức cho lực lượng quân đội đang bị bao vây của tổng thống Bashar al-Assad. Nga đang thiết lập một mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo với Iraq và Iran. Giáo hội Chính thống giáo Nga thì đang nói về một cuộc thánh chiến. Lời tuyên bố chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo (IS) của Putin cho đến giờ vẫn còn đáng nghi ngờ. Bằng chứng của việc Nga ném bom trong ngày đầu tiên là việc nước này đã tấn công các lực lượng nổi loạn Sunni khác, bao gồm một số do Mỹ hậu thuẫn. Ngay cả khi Trung Đông là một sân khấu chính trị thì Nga vẫn đang thể hiện động thái táo bạo nhất của đất nước này tại đây, vốn từ trước đến nay là địa bàn của Mỹ, kể từ khi Liên Xô bị hất cẳng khỏi khu vực này vào thập niên 1970. Continue reading “Cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo: Putin liều, Obama do dự”

Chiến dịch của Putin ở Syria: Hiệu quả đi kèm rủi ro

Russian-jet-Syria-jpg

Nguồn: Thomas Graham, “Putin’s Dramatic Syria Move Raises Russian Profile – With Risks,” YaleGlobal, 06/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Putin muốn ổn định Syria, ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan, và làm suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ, nhưng chiến lược này có thể phản tác dụng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tái định hình Trung Đông bằng cách táo bạo tạo ra các sự kiện trên thực địa. Sự tăng cường quân sự gần đây và những cuộc không kích ban đầu nhằm vào các mục tiêu trong lãnh thổ Syria đánh dấu sự trở lại của Nga trong vai trò một chủ thể chiến lược lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 khi các quốc gia Ả Rập đọ sức với Israel.

Điện Kremlin đang khó lòng che giấu được thái độ tự hài lòng với sự can thiệp quân sự nhanh chóng của mình ở Syria. Về mặt chiến thuật nó đã khiến Hoa Kỳ hoàn toàn bất ngờ – đến giờ ngay cả Washington cũng tuyên bố không biết Nga có ý đồ gì – và Putin chắc hẳn cũng sửng sốt khi Washington đang loay hoay tìm cách phản ứng, đưa ra những lời đe dọa và cảnh báo sáo rỗng mà không có hành động cụ thể nào để hỗ trợ các tuyên bố đó. Continue reading “Chiến dịch của Putin ở Syria: Hiệu quả đi kèm rủi ro”

Khủng hoảng Trung Đông và nguy cơ toàn cầu

middle-east-conflict

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Middle East Meltdown and Global Risk”, Project Syndicate, 01/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong số các nguy cơ địa chính trị hiện nay, không có nguy cơ nào lớn hơn vòng cung bất ổn kéo dài từ Maghreb (Bắc Phi) tới biên giới Afghanistan – Pakistan. Dù phong trào Mùa xuân Ả-rập dần trôi xa, bất ổn trong vòng cung này ngày càng sâu sắc. Thực vậy, trong số ba quốc gia đầu tiên bùng phát phong trào, Libya đã trở thành một nhà nước thất bại, Ai Cập đã quay trở lại nền cai trị độc đoán, còn Tunisia đang mất ổn định về kinh tế và chính trị bởi các cuộc tấn công khủng bố.

Bạo lực và bất ổn ở Bắc Phi đang lan rộng qua vùng châu Phi hạ Sahara với việc Sahel – một trong những khu vực nghèo nhất và có môi trường bị phá hủy nặng nề nhất – đang tê liệt dưới phong trào thánh chiến vốn cũng đang lan sang vùng Sừng châu Phi ở phía Đông. Giống như ở Libya, các cuộc nội chiến đang diễn ra ác liệt tại Iraq, Syria, Yemen và Somalia khiến chúng ngày càng giống như các nhà nước thất bại. Continue reading “Khủng hoảng Trung Đông và nguy cơ toàn cầu”

Tại sao Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Syria?

