Có nên dạy chữ Hán ở bậc học phổ thông?

han

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trên báo đài và các mạng xã hội đang rộ lên cuộc tranh luận về kiến nghị dạy chữ Hán trong trường phổ thông nhằmgiữ gìn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam”. Dư luận chia làm bên ủng hộ và bên phản đối (sau đây gọi là bên A và bên B). Bên A gồm một số học giả Hán-Nôm. Bên B gồm nhiều tầng lớp, học giả, cán bộ, dân mạng… đều có. Trên mạng xã hội, một số người tỏ ý nghi ngờ động cơ chính trị của bên A. Sau đó nhân vật chính bên A vội vã viết Lời tạm kết cho cuộc tranh luận mới chỉ diễn ra có mấy ngày (27/8-2/9), nhận xét các ý kiến phản đối chủ yếu xuất phát từ tâm lý thực dụng, tâm lý đám đông và chống Trung Quốc, một số người “cứ hè nhau mà chửi… chửi hết những người có bằng cấp, giáo sư…, hệt như những người chưa hề đến trường (tức vô học)”. Continue reading “Có nên dạy chữ Hán ở bậc học phổ thông?”

Tác động của việc vay vốn Trung Quốc từ AIIB

AIIB_logo-2

Tác giả: Phạm Sỹ Thành & Trần Toàn Thắng

Các khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) có thể bị định hướng bởi sáng kiến Một vành đai một con đường (OBOR) của Trung Quốc. Việt Nam cần cân nhắc việc có vay của AIIB và tham gia OBOR hay không.

Đáng lưu ý là sau khi ông Tập Cận Bình nêu lên ý tưởng về việc thực hiện OBOR, các định chế tài chính Trung Quốc đã tăng cường và triển khai các khoản cho vay của mình tại nước ngoài tập trung vào các quốc gia nằm dọc theo sáng kiến OBOR.

Số liệu cho thấy, các khoản cho vay của Trung Quốc kể từ năm 2013 đối với các quốc gia đã có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng 67% các khoản cho vay của hai định chế cho vay phát triển lớn nhất Trung Quốc là CDB và CHEXIM (với số tiền 49,4 tỉ đô la Mỹ) tập trung vào OBOR (với lãi suất từ 4-4,5%/năm). Continue reading “Tác động của việc vay vốn Trung Quốc từ AIIB”

Vì sao vua Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn?

nguyen-anh

Tác giả: Võ Hương An

Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát, ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?

Đôi nét lịch sử

Sau 25 năm chiến đấu kiên trì và gian khổ, ngày mồng 3 tháng 5 năm Tân Dậu (13/6/1801) Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô cũ Phú Xuân, đuổi vua tôi Cảnh Thịnh chạy dài ra Bắc. Một năm sau, ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1/6/1802), tuy chưa chính thức lên ngôi hoàng đế (1) nhưng theo lời đề nghị của bầy tôi, vua ban hành niên hiệu Gia Long, mở ra một triều đại mới của nhà Nguyễn. Continue reading “Vì sao vua Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn?”

Vua triều Nguyễn chống tà thuật dị đoan như thế nào?

metindidoan

Trong những năm đầu trị quốc của hoàng đế Gia Long, cùng với nạn giặc giã, thú dữ hoành hành, vấn nạn mê tín dị đoan cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhà vua. Trước tình trạng dân chúng bị nhiều đạo sĩ dùng tà thuật mê hoặc, đắm chìm trong cơn đại hồng thủy cầu đảo, quật mồ làm bùa chú, trù yểm hại người…, vị vua lập nên triều Nguyễn đã quyết liệt vào cuộc.

Đã hơn 200 năm trôi qua nhưng cuộc chiến chống tà đạo, trừ dẹp nạn mê tín trong dân gian của hoàng đế Gia Long và sau đó là người kế nghiệp, hoàng đế Minh Mạng, vẫn còn đẫm tính thời sự! Continue reading “Vua triều Nguyễn chống tà thuật dị đoan như thế nào?”

Nhìn lại diễn biến Hội nghị Fontainebleau 1946

fontainebleau

Tác giả: Đỗ Hoàng Linh

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 được ký kết giữa Phính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (DCCH) và Chính phủ Pháp là chủ trương sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh để tránh một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù và tranh thủ thêm thời gian hòa bình, xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ.

