Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?

Nguồn: Anthony V Rinna, “Containing China through the South Korea–US alliance”, East Asia Forum, 21/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Washington dường như đang sử dụng liên minh Mỹ – Hàn để thúc đẩy mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, như là một phần của chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương mở và tự do. Nhưng việc Mỹ cố gắng lôi kéo Hàn Quốc vào cuộc cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh cuối cùng sẽ có nguy cơ đẩy đối tác của mình ra xa, ngay cả khi cả Washington và Seoul đều khẳng định rằng liên minh vẫn ‘vững như bàn thạch’.

Động thái này diễn ra vào thời điểm liên minh Mỹ – Hàn đang trải qua một giai đoạn căng thẳng chưa từng thấy trong gần 20 năm qua. Căng thẳng này xuất phát từ đòi hỏi tài chính cắt cổ mà Nhà Trắng đưa ra nhằm duy trì Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cũng như từ áp lực của Mỹ đối với Hàn Quốc nhằm buộc nước này không rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo GSOMIA với Nhật Bản. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?”

25/11/1783: Binh lính Anh rời New York

Nguồn: Last British soldiers leave New York, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1783, những binh lính Anh cuối cùng đã rút khỏi New York, vị trí quân sự cuối cùng của họ ở Hoa Kỳ. Cách mạng Mỹ đã kết thúc khi Hiệp định Paris được ký kết gần ba tháng trước đó. Sau khi toàn bộ lính Anh rời New York, Tướng George Washington của phe Ái quốc đã tiến vào thành phố trong niềm vui chiến thắng cùng sự chào đón của người dân New York. Thành phố đã bị người Anh chiếm vào tháng 9 năm 1776 và nằm trong tay Anh tới năm 1783. Continue reading “25/11/1783: Binh lính Anh rời New York”

Thế giới hôm nay: 25/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Michael Bloomberg tuyên bố ra tranh cử cho đề cử tổng thống của đảng Dân chủ. Nền tảng tranh cử của ông là ba nhiệm kỳ thị trưởng New York thành công. Nhưng với tư cách là một người Dân chủ, ông sẽ gặp khó: chính sách “chặn và lục soát” của ông đã gây phật lòng người da đen và người gốc Latinh ở New York, cũng như với tư cách một cựu đảng viên Cộng hòa và doanh nhân tỷ phú, ông sẽ bị tấn công bởi những người dân túy cánh tả vốn đóng vai trò lớn trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ.

Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ phủ nhận đã đe dọa từ chức vì Tổng thống Donald Trump can thiệp vào trường hợp của Eddie Gallagher, một lính Hải quân SEAL. Ông Gallagher bị cáo buộc giết một tù nhân, nhưng chỉ bị kết án vì chụp ảnh với một xác chết. Ông Trump đã tweet rằng ông Gallagher sẽ không bị giáng cấp hoặc tước bỏ tư cách đặc nhiệm SEAL. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/11/2019”

Karl Marx tiên tri về Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 như thế nào?

Tác giả: Leo Panitch | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là tóm tắt nội dung bài Marx hoàn toàn hiện đại (Thoroughly Modern Marx) của giáo sư Leo Panitch ở Đại học York tại Toronto, Canada, biên tập viên tập san Socialist Register, đăng trên tạp chí Mỹ Chính sách ngoại giao (Foreign Policy) số 5-6 năm 2009. Các ghi chú trong ngoặc và các tiêu đề phụ là của người dịch.

Đi trước thời đại

Khủng hoảng kinh tế một lần nữa kích thích mọi người quan tâm đến Karl Marx. Lượng tiêu thụ bộ sách Tư bản (tiếng Đức Das Kapital) tăng vọt; riêng một nhà xuất bản ở Đức năm 2008 bán được trên 10 nghìn cuốn, so với hơn 100 cuốn bán được năm 2007. Đây là một chỉ dấu cho thấy cuộc khủng hoảng có quy mô rộng và ảnh hưởng lớn đến mức khiến chủ nghĩa tư bản toàn cầu và các “vệ sĩ” của nó rơi vào một cuộc khủng hoảng hình thái ý thức. Continue reading “Karl Marx tiên tri về Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 như thế nào?”

24/11/2017: Khủng bố tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Sinai, Ai Cập

Nguồn: Terrorists Attack Mosque in Sinai, Egypt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, một quả bom đã phát nổ ở nhà thờ Hồi giáo al-Rawdah tại Sinai, miền bắc Ai Cập, khi những kẻ khủng bố nổ súng vào nhóm tín đồ vừa kết thúc buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu. Vụ tấn công đã khiến 305 người thiệt mạng, trong đó có 27 trẻ em, và làm 120 người khác bị thương – trở thành sự kiện khủng bố kinh hoàng nhất trong lịch sử đương đại của Ai Cập.

