Tầm nhìn Châu Âu sai lầm của Macron

Nguồn: Francis J. Gavin and Alina Polyakova, Macron’s Flawed Vision for Europe, Foreign Affairs, 19/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chia rẽ dai dẳng sẽ bóp nghẹt giấc mơ quyền lực toàn cầu của Tổng thống Pháp

Ngày 11/05/1962, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã tổ chức một buổi tiệc đặc biệt quy tụ các tài năng văn hóa Mỹ nhằm chào đón Bộ trưởng Văn hóa Pháp, André Malraux. Với sự xuất hiện của nhiều nhân vật nổi tiếng, như tiểu thuyết gia Saul Bellow, họa sĩ Mark Rothko, biên kịch Arthur Miller, và nghệ sĩ vĩ cầm Isaac Ster, tối hôm ấy là một buổi lễ tôn vinh quan hệ lịch sử lâu đời giữa Mỹ và Pháp. Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước lễ hội hào nhoáng này, Kennedy, Malraux, và đại sứ Pháp tại Mỹ đã có một cuộc trao đổi căng thẳng về những chỉ trích ngày càng gay gắt của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đối với chính sách của Mỹ, và những yêu cầu đi kèm về quyền tự chủ chiến lược. Continue reading “Tầm nhìn Châu Âu sai lầm của Macron”

Thế giới hôm nay: 26/01/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden đã nói chuyện với các lãnh đạo châu Âu và tuyên bố “hoàn toàn nhất trí” rằng bất kỳ cuộc xâm lược nào của Nga vào Ukraine đều sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng. Anh cảnh báo về các biện pháp trừng phạt “chưa từng có.” Hôm thứ Hai, Lầu Năm Góc đã đặt 8.500 binh sĩ Mỹ trong tình trạng báo động để chuẩn bị triển khai tới Đông Âu, mặc dù không phải đến Ukraine. Nga nói không có ý định xâm lược.

Cảnh sát Anh đang điều tra “một số sự kiện” từng được tổ chức ở Phố Downing và Whitehall vì “có thể đã vi phạm quy định covid-19.” Ngoài ra kết quả cuộc điều tra của Sue Grey sẽ được chuyển đến thủ tướng Boris Johnson vào cuối tuần này. Người phát ngôn của thủ tướng nói ông tin là mình không vi phạm bất kỳ luật nào. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/01/2022”

Vụ án ‘kim cương xanh’ và sóng gió ngoại giao Thái Lan – Saudi Arabia

Tác giả: Phúc Long

Một vụ trộm cách đây 30 năm trong hoàng cung Saudi Arabia đã châm ngòi hàng loạt vụ giết người bí ẩn và cuộc khủng hoảng ngoại giao Thái Lan – Saudi đến tận ngày nay.

Một buổi chiều năm 1989, tên trộm quyết định ra tay trong lúc vợ chồng hoàng tử Faisal của Vương quốc Saudi Arabia vắng nhà để đi nghỉ mát.

Kriangkrai Techamong làm công việc quét dọn trong tòa dinh thự, anh ta biết có 3 trong 4 két sắt chứa nữ trang, đá quý của ông chủ thường xuyên không khóa. Continue reading “Vụ án ‘kim cương xanh’ và sóng gió ngoại giao Thái Lan – Saudi Arabia”

“Nước Đức là con ngựa thành Troy của Putin trong NATO”

Nguồn: Ukraine-Politik: “Deutschland ist das trojanische Pferd Putins in der Nato”, WELT, 25/01/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Các quan điểm của chính phủ liên bang Đức trong cuộc khủng hoảng Ukraine và việc duy trì dự án Nord Stream 2 đang khiến thế giới khó hiểu. Nhiều nước đối tác thậm chí bắt đầu nghi ngờ về lòng trung thành của Đức đối với liên minh NATO.

