Thế giới hôm nay: 09/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump, người đang mắc covid-19, đã từ chối tham gia cuộc tranh luận trực tuyến với Joe Biden. Ủy ban lưỡng đảng điều hành các cuộc tranh luận thông báo điều chỉnh định dạng của cuộc tranh luận thứ hai, dự kiến ​​vào ngày 15 tháng 10, “để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của tất cả những người có liên quan”. Ông Trump nói điều này thật “lố bịch”, làm dấy lên một màn đáp trả qua lại giữa hai chiến dịch về việc khi nào và liệu hai cuộc tranh luận tiếp theo có nên diễn ra hay không.

FBI buộc tội sáu người đàn ông về một âm mưu được cho là nhằm bắt cóc Gretchen Whitmer, thống đốc Dân chủ của Michigan, trước cuộc bầu cử tổng thống. Trong một đơn khiếu nại hình sự liên bang, FBI cho biết các nghi phạm đã lên kế hoạch lật đổ chính quyền một số bang mà họ cho là “vi phạm hiến pháp Hoa Kỳ”. Bà Whitmer đã phải hứng chịu tấn công dữ dội từ các nhóm cực hữu vì  áp đặt các hạn chế chống covid-19. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/10/2020”

Đằng sau nỗ lực ‘đảo chính’ chống lại tổng thống Trump

Nguồn: Ron Johnson, “An American Coup Attempt”, The Wall Street Journal, 08/10/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Hoa Kỳ đang trong một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Nó bắt đầu vào ngày đắc cử của Tổng thống Trump, khi các quan chức không được bầu vận động chống lại nhiệm kỳ tổng thống của ông. Đây là một cuộc khủng hoảng trong nhánh hành pháp, gây ra bởi các quan chức cấp dưới, những người coi mình không phải chịu trách nhiệm trước tổng thống. Trên thực tế, họ đã thành lập một nhánh chính quyền thứ tư – một bộ máy quan liêu thường trực vô trách nhiệm.

Bằng chứng công khai đầu tiên về cuộc nổi dậy bắt đầu với bản ghi bị rò rỉ về cuộc điện thoại của ông Trump với Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto vào ngày 27 tháng 1 năm 2017 và với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull vào ngày hôm sau. Như Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện đã báo cáo, chính quyền Trump đã gặp khó khăn với 62 vụ rò rỉ có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia trong vòng 125 ngày đầu tiên, so với 9 vụ rò rỉ như vậy dưới thời George W. Bush và 8 vụ rò rỉ dưới thời Barack Obama. Continue reading “Đằng sau nỗ lực ‘đảo chính’ chống lại tổng thống Trump”

08/10/1970: Aleksandr Solzhenitsyn đoạt giải Nobel Văn học

Nguồn: Aleksandr Solzhenitsyn wins the Nobel Prize in Literature, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng nhất nước Nga, Aleksandr Solzhenitsyn, đã đoạt giải Nobel Văn học.

Sinh năm 1918 tại Liên Xô, Solzhenitsyn là nhà văn và nhà phê bình hàng đầu về sự áp bức nội bộ ở Liên Xô. Bị bắt vào năm 1945 vì dám chỉ trích chế độ Stalin, ông đã phải thụ án 8 năm trong các nhà tù và trại lao động. Khi được thả vào năm 1953, ông bị đưa đi “lưu vong nội bộ” ở phần đất châu Á của Nga. Sau cái chết của Stalin, Solzhenitsyn được trả tự do và bắt đầu lại công việc viết lách. Continue reading “08/10/1970: Aleksandr Solzhenitsyn đoạt giải Nobel Văn học”

Thế giới hôm nay: 08/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump cố gắng cứu vãn niềm tin rằng chính phủ sẽ sớm cung cấp một gói hỗ trợ tài chính mới để giảm thiểu tác động của đại dịch. Chỉ vài giờ sau khi tweet rằng chính quyền của ông đang từ bỏ đàm phán với các nghị sĩ Dân chủ về một gói kích thích mới, khiến thị trường chứng khoán sụt giảm, ông đã kêu gọi một số biện pháp nhỏ: 1.200 đô la mỗi người và viện trợ mới cho một số doanh nghiệp. Đảng Dân chủ nói chung ủng hộ một thỏa thuận lớn và phản đối cách tiếp cận chắp vá.