Cuộc tấn công đẫm máu này là một bước ngoặt tàn khốc đối với đất nước. Dù tấn công khủng bố đã phổ biến từ năm 2013, khi tổng thống đương nhiệm lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi của tổ chức Anh em Hồi giáo, nhưng việc khủng bố nhắm vào các nhà thờ Hồi giáo là điều rất hiếm thấy ở Ai Cập. Những kẻ khủng bố trước đây thường lựa chọn mục tiêu là các nhà thờ Thiên Chúa giáo và lực lượng an ninh, nhưng tránh các nhà thờ Hồi giáo. Continue reading “24/11/2017: Khủng bố tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Sinai, Ai Cập”

Khát vọng tiền bạc và cuộc chiến của Putin với giới khoa học Nga

Nguồn: Nina Khrushcheva, “Putin Means Money”, Project Syndicate, 22/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Trong cuốn sách Putin’s Kleptocracy (Chế độ đạo tặc của Putin), tác giả quá cố Karen Dawisha đã lập luận rằng chìa khóa để hiểu nước Nga của Vladimir Putin là tiền. Dù Putin đang tìm cách thuyết phục công chúng với những câu chuyện về khôi phục ảnh hưởng toàn cầu của Nga, bà giải thích rằng Putin và một đội ngũ tay chân thân tín đang tích lũy một lượng lớn tài sản cá nhân. Theo quan điểm của bà, không chỉ là một lãnh đạo độc đoán theo chủ nghĩa dân tộc hoặc chủ nghĩa phục thù quốc gia, Putin còn là một kẻ tham tiền.

Vào thời điểm đó, tôi không đồng ý: mặc dù tiền chắc chắn là yếu tố rất quan trọng để hiểu được chế độ của Putin, nhưng tham vọng giành ảnh hưởng toàn cầu là không thể bị bác bỏ. Nhưng trong bối cảnh lực lượng an ninh đột kích vào Viện Vật lý Lebedev (FIAN) ở Moskva vào tháng trước, tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình. Continue reading “Khát vọng tiền bạc và cuộc chiến của Putin với giới khoa học Nga”

23/11/1499: Hoàng tử mạo danh bị xử tử ở London

Nguồn: Flemish pretender executed in London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1499, Perkin Warbeck – kẻ đặt chân đến nước Anh từ năm 1497, tự xưng là con trai thất lạc của Vua Edward IV – đã bị xử treo cổ vì tìm cách thoát khỏi Tháp London.

Được cho là người gốc Tournai, Bỉ, Warbeck đến Ireland năm 1491 và tuyên bố mình là Richard, Công tước xứ York, con trai thứ của Edward IV. Richard và anh trai được cho là đã bị người chú, Vua Richard III, giết hại ở Tháp London vào năm 1483. Continue reading “23/11/1499: Hoàng tử mạo danh bị xử tử ở London”

Thế giới bối rối trước sự tàn bạo của Trung Quốc ở Tân Cương

Nguồn: Few Chinese officials are blushing at a damning leak about Xinjiang”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc trong tuần này đối mặt với các bằng chứng tài liệu rò rỉ cho thấy họ đã xây dựng một nhà nước cảnh sát rộng lớn và tàn bạo ở vùng Tân Cương xa xôi. Trong một sự cố rò rỉ bất thường các tài liệu nội bộ chính thức của Trung Quốc, tờ New York Times đã đăng tải những bài phát biểu bí mật của Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi người Hồi giáo bị nhiễm “virut” của chủ nghĩa cực đoan chấp nhận trải qua “một giai đoạn điều trị can thiệp đau đớn”. Vụ rò rỉ cho thấy một bộ máy quan liêu máu lạnh khi Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2017, đã bắt giữ hàng trăm ngàn người Hồi giáo, hầu hết trong số họ là người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, và nhốt họ mà không qua xét xử trong các trại cải tạo vì những hành vi thể hiện sự mộ đạo bình thường, từ để râu dài đến cầu nguyện bên ngoài các nhà thờ do nhà nước kiểm soát. Các văn bản hướng dẫn đàn áp bao gồm lời lẽ được sử dụng để nói với những người con có cha mẹ bị bắt giam: “Hãy trân trọng cơ hội được giáo dục miễn phí mà đảng và chính phủ đã mang lại để xóa bỏ các suy nghĩ sai lầm”. Continue reading “Thế giới bối rối trước sự tàn bạo của Trung Quốc ở Tân Cương”

22/11/2005: Angela Merkel trở thành Thủ tướng Đức

Nguồn: Angela Merkel becomes Chancellor of Germany, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 2005, Angela Merkel đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức và trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí này. Trong thập niên sau đó, bà là một trong những nhân tố có sức ảnh hưởng mạnh nhất ở chính trường châu Âu, thường được gọi là nhà lãnh đạo trên thực tế của Liên minh châu Âu và người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh.

