Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?

Nguồn: Colm Quinn, “The U.S. Declared China’s South China Sea Claims ‘Unlawful.’ Now What?”, Foreign Policy, 14/07/2020.

Biên dịch:  Nguyễn Thanh Hải

Tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa quan điểm của Hoa Kỳ trở nên tương đồng với luật pháp quốc tế, mở ra con đường cho các biện pháp trừng phạt cũng như một phản ứng thống nhất hơn đối với “kẻ bắt nạt” Trung Quốc trên tuyến hàng hải huyết mạch này.

Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã công khai quan điểm thằng thắn nhất của Hoa Kỳ từ trước đến nay đối với hành động chiếm đóng bất hợp pháp các thực thể trên Biển Đông của Trung Quốc, tuyên bố rằng yêu sách chủ quyền trên biển quá mức của Trung Quốc cũng như việc đe dọa các nước láng giềng nhỏ hơn là bất hợp pháp. Điều nàyđánh dấu sự kết thúc của những phát ngôn ngoại giao thận trọng trong nhiều năm qua và có thể mở đầu cho sự đáp trả cứng rắn hơn của Hoa Kỳ đối với các hành vi của Trung Quốc. Continue reading “Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?”

15/07/2006: Twitter ra mắt

Nguồn: Twitter launches, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 2006, công ty podcasting có trụ sở tại San Francisco là Odeo đã chính thức ra mắt Twttr – sau này Twitter – một dịch vụ ngắn tin ngắn (SMS) cho các nhóm bạn bè.

Với khởi điểm là một dự án phụ bên cạnh nền tảng podcasting chính của Odeo, ứng dụng miễn phí này cho phép người dùng chia sẻ những dòng trạng thái ngắn với các nhóm bạn bè bằng cách gửi một tin nhắn văn bản tới số “40404”. Trong những năm sau đó, Twttr đã trở thành Twitter, một dịch vụ “blog mini” đơn giản mà sau này đã trở nên vô cùng phổ biến và là một trong những nền tảng mạng xã hội hàng đầu thế giới. Continue reading “15/07/2006: Twitter ra mắt”

Thế giới hôm nay: 15/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Anh cho biết các thiết bị của Huawei phải được gỡ bỏ khỏi mạng di động 5G của nước này vào năm 2027 và cấm công ty Trung Quốc cung cấp thiết bị mới tính từ năm tới. Hội đồng An ninh Quốc gia kết luận rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Huawei làm tăng rủi ro bảo mật, cụ thể là khiến hãng khó mua được linh kiện đáng tin cậy. Chính phủ thừa nhận quyết định này sẽ khiến việc thiết lập mạng 5G ở Anh chậm tiến độ thêm ba năm.

Vụ xử tử cấp liên bang đầu tiên của Mỹ trong 17 năm qua được tiến hành sau khi Tòa án Tối cao bỏ phiếu 5-4 cho phép vụ tử hình này được thực hiện. Năm thẩm phán bảo thủ phán quyết rằng việc sử dụng pentobarbital để tiêm thuốc gây chết người là không vi hiến. Daniel Lewis Lee, một kẻ giết ba người, đã bị tử hình vào sáng thứ Ba; trước đó một tòa án đã chặn việc xử tử người này vào hôm thứ Hai. Hai người khác sẽ bị thi hành án trong tuần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/07/2020”

Tác động của việc Anh loại Huawei khỏi mạng 5G

Nguồn: A ban on Huawei further worsens Britain’s relations with China”, The Economist, 11/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 11 năm 2010, khi nói chuyện với các sinh viên tại Đại học Bắc Kinh, David Cameron đã được hỏi ông sẽ đưa ra lời khuyên gì cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời đại chủ nghĩa đa nguyên đang nở rộ. “Một tiếng ồ đáng kinh ngạc vang lên khắp khán phòng, một nửa ngưỡng mộ, một nửa sốc”, sau đó  ông nhớ lại. “Khi tôi nhìn quanh các khuôn mặt, tôi nghĩ: hệ thống này có thực sự tồn tại lâu được không? Kết luận của tôi là, nếu trong hình thức hiện tại thì không thể”.

Cameron hy vọng nhiệm kỳ thủ tướng của mình sẽ là buổi bình minh của một kỷ nguyên vàng trong quan hệ Anh-Trung. Đằng sau khái niệm này là niềm tin rằng Anh có thể định hình cách tiếp cận của Trung Quốc đối với thương mại và nhân quyền bằng cách làm ăn với Trung Quốc. Hy vọng đó đã không sống sót được hết thập niên. Thương mại và đầu tư đã tăng lên, nhưng Trung Quốc đã trở nên đàn áp hơn ở trong nước và quyết đoán hơn ở nước ngoài. Continue reading “Tác động của việc Anh loại Huawei khỏi mạng 5G”

14/07/1798: Đạo luật Chống Nổi loạn trở thành luật liên bang

Nguồn: Sedition Act becomes federal law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1798, một trong những vi phạm Hiến pháp nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ đã trở thành luật liên bang khi Quốc hội thông qua Đạo luật Chống Nổi loạn (Sedition Act), gây nguy hiểm cho nền tự do mong manh ở quốc gia mới thành lập này. Trong lúc Mỹ vẫn còn đang tham gia xung đột hải quân với nước Pháp Cách mạng (được gọi là Quasi-War), Alexander Hamilton và những người thuộc phe Liên bang trong Quốc hội đã lợi dụng nỗi sợ hãi chiến tranh của công chúng để soạn thảo và thông qua Đạo luật Hạn chế Người Nước ngoài và Chống Nổi loạn (Alien and Sedition Acts of 1798), mà không hề tham vấn ý kiến Tổng thống John Adams. Continue reading “14/07/1798: Đạo luật Chống Nổi loạn trở thành luật liên bang”

Các quốc gia ứng phó với khủng hoảng và thay đổi như thế nào?

Tác giả: Thư Hương

Biến động: Các quốc gia ứng phó với khủng hoảng và thay đổi như thế nào? là cuốn sách đượcviết theo lối so sánh, đối tượng là bảy mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên, bảy quốc gia mà Jared Diamond sống và làm việc trong hơn bảy mươi năm qua. Bảy nước này có thể nói là quen thuộc với cá nhân tác giả, thông thạo ngôn ngữ 6/7 nước, tới lui nhiều lần và quan tâm nghiêm túc đến các biến cố mà các quốc gia này gặp phải. Từ kinh nghiệm, trải nghiệm cá nhân và của bạn bè, ông tập trung khảo về các biến cố của hai nước châu Âu (Đức và Phần Lan), hai nước châu Á (Nhật Bản và Indonesia), Bắc Mỹ (Hoa Kỳ), Nam Mỹ (Chile) và nước Úc, không có nước nào ở châu Phi.

Ở chương đầu, tác giả viết về những biến cố cá nhân và hệ quả của nó, có người sẽ vượt qua biến cố và trỗi dậy mạnh mẽ, có người thất bại và thậm chí là tự sát. Jared Diamond bàn đến 12 nhân tố, con số theo ông là vừa đủ, tác động đến việc xử lý thành công biến cố cá nhân, từ đó tìm ra những nhân tố tương đương tác động đến các hệ quả của biến cố quốc gia. Continue reading “Các quốc gia ứng phó với khủng hoảng và thay đổi như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 14/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca mắc coronavirus được xác nhận trên toàn cầu đã lên tới 13 triệu, khi WHO cảnh báo đại dịch vẫn có thể tồi tệ hơn. Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, nói nhiều nước đang “đi sai hướng”. Hôm thứ Hai, số người chết vì covid-19 ở Mỹ Latinh, hiện là gần 145.000, đã vượt qua con số của Bắc Mỹ. Chỉ Châu Âu ghi nhận nhiều ca tử vong hơn mức đó với hơn 200.000 người.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế hàng năm cho Trung Đông và Trung Á. Quỹ này cho rằng GDP sẽ giảm 4,7% trong năm nay, tệ hơn hai phần trăm so với dự báo hồi tháng 4. Các nền kinh tế trong khu vực đã phải chịu thiệt hại vì phong tỏa do coronavirus cũng như gián đoạn thương mại và du lịch. Các nước xuất khẩu dầu bị ảnh hưởng vì giá dầu giảm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/07/2020”

Khía cạnh địa chính trị của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan

Nguồn: Kate Sullivan-Walker, “The semiconductor industry is where politics gets real for Taiwan”, The Interpreter, 09/07/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Các sản phẩm nhỏ bé nhưng mang vai trò chiến lược này có thể thay đổi mạnh mẽ thế giới khi Mỹ và Trung Quốc đấu đá nhau để giành lấy “bộ não” của ngành điện tử.

Người ta có thể tự hỏi vì sao mà một thứ có kích chỉ cỡ 5 nanomét, bằng chiều rộng của 2 đoạn DNA, lại có ảnh hưởng quan trọng đến mối quan hệ chính trị phức tạp giữa Mỹ, Trung Quốc, và Đài Loan đến vậy.

Chíp bán dẫn là bộ não của tất cả các thiết bị điện tử, từ điện thoại di động đến xe hơi và máy bay chiến đấu. Và các chíp tiên tiến nhất trên thị trường ngày nay có hàng tỷ các vi mạch cỡ 5 nanomét. Continue reading “Khía cạnh địa chính trị của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan”

13/07/1787: Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Pháp lệnh Tây Bắc

Nguồn: Congress enacts the Northwest Ordinance, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1787, Quốc hội Hoa Kỳ đã ban hành Pháp lệnh Tây Bắc để quy hoạch khu định cư của Lãnh thổ Tây Bắc và định hình chính sách cho việc sáp nhập các tiểu bang mới vào liên bang. Các thành viên Quốc hội biết rằng nếu liên bang Hoa Kỳ muốn tồn tại toàn vẹn, họ sẽ phải giải quyết tranh chấp của các tiểu bang đối với lãnh thổ phía tây.

Năm 1781, Virginia bắt đầu chuyển giao yêu sách lãnh thổ rộng lớn của mình cho Quốc hội, một động thái đã giúp các tiểu bang khác thoải mái hơn khi hành động tương tự. Năm 1784, Thomas Jefferson lần đầu đề xuất phương pháp sáp nhập các lãnh thổ phía tây này vào liên bang Hoa Kỳ. Kế hoạch của ông về cơ bản đã biến các lãnh thổ này trở thành thuộc địa của các bang hiện có. Continue reading “13/07/1787: Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Pháp lệnh Tây Bắc”

Thế giới hôm nay: 13/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phản ứng trước quyết định giảm án cho Roger Stone của Tổng thống Donald Trump, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã công bố kế hoạch đề xuất luật nhằm hạn chế quyền khoan hồng của tổng thống. Trong khi đó, Robert Mueller, cựu cố vấn đặc biệt điều tra dấu hiệu thông đồng giữa Nga và ông Trump, bảo vệ bản cáo trạng của ông dành cho ông Stone, nói rằng “ông ta vẫn là một tên tội phạm bị kết án” và chỉ trích quyết định giảm án.

Trong một dấu hiệu cho thấy đại dịch covid-19 đang trở nên tồi tệ ở Mỹ, Florida vừa báo cáo hơn 15.000 ca nhiễm covid-19 mới vào Chủ nhật. Đây là mức kỷ lục mới cho một bang của Mỹ và nhiều hơn số ca trong ngày của bất kỳ quốc gia châu Âu nào. Số ca nhiễm bệnh mới hàng ngày ở Mỹ đã vượt quá 60.000 trong ba ngày liên tiếp, trong bối cảnh khả năng xét nghiệm của đất nước đang dần cạn kiệt. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/07/2020”

Giới tài phiệt Hoa kiều Đông Nam Á và quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc

Nguồn:South-East Asian tycoons’ high-wire act”, The Economist, 28/05/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Các đế chế kinh doanh gốc Hoa đang gặp khó trước những đòi hỏi trái ngược đến từ một nơi họ đã xem là nhà và một nơi là quê hương của tổ tiên, một quốc gia ngày càng quyết đoán.

Năm 1919, Chia Ek Chor chuyển nhà đến Bangkok và mở một cửa hàng nhỏ nhập khẩu hạt giống từ quê nhà tỉnh Quảng Đông ở Trung Quốc. Hai thế hệ sau, doanh nghiệp này, Charoen Pokphand (CP), đã trở thành tập đoàn thống trị Thái Lan, kinh doanh mọi mặt hàng từ thịt gà, thịt heo, đến ô tô, điện thoại. Người ông sáng lập công ty, đã mất năm 1983, lấy họ Thái là Chearavanont. Nhưng ông vẫn có tình cảm sâu đậm đối với quê hương mình. Khi nói bằng tiếng Hoa, chữ đầu tiên trong tên của bốn con ông, Zhengmin (Chính Minh), Daimin (Đại Minh), Zhongmin (Trung Minh), Quốc Minh (Goumin), ghép lại sẽ thành “chính đại Trung Quốc”. Continue reading “Giới tài phiệt Hoa kiều Đông Nam Á và quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc”

12/07/1943: Liên Xô chặn đường tiến của Đức trong trận Kursk

Nguồn: Russians halt German advance in a decisive battle at Kursk, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, một trong những trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự đã diễn ra khi cuộc tấn công của Đức nhắm vào Kursk, một trung tâm công nghiệp và đường sắt của Liên Xô, đã bị chặn lại trong một trận chiến tàn khốc, đánh dấu bước ngoặt ở Mặt trận phía Đông theo hướng có lợi cho Liên Xô.

Đức vốn dĩ đã bị đẩy lùi khỏi Kursk, một trung tâm liên lạc quan trọng giữa hai miền bắc và nam của Liên Xô, từ hồi tháng 2. Sang tháng 3, phía Liên Xô đã tạo ra một pháo đài phòng thủ kiên cố nằm ở phía tây Kursk để ngăn chặn một nỗ lực khác của Đức nhằm tiến xa hơn về phía nam Liên Xô. Vào tháng 6, quân xâm lược Đức đã phát động một cuộc không kích vào Kursk; trên mặt đất, Chiến dịch Cottbus được phát động, ban đầu tập trung tiêu diệt hoạt động của quân đội Liên Xô, nhưng thực tế lại dẫn đến việc tàn sát dân thường do lực lượng Liên Xô ẩn náu trong dân. Liên Xô cũng đã đáp trả bằng các cuộc không kích chống lại quân Đức. Continue reading “12/07/1943: Liên Xô chặn đường tiến của Đức trong trận Kursk”

Biển Đông: Việt Nam có thêm hậu thuẫn trong ASEAN

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến ngày 26/06/2020, do Việt Nam tổ chức với tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN, các nước Đông Nam Á đã tỏ lập trường cứng rắn hơn bao giờ hết đối với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.

Trong cuộc họp đó, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, với vai trò chủ trì hội nghị, đã tuyên bố : « Trong khi toàn thế giới đang phải chống dịch, những hành động vô trách nhiệm và vi phạm luật quốc tế vẫn tiếp tục diễn ra, tác động đến môi trường an ninh và ổn định của khu vực ». Tuy không nêu đích danh, nhưng tuyên bố này rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc. Continue reading “Biển Đông: Việt Nam có thêm hậu thuẫn trong ASEAN”

Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và ASEAN trong năm 2020

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Năm 2020 tuy có nhiều biến động khó lường, nhưng Việt Nam đã kiểm soát được dịch Covid-19 một cách đầy ấn tượng. Thủ tướng Việt Nam đã chủ tọa Hội nghị Cấp cao ASEAN Đặc biệt về Covid-19 họp trực tuyến (14/4). Sau hai tháng bị hoãn, Thủ tướng Việt Nam đã chủ tọa Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 họp trực tuyến (26/6). Dư luận đã đánh giá cao tuyên bố cứng rắn của Chủ tịch ASEAN về tranh chấp ở Biển Đông, phản ánh đoàn kết cao hơn của ASEAN cũng như vai trò lớn hơn của Việt Nam khi làm Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Lập trường cứng rắn hơn của ASEAN   

Theo báo chí quốc tế, tuyên bố của Chủ tịch ASEAN năm 2020, “đã khẳng định nguyên tắc UNCLOS 1982 là cơ sở duy nhất để phán quyết về quyền lợi hàng hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích chính đáng tại các vùng biển”. (ASEAN finally pushes back on China’s sea claims, Richard Javad Heydarian, Asia Times, June 30, 2020). Continue reading “Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và ASEAN trong năm 2020”

11/07/1960: “Giết con chim nhại” xuất bản lần đầu tiên

Nguồn: “To Kill a Mockingbird” published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, tiểu thuyết gia 34 tuổi Nelle Harper Lee đã cho xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình, “Giết con chim nhại” (To Kill a Mockingbird).

Lấy bối cảnh ở Maycomb, một thị trấn nhỏ ở Alabama giống như quê nhà Monroeville của Lee, “Giết con chim nhại” sở hữu nhiều nhân vật không thể xóa nhòa, bao gồm cô bé kể chuyện mang phong cách tomboy, Jean Louise Finch (được biết đến với cái tên “Scout”), ông hàng xóm bí ẩn Boo Radley và cha của Scout, Atticus Finch, một luật sư nổi tiếng, người đã bào chữa cho một người đàn ông da đen bị buộc tội cưỡng hiếp một phụ nữ da trắng. Giờ đây đã trở thành một tác phẩm bắt buộc trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông và là chủ đề của nhiều nỗ lực kiểm duyệt, “Giết con chim nhại” đem lại mô tả sống động về cuộc sống ở miền nam nước Mỹ dưới thời kỳ Jim Crow, trong cuộc Đại Khủng hoảng. Continue reading “11/07/1960: “Giết con chim nhại” xuất bản lần đầu tiên”