Eli Lilly nộp đơn đến Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ để được cấp phép khẩn cấp liệu pháp điều trị covid-19 mới của họ. Nhà sản xuất thuốc có trụ sở tại Indianapolis cho biết trong thử nghiệm, liệu pháp sử dụng hai kháng thể đã giúp các bệnh nhân có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình hồi phục, giúp giảm tải lượng virus, giảm triệu chứng và thời gian nhập viện. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/10/2020”

Nước Mỹ cần một tư duy chiến lược mới

Nguồn: Zachery Tyson Brown, “The United States Needs a New Strategic Mindset”, Foreign Policy, 22/09/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ không có một tầm nhìn chiến lược rõ ràng cho khoảng thời gian kéo dài một thế hệ (20-30 năm – NBT) và thực tiễn đã chứng minh điều đó. Sự thiếu vắng khái niệm về một chiến lược tổng thể đã dẫn đến những nước đi nhỏ và thiển cận, khiến đất nước trở nên kém an toàn, kém thịnh vượng và vị thế ngày càng giảm sút.

Việc Tổng thống Donald Trump đưa ra một loạt các quyết định đột ngột như cấm mạng xã hội TikTok, rút Hoa Kỳ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cắt giảm quân số Hoa Kỳ ở Đức chỉ là những ví dụ gần đây nhất. Việc chỉ tập trung vào tầm nhìn ngắn hạn không phải là sai lầm duy nhất của chính quyền Trump, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã thất bại trong bài kiểm tra Marshmallow test (thí nghiệm nổi tiếng của đại học Stanford về khả năng chống lại sự cám dỗ trước mắt để chờ đợi một phần thưởng lớn hơn sau đó) trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc nhiều thập niên qua. Continue reading “Nước Mỹ cần một tư duy chiến lược mới”

Thomas Gainsborough: Họa sĩ chân dung nổi tiếng thế kỷ 18

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Thomas Gainsborough (1727 – 1788) là một trong những bậc thầy vĩ đại người Anh của hội họa thế kỷ 18, người nổi tiếng với các tác phẩm chân dung.

Thomas Gainsborough sinh vào tháng 05/1727 tại Sudbury, Suffolk, và là con trai của một thương nhân buôn vải. Khả năng nghệ thuật của ông thể hiện ngay từ khi còn nhỏ. Lên 13 tuổi, Gainsborough được đưa đến London để học vẽ và khắc axit với một nghệ nhân điêu khắc người Pháp là Hubert Gravelot. Gravelot từng là học trò của họa sĩ vĩ đại người Pháp Jean-Antoine Watteau, người đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Gainsborough. Tại London, Gainsborough đã hợp tác với hai họa sĩ người Anh là William Hogarth và Francis Hayman. Continue reading “Thomas Gainsborough: Họa sĩ chân dung nổi tiếng thế kỷ 18”

Thế giới hôm nay: 07/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá cổ phiếu Mỹ giảm sau khi Donald Trump thông báo hoãn đàm phán với các nghị sĩ Dân chủ về một gói cứu trợ kinh tế mới giúp giải quyết thiệt hại của đại dịch covid-19 cho đến sau cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11. Tổng thống, người đang được điều trị virus, đã đổ lỗi cho chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi của đảng Dân chủ về thất bại này. Trong một loạt tweet, ông nói ông muốn Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát tập trung vào việc phê chuẩn ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao của ông, Amy Coney Barrett.

