21/02/1885: Đài tưởng niệm Washington được khánh thành

Nguồn: Washington Monument dedicated, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1885, Đài tưởng niệm Washington, được xây để tưởng nhớ người anh hùng của Cách mạng Mỹ và cũng là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên, đã được khánh thành ở Washington, D.C.

Công trình bằng đá cẩm thạch cao 169m được đề xuất lần đầu vào năm 1783, và Pierre L’Enfant đã chừa lại một vị trí trong bản quy hoạch thủ đô liên bang mới cho đài tưởng niệm này. Sau khi George Washington mất vào năm 1799, kế hoạch xây dựng đài tưởng niệm “Cha đẻ của nước Mỹ” từng được thảo luận nhưng không có ý tưởng nào được tiến hành. Continue reading “21/02/1885: Đài tưởng niệm Washington được khánh thành”

Thế giới hôm nay: 21/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu cố vấn chính trị Roger Stone của Tổng thống Donald Trump bị kết án 40 tháng tù giam về tội nói dối trước Quốc hội, cản trở và thao túng nhân chứng. Các công tố viên liên bang đã đề nghị chín năm tù, song các quan chức Bộ Tư pháp can thiệp và đề nghị một bản án nhẹ hơn. Ông Trump đã đăng tweet thể hiện nỗi tức giận của mình về quá trình này, khiến cho bộ trưởng tư pháp của chính ông phải chỉ trích.

Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley đang mua lại công ty môi giới hoa hồng thấp E*Trade với giá 13 tỷ đô la, khiến đây trở thành vụ mua lại lớn nhất của một ngân hàng Phố Wall kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Với 5 triệu khách hàng bán lẻ và 360 tỷ đô la tài sản đang được quản lý, E*Trade mang lại cho Morgan Stanley nhiều quyền lực hơn trong ngành quản lý tài sản, một lĩnh vực hấp dẫn dành cho các ngân hàng đầu tư đang tìm cách đa dạng hóa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/02/2020”

Sự đền ơn vô giá giúp thế giới có Alexander Fleming

Tác giả: Hồ Anh Hải

Xứ Scotland nước Anh có một ông nông dân tên là Fleming, tính tình hiền lành tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. Một hôm khi đang làm việc ngoài đồng, Fleming bỗng nghe thấy có tiếng người kêu cứu. Ông liền vội chạy đến và thấy một cậu bé bị ngã xuống hố phân. Không ngại bẩn thỉu, Fleming vẫn nhảy xuống cứu cậu bé lên.

Hai hôm sau, một nhà quý tộc hào hoa phong nhã đi cỗ xe ngựa sang trọng đến nhà Fleming, cúi mình lịch sự tự giới thiệu là cha của đứa trẻ ngã xuống hố phân, hôm nay đến để xin phép được hậu tạ người đã cứu sống con mình.

Fleming nhất định từ chối và nói: “Tôi không thể vì cứu con ngài mà nhận một khoản hậu tạ lớn như thế này.” Continue reading “Sự đền ơn vô giá giúp thế giới có Alexander Fleming”

20/02/1942: Phi công Mỹ Edward O’Hare bắn hạ 5 máy bay Nhật

Nguồn: Pilot O’Hare becomes first American WWII flying ace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Trung úy Edward O’Hare đã cất cánh từ hàng không mẫu hạm Lexington để tham gia cuộc đột kích vào căn cứ của Nhật Bản tại Rabaul – và vài phút sau, ông trở thành “Phi công Át chủ bài” (flying ace) đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến II.

Giữa tháng 02/1942, tàu Lexington bắt đầu đi vào khu vực Biển San Hô. Rabaul, một thị trấn trên đảo New Britain thuộc Quần đảo Bismarck, đã bị người Nhật chiếm đóng từ tháng 01 và xây dựng tại đó một căn cứ không quân khổng lồ. Người Nhật lúc đó đang trên đường chiếm Quần đảo Solomon, mục tiêu tiếp theo trong nỗ lực mở rộng đế chế Thái Bình Dương của họ. Nhiệm vụ của Lexington là làm suy yếu vị thế của Nhật tại Rabaul bằng một cuộc oanh kích. Continue reading “20/02/1942: Phi công Mỹ Edward O’Hare bắn hạ 5 máy bay Nhật”