Trong bối cảnh tình hình biên giới với Ukraine đang căng thẳng và bất chấp sự chỉ trích của quốc tế, Đức vẫn kiên trì duy trì dự án đường ống khí đốt Nord Stream 2. Trong nhiều năm, Berlin đã từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine để tự vệ. Và mới đây, việc chỉ huy hải quân Đức Kay-Achim Schönbach tỏ ra thông cảm với hành động gây hấn của Nga đã khiến dư luận phẫn nộ. Mối quan hệ dao động với Moscow đang ngày càng khiến các đối tác của Đức lo lắng – điều không chỉ liên quan đến Ukraine đang bị đe dọa. Sau đây là một cái nhìn tổng quan: Continue reading ““Nước Đức là con ngựa thành Troy của Putin trong NATO””

25/01/1924: Olympics Mùa đông đầu tiên

Nguồn: First Winter Olympics, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, Olympics Mùa đông đầu tiên đã diễn ra tại Chamonix, trên dãy Alps của Pháp. Khán giả đã rất phấn khích khi chứng kiến các vận động viên thi đấu trượt tuyết nhảy xa (ski jump) và xe trượt lòng máng (bobsled), cùng 12 sự kiện khác có liên quan đến tổng cộng sáu môn thể thao. “Tuần lễ Thể thao Mùa đông Quốc tế”, như tên gọi sau này, đã thành công tốt đẹp, và vào năm 1928, Ủy ban Olympic Quốc tế (International Olympic Committee, IOC) đã chính thức chỉ định Olympics Mùa đông được tổ chức tại St. Moritz, Thụy Sĩ là Olympics Mùa đông thứ hai. Continue reading “25/01/1924: Olympics Mùa đông đầu tiên”

Thế giới hôm nay: 25/01/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc vào thứ Hai khi các nhà đầu tư tính đến tiến trình thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang. S&P 500 bước vào vùng điều chỉnh: giảm hơn 10% so với mức đóng cửa kỷ lục hôm 3/1, đánh dấu khởi đầu năm tệ nhất trong lịch sử. Các công ty công nghệ tăng trưởng cao và tài sản đầu cơ cũng bị ảnh hưởng nặng nề: Nasdaq Composite giảm hơn 4% trong thứ Hai; còn bitcoin giảm gần một nửa từ mức cao nhất hồi tháng 11.

Các đồng minh phương Tây tiếp tục cảnh báo Nga không xâm lược Ukraine. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh sẽ tiến hành “mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ thành viên trong trường hợp bị Nga tấn công. Thủ tướng Anh Boris Johnson nói Anh “kề vai sát cánh với người dân Ukraine.” Mỹ yêu cầu gia đình nhân viên đại sứ quán ở Ukraine phải rời đi; trong khi Anh rút khoảng một nửa số nhân viên đại sứ quán của mình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/01/2022”

Tại sao lạm phát sẽ có xu hướng kéo dài ở Mỹ?

Nguồn: Rana Foroohar, What Biden’s competition crusade tells us about globalisation, Financial Times, 16/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền Biden đã bắt đầu đưa ra minh chứng rằng có một mối liên hệ giữa lạm phát và quyền lực của các tập đoàn.

Joe Biden, trong phần lớn thời gian kể từ khi bắt đầu lên nắm quyền, đã duy trì một chính sách thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ hơn bất kỳ Tổng thống Mỹ nào trước đây. Ông đưa những người ủng hộ chống độc quyền (antitrust) vào Ủy ban Thương mại Liên bang, Bộ Tư pháp, và Nhà Trắng. Ngoài ra còn ban hành một sắc lệnh hành pháp về tập trung thị trường (corporate concentration) hồi tháng 7 năm ngoái, trong đó bao gồm 72 điều khoản khác nhau, được thiết kế để hạn chế ảnh hưởng của các công ty khổng lồ. Continue reading “Tại sao lạm phát sẽ có xu hướng kéo dài ở Mỹ?”

Thế giới hôm nay: 24/01/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Anh cáo buộc Nga âm mưu dựng lên một chính quyền thân Kremlin ở Ukraine. Họ nói cựu nghị sĩ Yevheny Murayev được chọn là người đứng đầu chính phủ dự kiến này và cho biết có 4 người Ukraine khác đang liên hệ với tình báo Nga. Ông Murayev bác bỏ tuyên bố, và nói với tờ Observer rằng chính bản thân ông bị cấm đến Nga. Về phần mình, Nga nói cáo buộc này “nhảm nhí.”