Nga ghi nhận số ca nhiễm coronavirus trong ngày cao nhất kể từ ngày 11 tháng 5, ở mức 11.615 ca. Cách tiếp cận của quốc gia này đối với đại dịch rất khác lạ —họ phê duyệt một loại vắc-xin trước cả khi thử nghiệm quy mô lớn để chứng minh hiệu quả của nó trên người. Cho đến nay, chỉ có các nhóm nguy cơ cao mới được tiêm vắc-xin này. Và vắc xin thứ hai đã nhanh chóng được đưa vào danh sách tăng tốc phê duyệt. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/10/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (17/07/2020): Tạp chí Đảng thành tạp chí của Tập Cận Bình?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Những chỉ thị của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đặc điểm căn bản nhất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Đó là tiêu đề trên trang nhất tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của đảng, vào hôm thứ Năm. Tờ báo này trích dẫn bài viết của Chủ tịch Tập Cận Bình trên số mới nhất của Cầu thị, một tạp chí về lý luận của đảng.

Ông Tập kêu gọi tập trung quyền lực hơn nữa theo một hướng điển hình: “Đảng sẽ hướng dẫn mọi thứ” từ chính trị, quân sự đến dân sự và học thuật. “Đảng ta phải trưởng thành hơn và mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời nâng cao sức chiến đấu của chúng ta.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (17/07/2020): Tạp chí Đảng thành tạp chí của Tập Cận Bình?”

06/10/1866: Vụ cướp tàu hỏa đang chạy đầu tiên trong lịch sử Mỹ

Nguồn: The Reno brothers carry out the first train robbery in U.S. history, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1866, hai anh em John và Simeon Reno đã thực hiện vụ cướp tàu hỏa đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, chiếm đoạt 13.000 USD từ một chuyến tàu Ohio và Mississippi ở Jackson County, Indiana.

Tất nhiên, đã từng có những vụ cướp tàu trước vụ của nhà Reno. Nhưng các vụ việc trước đây đều là trộm tàu hỏa đang đứng yên trong kho bãi. “Đóng góp” của anh em nhà Reno vào lịch sử tội phạm là khi cả hai dám chặn đường một đoàn tàu đang di chuyển vào vùng dân cư thưa thớt, nơi chúng có thể thực hiện trót lọt vụ cướp mà không bị nhân viên hành pháp hoặc người ngoài can thiệp. Continue reading “06/10/1866: Vụ cướp tàu hỏa đang chạy đầu tiên trong lịch sử Mỹ”

Thế giới hôm nay: 06/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump tweet rằng ông xuất viện vào tối thứ Hai. Bác sĩ của ông cho biết tổng thống đã đáp ứng được tất cả các điều kiện xuất viện, mặc dù sự kết hợp bất thường các phương pháp điều trị bằng thuốc mạnh để chữa trị covid-19 cho ông – bao gồm thuốc kháng virus remdesivir và dexamethasone, một loại steroid – cho thấy ông có thể bị nặng. Trong khi đó, thư ký báo chí của ông, Kayleigh McEnany, vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với covid-19, cùng với hai cấp phó của cô. Ít nhất một chục người trong vòng thân cận của tổng thống đã được chẩn đoán nhiễm virus trong những ngày gần đây.

Paris và New York đã áp dụng lại các biện pháp hạn chế coronavirus, sau khi số ca nhiễm ở cả hai thành phố tăng lên. Khi Pháp ghi nhận hơn 12.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, thủ đô của nước này đã vượt qua ngưỡng cảnh báo tối đa; bắt đầu từ hôm nay các quán bar đóng cửa. New York đặt hạn chế với các khu vực ở Brooklyn và Queens, ảnh hưởng đến trường học, nhà hàng và các hoạt động khác. Tổng số ca bệnh được xác nhận trên toàn cầu đạt 35 triệu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/10/2020”

Thử bàn về giấc mơ ngôn ngữ của người Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 2010, sách Giấc mơ Trung Quốc của Đại tá Giải phóng quân Lưu Minh Phúc xuất bản, cho thấy người Trung Quốc (TQ) đang mơ ước trở thành quốc gia nhất thế giới trong mọi lĩnh vực kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá v.v…, tranh ngôi Số Một thế giới từ tay nước Mỹ.