20150926_blp509

Nguồn: Why Russia is increasing its military presence in Syria”, The Economist, 22/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thiện Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một vài ngày qua, Nga đã đặc biệt tăng cường hiện diện quân sự tại Syria. Báo cáo từ các quan chức Mỹ (và bị chính quyền Nga phủ nhận) nhận định rằng nước này hiện đã triển khai ít nhất 28 chiến đấu cơ tại căn cứ không quân bên ngoài thành phố Lakatia nằm trên bờ biển Syria. Theo nguồn được tờ New York Times dẫn lại, những chiến đấu cơ này bao gồm cả các máy bay cường kích Su-24 và Su-25, và chúng sẽ tăng viện cho đội hình vốn được cho là chỉ gồm vỏn vẹn 4 chiếc phi cơ đã có mặt từ trước. Sự xuất hiện của các chiến đấu cơ được trang bị tên lửa không đối không là một việc đặc biệt dị thường vì không có bất kỳ một đối thủ Syria nào đối đầu với tổng thống Bashar-al Assad có lực lượng không quân. Continue reading “Tại sao Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Syria?”

Trò chơi quyền lực của Putin tại Syria

pix3_102014

Nguồn: Anne Applebaum, “Putin’s power plays”, Washington Post, 27/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Viết về tổng thống Nga luôn dễ bị sa vào kiểu nói chuyện phiếm về địa chính trị. Dù cho Chiến tranh Lạnh đã kết thúc cách đây một phần tư thế kỷ, Vladimir Putin vẫn quen được coi như một nhân vật toàn cầu, một người đại diện cho những lợi ích vĩnh viễn của Nga, người thừa kế của Sa hoàng, Lenin hay Stalin, một kẻ sống trong thế giới mà trong đó các chủ thể nhà nước đấu tranh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát lãnh thổ, và tất cả họ đều chơi một trò chơi may rủi khổng lồ như cách nhìn nhận của Kissinger.

Đối với ai tự đeo vào mình một lăng kính như thế, hành động xâm nhập của Putin vào Syria chừng mực nào đó cũng có lý. Quyết định đúng lúc của ông trong việc gửi hàng trăm binh lính Nga, 28 máy bay chiến đấu, trực thăng, xe tăng và pháo binh tới Syria ngay trước phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã được miêu tả theo nhiều cách khác nhau như là một sự cố gắng để quay trở lại Cuộc chơi lớn tại Trung Đông thời hiện đại; để mở rộng ảnh hưởng của Nga tại Địa Trung Hải; để nâng đỡ chính phủ Iran và để thay thế vị trí lãnh đạo của Mỹ tại khu vực này. Continue reading “Trò chơi quyền lực của Putin tại Syria”

Tác động của giá dầu rẻ lên tăng trưởng toàn cầu

oil-well-afghanist_2094169b

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Cheap Oil and Global Growth”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giá dầu dao động mạnh đang gây mất ổn định cho các nền kinh tế và các thị trường tài chính trên toàn thế giới. Nguyên nhân của việc giá dầu giảm một nửa từ 110 đô-la xuống 55 đô-la một thùng vào năm ngoái là rõ ràng: Ả Rập Xê-Út quyết định mở rộng sản xuất để tăng thị phần trong thị trường dầu mỏ toàn cầu. Nhưng điều gì khiến giá dầu giảm hơn nữa trong vài tuần qua – xuống mức thấp tương đương thời kỳ ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – và nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới như thế nào?

