17/03/1917: Biến động trong chính phủ Pháp

Nguồn: Shakeup in French government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, giữa lúc phe Đồng minh Hiệp ước lên kế hoạch cho một cuộc tấn công lớn vào mùa xuân ở Mặt trận phía Tây, chính phủ Pháp đã phải trải qua một loạt khủng hoảng, bao gồm cả việc Thủ tướng Aristide Briand bị bắt buộc phải từ chức.

Kinh hoàng trước các sự kiện tàn khốc tại VerdunSomme năm 1916, Nghị viện Pháp (French Chamber of Deputies) đã bí mật nhóm họp để lên án sự lãnh đạo của chỉ huy quân sự cấp cao của Pháp, Joseph Joffre, và quyết định sa thải ông này. Thủ tướng Briand giám sát quá trình thay thế Joffre bằng Robert Nivelle, người tin rằng một cuộc tấn công mạnh mẽ dọc theo sông Aisne ở miền trung nước Pháp là chìa khóa cho một bước đột phá cực kỳ cần thiết ở Mặt trận phía Tây. Dựa trên các chiến thuật mà ông đã sử dụng trước đó trong các cuộc phản công thành công tại Verdun, Nivelle tin rằng mình sẽ đạt được bước đột phá này trong vòng hai ngày; sau đó, như ông tuyên bố, đường được mở ra để đi đến nơi mà người ta muốn, đến bờ biển nước Bỉ hoặc đến thủ đô, trên sông Meuse hoặc trên sông Rhine. Continue reading “17/03/1917: Biến động trong chính phủ Pháp”

16/03/1916: Đô đốc Alfred von Tirpitz từ chức

Nguồn: German Admiral Alfred von Tirpitz resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Đô đốc Alfred von Tirpitz, kiến trúc sư trưởng xây dựng hải quân Đức trong những năm trước Thế chiến I và người đứng sau chiến lược hải quân hiếu chiến mà Đức theo đuổi trong hai năm đầu chiến tranh, đã nộp đơn từ chức cho Hoàng đế Wilhelm II. Trước sự ngạc nhiên của Tirpitz, Hoàng đế đã chấp thuận lá đơn.

Tirpitz bắt đầu mối quan hệ thân thiết với Hoàng đế Wilhelm II vào năm 1897, khi ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Hải quân Hoàng gia. Một năm sau, Tirpitz giới thiệu Đạo luật Hạm đội I (First Fleet Act), đánh dấu bước khởi đầu của một cuộc cải tổ và xây dựng quan trọng đối với hải quân Đức. Đạo luật Hạm đội II (Second Fleet Act) ra đời năm 1900 còn chứa đựng nhiều tham vọng hơn nữa, đặt ra thời hạn 17 năm để xây dựng một hạm đội gồm 2 soái hạm, 36 chiến hạm, 11 tàu tuần dương lớn và 34 tàu tuần dương nhỏ – một hạm đội sẽ thách thức cả Hải quân Hoàng gia Anh. Continue reading “16/03/1916: Đô đốc Alfred von Tirpitz từ chức”

Nền văn minh Trung Hoa đến từ Ai Cập cổ đại?

Nguồn: Ricardo Lewis, “Does Chinese Civilization Come From Ancient Egypt?”, Foreign Policy, 02/09/2016.

Biên dịch: Tạp chí tri thức zeally

Vào một buổi chiều tháng 3 mát mẻ, một giáo sư địa hoá học tên Sun Weidong có bài diễn thuyết trước một đám đông khán giả gồm sinh viên, giáo sư và kể cả những người ngoài giới hàn lâm ở Đại học Khoa học và Công nghệ tại Hợp Phì, thủ phủ của tỉnh An Huy, đông Trung Quốc. Nhưng ông giáo sư không chỉ nói về địa hoá học. Ông còn đọc to nhiều bài thơ cổ Trung Quốc, có lúc trích dẫn lại mô tả trong sử sách về địa hình của đế chế Hạ triều – thường được cho là triều đại đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa, kéo dài từ năm 2080 đến năm 1600 trước Công nguyên. “Dòng nước chảy về phía Bắc và tách thành 9 con sông nhỏ,” Tư Mã Thiên viết trong công trình biên soạn lịch sử của ông vào thế kỉ I, “Sử Ký.” “Dòng nước về sau quy lại một mối và chảy ra biển.” Continue reading “Nền văn minh Trung Hoa đến từ Ai Cập cổ đại?”