Tờ Financial Times đưa tin, quỹ phòng hộ chủ động Trian đang gia tăng cổ phần tại Unilever, dường như nhằm gây thêm áp lực lên Alan Jope, giám đốc điều hành của gã khổng lồ hàng tiêu dùng Anh. Cổ phiếu Unilever trượt giá vào tuần trước sau khi họ ra giá 50 tỷ bảng Anh (68 tỷ USD) cho mảng chăm sóc sức khỏe của hãng dược Anh GlaxoSmithKline. Tình hình kinh doanh của hãng vốn đã mờ nhạt, trong khi các đối thủ Nestlé và Procter & Gamble ăn nên làm ra. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/01/2022”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P8)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(7) Trên mặt xây dựng văn hóa 

Sau cải cách mở cửa, Đảng kiên trì hai tay nắm vững cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần, thúc đẩy sự phát triển phồn vinh nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, làm phấn chấn tinh thần dân tộc, ngưng tụ sức mạnh dân tộc. Đồng thời, các xu hướng tư tưởng sai lầm như tôn thờ tiền bạc, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chủ nghĩa hư vô lịch sử đã thường xuyên xuất hiện, dư luận trên mạng có nhiều hiện tượng rối loạn, một số cán bộ lãnh đạo có lập trường chính trị mơ hồ, thiếu tinh thần đấu tranh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tư tưởng của mọi người và tới dư luận xã hội. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P8)”

23/01/1997: Madeleine Albright trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ

Nguồn: Madeleine Albright becomes first female secretary of state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, một ngày sau khi bà chính thức được Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc bổ nhiệm, tại Nhà Trắng, Madeleine Albright đã được Phó Tổng thống Al Gore tiến hành nghi lễ tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ. Với tư cách là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, Albright khi ấy là nữ quan chức cấp cao nhất trong lịch sử nước Mỹ, một điển hình khiến vài người tuyên bố rằng “trần nhà bằng kính” ngăn cản sự thăng tiến của phụ nữ trong chính phủ đã được dỡ bỏ. Continue reading “23/01/1997: Madeleine Albright trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ”

Đánh giá sơ bộ về thành tích của Tổng thống Biden sau một năm cầm quyền

Tác giả: TS Hoàng Anh Tuấn

1) Quyết tâm của ông Biden thay đổi nước Mỹ khi trở thành Tổng thống Mỹ được thể hiện như thế nào?

Khi còn là Ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, Ông Biden đã đưa ra rất nhiều lời hứa hẹn và cam kết về mặt đối nội, tựu trung ở năm điểm chính:

Một là, đoàn kết, thống nhất lại người Mỹ trên cơ sở khắc phục sự chia rẽ sâu sắc của nước Mỹ về mặt chính trị, sắc tộc, tôn giáo, văn hóa… đã bị khoét sâu dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump. Continue reading “Đánh giá sơ bộ về thành tích của Tổng thống Biden sau một năm cầm quyền”

Đảo chính đã định hình lại xung đột sắc tộc ở Myanmar như thế nào?

Nguồn: Thomas Kean, How Myanmar’s Coup Has Reshaped Its Ethnic Conflicts, The Diplomat, 14/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảo chính đã nhường chỗ cho các cuộc đàm phán tiềm năng, nhằm tạo ra một nhà nước liên bang thực sự gắn kết

Xét theo mọi góc độ – từ thương vong, tị nạn do xung đột, đến tình trạng nghèo đói và mất việc làm – cuộc đảo chính quân sự vào tháng 02/2021 tại Myanmar là một thảm họa nghiêm trọng, với tình hình ngày càng tồi tệ hơn.

Việc chế độ quân sự lên nắm quyền cũng đã giết chết tiến trình hòa bình kéo dài hàng thập niên qua tại Myanmar, giáng đòn cuối vào các cuộc đàm phán vốn dĩ đang trên đà xuống dốc, phần lớn là do quân đội và chính phủ Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Aung San Suu Kyi không muốn nhượng bộ các nhóm vũ trang người dân tộc thiểu số. Continue reading “Đảo chính đã định hình lại xung đột sắc tộc ở Myanmar như thế nào?”