Lời giải thích phổ biến là nhu cầu của Trung Quốc suy yếu, với việc giá dầu tụt dốc là một điềm báo của suy thoái kinh tế ở cả Trung Quốc lẫn trên toàn cầu. Nhưng điều này là gần như chắc chắn sai, mặc dù nó có vẻ được xác nhận bởi sự tương quan chặt chẽ giữa các thị trường dầu và thị trường chứng khoán, nơi giá đã giảm tới mức thấp nhất kể từ năm 2009 không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở châu Âu và hầu hết các nền kinh tế mới nổi. Continue reading “Tác động của giá dầu rẻ lên tăng trưởng toàn cầu”

Ý nghĩa lịch sử của Hòa ước Sèvres đối với Trung Đông

sevres-map

Nguồn: Nick Danforth, “Forget Sykes-Picot. It’s the Treaty of Sèvres That Explains the Modern Middle East”, Foreign Policy, 10/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chín mươi lăm năm trước, các nhà ngoại giao châu Âu đã nhóm họp tại một nhà máy sứ ở ngoại ô Sèvres của Paris, và ký một hiệp ước nhằm xây dựng lại Trung Đông từ đống tro tàn của Đế quốc Ottoman. Dù kế hoạch ấy nhanh chóng sụp đổ, và chúng ta hầu như chẳng nhớ gì đến nó, nhưng tương tự Thỏa thuận Sykes-Picot mà chúng ta không ngừng bàn luận, Hòa ước Sèvres ngắn ngủi này cũng có những hậu quả kéo dài cho tới ngày nay. Chúng ta nên xem xét một vài hậu quả trong số đó khi lễ kỷ niệm Hòa ước bị lãng quên này lặng lẽ trôi qua.

Năm 1915, khi quân đội Anh chuẩn bị tiến vào Istanbul thông qua bán đảo Gallipoli, chính quyền London đã in những chiếc khăn tay lụa báo trước sự kết thúc của Đế quốc Ottoman. Điều này có hơi quá sớm (bởi trận Gallipoli hóa ra lại là một chiến thắng hiếm hoi của người Ottoman trong Thế chiến I) nhưng đến năm 1920, sự tự tin của người Anh đã được chứng minh: với quân đội đồng minh chiếm đóng thủ đô Ottoman, đại diện các nước thắng trận đã ký một hòa ước với Ottoman bại trận, chia đế quốc thành những vùng chịu ảnh hưởng của châu Âu. Continue reading “Ý nghĩa lịch sử của Hòa ước Sèvres đối với Trung Đông”

Ai ở Mỹ muốn phá thỏa thuận hạt nhân với Iran?

Iran-nuclear-deal-1024x576

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “Saying No to the Warmongers,” Project Syndicate, 17/07/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bản hiệp ước nhằm kiềm chế các hoạt động hạt nhân của Iran đạt được ở Vienna đã khiến những kẻ hiếu chiến nổi khùng. Các công dân trên toàn thế giới nên ủng hộ nỗ lực dũng cảm của Tổng thống Mỹ Barack Obama để vượt qua những kẻ hiếu chiến, tâm phục trước việc các bên ký kết không chỉ có Hoa Kỳ mà còn gồm tất cả năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cộng thêm Đức.

Nhiều người trong số những kẻ hiếu chiến đến từ các cơ quan chính phủ của chính quyền Obama. Hầu hết người Mỹ khó nhận ra hoặc hiểu được thực trạng an ninh lâu dài của đất nước họ, nơi mà các chính trị gia được bầu dường như đang lãnh đạo nhưng thực chất là do Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Lầu Năm Góc dẫn dắt – một nhà nước thiên về các giải pháp quân sự chứ không phải là ngoại giao cho những thách thức về chính sách đối ngoại. Continue reading “Ai ở Mỹ muốn phá thỏa thuận hạt nhân với Iran?”

Điều gì diễn ra sau thỏa thuận hạt nhân với Iran?

maxresdefault (2)

Nguồn: Volker Perthes, “After the Iran Deal,” Project Syndicate, 14/07/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau 12 năm đàm phán dai dẳng, Iran và nhóm nước “P5 +1” (Trung Quốc, Pháp, Nga, Hoa Kỳ, và Anh, cộng với Đức) đã đạt được một thỏa thuận toàn diện nhằm giới hạn chương trình phát triển năng lực hạt nhân của Iran trong mục đích phi quân sự. Để đổi lại sự hợp tác của mình, Iran cuối cùng được dỡ bỏ khỏi các lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, và Mỹ đã áp đặt nhiều năm nay. Đây là một thành công ngoại giao rất lớn.