Tuy nhiên, phía Pháp luôn trì hoãn thi hành những điều khoản đã ký và thường xuyên vi phạm Hiệp định. Ngày 24-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Cao ủy Pháp D’Argenlieu trên tuần dương hạm Emile Bertin ở vịnh Hạ Long bàn về tiến trình thi hành Hiệp định.

Hai bên đã thống nhất ba điểm: Tháng 4-1946 sẽ có một phái đoàn Quốc hội Việt Nam thăm hữu nghị Quốc hội Pháp; Cùng thời gian đó sẽ có một cuộc họp trù bị giữa hai đoàn đại biểu Pháp và Việt; Sau phiên họp trù bị, nửa cuối tháng 5-1946 sẽ có một đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam DCCH sang Pháp để tiến hành thương thảo tại Paris. Continue reading “Nhìn lại diễn biến Hội nghị Fontainebleau 1946”

Tại sao Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP?

tppvn

Nguồn: Le Hong Hiep, “What’s behind Vietnam’s delayed TPP ratification”, TODAY, 29/09/2016

Nhiều nhà quan sát cảm thấy bất ngờ khi việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được đưa vào chương trình của kỳ họp thứ hai (khóa 14) của Quốc hội Việt Nam, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20 tháng 10 tới. Như vậy, hiệp định thương mại này sẽ không được Việt Nam phê chuẩn ít nhất cho đến khoảng tháng 4 năm sau, khi Quốc hội nhóm họp trở lại.

Thông tin này gây thất vọng cho những người ủng hộ TPP, đặc biệt là khi Việt Nam được cho sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong số 12 thành viên của Hiệp định. TPP sẽ không chỉ giúp thúc đẩy GDP, hoạt động xuất khẩu và việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, mà nó còn giúp đẩy nhanh các cải cách quan trọng vốn thiết yếu cho sự phát triển kinh tế về lâu dài của đất nước. Continue reading “Tại sao Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP?”

Hệ quả từ các đập thủy điện ở Lào và Thái Lan đến ĐBSCL

 

mekong_dams

Tác giả: GS Chung Hoàng Chương (phỏng vấn)

Ngày 16/8 vừa qua, Lào đã chính thức khởi công đập thủy điện Don Sahong. Theo GS, đập thủy điện trên mang ý nghĩa như thế nào đối với Lào?

Quan ngại này cũng đã kéo dài được nhiều năm, kể từ khi đập Xayaburi được khởi công. Theo Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào – Viraphon Viravong, từ giờ, Lào phải đặt mạnh vấn đề triển khai thủy điện. Tôi đã đi tới Don Sahong và những làng dọc theo 17 nhánh của dòng sông này.  17 nhánh này chằng chịt và tạo nên mô hình có đến ngàn đảo. Đây là một khu sinh thái rất đặc biệt và có một tầm lịch sử rất quan trọng.

Từ năm 1800, nhiều đoàn thám hiểm đi dọc theo sông Mê Kông để triển khai “đường trà”. Xuất phát từ phía đồng bằng, các đoàn này đi lên ngang qua những nhánh sông thuộc tỉnh lỵ Mondulkiri nhưng lại bị ngăn cản khi đến Pakse bởi thác Khone. Thác Khone hùng vĩ và có thể xem là linh hồn của vùng Đông Nam Á. Nhưng, đập thủy điện Don Sahong lại được xây dựng ngay trong khu vực này. Continue reading “Hệ quả từ các đập thủy điện ở Lào và Thái Lan đến ĐBSCL”

Biên bản Hội đàm Thành Đô viết gì?

Tác giả: Ngô Hưng Đường (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc gặp gỡ nội bộ lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam tiến hành lặng lẽ tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990. Tham gia cuộc gặp nội bộ này phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đương nhiệm Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc Vụ Viện đương nhiệm Lý Bằng; phía Việt Nam có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo chủ yếu của hai đảng, hai nước sau thời gian gián đoạn 13 năm.

Hồi đó tôi đang làm Trưởng Phòng Nghiên cứu của Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương ĐCSTQ, có tham gia cuộc gặp nói trên với tư cách cán bộ tùy tùng. Continue reading “Biên bản Hội đàm Thành Đô viết gì?”

Chuyến du lịch Việt Nam của vị Nga Hoàng cuối cùng

nikolai

Nếu có người đặt câu hỏi: Những yếu nhân cao cấp Nga nào từng đến Việt Nam, chắc chắn đa số người trả lời sẽ nêu tên Vladimir Putin và Dmitry Medvedev.

Có lẽ nhiều người không còn nhớ rằng trong thập niên 80, Mikhail Gorbachev cũng đã đến thăm Việt Nam, tuy lúc đó ông ta chưa phải là Tổng thống của Liên Xô mà mới là ủy viên Bộ Chính trị. Và ngay sau khi miền Bắc Việt Nam bắt đầu bị Mỹ ném bom, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Alexei Kosygin đã đến Hà Nội. Và cũng rất ít người hôm nay còn nhớ rằng, vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, có một nhân vật cao cấp đã đến thăm Việt Nam — đó là ông Kliment Voroshilov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao, nhân vật quyền lực thứ 3 ở Liên Xô thời đó. Continue reading “Chuyến du lịch Việt Nam của vị Nga Hoàng cuối cùng”

Nhà ngoại giao Phạm Ngọc Thạch

pham-ngoc-thach

Tác giả: Khổng Đức Thiêm

Phạm Ngọc Thạch (1909-1968), sinh tại Sài Gòn, tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội năm 1935, về quê mở bệnh viện tư. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1939, là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 5-1945, có nhiều đóng góp cho phong trào Thanh niên Tiền phong. Tại Đại hội đại biểu Quốc dân Việt Nam họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), ông được cử vào Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Khi Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam tự cải tổ thành Chính phủ lâm thời, ông là một trong 15 thành viên của Nội các thống nhất, được cử giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế (28-8-1945), sinh hoạt đảng tại Chi bộ Văn phòng Chủ tịch Chính phủ. Trong biên bản các kỳ họp Hội đồng Chính phủ, nhiều ý kiến của ông được ghi nhận. Đáng chú ý nhất là đề nghị của ông tại phiên họp diễn ra vào chiều ngày 14-11-1945 về việc thành lập Ban Cố vấn tìm nhân tài cho đất nước để hưởng ứng bài báo Nhân tài và kiến quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa công bố trên tờ Cứu quốc phát hành buổi sáng. Căn cứ đề nghị của ông, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ định bác sĩ Nguyễn Văn Luyện và các cụ Bùi Bằng Đoàn, Lê Hữu Từ, Ngô Tử Hạ, Lê Đại, Bùi Kỷ vào Ban Cố vấn. Continue reading “Nhà ngoại giao Phạm Ngọc Thạch”

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt

china5bc

Tác giả: Trần Gia Ninh

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.  Continue reading “Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt”

Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’

aseancs

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam, ASEAN and the ‘Consensus Dilemma’”, ISEAS – Yusof Ishak Instititute, 31/08/ 2016

Trong Bài giảng Singapore thứ 38 do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) chủ trì ngày 30/08/2016, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong việc định hình các phản ứng của khu vực đối với các mối đe dọa an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống, tuyên bố rằng việc duy trì một “cấu trúc khu vực đa cực, đa tầng nấc, trong đó ASEAN đóng một vai trò trung tâm” là điều hết sức quan trọng.

Đáng chú ý là trong khi ca ngợi vai trò của ASEAN trong việc quản lý các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm tranh chấp ở Biển Đông, ông Quang cũng ngầm thể hiện sự thất vọng của Việt Nam đối với sự bất lực của ASEAN trong việc giải quyết hiệu quả các tranh chấp, một vấn đề chủ yếu do nguyên tắc đồng thuận của khối gây ra. Continue reading “Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’”

Thương điếm các nước Phương Tây ở Đại Việt TK 17

hoian

Tác giả: Đỗ Thanh Bình & Nguyễn Thị Thu Thủy

Đặt vấn đề

Thế kỷ XVI, XVII và XVIII là thời kỳ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ngoại thương ở Đại Việt. Đặc biệt, thế kỷ XVII được coi là giai đoạn phát triển phồn thịnh nhất. Góp vào sự phồn thịnh của kinh tế ngoại thương nói riêng và cả nền kinh tế Đại Việt nói chung trong các thế kỷ này là sự xuất hiện của các thương điếm với vị trí như những trung tâm thương mại, tổ chức việc buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây. Sự có mặt của các thương điếm của thương nhân Hà Lan, Anh, Pháp ở những đô thị lớn, như Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến và Hội An…đã khiến cho diện mạo của nền kinh tế phong kiến vốn mang tính tự cấp, tự túc có những thay đổi đáng kể. Continue reading “Thương điếm các nước Phương Tây ở Đại Việt TK 17”