Thế giới hôm nay: 20/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Michael Bloomberg chuẩn bị tham gia cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên của ông trong nội bộ Đảng Dân chủ tại Las Vegas, giữa lúc tỉ lệ ủng hộ ông trong một cuộc thăm dò toàn quốc đạt gần 20%, chỉ sau Bernie Sanders. Cựu thị trưởng New York đã chi khoảng 400 triệu đô la cho quảng cáo, nhưng không có tên trên lá phiếu ở Nevada. Ông muốn tập trung nỗ lực của mình vào ngày “Siêu Thứ Ba”, ngày 3 tháng 3, khi hơn một chục bang sẽ bỏ phiếu.

Chính phủ Anh đã công bố những chi tiết đầu tiên về chính sách nhập cư hậu Brexit. Chính sách này cam kết sẽ không cấp thị thực cho người lao động tay nghề thấp và không còn tự do di chuyển giữa Anh với phần còn lại của EU. Thay vào đó, các đơn xin thị thực sẽ được đánh giá dựa trên hệ thống nhập cư “tính điểm”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/02/2020”

Đồng chí Trump

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Comrade Trump”, Project Syndicate, 13/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Chỉ trong ba năm ngắn ngủi”, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố trong Thông điệp Liên bang năm nay, “chúng tôi đã phá vỡ tâm lý suy tàn và bác bỏ số phận cam chịu một vận mệnh nhỏ bé hơn của nước Mỹ”. Lời tuyên bố vô căn cứ này – mang tính tuyên truyền nhiều hơn thực tế – làm gợi nhớ tới lời tuyên bố của Joseph Stalin năm 1935 rằng “Thưa các đồng chí, cuộc sống đã được cải thiện, cuộc sống trở nên vui tươi hơn!”

Khi Stalin ca ngợi sự “cải thiện mạnh mẽ phúc lợi vật chất của người lao động” mà chế độ Xô Viết mang lại, số liệu thống kê sản xuất lại cho thấy sự đình trệ; nạn đói đã tàn phá dân số, đặc biệt là ở Ukraine; và cuộc Đại Thanh trừng – một chiến dịch đàn áp chính trị tàn bạo – sắp sửa diễn ra. Tương tự như vậy, khi Trump ca ngợi chính quyền của mình vì đã khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ, các đồng minh và bạn bè của Mỹ đang tìm cách giảm phụ thuộc vào Mỹ, nước giờ trở thành mối đe dọa đối với sự ổn định toàn cầu và một trò cười cho quốc tế. Continue reading “Đồng chí Trump”

19/02/1878: Edison nhận bằng sáng chế cho máy quay đĩa

AppleMark

Nguồn: Thomas Edison patents the phonograph, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1878, Thomas Edison đã được trao Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 200.521 cho phát minh máy quay đĩa. Ông đã sáng chế ra thiết bị vừa có thể ghi và phát lại âm thanh đầu tiên tại phòng thí nghiệm ở New Jersey – công nghệ đã dẫn đến sự ra đời của ngành âm nhạc hiện đại.

Máy quay đĩa của Edison là một phát minh được phát triển từ công việc của ông trong ngành điện thoại và điện báo. Khi đang cố gắng để khiến việc truyền đi truyền lại một tin điện báo trở nên dễ dàng hơn, Edison đã nghĩ ra cách chép lại một đoạn mã Morse thành một chuỗi các vết lõm trên cuộn giấy. Continue reading “19/02/1878: Edison nhận bằng sáng chế cho máy quay đĩa”

Thế giới hôm nay: 19/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau năm tháng trì hoãn, ủy ban bầu cử Afghanistan đã tuyên bố Ashraf Ghani là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống nước này. Kết quả bị trì hoãn sau khi những người ủng hộ đối thủ hàng đầu của ông Ghani, ông Abdullah Abdullah, cáo buộc ủy ban thiên vị và đe dọa thành lập một chính phủ song song. Chiến thắng mang lại cho ông Ghani nhiệm kỳ tổng thống năm năm lần thứ hai.