15/03/1820: Maine gia nhập Liên bang Hoa Kỳ

Nguồn: Maine enters the UnionHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1820, theo Thỏa hiệp Missouri giữa miền Bắc và miền Nam, Maine được kết nạp vào Liên bang Hoa Kỳ với tư cách là tiểu bang thứ 23. Được quản lý như một tỉnh của Massachusetts từ năm 1647, việc Maine gia nhập như một tiểu bang tự do (cấm chế độ nô lệ) đã được các thượng nghị sĩ miền Nam đồng ý để đổi lấy việc Missouri gia nhập như là một tiểu bang duy trì chế độ nô lệ. Continue reading “15/03/1820: Maine gia nhập Liên bang Hoa Kỳ”

CIA đã can thiệp vào Lào như thế nào?

Tác giả: Kenton Clymer | Biên dịch: Đinh Nho Minh

A Great Place to Have a War: America in Laos and the Birth of the Military CIA. Tác giả: Joshua Kurlantzick. New York: Simon and Schuster, 2017. Bìa cứng: 323 trang.

Cuốn Một nơi tuyệt vời để tiến hành chiến tranh: Người Mỹ ở Lào và sự khai sinh quân đội CIA có tiêu đề hợp lý nhưng châm biếm này kể lại sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Lào từ đầu những năm 1950 cho đến cuộc chiến bí mật những năm 1960 và sau đó. Giống như nhiều tác phẩm mang tính báo chí, cuốn sách dựa chủ yếu vào phỏng vấn với những người Mỹ có liên quan và lãnh đạo quân đội Hmong Vang Pao. Nhưng ngoài ra, cuốn sách cũng trích từ các nghiên cứu gần đây và các nguồn tài liệu khác nhau. Cuốn sách tập trung vào các sự kiện ở Lào, nhưng cũng không bỏ qua chính sách từ Washington. Joshua Kurlantzick lập luận rằng, mặc dù có nhiều tổn thất và thương vong nặng nề ở Lào và bên cộng sản chiến thắng, nhưng Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) coi Lào, cuộc chiến đầu tiên mà CIA điều khiển, là một chiến thắng lớn. Lào là một hình  mẫu cho việc quân sự hóa CIA và các cuộc chiến tương lai của Cục. Tuy nhiên, bản thân tác giả không cho rằng cuộc chiến có kết cục tốt cho Lào, CIA, hoặc Hoa Kỳ. Continue reading “CIA đã can thiệp vào Lào như thế nào?”

14/03/1943: Đức tái chiếm Kharkov

Nguồn: Germans recapture Kharkov, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, người Đức đã tái chiếm Kharkov, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, nơi nhiều lần bị hai bên chiếm đóng trong trận chiến giữa lực lượng của Liên Xô và Đức.

Kharkov là mục tiêu quan trọng của người Đức khi xâm chiếm Liên Xô vào tháng 02/1941, vì thành phố này là một trung tâm công nghiệp và đường sắt, với nhiều mỏ than và sắt gần đó. Một trong số các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất cho nhu cầu chiến tranh của Stalin là Nhà máy Xe tăng Kharkov (Kharkov Tanks Works) mà ông cho dời khỏi Kharkov vào tháng 12/1941 và chuyển lên dãy núi Ural. Stalin nóng lòng bảo vệ Kharkov đến nỗi ông ra lệnh quân đội “không được phép rút lui”, điều này đã gây ra thương vong lớn cho Hồng Quân. Continue reading “14/03/1943: Đức tái chiếm Kharkov”