Giờ đây họ lại mơ ước đưa tiếng nói và chữ viết của họ trở thành ngôn ngữ hàng đầu toàn cầu. Nguyện vọng đó thể hiện rõ trong bài Làm gì để tiếng Trung Quốc trở thành ngôn ngữ thông dụng thứ hai thế giới đăng trên Quang minh nhật báo ngày 04/01/2020, tác giả là Giáo sư Lý Vũ Minh, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Ngôn ngữ quốc gia, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học quốc tế TQ, Bí thư Đảng uỷ Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh. Continue reading “Thử bàn về giấc mơ ngôn ngữ của người Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 05/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Xuất hiện thông tin trái ngược nhau về tình trạng sức khỏe của Tổng thống Donald Trump. Ông Trump, người đang được điều trị trong bệnh viện vì Covid-19, đã đăng một video nói ông cảm thấy “tốt hơn nhiều” song “kết quả kiểm tra thực sự” tình trạng bệnh của ông phải vài ngày nữa mới có. Hôm Chủ nhật, các bác sĩ tiết lộ ông phải cấp oxy bổ sung nhưng lại có thể được “xuất viện sớm nhất là vào ngày mai”.

Một phụ tá của Ilham Aliyev, Tổng thống Azerbaijan, nói nước ông sẽ phá hủy các mục tiêu quân sự ở Armenia sau khi Azerbaijan tuyên bố một vụ tấn công bằng tên lửa đã làm thiệt mạng một dân thường và làm bị thương 4 người khác ở thành phố Ganja của Azerbaijan. Armenia nói không hề có cuộc tấn công này. Căng thẳng giữa hai nước về Nagorno-Karabakh, một vùng lãnh thổ tranh chấp nơi có người gốc Armenia sinh sống, hiện có nguy cơ leo thang. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/10/2020”

30 năm sau ngày thống nhất, Đức gánh vác trách nhiệm lớn hơn

Nguồn: Thirty years after reunification, Germany is shouldering more responsibility”, The Economist, 03/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Margaret Thatcher sợ hãi và công khai phản đối việc thống nhất Đông và Tây Đức. François Mitterrand được cho là đã chia sẻ những lo lắng của bà, mặc dù ông chấp nhận đó là điều không thể tránh khỏi. Giulio Andreotti lặp lại một câu nói nổi tiếng: rằng ông rất yêu nước Đức, nên thật “thích khi có hai nước Đức”. Tuy nhiên, bất chấp sự dè dặt của các nhà lãnh đạo Anh, Pháp và Ý vào năm 1990, một quốc gia mới đã ra đời cách đây 30 năm vào ngày 3 tháng 10. Với 80 triệu dân, Đức ngay lập tức trở thành quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu mà cho đến thời điểm đó đã có tới bốn nước dẫn đầu gần như xấpxỉ nhau. Kể từ đó, các chính khách và học giả đã phải vật lộn với vấn đề làm thế nào để đối phó với mộtquốc gia bá chủ bất đắc dĩ ở trung tâm châu Âu. Đức nên dẫn dắt châu Âu như thế nào mà không tỏ ra thống trị? Thật vậy, sau tất cả những tai ương của chủ nghĩa Quốc xã, liệu Đức có thể được tin tưởng để lãnh đạo tiếp không? Continue reading “30 năm sau ngày thống nhất, Đức gánh vác trách nhiệm lớn hơn”

04/10/1861: Tổng thống Lincoln quan sát thử nghiệm khinh khí cầu

Nguồn: President Lincoln watches a balloon ascension, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 04/10/1861, Tổng thống Abraham Lincoln đã quan sát một buổi thử nghiệm khinh khí cầu gần Washington, D.C. Cả quân đội Liên minh miền Bắc lẫn Hợp bang miền Nam đều đã tìm cách sử dụng khinh khí cầu để thu thập thông tin tình báo quân sự trong giai đoạn đầu của cuộc Nội chiến, nhưng chúng đã tỏ ra rất nguy hiểm và không thực tế trong hầu hết các tình huống.

Mặc dù khinh khí cầu không phải là một phát minh mới, nhưng nhiều người cho rằng chúng vẫn chưa thực sự được tận dụng trong quân sự. Trước cả vụ tấn công Pháo đài Sumter hồi tháng 04/1861, đánh dấu khởi đầu của Nội chiến, một số công ty đã tiếp cận Bộ Chiến tranh Mỹ và đề cập các hợp đồng liên quan đến khinh khí cầu. Continue reading “04/10/1861: Tổng thống Lincoln quan sát thử nghiệm khinh khí cầu”

03/10/1895: “The Red Badge of Courage” được xuất bản

Nguồn: “The Red Badge of Courage” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1895, The Red Badge of Courage của Stephen Crane đã chính thức được xuất bản thành sách. Câu chuyện về trải nghiệm chinh chiến của một chàng trai trẻ là tiểu thuyết đầu tiên của Mỹ mô tả cuộc Nội chiến nhìn từ quan điểm của một người lính bình thường. Tác phẩm ban đầu được đăng làm nhiều kỳ trên một tờ báo.

Là con trai út trong gia đình có 14 người con, Crane chào đời năm 1871 và lớn lên ở New York và New Jersey. Người cha qua đời khi cậu mới 9 tuổi, sau đó cả gia đình chuyển đến sống tại Asbury Park, New Jersey. Crane theo học Đại học Syracuse và tham gia tuyển bóng chày trong vòng một năm, nhưng đã rời đi. Sau này ông trở thành một nhà báo ở New York, nhận làm những công việc ngắn hạn cho nhiều tờ báo khác nhau và gần như lúc nào cũng sống trong cảnh nghèo đói. Continue reading “03/10/1895: “The Red Badge of Courage” được xuất bản”

Suetonius: Thống đốc La Mã đánh bại cuộc nổi dậy của Boudicca

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Suetonius là thống đốc La Mã cai trị nước Anh và là người đã dẹp tan cuộc nổi dậy của Boudicca.

Người ta biết rất ít về cuộc đời của Gaius Suetonius Paulinus lúc sinh thời. Dữ liệu đầu tiên về sự nghiệp của ông bắt đầu từ năm 42 SCN – dưới triều Hoàng đế Claudius – khi Claudius đẩy lùi một cuộc nổi dậy ở Mauretania (bắc Phi ngày nay) và trở thành người La Mã đầu tiên vượt dãy núi Atlas. Năm 58 SCN, ông được bổ nhiệm làm thống đốc Anh. Vào thời điểm đó, vùng lãnh thổ đông nam của đường ranh giới nằm giữa cửa sông Wash và cửa sông Severn đang nằm dưới sự cai trị của đế chế La Mã. Ngoài khu vực này ra, tình hình ở những nơi khác khá bất ổn. Continue reading “Suetonius: Thống đốc La Mã đánh bại cuộc nổi dậy của Boudicca”

Thế giới hôm nay: 02/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EU kiện Anh về dự luật thị trường nội bộ vốn đảo ngược các cam kết trong hiệp ước Brexit. Tranh chấp có thể được trình lên Tòa án Công lý Châu Âu. Anh có một tháng để trả lời trước khi vụ kiện được tiến hành. Hai bên vẫn đang đàm phán; vụ kiện, mặc dù đã được đoán trước, làm tăng sức nóng cho cả hai bên.

Đại học Cambridge hứa sẽ thoái khoản tài trợ 3,5 tỷ bảng Anh (4,5 tỷ USD) khỏi nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030. Quyết định này đến sau áp lực liên tục từ các nhà vận động sinh viên, những người đã thúc đẩy các quyết định tương tự ở các trường đại học khác. Để thay thế, Cambridge có kế hoạch đầu tư vào năng lượng tái tạo, và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính xuống 0 vào năm 2038. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/10/2020”

Đường lối kinh tế của Biden: Chưa đủ táo bạo?

Nguồn: Bidenomics: the good the bad and the unknown”, The Economist, 03/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Hai ứng cử viên tổng thống đã đối mặt nhau trong cuộc tranh luận đầu tiên trước khi người Mỹ đi bỏ phiếu vào ngày 3 tháng 11. Tổng thống Donald Trump đã biến nó thành một cuộc ẩu đả, thậm chí khiến người ta nghi ngờ về sự đúng đắn của chính quy trình bầu cử. Joe Biden thì dành cả buổi để chế giễu ông Trump vì đã đưa đất nước sụp đổ. Và Trump đã làm những gì ông hy vọng sẽ là một đòn hạ gục Biden, cáo buộc đối thủ là một kẻ yếu ớt, người sẽ không chống đỡ nổi kế hoạch của phe tả nhằm mở rộng đáng kể chính phủ và làm tê liệt hoạt động kinh doanh.