HSBC công bố kế hoạch tái cơ cấu lần thứ ba kể từ cuộc khủng hoảng tài chính một thập kỷ trước. Khoảng 35.000 trong số 237.000 nhân viên của hãng trên toàn thế giới sẽ phải nghỉ và chi phí sẽ giảm 4,5 tỷ đô la trong ba năm tới. Ngân hàng Anh muốn cắt giảm 35% số tài sản rủi ro trong các hoạt động kinh doanh thua lỗ ở châu Âu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/02/2020”

Erasmus: Học giả lỗi lạc ủng hộ Cải cách Tin Lành

Nguồn: Historic figures, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Erasmus là một nhà văn, học giả và là nhà nghiên cứu khoa học nhân văn người Hà Lan.

Erasmus (Gerrit Gerritszoon) là con ngoài giá thú của một linh mục và được ghi nhận sinh năm 1466 tại Rotterdam. Năm 1492, ông được phong linh mục và theo học tại Paris. Từ năm 1499, Erasmus trở thành một học giả độc lập, đi từ thành phố này sang thành phố khác để giảng dạy và trao đổi với các nhà tư tưởng trên khắp châu Âu. Continue reading “Erasmus: Học giả lỗi lạc ủng hộ Cải cách Tin Lành”

18/02/1930: Phát hiện Diêm Vương tinh

Nguồn: Pluto discovered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1930, Diêm Vương tinh, từng được cho là hành tinh thứ chín trong Thái Dương hệ, được nhà thiên văn học Clyde W. Tombaugh phát hiện từ Đài thiên văn Lowell ở Flagstaff, Arizona.

Sự tồn tại của một hành tinh thứ chín mà người  ta chưa biết đến lần đầu tiên được đề xuất bởi Percival Lowell, người đưa ra giả thuyết rằng sự chao đảo trong quỹ đạo của Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh là do lực hấp dẫn từ một hành tinh chưa được khám phá. Lowell đã tính toán vị trí gần đúng của hành tinh thứ chín này và tìm kiếm hơn một thập niên nhưng không thành công. Continue reading “18/02/1930: Phát hiện Diêm Vương tinh”

Thế giới hôm nay: 18/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hoa Kỳ hồi hương hơn 300 công dân và các thành viên gia đình trực tiếp của họ, những người từng là hành khách trên tàu Diamond Princess, một du thuyền bị cách ly đang neo đậu gần Tokyo. Mười bốn người đã được xét nghiệm dương tính với covid-19 và bị cách ly với các hành khách khác, những người cũng đã bị cách ly 14 ngày tại các cơ sở quân sự. Trong khi đó, Trung Quốc thông báo hơn 70.000 người đã bị nhiễm coronavirus.

GDP Nhật Bản giảm 6,3% so với cùng kì năm trước trong quý cuối năm 2019, mức giảm cao hơn dự đoán. Nền kinh tế Nhật bị ảnh hưởng bởi thuế tiêu dùng tăng, bão Hagibis và nhu cầu toàn cầu yếu. Gián đoạn kinh tế gây ra bởi covid-19 có thể sẽ tiếp tục gây suy giảm kinh tế trong năm nay, điều sẽ khiến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới rơi vào suy thoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/02/2020”

Quyền lực Giáo hội: Vì sao Philippines là nước duy nhất cấm ly hôn?

Nguồn:Why the Philippines is the only country where divorce is illegal”, The Economist, 13/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

“Phải lùi một bước để tiến hai bước”, đó là nhận định của luật sư Jesus Falcis đối với phán quyết của Tòa án Tối cao nhằm bác bỏ, dựa trên lý do thủ tục, một đơn kiến nghị của ông vào năm 2015, trong đó thách thức một bộ luật quy định rằng hôn nhân chỉ được phép xảy ra giữa nam và nữ. Ông Falcis vẫn thấy có hi vọng khi các thẩm phán đã không tìm thấy bất kì điều khoản rõ ràng nào trong Hiến pháp ngăn cấm hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, ông cũng tin rằng nỗ lực để hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sẽ mất nhiều thập niên như ở những quốc gia phát triển.

So với mặt bằng chung của các quốc gia thuộc địa cũ của Tây Ban Nha, pháp luật Philippines vô cùng bảo thủ về mặt xã hội. Ngoại trừ Toà thánh Vatican, Philippines là quốc gia duy nhất không cho phép ly hôn (riêng người Hồi giáo có quyền ly hôn). Hủy hôn là cách duy nhất để kết thúc cuộc hôn nhân mà không phải chờ đến chết nhưng đây là một biện pháp chỉ áp dụng trong một số trường hợp hạn chế với chi phí lớn. Continue reading “Quyền lực Giáo hội: Vì sao Philippines là nước duy nhất cấm ly hôn?”

Bắc Âu trở nên ưu việt nhờ giáo dục toàn dân như thế nào?

Nguồn: David Brooks, “This Is How Scandinavia Got Great“, New York Times, 13/02/2020.

Biên dịch: Lê Lam

Hầu như tất cả mọi người đều ngưỡng mộ mô hình Bắc Âu. Các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan có năng suất kinh tế cao, công bằng xã hội cao, niềm tin xã hội cao và mức độ hạnh phúc cá nhân cao.

Những người cấp tiến nói vì họ có chế độ phúc lợi hào phóng. Những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng các quốc gia này đạt điểm cao về gần như mọi phương diện của thị trường mở cửa tự do. Những người hạn chế nhập cư lưu ý rằng cho đến gần đây, họ là những xã hội thuần khiết về dân tộc. Continue reading “Bắc Âu trở nên ưu việt nhờ giáo dục toàn dân như thế nào?”

17/02/1782: Pháp và Anh đối đầu ở Ấn Độ Dương

Nguồn: French and British battle in the Indian Ocean, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1782, tác động quốc tế của cuộc Chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ đã trở nên rõ ràng khi hải quân Pháp – đồng minh của Mỹ – đã bắt đầu một chuỗi các trận đánh trong suốt 14 tháng với hải quân Anh ở Ấn Độ Dương.

Từ ngày 17/02 đến ngày 03/09/1782, Đô đốc Pierre Andre de Suffren de Saint-Tropez của Pháp, hay còn được gọi là Bailli de Suffren, và Phó Đô đốc Sir Edward Hughes của Anh – tổng tư lệnh ở khu vực Đông Ấn (gồm Nam Á và Đông Nam Á) – đã tham gia vào bốn trận đánh lớn ở khu vực Ấn Độ Dương, gồm: Trận Sadras (17/02), Trận Providien (12/04), Trận Negapatam (06/07) và Trận Trincomalee (03/09). Continue reading “17/02/1782: Pháp và Anh đối đầu ở Ấn Độ Dương”

Thế giới hôm nay: 17/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca nhiễm mới covid-19 được báo cáo ở Trung Quốc đã giảm trong ngày thứ ba liên tiếp. Các quan chức cho biết vào Chủ nhật thêm 2.009 người đã bị nhiễm virus, đưa tổng số lên khoảng 68.500. Với việc chính phủ ban hành các hạn chế đi lại thậm chí còn nghiêm ngặt hơn tại tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bệnh bắt đầu, WHO đã ca ngợi những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh của Trung Quốc.

Trong khi đó, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhận thức được về vụ bùng phát dịch hai tuần trước khi ông lần đầu công khai đề cập vấn đề này. Điều này sẽ đặt dấu hỏi về tốc độ phản ứng chính thức chậm chạp. Ông Tập đã bị chỉ trích vì tránh ra mặt giữa cuộc khủng hoảng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/02/2020”

Tại sao Philippines rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm với Hoa Kỳ?

Nguồn: John Schaus, “What Is the Philippines-United States Visiting Forces Agreement, and Why Does It Matter?”, CSIS, 12/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngày 11/02/2020, Philippines tuyên bố đã thông báo cho Hoa Kỳ rằng họ dự định sẽ rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm Philippines – Hoa Kỳ (VFA). Sau đây là tóm tắt nhanh về VFA và tầm quan trọng của nó.

Hỏi: VFA có phải là Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ không?

Trả lời: Không. VFA là một thỏa thuận giữa hai nước nhằm hỗ trợ thực hiện Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ (MDT). MDT được ký kết năm 1951 bởi Hoa Kỳ và Philippines nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một trong hai nước bị nước thứ ba tấn công. Continue reading “Tại sao Philippines rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm với Hoa Kỳ?”

16/02/1804: Quân Mỹ đột kích cảng Tripoli

Nguồn: U.S. Navy stages daring mission during First Barbary War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1804, trong Chiến tranh Barbary lần thứ nhất, Trung úy Stephen Decatur của Mỹ đã lãnh đạo một nhiệm vụ quân sự mà Đô đốc nổi tiếng người Anh Horatio Nelson gọi là “hành động táo bạo nhất thời đại.”

Tháng 08/1801, Tổng thống Thomas Jefferson đã ra lệnh cho các tàu Hải quân Mỹ đến Địa Trung Hải để chống lại các cuộc tấn công liên tục nhắm vào tàu Mỹ của cướp biển đến từ các nước vùng Barbary: Morocco, Algeria, Tunis và Tripolitania. Các thủy thủ Mỹ thường bị bắt cóc cùng với tàu thuyền và Mỹ buộc phải chuộc lại người của mình với giá cắt cổ. Sau hai năm đối đầu trong các trận đánh nhỏ lẻ, các chiến dịch quy mô hơn đã bắt đầu vào tháng 06/1803 khi một lực lượng viễn chinh Mỹ tấn công cảng Tripoli ở Libya ngày nay. Continue reading “16/02/1804: Quân Mỹ đột kích cảng Tripoli”

Lý Nhân Tông chuẩn bị đánh Tống

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thời Vua Nhân Tông nước Đại Việt chủ trương đối phó với nhà Tống từ mềm dẻo đến cứng rắn, khởi đầu duy trì bang giao rồi chuyển sang chiến tranh. Khi Vua  lên ngôi được 1 năm [1072], Vua Tống phong tước Giao Chỉ quận vương:

Lý Nhân Tông năm Thái Ninh thứ 2 [1073] Nhà Tống phong Vua tước Giao Chỉ Quận Vương.Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Năm sau  nhà vua sai Sứ sang Trung Quốc tiến cống:

Trường Biên, quyển 243. Tống Thần Tông ngày Giáp Tý tháng 3 năm Hy Ninh thứ 6  [30/4/1073], Lý Càn Đức [Vua Lý Nhân Tông] đất Giao Châu sai Sứ cống sản vật địa phương.” Continue reading “Lý Nhân Tông chuẩn bị đánh Tống”

15/02/1898: Tàu USS Maine phát nổ tại Havana

Nguồn: The USS Maine explodes in Cuba’s Havana Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, một vụ nổ lớn không rõ nguyên nhân đã đánh chìm tàu chiến USS Maine ở cảng Havana, Cuba, khiến 260 trong số gần 400 thủy thủ đoàn người Mỹ có mặt trên tàu khi đó thiệt mạng.

Là một trong những tàu chiến đầu tiên của Mỹ, Maine nặng hơn 6.000 tấn và được chế tạo với chi phí hơn 2 triệu USD. Với mục đích “thăm hữu nghị,” Maine đã được gửi đến Cuba để bảo vệ lợi ích của người Mỹ tại đây sau khi một cuộc nổi loạn chống lại sự cai trị của Tây Ban Nha nổ ra ở Havana vào tháng 1. Continue reading “15/02/1898: Tàu USS Maine phát nổ tại Havana”

14/02/1929: Cuộc thảm sát Ngày Thánh Valentine

Nguồn: The St. Valentine’s Day Massacre, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1929, bốn người đàn ông đã cải trang thành cảnh sát và đột nhập vào sào huyệt của băng đảng do Bugs Moran cầm đầu trên đường North Clark ở Chicago, ép bảy sát thủ của Moran vào tường và bắn chết những người này. Cuộc thảm sát Ngày Thánh Valentine là đỉnh điểm của cuộc chiến băng đảng giữa hai kẻ thù không đội trời chung là Al Capone và Bugs Moran. Continue reading “14/02/1929: Cuộc thảm sát Ngày Thánh Valentine”