Chính sách Biển Đông của Philippines dưới thời TT Duterte

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Từ khi nhậm chức vào ngày 30/6/2016 tới nay, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhiều lần bày tỏ mong muốn xử lý ổn thỏa vấn đề Biển Đông, khôi phục đối thoại, cải thiện quan hệ song phương với Trung Quốc. Sự cải thiện của quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã mở ra thời kỳ và cơ hội hội mới để giành được những thành quả rõ rệt hơn trong phát triển kinh tế hiện nay. Đối thoại, hòa bình và hợp tác trở thành nguyên tắc cơ bản trong chính sách của Chính quyền Tổng thống Duterte đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông. Cho dù có những phát ngôn về nội dung này đôi lúc trước sau có sự mâu thuẫn, xung đột với nhau, nhưng không ảnh hưởng đến nhận thức chung của bên ngoài về việc Chính quyền Tổng thống Duterte đang chuyển hướng hợp tác tích cực với Trung Quốc. Philippines chủ trương làm giảm căng thẳng trên biển trong quan hệ với Trung Quốc và nội dung này đã trở thành trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Chính quyền Tổng thống Duterte. Continue reading “Chính sách Biển Đông của Philippines dưới thời TT Duterte”

13/03/1975: Ban Mê Thuột thất thủ

Nguồn: Ban Me Thuot fallsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1975, Ban Mê Thuột, thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk ở Tây Nguyên, rơi vào tay quân đội Bắc Việt.

Cuối tháng 01 năm 1975, chỉ hai năm sau khi lệnh ngừng bắn được thực hiện theo Hiệp định Hòa bình Paris, Bắc Việt đã phát động Chiến dịch 275. Mục tiêu của chiến dịch này là giành lấy Ban Mê Thuột ở Tây Nguyên. Trận chiến bắt đầu vào ngày 04 tháng 03 và Bắc Việt đã nhanh chóng bao vây thành phố với năm sư đoàn chính, cắt đứt nó khỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài. Continue reading “13/03/1975: Ban Mê Thuột thất thủ”

Tại sao Mỹ phải sử dụng tàu không gian Soyuz của Nga?

Nguồn: Why does America still use Soyuz rockets to put its astronauts in space?The Economist, 16/10/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đó là một thất bại khiến cả thế giới chú ý: hai phút sau khi phóng tàu vũ trụ Soyuz từ một địa điểm ở Kazakhstan, sứ mệnh đi tới Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã bị hủy bỏ. May mắn thay, hai phi hành gia trên tàu, một người Nga và một người Mỹ, đã có thể trở về khí quyển và hạ cánh an toàn. Dmitry Rogozin, người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), đồng thời là một chính trị gia thận trọng, nói rằng các sứ mệnh sẽ được tạm dừng cho đến khi một cuộc điều tra cho thấy sai sót nằm ở đâu. Vì hệ thống Soyuz của Nga hiện là cách duy nhất để đưa con người vào quỹ đạo, điều này tạo ra một tình huống có thể khiến ISS vắng bóng người từ tháng 12/2018. Và nước Mỹ không thể làm bất cứ điều gì. Vì sao Mỹ lại phải dựa vào tên lửa của Nga để đưa các phi hành gia của mình lên trạm vũ trụ? Continue reading “Tại sao Mỹ phải sử dụng tàu không gian Soyuz của Nga?”

12/03/1917: Quân đội Nga ủng hộ Cách mạng tháng Hai

Nguồn: Russian army lends support to rebels in February Revolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, sau khi được triệu tập để dập tắt các cuộc biểu tình của công nhân trên đường phố Petrograd (nay là St. Petersburg), hàng loạt các trung đoàn đồn trú tại thành phố đã quyết định đào ngũ để tham gia phe nổi dậy, buộc chính quyền phong kiến phải tan rã và dẫn đến chiến thắng của Cách mạng Tháng Hai ở Nga.

Nguyên nhân trực tiếp nhất của sự bất bình trong nhân dân Nga là kết quả tồi tệ của việc nước này tham gia Thế chiến I. Dù thành công trong những năm đầu tiên của cuộc chiến chống lại Áo-Hung, quân đội Sa hoàng đã phải chịu nhiều thất bại dưới tay quân đội Đức ở Mặt trận phía Đông. Kết hợp với nền kinh tế lạc hậu của Nga, sự đàn áp của chính phủ, và đa phần dân số là nông dân cực kỳ đói khát và thất vọng, thất bại trên chiến trường đã đẩy đất nước vào cuộc cách mạng toàn diện năm 1917. Continue reading “12/03/1917: Quân đội Nga ủng hộ Cách mạng tháng Hai”