Một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ lo sợ về một sự ngả sang cánh tả như vậy dưới thời Biden. Tuy nhiên, cáo buộc này không chính xác. Biden đã bác bỏ những ý tưởng không tưởng của cánh tả. Các đề xuất về thuế và chi tiêu của Biden là hợp lý. Chúng chỉ dẫn đến một nhà nước phình to hơn một ít và nỗ lực để giải quyết các vấn đề thực sự mà Mỹ đang phải đối mặt, bao gồm cơ sở hạ tầng kém chất lượng, biến đổi khí hậu và sự tàn phá các doanh nghiệp nhỏ. Trên thực tế, lỗ hổng trong các kế hoạch của Biden là chúng không đủ sâu rộng ở một số lĩnh vực. Continue reading “Đường lối kinh tế của Biden: Chưa đủ táo bạo?”

01/10/1918: “Lawrence xứ Ả Rập” chiếm Damascus

Nguồn: Lawrence of Arabia captures Damascus, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, liên quân Anh-Ả Rập đã chiếm được Damascus từ tay người Thổ Nhĩ Kỳ, hoàn thành việc giải phóng bán đảo Arabia trong Thế chiến I. Vị chỉ huy quan trọng của phe Hiệp ước là T.E. Lawrence, người lính Anh huyền thoại, thường được biết đến với tên gọi “Lawrence xứ Ả Rập” (Lawrence of Arabia).

Lawrence – một người gốc Ả Rập sinh ra ở Tremadoc, xứ Wales, sau đó theo học tại trường Oxford – bắt đầu làm việc cho quân đội Anh với tư cách là sĩ quan tình báo ở Ai Cập kể từ năm 1914. Ông đã dành hơn một năm ở Cairo để xử lý các thông tin tình báo. Năm 1916, ông tháp tùng một nhà ngoại giao Anh tới Arabia, nơi Hussein bin Ali, tiểu vương Mecca, phát động cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Lawrence thuyết phục cấp trên của mình hỗ trợ cho phong trào của Hussein và đã được cử tham gia quân của Faisal, con trai Hussein, với tư cách là một sĩ quan liên lạc. Continue reading “01/10/1918: “Lawrence xứ Ả Rập” chiếm Damascus”

Thế giới hôm nay: 01/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tòa thánh Vatican cho biết họ đã từ chối yêu cầu diện kiến Giáo hoàng Francis của Mike Pompeo, ngoại trưởng Mỹ, cáo buộc ông tìm cách lôi kéo Giáo hội Công giáo vào cuộc bầu cử tổng thống bằng cách chỉ trích mối quan hệ của họ với Trung Quốc. Ông Pompeo khi đến thăm Vatican đã kêu gọi Tòa thánh cứng rắn hơn với Trung Quốc vì cho rằng Đảng Cộng sản nước này bóp nghẹt các quyền tự do tôn giáo. Ông Pompeo phản đối một thỏa thuận mà Vatican ký với Trung Quốc cách đây hai năm xoay quanh quy trình bổ nhiệm giám mục Công giáo.

Một tòa án Ấn Độ đã tuyên trắng án cho tất cả 32 người bị buộc tội liên quan đến việc phá dỡ Babri Masjid, một nhà thờ Hồi giáo có từ thế kỷ 16 ở thành phố Ayodhya. Vụ phá dỡ năm 1992 đã gây nên làn sóng bạo lực giữa đạo Hindu và đạo Hồi khiến 2.000 người thiệt mạng. Một phán quyết vào năm ngoái của Tòa Tối cao của Ấn Độ đã mở đường cho một ngôi đền Hindu được xây dựng trên địa điểm cũ của nhà thờ Hồi giáo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/10/2020”