Sinh ra và học tập tại Đông Đức, Merkel nhận bằng tiến sĩ hóa học và trở thành nhà nghiên cứu khoa học. Bà bắt đầu tham gia chính trị sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Sau khi làm phát ngôn viên cho Chính phủ lâm thời Đông Đức, Merkel trúng cử vào Quốc hội trong cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi nước Đức thống nhất năm 1990. Continue reading “22/11/2005: Angela Merkel trở thành Thủ tướng Đức”

Vùng ngoại vi bất ổn đang chống lại bàn tay sắt của Tập Cận Bình

Nguồn: China’s unruly periphery resents the Communist Party’s heavy hand”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cách đây vài ngày, hàng trăm thanh niên, bao gồm một số thiếu niên, đã biến khuôn viên có màu gạch đỏ của Đại học Bách khoa Hồng Kông thành một pháo đài. Mặc đồ đen, đeo mặt nạ đen, hầu hết họ vẫn giữ vững tinh thần kháng cự khi bị bao vây. Cảnh sát bắn đạn cao su và phun nước nhuộm màu xanh vào họ. Những người cố thủ trong khuôn viên sử dụng chai thủy tinh đổ đầy nhiên liệu và gắn kèm ngòi cháy để chế tạo bom xăng. Nhiều người đã hoan hô thông tin nói rằng một mũi tên bắn bởi một trong những cung thủ của họ đã trúng vào chân một cảnh sát. Sau hơn năm tháng bất ổn bởi biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông, rủi ro đang lên tới mức nguy hiểm chết người. Continue reading “Vùng ngoại vi bất ổn đang chống lại bàn tay sắt của Tập Cận Bình”

21/11/1986: Oliver North tiêu hủy chứng cứ Vụ Bê bối Iran-Contra

Nguồn: Oliver North starts feeding documents into the shredding machine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Oliver North, đã cùng với thư ký của ông, Fawn Hall, bắt đầu tiêu hủy các tài liệu có thể tiết lộ sự tham gia của họ vào một loạt các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến việc bán vũ khí cho Iran và chuyển tiền cho một nhóm phiến quân Nicaragua. Ngày 25/11, North bị sa thải nhưng Hall vẫn tiếp tục lén lấy cắp tài liệu cho sếp cũ bằng cách nhét chúng vào váy và giày của cô. Bê bối Iran-Contra, như tên gọi sau này, đã trở thành một nỗi xấu hổ và là vết nhơ pháp lý cho chính quyền Reagan. Continue reading “21/11/1986: Oliver North tiêu hủy chứng cứ Vụ Bê bối Iran-Contra”

Tác động đối ngoại của quá trình luận tội Trump

Nguồn: Carl Bildt, “Impeachment and the Wider World”, Project Syndicate, 20/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một lần nữa, Hoa Kỳ đang trải qua sự kịch tính của thủ tục luận tội chống lại tổng thống. Nhưng, không giống như trong quá khứ, những tác động của lần này đối với phần còn lại của thế giới có thể là đáng kể.

Hãy so sánh hai trường hợp luận tội tổng thống thời hiện đại so với cuộc điều tra luận tội đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến nỗ lực nhằm thuyết phục chính phủ Ukraine tuyên bố điều tra hình sự đối với một trong những đối thủ Dân chủ hàng đầu của ông, cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai của ông Biden. Trường hợp đầu tiên là một cuộc khủng hoảng dần hình thành sau cuộc đột nhập lúc nửa đêm vào các văn phòng của Ủy ban Quốc gia Dân chủ năm 1972, và sau đó nhấn chìm hệ thống chính trị Hoa Kỳ trong hai năm, lên đến đỉnh điểm là sự từ chức của Tổng thống Richard Nixon vào tháng 8 năm 1974. Trường hợp thứ hai là cuộc điều tra của điều tra viên đặc biệt đối với Tổng thống Bill Clinton, người đã bị luận tội tại Hạ viện Hoa Kỳ năm 1998, nhưng được Thượng viện tha bổng vào tháng 2/1999. Continue reading “Tác động đối ngoại của quá trình luận tội Trump”