22/01/1980: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov bị bắt

Nguồn: Soviet dissident Andrei Sakharov arrested in Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, tại Moskva, Andrei Dmitriyevich Sakharov, nhà vật lý Liên Xô, người giúp nước này chế tạo quả bom hydrogen đầu tiên, đã bị bắt sau khi lên tiếng chỉ trích việc Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan. Sau đó, ông bị tước nhiều danh hiệu khoa học và bị đày đến Gorky xa xôi.

Sinh năm 1921 tại Moskva, Sakharov theo học ngành vật lý tại Đại học Moskva, đến tháng 06/1948 thì được tuyển dụng vào chương trình vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Năm 1948, sau khi cho nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, Liên Xô đã cùng Mỹ chạy đua phát triển bom hydrogen, loại vũ khí được cho là mạnh gấp hàng chục lần những quả bom được thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Continue reading “22/01/1980: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov bị bắt”

Hồi ký ‘Thủy quân Sông Lô’: Tôi vào lính thuỷ cụ Hồ

Tác giả: Lê Quang Loát

Ngày 23 tháng 1 năm 1994, một số anh em, nguyên là “lính thuỷ sông Lô” chuyển sang trung đoàn pháo binh 45, gặp nhau nhân dịp mừng nhà mới của anh Đặng Luyến, anh Đỗ Sâm (bạn Thuỷ quân khoá 1) nhắc tôi: “Này cậu Loát, chưa thấy có bài cho tập san Lính thủy sông Lô đấy nhé!…”. Đang dắt xe ra cửa tôi liền đáp: “Sẵn sàng, có ngay!…”. Thế là suốt dọc đường về những hình ảnh tươi trẻ của tôi, “anh Lính thuỷ cụ Hồ” cách đây hơn bốn thập kỷ đã qua, cứ nối nhau diễn ra trong ký ức tôi như một cuốn phim sinh động và cuốn hút, khiến tôi khi vừa đặt chân tới nhà là liền bắt tay ngay vào việc ghi nhanh những dòng tự thuật này. Continue reading “Hồi ký ‘Thủy quân Sông Lô’: Tôi vào lính thuỷ cụ Hồ”

Đã đến lúc Việt Nam đẩy mạnh cải cách theo CPTPP

Nguồn: Nguyễn Anh Dương, “Time for Vietnam to get cracking on CPTPP reforms”, East Asia Forum, 13/01/2022.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau nhiều năm thương thảo, Việt Nam đã khép lại đàm phán Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2015. Sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định, Việt Nam đã cùng với các thành viên khác hồi sinh lại hiệp định dưới tên gọi mới, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bản thân Việt Nam là thành viên thứ bảy phê chuẩn hiệp định này.

Thái độ nhiệt tình của Việt Nam đối với CPTPP chủ yếu là vì Việt Nam muốn thúc đẩy cải cách bằng cách gây áp lực từ bên ngoài lên các nhóm lợi ích trong nước, một cách tiếp cận mà Việt Nam đã áp dụng kể từ năm 1986. Quãng đường dài từ đàm phán đến phê chuẩn đã cho phép Việt Nam xây dựng năng lực thể chế trong một số lĩnh vực, bao gồm luồng dữ liệu, doanh nghiệp nhà nước và quyền sở hữu trí tuệ. Continue reading “Đã đến lúc Việt Nam đẩy mạnh cải cách theo CPTPP”

Thế giới hôm nay: 21/01/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phát biểu tại cuộc họp báo đánh dấu một năm cầm quyền, Tổng thống Joe Biden dự đoán tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ xâm lược Ukraine và phải trả một “cái giá đắt” cho việc này. Ông Biden cũng cho biết ủng hộ việc chia đôi dự luật chi tiêu xã hội và chống biến đổi khí hậu của ông để có thể thông qua từng phần ở Quốc hội. Ngoài ra ông nói Cục Dự trữ Liên bang đã đúng khi thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

Đảng BLP cầm quyền của Barbados giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước kể từ khi nữ hoàng Anh không còn là nguyên thủ quốc gia của nước này hồi năm 2021. Kết quả sơ bộ cho thấy BLP thắng tất cả 30 ghế trong quốc hội. Phe đối lập đã gọi quyết định tổ chức bầu cử sớm của thủ tướng Mia Mottley ngay giữa làn sóng dịch covid-19 là “liều lĩnh.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/01/2022”

Chiến tranh Nga – Ukraine có thể diễn ra theo những kịch bản nào?