Tất nhiên, các cuộc đàm phán đã vấp phải nhiều chỉ trích từ Quốc hội Mỹ và Quốc hội Iran, cũng như Ả Rập Xê-út, Israel, và thậm chí cả Pháp. Nhưng những lợi ích tiềm năng mà thỏa thuận mang lại là không thể phủ nhận. Continue reading “Điều gì diễn ra sau thỏa thuận hạt nhân với Iran?”

Những dịch chuyển trong cấu trúc khu vực Trung Đông

13930605000199_PhotoI

Tác giả: Bùi Huy Thành

Nỗ lực thay đổi cấu trúc khu vực của Ả-rập Xê-út

Trong 6 thập kỷ qua, quan hệ giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út được xây dựng trên nền tảng đôi bên cùng có lợi. Theo đó, Mỹ đóng vai trò là người bảo trợ an ninh cho Ả-rập Xê-út, đổi lại Ả-rập Xê-út duy trì nguồn cung năng lượng hợp lý giúp ổn định thị trường năng lượng. Tuy nhiên, nền tảng mối quan hệ này đang có nguy cơ bị lung lay bởi việc Mỹ dần tự chủ được nguồn cung năng lượng nhờ công nghệ khai thác dầu, khí đá phiến và sự nghi ngại về vai trò của Mỹ đối với các vấn đề an ninh trong khu vực như việc Mỹ bỏ mặc đồng minh sau phong trào Mùa Xuân Ả-rập, dừng không kích chế độ Assad tại Sirya hay thúc đẩy đàm phán hạt nhân với Iran. Đây chính là động lực thúc đẩy Ả-rập Xê-út muốn định hình lại khu vực Trung Đông theo hướng nâng cao vị thế của các nước Ả-rập. Continue reading “Những dịch chuyển trong cấu trúc khu vực Trung Đông”

Tại sao Mỹ mắc kẹt với Ảrập Saudi?

saudi-us

Nguồn: Matt Schiavenza, “Why the US is stuck with Saudi Arabia”, The Atlantic, 24/01/2015.

Biên dịch: Phạm Thủy Tiên | Biên tập: Bùi Thu Thảo

Sự ra đi của Đức Vua Ảrập Saudi Abdullah (ngày 23/1/2015) do biến chứng nhiễm trùng phổi đã khơi dậy một làn sóng những lời ca tụng hoa mỹ từ các nhà lãnh đạo Mỹ. Trong bài phát biểu chính thức của mình, Tổng thống Obama đã ngợi ca “sự đóng góp không ngừng nghỉ của Đức Vua trong công cuộc tìm kiếm hòa bình” tại Trung Đông. Ngoại trưởng John Kerry thì gọi ông là “con người của sự thông tuệ và tầm nhìn”. Trong khi đó, Phó tổng thống Biden tuyên bố ông sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Mỹ đến Ảrập Saudi để trực tiếp viếng Đức Vua.

Những lời ca tụng nồng nhiệt dành cho Đức Vua Abdullah 90 tuổi không gây nhiều ngạc nhiên. Ảrập Saudi và Mỹ đã là đồng minh thân cận trong nhiều thập niên. Nhưng phản ứng có phần thái quá trước sự ra đi của Đức Vua đã hé lộ một sự thật không mấy dễ chịu về mối quan hệ giữa ông và Washington. Continue reading “Tại sao Mỹ mắc kẹt với Ảrập Saudi?”

Vì sao Hồi giáo cấm hình ảnh của Muhammad?

20150117_blp518

Nguồn:Why Islam prohibits images of Muhammad?”, The Economist, 19/01/2015.

Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngước đầu nhìn lên trần của một đền thờ nguy nga ở Istanbul, nơi hiện nay là Bảo tàng Hagia Sophia (ảnh), bạn sẽ thấy hai cách tiếp cận đối với thần thánh khác nhau, phản ánh những thời kỳ khác nhau trong lịch sử của tòa nhà. Trên đó có những bức tranh khảm đẹp nhất trong số các bức tranh khảm Cơ-đốc về Chúa Jesus, mẹ của ngài và những nhân vật thần thánh khác; và những bức thư pháp Hồi giáo uốn lượn phản ánh quan niệm cho rằng Thượng đế giao tiếp với con người thông qua ngôn ngữ, nói hoặc viết, thay vì thông qua hình ảnh hay những hình thức vật chất khác. Continue reading “Vì sao Hồi giáo cấm hình ảnh của Muhammad?”

Cuộc chiến với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan

1400-Year-History-of-Hate

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The War with Radical Islam,” Project Syndicate, 15/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Nguyễn Việt Vân Anh & Lê Hồng Hiệp

Không phải là ẩn dụ khi Thủ tướng Pháp Manuel Valls nói rằng đất nước của ông đang ở trong một cuộc chiến với Hồi giáo cực đoan. Một cuộc chiến thực sự đã chính thức nổ ra, và các cuộc tấn công khủng bố tàn bạo ở Paris là một phần của nó. Nhưng cũng như hầu hết các cuộc chiến tranh khác, nó không chỉ là về tôn giáo, cuồng tín, và ý thức hệ, mà còn liên quan đến địa chính trị, và giải pháp cuối cùng của nó cũng nằm trong địa chính trị.

Những tội ác ở Paris, New York, London, và Madrid – các cuộc tấn công vào vô số quán cà phê, trung tâm thương mại, xe buýt, xe lửa, và hộp đêm – đã đánh vào những giá trị nhân văn cơ bản nhất của loài người, bởi chúng cố ý sát hại người vô tội  và tìm cách lan truyền nỗi sợ hãi trong xã hội. Chúng ta đã quen coi tội ác là sản phẩm của những kẻ điên rồ và chống đối xã hội, và chúng ta khó chấp nhận một lời giải thích nào khác ngoài sự điên rồ của những tên tội phạm như vậy. Continue reading “Cuộc chiến với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan”

Pakistan và tác động của vụ Thảm sát Peshawar

5493f7a5c1e7c

Nguồn: Shahid Javed Burki, “Pakistan after the Peshawar Massacre“, Project Syndicate, 19/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo

Vào ngày 16 tháng 12, phiến quân Taliban đã tấn công một trường học của quân đội ở Peshawar và sát hại 132 trẻ em và 9 người lớn. Tám tên khủng bố trong đồng phục quân đội đã xâm nhập vào khuôn viên được canh phòng cẩn mật của ngôi trường và xả súng vào học sinh và nhân viên. Lực lượng biệt động quân đội Pakistan đã chiến đấu với những kẻ đột nhập trong nhiều giờ đồng hồ trước khi hạ gục tên cuối cùng.

Cuộc tấn công vào trường học quân sự này là cuộc tấn công đơn lẻ đẫm máu nhất trong lịch sử Taliban. Vấn đề hiện nay là liệu sự kiện này có trở thành một bước ngoặt đối với Pakistan trong quan hệ với nhóm vũ trang này hay không. Quân đội Pakistan là thiết chế được tôn trọng và quyền lực nhất của đất nước. Bằng cách tấn công vào con em của các gia đình quân đội, Taliban làm gia tăng mạnh khả năng Pakistan sẽ kiên quyết có các bước đi chống lại nó. Continue reading “Pakistan và tác động của vụ Thảm sát Peshawar”

#239 – Trung Quốc từ bỏ chính sách không can thiệp: Trường hợp châu Phi

2012.03.30.china-africa

Nguồn: Harry Verhoeven (2014). “Is Beijing’s Non-Interference Policy History? How Africa Is Changing China”, The Washington Quarterly, Vol. 37, No. 2, pp. 55–70.

Biên dịch: Hoàng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Sự thắt chặt nhanh chóng trong mối quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là Trung Quốc) với 54 nước châu Phi mang ý nghĩa địa chính trị to lớn. Khó mà có thể hiểu được Trung Quốc đã duy trì được sự tăng trưởng ngoạn mục hàng năm của mình như thế nào nếu không có sự đóng góp của xuất khẩu nguyên liệu từ châu Phi và lợi nhuận của những doanh nghiệp Trung Quốc thu được từ nhu cầu của châu Phi về hàng tiêu dùng, về các dự án xây dựng, và về dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông. Lượng văn liệu đồ sộ về câu chuyện Trung Quốc- châu Phi gồm những nghiên cứu cho rằng chính Bắc Kinh đã dẫn đến sự tái thuộc địa hóa cả châu lục[1] đối  chọi với những phân tích tán dương Trung Quốc như là vị cứu tinh của châu Phi vào lúc mà phương Tây chỉ can dự tới châu lục này qua lăng kính của cuộc chiến quốc tế chống khủng bố và các dự án từ thiện được vận động bởi các ngôi sao nhạc rock.[2]  Continue reading “#239 – Trung Quốc từ bỏ chính sách không can thiệp: Trường hợp châu Phi”

Điều gì sẽ xảy ra tại Iraq sau khi IS bị đánh bại?

ISIS

Nguồn: Gopal Ratnam, “What comes after the Islamic State is defeated?“, Foreign Policy, 6/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hải Vân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Mỹ chắc chắn sẽ tiến hành cuộc chiến tại Iraq vào năm 2003 nhằm lật đổ Tổng thống Saddam Hussein, tướng David Petraus đã nói với một phóng viên rằng: “Hãy cho tôi biết cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào”. Sau hơn mười một năm với hàng trăm tỉ đô la, hàng nghìn binh sỹ Mỹ lại một lần nữa chiến đấu với một kẻ thủ khác tại Iraq. Và câu hỏi cũ vẫn còn đó.

Việc rút hết quân đội Mỹ về nước vào năm 2011 của tổng thống Barack Obama sau thất bại trong việc giành được một thỏa thuận an ninh với Iraq đã không được thực hiện khi Obama yêu cầu khoảng 3.100 binh sỹ Mỹ ở lại Iraq nhằm giúp huấn luyện quân đội nước này chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Theo các quan chức và giới phân tích quân sự thì giả sử ngay cả khi quân đội Mỹ và Iraq đánh bại IS, việc ngăn chặn một đất nước Iraq không bị chia cắt bởi các nhóm sắc tộc sẽ đòi hỏi sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra tại Iraq sau khi IS bị đánh bại?”

Những thách thức của Hoa Kỳ ở Trung Đông

movahedian20120713160853420

Nguồn: Chirstopher R. Hill, “America’s Middle East Challenges”, Project Syndicate, 29/11/2014.

Biên dịch: Nguyễn Diệu Hương | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Trong tháng 11 này, những lợi ích tiềm tàng của việc chuyển hướng chính sách đối ngoại Mỹ sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã trở nên rõ ràng. Tiếp sau chuyến đi tham dự Diễn đàn APEC thành công tại Trung Quốc, Tổng thống Barack Obama đã gặt hái nhiều thành quả trong chuyến dừng chân tại Myanmar với mục đích thúc đẩy quá trình chuyển đổi chính trị tại quốc gia này trước khi kết thúc chuyến công du bằng một cuộc họp đặc biệt hiệu quả của G-20 tại Brisbane.

Tuy nhiên, Mỹ đã không gặp suôn sẻ tại Trung Đông, nơi mà những rủi ro dường như đang tăng lên hàng tuần. Thật vậy, dường như không có sự đồng thuận trong việc xác định hướng đi tiếp theo. Continue reading “Những thách thức của Hoa Kỳ ở Trung Đông”