20/11/1947: Công chúa Elizabeth kết hôn với Philip Mountbatten

Nguồn: Princess Elizabeth marries Philip Mountbatten, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1947, lễ cưới xa hoa giữa Công chúa Elizabeth và Philip Mountbatten đã diễn ra tại Tu viện Westminster ở London. Philip Mountbatten là người anh họ xa của Elizabeth, đồng thời là cựu hoàng tử điển trai của Hy Lạp và Đan Mạch, người đã từ bỏ tước hiệu của mình để kết hôn với công chúa Anh. Continue reading “20/11/1947: Công chúa Elizabeth kết hôn với Philip Mountbatten”

Sự tàn bạo của Lực lượng Mãnh Hổ ở Việt Nam

Nguồn: Michael Sallah, “The Tiger Force Atrocities”, The New York Times, 26/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ký ức ấy ám ảnh Bill Carpenter tận 50 năm sau khi ông hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam. Chập tối, một lão nông mặc áo trắng vừa lùa đàn vịt qua sông Vệ thì bất ngờ gặp phải trung đội của Carpenter – đơn vị được biết đến với cái tên Mãnh Hổ (Tiger Force). Ông già sợ hãi la lên. Những gã lính giận dữ quát ông im miệng, nhưng ông không thể.

Phát súng khiến ông lão ngã xuống là thứ đến giờ vẫn khiến Carpenter choàng tỉnh lúc nửa đêm.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Carpenter, cựu chuyên gia Lục quân Hoa kỳ, thú nhận, “Chẳng có lý do gì để giết ông ấy cả.” Continue reading “Sự tàn bạo của Lực lượng Mãnh Hổ ở Việt Nam”

19/11/1985: Reagan và Gorbachev tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên

Nguồn: Reagan and Gorbachev hold their first summit meeting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, lần đầu tiên sau 8 năm, hai nguyên thủ quốc gia Liên Xô và Mỹ đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh. Gặp gỡ tại Geneva, Tổng thống Ronald Reagan và lãnh đạo Mikhail Gorbachev đã không đưa ra bất kỳ thỏa thuận chấn động nào. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ này đã xây dựng nền tảng tốt đẹp cho tương lai, khi hai người có thêm nhiều cuộc nói chuyện cá nhân và dường như đã phát triển một mối quan hệ chân thành và gần gũi.

Cuộc gặp này có phần gây ngạc nhiên cho một số cá nhân tại Mỹ, bởi Reagan thường xuyên có lời lẽ mang tính khiêu khích về chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô, nhưng nó lại phù hợp với mong muốn của vị Tổng thống nhằm kiểm soát cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Continue reading “19/11/1985: Reagan và Gorbachev tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên”

Nga là bá chủ mới ở khu vực Trung Đông?

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Is Russia the Middle East’s New Hegemon?”, Project Syndicate, 18/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự sụp đổ của Liên Xô ba thập niên trước có nghĩa là sự hiện diện một thời đáng gờm của họ ở Trung Đông cũng không còn. Tuy nhiên, ngày nay, khi Hoa Kỳ rút khỏi khu vực, Nga đã nhanh chóng chiếm lại vị thế đó của Liên Xô, thông qua sự kết hợp giữa lực lượng quân sự, các thỏa thuận bán vũ khí, những mối quan hệ đối tác chiến lược và việc triển khai sức mạnh mềm. Nhưng thành công của Nga đang được đánh giá quá cao.

Chắc chắn là sức mạnh mềm của Nga rất ấn tượng. Hồi đầu năm 2012, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng “sự hiện diện văn hóa và giáo dục của Nga trên thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia nơi có một bộ phận đáng kể dân số nói hoặc hiểu tiếng Nga”. Tại một hội nghị gần đây ở Moskva, Putin đã nói rõ Israel là một quốc gia nằm trong danh sách đó. Continue reading “Nga là bá chủ mới ở khu vực Trung Đông?”

18/11/1883: Ngành đường sắt tạo ra múi giờ đầu tiên

Nguồn: Railroads create the first time zone, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào đúng trưa ngày này năm 1883, hệ thống đường sắt của Mỹ và Canada bắt đầu sử dụng bốn múi giờ lục địa để không còn phải phân biệt hàng nghìn múi giờ địa phương với nhau. Bước đi táo bạo này là kết quả của sự hợp lực giữa các công ty đường sắt lúc bấy giờ.