Nguồn: As war looms larger, what are Russia’s military options in Ukraine?”, The Economist, 21/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Những gì chúng ta đang đối mặt, có thể chỉ còn vài tuần nữa sẽ xảy ra, là một cuộc chiến tranh ngang hàng đầu tiên giữa hai quân đội hàng đầu, được công nghiệp hóa, số hóa, diễn ra trên lục địa này trong nhiều thế hệ qua.” Đây là cảnh báo vào ngày 19 tháng 1 của James Heappey, Bộ trưởng Quân lực Anh, khi nói về việc Nga đang tăng cường hơn 100.000 quân ở biên giới Ukraine. “Hàng chục nghìn người có thể chết.” Bộ trưởng quốc phòng Estonia lặp lại lời cảnh báo. Ông nói: “Mọi thứ đang tiến tới xung đột vũ trang”. Continue reading “Chiến tranh Nga – Ukraine có thể diễn ra theo những kịch bản nào?”

20/01/2017: Donald Trump nhậm chức tổng thống

Nguồn: Donald Trump is inaugurated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, trong sự kiện đỉnh điểm sau một năm bầu cử đầy biến động, Donald John Trump đã chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ tại Washington, D.C.

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống của mình vào tháng 6/2015 tại Tháp Trump ở Thành phố New York, Trump đã luôn bị xem là một ứng viên khó lòng giành được chiếc ghế quyền lực nhất đất nước. Continue reading “20/01/2017: Donald Trump nhậm chức tổng thống”

Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Analysis: From leader to students, overconfidence clouds China, Nikkei Asia, 20/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính sách liều lĩnh đang làm tổn thương nền kinh tế và trì hoãn mục tiêu vượt qua Mỹ của Tập Cận Bình.

“Sự tự tin quá mức sẽ có hại cho sự phát triển của Trung Quốc.” Một nhà kinh tế người Trung Quốc đã nói như vậy khi tổng sản phẩm quốc nội mới nhất của nước này được công bố hôm thứ Hai.

Người có cái nhìn tích cực sẽ tập trung nhiều vào mức tăng trưởng 8,1% cho cả năm 2021, đưa nền kinh tế Trung Quốc lên bằng 80% nền kinh tế Mỹ, tính theo đồng đô la. Tuy nhiên, một người quan sát kỹ hơn sẽ nhận ra mức tăng trưởng ít ỏi 4% trong quý 4. Continue reading “Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 20/01/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Boris Johnson đứng trước áp lực từ chức xoay quanh câu chuyện tiệc tùng vi phạm phong tỏa ở Phố Downing. Trong một phiên họp quốc hội nảy lửa, nghị sĩ cấp cao của Đảng Bảo thủ và cựu bộ trưởng David Davis đã yêu cầu ông Johnson từ chức ngay lập tức. Trong khi đó nghị sĩ Christian Wakeford bỏ sang phe Công Đảng. Ít nhất 20 nghị sĩ được cho là đã sẵn sàng yêu cầu chọn lại lãnh đạo Đảng Bảo thủ. Chỉ cần 54 trên 360 nghị sĩ đồng ý là sẽ có bầu cử.

Lạm phát giá tiêu dùng tính theo năm ở Canada lên 4,8% trong tháng 12, cao nhất kể từ 1991. Hàng tạp hóa tăng mạnh vì gián đoạn chuỗi cung ứng và thời tiết xấu ở các vùng sản xuất nông nghiệp. Trước đó, Anh báo cáo lạm phát 5,4% trong tháng 12. Ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất vào tháng 12 và sẽ họp vào ngày 3 tháng 2 để cân nhắc tiếp tục tăng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/01/2022”