Trung Quốc: Cái gai của Ấn Độ ở Pakistan

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s China Problem in Pakistan”, Project Syndicate, 04/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Người ta chỉ có thể hy vọng rằng những căng thẳng mới nhất giữa Ấn Độ và Pakistan, vốm nổ ra sau một cuộc tấn công khủng bố vào tháng trước giết chết hơn 40 cảnh sát bán quân sự Ấn Độ và làm bị thương một số người khác ở quận Pulwama của bang Jammu và Kashmir, sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Nhưng dù cuộc khủng hoảng đang diễn ra có kết thúc như thế nào đi nữa, cuộc xung đột giữa hai nước đã đưa ra ánh sáng một nhân tố thứ ba: Trung Quốc.

Vụ tấn công mới nhất ở Jammu và Kashmir, giáp biên giới Pakistan, đã đặt ra những câu hỏi mới về việc Trung Quốc tiếp tục bảo vệ tổ chức khủng bố Jaish-e-Mohammed (JeM) có trụ sở ở Pakistan. JeM đã nhanh chóng tuyên bố đứng đằng sau vụ đánh bom, được thực hiện bởi một kẻ đánh bom liều chết 21 tuổi, người đã kích nổ khoảng 300 kg RDX trong một cuộc tấn công vào một đoàn xe cảnh sát gồm 78 xe. Continue reading “Trung Quốc: Cái gai của Ấn Độ ở Pakistan”

11/03/1990: Litva tuyên bố độc lập

Nguồn: Lithuania proclaims its independenceHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1990, Litva (Lithuania) tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (hay Liên Xô), trở thành nước cộng hòa Xô viết đầu tiên làm điều này. Chính phủ Liên Xô đã đáp trả bằng cách áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ và phong tỏa kinh tế, và sau đó gửi quân đội tới nước cộng hòa Baltic này.

Người Litva đã sống dọc theo sông Nemen và biển Baltic trong khoảng 3.000 năm, và trong thời trung cổ, Litva là một trong những quốc gia lớn nhất ở châu Âu, trải dài từ nước Nga châu Âu ngày nay cho đến tận Biển Đen. Vào cuối thế kỷ 14, Litva đã hợp nhất với Ba Lan để thành lập một khối thịnh vượng chung, và cùng với sự phân chia lần thứ ba của Ba Lan vào năm 1795, Litva đã bị sáp nhập vào Nga. Continue reading “11/03/1990: Litva tuyên bố độc lập”

Khám phá cơ sở làm giàu uranium bí mật Kangson

Nguồn: Ankit Panda, “Exclusive: Revealing Kangson, North Korea’s First Covert Uranium Enrichment Site”, The Diplomat, 13/07/2018.

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Từ đầu những năm 2000, Triều Tiên bắt đầu xây dựng một cụm công trình kín đáo ở một nơi cách thủ đô Pyongyang (Bình Nhưỡng) vài km về phía đông nam, không xa bờ sông Taedong. Công trình này nằm ở phía đông thị trấn Chollima, nơi năm xưa người Nhật từng xây dựng nhà máy sản xuất thép cỡ lớn sau khi chiếm bán đảo Triều Tiên.

Đây là cơ sở làm giàu uranium bí mật đầu tiên của Triều Tiên, tình báo Mỹ gọi là cơ sở làm giàu Kangson (Kangson enrichment site). Tại đây, trong khoảng 15 năm qua Triều Tiên đã thực hiện việc làm giàu uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân. Sau đó họ còn xây dựng một cơ sở làm giàu không giữ bí mật có tên Yongbyon, được vận hành từ năm 2010. Continue reading “Khám phá cơ sở làm giàu uranium bí mật Kangson”

10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’

Nguồn: Sumner Welles makes a “peace proposal”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sumner Welles, sau cuộc gặp với Adolf Hitler tại Berlin, đã đến London để thảo luận về một đề nghị hòa bình với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain nhằm ngăn chặn chiến tranh mở rộng trên toàn châu Âu.