Nhu cầu có múi giờ lục địa phát sinh trực tiếp từ vấn đề di chuyển hành khách và hàng hóa qua tuyến đường sắt hàng nghìn dặm bao phủ Bắc Mỹ vào những năm 1880. Khi con người tính thời gian lần đầu tiên, họ đã xác định giờ dựa trên chuyển động của mặt trời ở địa phương mình sống. Cuối những năm 1880, hầu hết các thị trấn ở Hoa Kỳ đã có giờ địa phương riêng, thường được tính dựa vào lúc “giữa trưa” hoặc thời điểm mặt trời ở thiên đỉnh. Continue reading “18/11/1883: Ngành đường sắt tạo ra múi giờ đầu tiên”

Hậu quả của sự sụp đổ Bức tường Berlin đối với Dân chủ xã hội

Nguồn: Daron Acemoglu, “The Fall of the Berlin Wall and Social Democracy”, Project Syndicate, 13/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ba mươi năm trước, người ta đã thấy rõ ràng rằng Bức tường Berlin sụp đổ sẽ thay đổi mọi thứ. Nhưng chính xác thay đổi đó sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với chính trị thế giới trong thế kỷ 21 vẫn còn chưa rõ ràng.

Đến năm 1989, Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản nói chung đã khiến hàng chục triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, và rõ ràng đã thất bại trong việc cạnh tranh với mô hình kinh tế phương Tây. Trong bốn thập niên, Chiến tranh Lạnh đã cướp đi hàng triệu sinh mạng ở các chiến trường khác nhau trên khắp thế giới (nơi mà cuộc xung đột nóng hơn nhiều so với tên gọi Chiến tranh Lạnh của nó), và tạo ra một cái cớ để đàn áp và tạo nên sự thống trị của giới tinh hoa ở hàng chục quốc gia trên khắp Châu Mỹ Latinh, Châu Phi, và Châu Á. Continue reading “Hậu quả của sự sụp đổ Bức tường Berlin đối với Dân chủ xã hội”

17/11/1965: Sư đoàn Kỵ binh số 1 bị phục kích ở Thung lũng Ia Đrăng

Nguồn: 1st Cavalry unit ambushed in the Ia Drang Valley, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, trong một phần của sự kiện gọi là Trận Thung lũng Ia Đrăng, một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 1 Kỵ binh của Mỹ đã bị Tiểu đoàn 8 của Trung đoàn 66 Bắc Việt phục kích. Trận đánh bắt đầu vài ngày trước đó khi Tiểu đoàn 1, Lữ Đoàn 7 Kỵ binh đối đầu một lực lượng lớn của Bắc Việt tại bãi đáp X-Ray thuộc căn cứ núi Chư Prông (Tây Nguyên).

Khi giao tranh lắng xuống, Tiểu đoàn 2, Lữ Đoàn 7 được lệnh hành quân đến bãi đáp Albany, nơi họ sẽ được đón bằng trực thăng và đưa đến một địa điểm mới. Các lính Mỹ đang di chuyển thành hàng dài trong rừng rậm thì bất ngờ bị quân Bắc Việt tấn công trong một cuộc phục kích lớn từ mọi phía. Đại đội C và D là hai đơn vị bị tổn thất nặng nề nhất bởi đòn đánh úp của Cộng sản – trong vòng vài phút, gần như toàn bộ binh sĩ trong hai đại đội đã bị đánh gục. Continue reading “17/11/1965: Sư đoàn Kỵ binh số 1 bị phục kích ở Thung lũng Ia Đrăng”

Trao đổi giữa chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông

Lời giới thiệu: Trong sự kiện tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc cùng các tàu liên quan xâm phạm phi pháp các vùng biển của Việt Nam trong thời gian từ ngày 02/07/2019 đến ngày 24/10/2019, Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam Nguyễn Bá Sơn đã gửi hai thư ngỏ tới Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Trung Quốc Hoàng Tiến (Huang Jin) để phản đối các vi phạm của Trung Quốc cũng như trao đổi về các vấn đề liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Bức thư đầu tiên đề ngày 24/08/2019, bức thư thứ hai đề ngày 29/10/2019, trong đó bức thư thứ hai là nhằm hồi đáp một thư ngỏ phản hồi từ Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Trung Quốc đề ngày 19/09/2019. Nhận thấy đây là một tài liệu hữu ích đối với các nhà nghiên cứu về sự kiện trên cũng như tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ba bức thư trên để bạn đọc tham khảo. Continue reading “Trao đổi giữa chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông”