Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P1)

ngo-dinh-diem1

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Tóm lược: Bài viết này phản bác lại những diễn giải hiện có về Ngô Ðình Diệm bằng cách xem xét những hoạt động của ông trong vòng một thập kỷ trước khi ông trở thành lãnh đạo của miền Nam Việt Nam vào năm 1954. Ngô Ðình Diệm đã chủ động tìm cách nắm quyền trong những năm đó, và ông thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính mình và của những đồng minh người Việt của ông. Cùng thời gian đó, ông và em trai là Ngô Ðình Nhu cũng phác thảo ra viễn kiến đặc biệt về quá trình hiện đại hoá, so rõ cho chúng ta thấy chiến lược xây dựng quốc gia ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954.

Ngô Ðình Diệm là ai? Trong nhiều thập niên sau vụ ám sát ông vào năm 1963, các sử gia và nhiều cây bút đã đưa ra những diễn giải rất khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Mặc dù việc Ngô Đình Diệm là một nhân vật quan trọng trong lịch sử các cuộc chiến Ðông Dương là điều không ai phản bác – suy cho cùng, cuộc xung đột sau này trở thành “cuộc chiến tranh Mỹ” ở Việt Nam được bắt đầu bằng một cuộc nổi dậy chống lại chính thể miền Nam của Ngô Đình Diệm – nhưng người ta không nhất trí được rằng vì sao và làm thế nào mà Ngô Đình Diệm bước vào một vai trò chủ chốt như vậy. Continue reading “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P1)”

Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P2)

tuyen ngon doc lap

Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts,  K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính: Nguyễn Tiến Văn

Bài liên quan: Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)

Chính bản Tuyên ngôn, chỉ dài 760 chữ, được thiết kế để thể hiện lập trường chung của chính quyền gửi tới người dân trong nước lẫn quốc tế.[1] Do muốn liên kết hiện tại của Việt Nam với những truyền thống cách mạng thế giới trong quá khứ, và để thể hiện sự tôn trọng ngoại giao với Washington và Paris, Hồ Chí Minh mở đầu bằng câu trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776, như đã đề cập trước đó, và tiếp theo là đoạn văn trích từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp 1791. Những lí tưởng về cuộc sống, tự do, hạnh phúc, và bình đẳng khi đó được so sánh với các hành vi trong hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp – ông Hồ đặc biệt đề cập đến chuyện Việt Nam bị phân chia thành ba hệ thống hành chính, việc giết hại hay cầm tù những người yêu nước, bán thuốc phiện và rượu để “làm cho nòi giống ta suy nhược”, cưỡng đoạt đất đai và các nguyên liệu thô, và đặt ra “hàng trăm thứ thuế vô lí”. Những lời lẽ này gợi nhớ tới bản thỉnh nguyện ở Versailles năm 1919, cũng như bài luận Le procès de la colonisation française (Bản án chế độ thực dân Pháp) của ông Hồ năm 1925, những văn bản mà một số rất ít người có thể đã biết tới. Continue reading “Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P2)”

Jeremy Bentham và những ngụy biện trong chính trị

jeremy-bentham

Nguồn: Peter Singer, “Bentham’s Fallacies, Then and Now”, Project Syndicate, 12/08/2015

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1809, Jeremy Bentham, người sáng lập thuyết vị lợi, bắt tay vào viết Cuốn sách về các thói ngụy biện – The Book of Fallacies. Mục tiêu của ông là phơi bày những luận cứ không đúng dùng để ngăn cản những cải cách, như sự xóa bỏ các “quận thối” (“rotten boroughs”)[1] – các khu bầu cử ít cử tri đến mức một địa chủ hoặc một quận công quyền lực trên thực tế có thể định đoạt được việc bầu cử đại biểu quốc hội, trong khi những thành phố mới hơn như Manchester tiếp tục không có người đại diện.

Bentham thu thập những ví dụ về các cách ngụy biện, thường là từ các cuộc tranh luận ở quốc hội. Đến năm 1811, ông đã sắp xếp các ví dụ này thành gần 50 dạng khác nhau, với những tựa đề như “Tấn công chúng tôi là anh đang tấn công Chính phủ,”, “Trước giờ không có lập luận nào như vậy”, và “Đúng trên lý thuyết, sai trong thực tế”. (Một điểm mà cả Immanuel Kant và Bentham đều đồng ý là ví dụ cuối cùng này chính là một sự ngụy biện: nếu điều gì đó không đúng trong thực tế thì chắc chắn phải có gì đó sai sót trong lý thuyết.) Continue reading “Jeremy Bentham và những ngụy biện trong chính trị”

Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)

t5bac1

Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts,  K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính: Nguyễn Tiến Văn

Nói về mặt chính trị, Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh đọc trước đám đông ở Hà Nội vào ngày 2/9/1945 là một trong những văn bản quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Đối với nhiều người thì nó biểu trưng cho hồi cáo chung của sự cai trị ngoại quốc, mặc dù chuyện này còn cần đến chín năm thử thách bằng máu lửa. Chắc chắn nó đánh dấu việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH), tiền thân của hệ thống nhà nước ngày nay, mặc dù ông Hồ đã cẩn trọng gọi tên chính quyền của mình là lâm thời, đợi tổng tuyển cử cả nước và ban hành hiến pháp. Continue reading “Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)”

Hiện trạng và quy mô trợ giá năng lượng trên thế giới

20141206_blp509

Nguồn:The global addiction to energy subsidies”, The Economist, 26/07/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giá năng lượng đã giảm liên tục được 1 năm. Trong tháng vừa qua, xu hướng này đã tăng nhanh hơn. Vào hôm 24 tháng 7, giá một thùng dầu ở Mỹ xuống mức thấp chỉ còn 48 đô la. Dù vậy, các chính phủ vẫn vung tiền trợ cấp để thúc đẩy sản xuất mặt hàng này. Nhiên liệu hóa thạch được trợ giá 550 tỉ đô la mỗi năm, và theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (International Energy Agency – IEA) – tổ chức đại diện cho các nước tiêu thụ dầu và khí, con số trên nhiều gấp 4 lần số tiền trợ cấp dành cho năng lượng tái tạo.

Ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn cao hơn nhiều. Hồi tháng 5, tổ chức này dự báo các quốc gia sẽ dùng  5.300 tỉ đô la để trợ giá cho dầu, khí và than đá trong năm 2015, so với 2.000 tỉ đô la trong năm 2011. Số tiền dự báo này tương đương với 6,5% GDP toàn cầu, và nhiều hơn con số mà các chính phủ trên toàn thế giới chi cho y tế. Tại thời điểm mà giá năng lượng thấp, nợ công cao và mối lo ngại ngày càng tăng về khí thải, thì chẳng có mấy lí lẽ để biện minh việc trợ giá như vậy. Thế thì tại sao thế giới lại “nghiện” việc trợ giá năng lượng? Continue reading “Hiện trạng và quy mô trợ giá năng lượng trên thế giới”

Những bài học từ lịch sử của Tập Cận Bình

20150815_LDP001_1

Nguồn:Xi’s History Lessons,” The Economist, 14/08/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đầu tháng 9 tới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến dự một buổi duyệt binh lớn ở Bắc Kinh. Đây sẽ là sự khẳng định quyền lực rõ nét nhất của ông kể từ khi lên nắm quyền năm 2012: lần đầu xuất hiện trước công chúng trong một buổi biểu dương các lực lượng tên lửa, xe tăng, và binh lính diễu hành. Được biết, sự kiện sẽ hoàn toàn liên quan đến các vấn đề quá khứ, kỷ niệm Thế chiến II kết thúc năm 1945 và tưởng nhớ 15 triệu người Trung Quốc đã mất trong một trong những chương đẫm máu nhất của lịch sử Trung Quốc: thời kỳ Đế quốc Nhật xâm lược và chiếm đóng Trung Quốc 1937-1945.

Nó sẽ là một lời nhắc nhở về lòng quả cảm của các quân nhân Trung Quốc cũng như vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc đương đầu với đế quốc hung tàn của châu Á. Quả đúng như vậy: những hy sinh của Trung Quốc trong suốt thời kỳ địa ngục đó xứng đáng được ghi nhận rộng rãi hơn. Continue reading “Những bài học từ lịch sử của Tập Cận Bình”

Những lí do dân phi-Do-Thái Mỹ ủng hộ quốc gia Do Thái

640x392_2844_168712

Nguồn: Walter Russell Mead, “The New Israel and the Old: Why Gentile Americans Back the Jewish State?”, Foreign Affairs, July/August 2008.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Chìa khóa đích thực cho chính sách Israel của Washington là sự hậu thuẫn lâu dài và rộng lớn của công chúng Mĩ nói chung dành cho quốc gia Do Thái.

Ngày 12 tháng Năm năm 1948, trước nội các chia rẽ của Tổng thống Harry Truman, Clark Clifford, luật sư trưởng của Nhà Trắng, đưa ra những lí lẽ biện hộ cho việc Hoa Kì công nhận quốc gia Do Thái. Với sự chứng kiến của một George Marshall, bộ trưởng ngoại giao lườm lườm đôi mắt và một Robert Lovett, thứ trưởng của Marshall đầy vẻ hoài nghi, Clifford lí giải rằng việc công nhận quốc gia Do Thái sẽ là một hành động nhân đạo phù hợp với những giá trị truyền thống của Mĩ. Để chứng minh cho quyền đòi lãnh thổ của người Do Thái, Clifford đã trích dẫn Đệ nhị Luật của Cựu ước (Deuteronomy): “Đây, ta trao đất đó cho các ngươi, hãy vào và chiếm hữu đất mà Đức Chúa đã thề với cha ông các ngươi, là Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, rằng Người sẽ ban cho họ và dòng dõi họ sau này.” [1] Continue reading “Những lí do dân phi-Do-Thái Mỹ ủng hộ quốc gia Do Thái”

Hội chứng Việt Nam (Vietnam Syndrome)

Tác giả: Trần Nam Tiến

Hội chứng Việt Nam là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại Mỹ, để mô tả những chấn động trong tâm lý của người Mỹ cũng như những tranh cãi nội bộ của chính giới Mỹ liên quan đến chính sách can thiệp của Mỹ vào cuộc Chiến tranh Việt Nam. Hội chứng này được bộc lộ ở các hiện tượng xã hội – chính trị – kinh tế… như: khủng hoảng lòng tin, tâm trạng chán chường, mặc cảm của nhân dân Mỹ, đặc biệt là thanh niên đối với cuộc chiến (phong trào chống quân dịch, phản đối chiến tranh); sự ám ảnh bởi tội lỗi do họ gây ra của phần lớn lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam…; nội bộ nước Mỹ chia rẽ, giới cầm quyền mâu thuẫn sâu sắc, nhất là trong hoạch định chính sách đối ngoại; sự gia tăng tốc độ suy thoái kinh tế và các tệ nạn xã hội; sự suy giảm vị thế của Mỹ trên thế giới… Continue reading “Hội chứng Việt Nam (Vietnam Syndrome)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P5)

United_States_Capitol_west_front_edit2

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc phân quyền của Quốc hội

Nền dân chủ phủ quyết mới là một nửa câu chuyện của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Trên những phương diện khác, Quốc hội trao quyền lực lớn cho nhánh hành pháp, cho phép nhánh hành pháp hoạt động nhanh gọn và đôi khi rất thiếu trách nhiệm giải trình. Những cơ quan được trao quyền như vậy bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, các cơ quan tình báo, quân đội và một loạt các ủy ban bán độc lập cũng như những cơ quan lập pháp; những cơ quan này cùng nhau tạo nên một quốc gia có bộ máy hành chính khổng lồ xuất hiện trong Kỷ nguyên Tiến bộ và thời kỳ Chính sách Kinh tế Mới. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P5)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P4)

TheHousesUnAmericanActivities092313

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị

Sự trỗi dậy của nền dân chủ phủ quyết (vetocracy)

Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do cá nhân thông qua hệ thống “cân bằng và kiểm soát” phức tạp được các nhà lập quốc thiết kế một cách có chủ đích để kiềm chế quyền lực nhà nước. Chính phủ Hoa Kỳ xuất hiện trong bối cảnh một cuộc cách mạng chống lại chính quyền quân chủ Anh quốc và thậm chí đã lôi kéo được số người chống đối nhà vua nhiều hơn cả trong cuộc Nội chiến Anh. Sự nghi ngờ sâu sắc chính quyền và sự tin cậy những hoạt động tự phát của những cá nhân riêng rẽ đã trở thành nét đặc trưng của nền chính trị Mỹ kể từ đó. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P4)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)

stormy_capitol

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tự do và đặc quyền đặc lợi 

Trừ các trường hợp ngoại lệ của một vài vị đại sứ và các lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính quyền, các đảng phái ở Mỹ không còn làm công việc phân phối các vị trí trong chính quyền cho những người trung thành chính trị với họ. Nhưng việc đổi quyền lực chính trị lấy tiền bạc đã xuất hiện một cách ngấm ngầm dưới hình thức hoàn toàn hợp pháp và khó xóa bỏ hơn rất nhiều. Tội danh hối lộ trái phép được định nghĩa hạn hẹp trong luật pháp Mỹ là một giao dịch mà trong đó một chính trị gia và một bên tư nhân lộ liễu nhất trí thực hiện một trao đổi có đi có lại nào đó. Điều không được pháp luật tính đến là cái được các nhà sinh học gọi là “lòng tốt có đi có lại” (reciprocal altruism), hay cái mà một nhà nhân học có thể gọi là hành vi trao đổi quà tặng. Trong mối quan hệ “lòng tốt có đi có lại”, một người trao cho một người khác một lợi ích nào đó mà không kỳ vọng lộ liễu là sẽ nhận được một ân huệ đáp trả từ bên kia. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)”

Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung

Kerry announces now US maritime security aid to Vietnam

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The Vietnam-US-China Triangle: New Dynamics and Implications,” ISEAS Perspective, No 45/2015, 25/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Chuyến thăm Washington gần đây của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng được cả hai bên ca ngợi như một dấu mốc “lịch sử” trong quan hệ song phương (The White House, 2015). Tuy nhiên, để có một đánh giá sâu sắc hơn về ý nghĩa của chuyến thăm, chúng ta cần đặt nó vào bối cảnh khu vực rộng lớn hơn, trong đó có xét đến những biến đổi gần đây trong tam giác quan hệ Việt-Mỹ-Trung.

Bài viết này phân tích những động lực mới trong tam giác Việt-Mỹ-Trung và ý nghĩa của chúng. Thông qua cách tiếp cận ba cấp độ phân tích và từ góc nhìn của Việt Nam, bài viết xem xét ba yếu tố quan trọng nhất ở các cấp độ hệ thống quốc tế (systemic), quốc gia (national), và trong nước (subnational) đang định hình mối quan hệ ba bên. Những yếu tố này bao gồm sự cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và hai cường quốc, và các diễn biến chính trị và kinh tế trong nước của Việt Nam. Continue reading “Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)

Supreme-Court-building-2-SC

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một quốc gia của tòa án và đảng phái

Nền dân chủ tự do hiện đại có ba nhánh của chính quyền – hành pháp, tư pháp và lập pháp – tương ứng với ba nhóm thể chế chính trị cơ bản: nhà nước, pháp quyền và nền dân trị. Nhánh hành pháp sử dụng quyền lực để thực thi luật pháp và triển khai chính sách; nhánh tư pháp và nhánh lập pháp kiềm chế quyền lực và hướng quyền lực vào mục đích công. Xét về thứ tự ưu tiên đối với các thể chế, với truyền thống lâu đời không tin tưởng vào quyền lực của chính phủ, Hoa Kỳ luôn luôn đề cao vai trò của hai nhánh tư pháp và lập pháp – các định chế kiểm soát quyền lực của chính phủ. Nhà chính trị học Stephen Skowronek đã mô tả nền chính trị Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 19 như một “quốc gia của toà án và đảng phái”, nơi mà những chức năng của chính phủ được thực hiện bởi các thẩm phán và chính trị gia dân cử, trong khi ở châu Âu những chức năng này được thực thi bởi cơ quan hành pháp. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)”

Về vụ máy bay quân sự Trung Quốc bỏ trốn sang Liên Xô

Shenyang_J-6

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tường thuật của sĩ quan trực ban

Chiều ngày 25/8/1990, khi tôi đang trực tại Ban Chính trị bộ đội không quân quân khu Đông Bắc thì bỗng nhận được thông báo điện thoại của Sở Chỉ huy cho biết một chiếc máy bay J-6 của đội bay thuộc trung đoàn không quân tỉnh Hắc Long Giang mất tích không lâu sau khi cất cánh vào lúc khoảng 12 giờ trưa. Người lái máy bay là Vương Bảo Ngọc (Wang Baoyu). Qua rà soát trên bầu trời chưa phát hiện bất cứ dấu vết nào, dù là máy bay hay phi công đều không biết kết cục ra sao, hiện đang mở rộng phạm vi tìm kiếm. Đề nghị các đại đội không quân chú ý hướng phát triển của vụ mất tích này, có tin gì lập tức báo ngay lên cấp trên. Continue reading “Về vụ máy bay quân sự Trung Quốc bỏ trốn sang Liên Xô”

Quản lý mại dâm: Bài toán lâu đời của chính sách công

prostitute

Nguồn: Aryeh Neier, “The World’s Oldest Public Policy Puzzle,” Project Syndicate, 14/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1893, nhà soạn kịch George Bernard Shaw, người ủng hộ nhiệt tình cho quyền bầu cử và sự bình đẳng của phụ nữ, đã viết Mrs. Warren’s Profession (Nghề của bà Warren), một vở kịch với nhân vật chính là bà chủ của một vài nhà thổ. Vở kịch biện minh cho việc khai thác lợi nhuận từ kinh doanh mại dâm trên quan điểm nữ quyền.

Tuy không dâm ô, cũng không dùng ngôn ngữ tục tĩu, nhưng phải đến 8 năm sau khi kịch bản ra đời, nó mới được dàn dựng. Vở kịch mở màn ở London năm 1902 trong một nhà hát nhỏ, giới hạn người xem. Buổi biểu diễn tiếp theo ở New York năm 1905 thì bị cảnh sát vào lục soát. Continue reading “Quản lý mại dâm: Bài toán lâu đời của chính sách công”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)

amflagdecay

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những nguồn gốc lý giải tại sao nền chính trị không hoạt động hiệu quả.

Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ, được thành lập trong giai đoạn chuyển giao từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20, đã từng là một điển hình của công cuộc xây dựng nhà nước Hoa Kỳ trong suốt Kỷ nguyên Tiến bộ. Trước khi Đạo luật Pendleton được thông qua vào năm 1883, các chức vụ trong chính quyền được phân bổ bởi các đảng phái chính trị dựa trên cơ sở mối quan hệ quen biết. Trái lại, Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ là một mô hình cơ quan hành chính thử nghiệm mới dựa trên cơ sở những đóng góp công trạng. Nhân viên của Cục là những nhà nông học và cán bộ lâm nghiệp có trình độ đại học được tuyển chọn dựa vào năng lực và kỹ năng chuyên môn; và dưới sự dẫn dắt của người lãnh đạo đầu tiên, cục trưởng Gifford Pinchot, cơ quan này đã thành công trong việc đấu tranh để đảm bảo tính tự chủ cũng như thoát khỏi sự can thiệp thường xuyên của Quốc hội. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)”

Học thuyết Truman (Truman Doctrine)

maxresdefault (1)

Tác giả: Lê Thành Lâm

Học thuyết Truman là một chính sách của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Harry S. Truman được thông qua vào tháng 3 năm 1947 với mục đích hỗ trợ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bằng viện trợ quân sự và kinh tế nhằm ngăn hai quốc gia này rơi vào vòng kiểm soát của các lực lượng cộng sản. Học thuyết này đã chính thức đánh dấu sự chuyển hướng chính sách của Mỹ từ hòa hoãn sang ngăn chặn đối với Liên Xô, trở thành một nền tảng quan trọng của chính sách đối ngoại Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Năm 1946, một nhà ngoại giao Mỹ ở Liên Xô tên là George Kennan đã gửi một bức điện về nước cho chính quyền Truman cảnh báo về sự gia tăng sức mạnh của Liên Xô và gợi ý chính quyền Mỹ nên có một “chính sách ngăn chặn” đối với “mưu đồ bành trướng” của Liên Xô. Thực tế chính quyền Truman ngày càng tỏ ra quan ngại trước việc chủ nghĩa cộng sản dưới sự lãnh đạo của Liên Xô liên tục mở rộng ảnh hưởng ở Địa Trung Hải, bán đảo Bancăng và nhiều nước Đông Âu khác. Continue reading “Học thuyết Truman (Truman Doctrine)”

Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ

92430435_Oakland

Nguồn: Dambisa Moyo, “A Marshall Plan for the United States”, Project Syndicate, 03/08/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi một chiếc cầu cao tốc chủ chốt ở California sụp đổ hồi tháng trước, những ảnh hưởng của nó đối với toàn vùng Đông Nam nước Mỹ đã lại một lần nữa làm nổi bật vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay của đất nước – vấn đề cơ sở hạ tầng. Quả thật, có thể nói theo một nghĩa nào đó rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay đang tan vỡ.

Tư tưởng lãng tránh đầu tư vào khu vực công, cùng với lối suy nghĩ ngắn hạn cố hữu của những người soạn thảo ngân sách, đã khiến mức chi tiêu cho đường sá, sân bay, hệ thống đường sắt, viễn thông và sản xuất điện thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này không thể tiếp tục bị bỏ qua. Nếu nước Mỹ không hành động nhanh chóng để cung cấp cho sự phục hồi kinh tế yếu ớt hiện tại một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng hiện đại thì đất nước này sẽ lại từ từ chìm trở lại vào tình trạng trì trệ. Continue reading “Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ”

Ý nghĩa lịch sử của Hòa ước Sèvres đối với Trung Đông

sevres-map

Nguồn: Nick Danforth, “Forget Sykes-Picot. It’s the Treaty of Sèvres That Explains the Modern Middle East”, Foreign Policy, 10/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chín mươi lăm năm trước, các nhà ngoại giao châu Âu đã nhóm họp tại một nhà máy sứ ở ngoại ô Sèvres của Paris, và ký một hiệp ước nhằm xây dựng lại Trung Đông từ đống tro tàn của Đế quốc Ottoman. Dù kế hoạch ấy nhanh chóng sụp đổ, và chúng ta hầu như chẳng nhớ gì đến nó, nhưng tương tự Thỏa thuận Sykes-Picot mà chúng ta không ngừng bàn luận, Hòa ước Sèvres ngắn ngủi này cũng có những hậu quả kéo dài cho tới ngày nay. Chúng ta nên xem xét một vài hậu quả trong số đó khi lễ kỷ niệm Hòa ước bị lãng quên này lặng lẽ trôi qua.

Năm 1915, khi quân đội Anh chuẩn bị tiến vào Istanbul thông qua bán đảo Gallipoli, chính quyền London đã in những chiếc khăn tay lụa báo trước sự kết thúc của Đế quốc Ottoman. Điều này có hơi quá sớm (bởi trận Gallipoli hóa ra lại là một chiến thắng hiếm hoi của người Ottoman trong Thế chiến I) nhưng đến năm 1920, sự tự tin của người Anh đã được chứng minh: với quân đội đồng minh chiếm đóng thủ đô Ottoman, đại diện các nước thắng trận đã ký một hòa ước với Ottoman bại trận, chia đế quốc thành những vùng chịu ảnh hưởng của châu Âu. Continue reading “Ý nghĩa lịch sử của Hòa ước Sèvres đối với Trung Đông”

Chính sách của Mỹ đối với các “quốc gia bất hảo”

kim-jong-un-generals-us-mainland-strikeplan-reveal

Nguồn: Yoon Young-Kwan, “Rapprochements with Rogue States,” Project Syndicate, 04/8/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong Thông điệp Liên bang trước Quốc hội Mỹ năm 2002, Tổng thống George W. Bush đã gây chú ý khi gọi các nước Iraq, Iran và Bắc Triều Tiên với cái tên “Trục ma quỷ”. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, Mỹ lại không đối xử với các quốc gia này theo cùng một cách. Những điểm khác biệt trong cách đối xử của Mỹ gợi lên nhiều điều.

Tổng thống Bush và các cố vấn theo đường lối cứng rắn của ông ta tin rằng chỉ có vũ lực hoặc “thay đổi chế độ” mới có thể ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố hoặc những chương trình chế tạo vũ khí giết người hàng loạt của các “quốc gia bất hảo” này. Vì vậy, tháng 3 năm 2003, Mỹ đưa quân vào Iraq, biến Iraq thành một quốc gia gần như nội chiến triền miên trong suốt hơn một thập niên, tạo ra một chính quyền trung ương bất lực ở Baghdad và bây giờ là sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Continue reading “Chính sách của Mỹ đối với các “quốc gia bất hảo””