Ngoại giao VN 30 năm Đổi Mới và vai trò Nguyễn Cơ Thạch

nguyen co thach

Tác giả: Huỳnh Phan & Lan Anh (phỏng vấn)

Trong hồi ức của PGS. TS Vũ Dương Huân, “suốt một thời gian dài chúng ta bị ý thức hệ chen vào. Chúng ta không dám thừa nhận lợi ích quốc gia dân tộc là nguyên tắc, là mục tiêu cao nhất của chính sách đối ngoại vì sẽ ngược với lợi ích quốc tế, lợi ích của giai cấp công nhân”.

LTS:Nhìn lại hành trình sau 30 năm ĐỔI MỚI đất nước, sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không thấy được những đóng góp của ngành ngoại giao Việt Nam. Trong sự phát triển chung của đất nước, công tác đối ngoại đã có những đóng góp lớn, tham mưu cho Đảng, Nhà nước chuyển từ thế bị bao vây, cấm vận sang bình thường hóa quan hệ với các nước; Thiết lập quan hệ với 185 nước trong tổng số 193 nước của Liên Hợp Quốc và tham gia vào 70 tổ chức quốc tế, khu vực và đóng vai trò tích cực chủ động và có trách nhiệm; Tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế được các nước trong khu vực và quốc tế tôn trọng, nhiều sáng kiến của chúng ta được cộng đồng quốc tế hoan nghênh. Continue reading “Ngoại giao VN 30 năm Đổi Mới và vai trò Nguyễn Cơ Thạch”

Báo TQ viết về việc VN đưa bệ phóng rocket ra Trường Sa

vietnam-israel-extra-missile

Tác giả: Chen Guangwen | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi báo chí quốc tế đưa tin Việt Nam đưa bệ phóng rocket ra một số đảo ở Trường Sa, truyền thông Trung Quốc lập tức có phản ứng, trên các mạng xuất hiện nhiều bài viết, một số bài có giọng điệu hiếu chiến, ngạo mạn. Dưới đây là một bài dưới tựa đề “Việt Nam bất ngờ thọc dao sau lưng. Biện pháp đánh trả của Trung Quốc sẽ làm Việt Nam tốn công vô ích” được Thời báo Hoàn Cầu ngày 14/8 chọn đăng lại, không ghi tên người viết. Theo tìm hiểu, tác giả là Trần Quang Văn (Chen-guangwen), chuyên gia về trang bị vũ khí, nhà bình luận quân sự phái diều hâu ở TQ, từng viết nhiều về chuyên ngành này.

Trước việc truyền thông phương Tây tiết lộ Việt Nam bố trí bệ phóng tên lửa tại các đảo có tranh chấp ở Biển Đông, Chính phủ Mỹ kêu gọi Việt Nam ngừng bất kỳ hành vi nào dẫn đến sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Hành động đó được coi là động tác lớn nhất mà mấy chục năm nay Việt Nam đã sử dụng để tăng cường sự tồn tại ở các đảo Biển Đông. Continue reading “Báo TQ viết về việc VN đưa bệ phóng rocket ra Trường Sa”

Con trai cố TBT Lê Duẩn: ‘Lịch sử đã không công bằng với ông’

lekientrung

Tác giả: Tô Lan Hương (phỏng vấn)

Thiếu tướng Lê Kiên Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an đã có những chia sẻ thẳng thắng về cha mình – cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, nên khi nhận lời trò chuyện với Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng về Tổng Bí thư Lê Duẩn nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông, tôi đã nghĩ Tướng Lê Kiên Trung khó mà thẳng thắn, sòng phẳng với những câu hỏi mà tôi sẽ hỏi anh. Nhưng sau buổi trò chuyện 2 tiếng đồng hồ, tôi biết mình đã vội vàng khi dự đoán thế!

Cha tôi quyết đoán, nhưng không bất chấp

– Thưa Thiếu tướng Lê Kiên Trung, khác với nhiều người thân trong gia đình mình, anh hầu như chưa từng xuất hiện trên báo chí và chia sẻ những câu chuyện về Tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn? Continue reading “Con trai cố TBT Lê Duẩn: ‘Lịch sử đã không công bằng với ông’”

Hai dòng họ Lý vượt biển tới Triều Tiên thế kỉ 12-13

lltuong

Tác giTrần Vinh

Vị trí nước ta khá xa nước Cao Li (Triều Tiên và Đại Hàn ngày nay), nhưng cùng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa rất sâu sắc, nhất là về văn tự và nền đạo đức Khổng Mạnh. Cũng vì ‘thiên triều’ Trung Hoa là trung tâm các phiên quốc phải quy về, cho nên sứ giả nước Việt đã từng gặp gỡ sứ giả Cao Li. Chuyện kể học giả kiệt xuất Lê quý Đôn thi đậu tiến sĩ, làm quan đời vua Lê Hiển Tông; năm 1760-1762, ông đi sứ Tầu, đã cùng các danh sĩ Tầu và sứ thần các nước Nhật Bản, Cao Li xướng họa và được họ khâm phục. Riêng vị sứ thần Cao Li là trạng nguyên Hồng Khải Hi đã tặng quan sứ nước Việt một chiếc quạt và một bài thơ. Trạng nguyên Lê Quý Đôn làm thơ tặng lại:

Tản Viên khái tự Tùng sơn tú

Áp Lục ưng đồng Nội thủy trường…  Continue reading “Hai dòng họ Lý vượt biển tới Triều Tiên thế kỉ 12-13”

Tại sao Việt Nam triển khai bệ phóng rocket ở Trường Sa?

tsa

Nguồn: Le Hong Hiep, “Understanding Vietnam’s rocket launcher deployment in the Spratlys”, The Straits Times, 17/08/2016.

Tuần trước, truyền thông quốc tế đưa tin rộng rãi rằng Việt Nam đã âm thầm triển khai một số lượng không rõ các bệ phóng rocket EXTRA trên năm thực thể thuộc quần đảo Trường Sa. Các hệ thống rocket di động tối tân này được cho là có khả năng bắn tới các đường băng và cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo lân cận được Trung Quốc xây dựng gần đây.

Mặc dù Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ những thông tin trên là “không chính xác”, nhưng Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã tuyên bố vào tháng Sáu năm nay rằng Hà Nội có quyền triển khai các vũ khí như vậy nhằm mục đích tự vệ. Continue reading “Tại sao Việt Nam triển khai bệ phóng rocket ở Trường Sa?”

Có một Biển Đông trên không gian mạng

vnhack

Tác giả: Thái Dương

Mùa hè 2014, giữa lúc người Việt trong nước và hải ngoại đang sôi sục vì Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông, từ Hoa Kỳ các chuyên gia của ThreatConnectESET công bố hai bản báo cáo độc lập về những tấn công có chủ đích (targeted attacks) vào hệ thống máy tính của các cơ quan chính phủ Việt Nam.

Mạng máy tính chính phủ Việt Nam liên tục bị tấn công khi có căng thẳng trên Biển Đông

Trên Internet có nhiều nhóm hacker với các động cơ khác nhau. Có những thanh niên đang tập tễnh vào nghề an ninh mạng muốn tấn công để chứng tỏ kỹ năng, cũng có những tập đoàn tội phạm tấn công để kiếm tiền. Những nhóm này thường quét toàn bộ Internet để tìm mục tiêu, gặp ai hack đó, không cần biết lý do. Không quá khó để ngăn chặn những nhóm hacker như vầy, vì họ chỉ muốn tìm những mục tiêu dễ nhất. Continue reading “Có một Biển Đông trên không gian mạng”

Hun Sen: Việt Nam ‘không phải vua của tôi’

hun_sen_13_01_2014_

Nguồn: “Vietnam ‘not my king’: PM”, The Phnom Penh Post, 02/08/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Phát biểu mạnh mẽ bất thường về mối quan hệ của mình với Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen hôm qua đã mắng một người sử dụng Facebook khi người này cáo buộc ông “phản bội” nước láng giềng phía đông của Campuchia và khẳng định rằng “Việt Nam không phải là ông chủ của tôi”.

Trả lời nhận xét của một tài khoản có tên “Pham Duc Hien”, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh lòng trung thành với Vương quốc Campuchia, đồng thời cũng yêu cầu người dùng Facebook này chuyển thông điệp trên của ông đến các nhà lãnh đạo Việt Nam, những người “luôn luôn tôn trọng chủ quyền của Campuchia và là hoàn toàn khác với cậu, một người không quan trọng “. Continue reading “Hun Sen: Việt Nam ‘không phải vua của tôi’”