Sumner Welles, một nhà ngoại giao và chuyên gia về Mỹ Latinh, đã dành giai đoạn đầu sự nghiệp của mình để thúc đẩy chính sách đối ngoại “Láng giềng Tốt” (Good Neighbor) của Mỹ trên cương vị tùy viên Đại sứ quán Mỹ tại Buenos Aires, Vụ trưởng Vụ Mỹ Latinh của Bộ Ngoại giao Mỹ, và đại sứ Mỹ tại Cộng hòa Dominica. Năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt bổ nhiệm ông làm Trợ lý Ngoại trưởng và gửi ông đến Cuba, nơi ông đã thành công trong vai trò trung gian cho các nhóm đối lập đang cố gắng lật đổ chính phủ của Gerardo Machado. Welles được thăng chức Thứ trưởng Ngoại giao vào năm 1937, và đại diện cho Mỹ tham gia một số hội nghị với Mỹ Latinh. Continue reading “10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’”

ASEAN trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ

Tác giả: Bilahari Kausikan | Biên dịch: Trần Quang

Đông Nam Á luôn là đấu trường cho các cuộc cạnh tranh nước lớn. Trong khoảng một thập kỷ qua, quan hệ Mỹ-Trung đã và đang là trục cạnh tranh chính, và thách thức cơ bản đối với ASEAN là khối này phải xác định cho mình lập trường như thế nào khi Mỹ và Trung Quốc dò tìm một tạm ước mới. Đây vẫn là thách thức chính. Nhưng ASEAN không nên tự dối mình rằng đó chỉ là một công việc như bình thường. Quan hệ Mỹ-Trung đã bước vào một giai đoạn mới của sự cạnh tranh cao độ trong dài hạn. Đây chính là tình hình mới.

Sự cạnh tranh vẫn luôn là một phần cố hữu trong quan hệ Mỹ-Trung. Nhưng từ năm 1972 đến khoảng năm 2010, mặc dù đã có những giai đoạn căng thẳng, song quan hệ Mỹ-Trung nhìn chung vẫn nhấn mạnh sự can dự. Mỹ và Trung Quốc không phải là đối tác tự nhiên, cũng không phải là kẻ thù không thể tránh khỏi. Đặc trưng của quan hệ Mỹ-Trung hậu Chiến tranh Lạnh là giữa họ cùng lúc tồn tại cả sự mất lòng tin chiến lược sâu sắc lẫn sự phụ thuộc lẫn nhau theo kiểu mới, chưa từng có trong lịch sử. Mỹ và Trung Quốc vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Sự can dự và hợp tác sẽ không hoàn toàn chấm dứt trong tình hình mới. Nhưng nó sẽ có tính chọn lọc hơn nhiều, và giờ đây trọng tâm chung rõ ràng đã chuyển sang sự cạnh tranh. Không còn nghi ngờ gì nữa, bài phát biểu của Phó Tổng thống Pence vào ngày 4/10/2018 là tín hiệu dễ hiểu và rõ ràng về cách tiếp cận mới. Continue reading “ASEAN trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ”

09/03/1932: Hoàng đế Phổ Nghi trở thành bù nhìn của Nhật

Nguồn: China’s last emperor is Japanese puppet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1932, Phổ Nghi, Hoàng đế cuối cùng trị vì Trung Quốc trong giai đoạn 1908 – 1912, trở thành Quốc trưởng của nhà nước bù nhìn Mãn Châu Quốc của Nhật Bản, bao gồm tỉnh Nhiệt Hà và khu vực Mãn Châu.

Lên ngôi Tuyên Thống Đế khi mới ba tuổi, nhà vua nhanh chóng buộc phải thoái vị bốn năm sau đó trong cuộc cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Ông lấy tên Henry và tiếp tục sống ở Tử Cấm Thành cho đến năm 1924, khi phải nhận án lưu đày. Phổ Nghi chuyển đến Thiên Tân do Nhật chiếm đóng và sống cho đến khi trở thành nhà lãnh đạo bù nhìn của Mãn Châu Quốc vào năm 1932. Continue reading “09/03/1932: Hoàng đế Phổ Nghi trở thành bù nhìn của Nhật”

Về văn hóa pháp trị lạc hậu của Trung Quốc

Tác giả: Quang Mẫn (Trung Quốc) | Biên dịch: Đoàn Đức Thanh

Trung Quốc không chỉ lạc hậu về văn hóa chính trị, còn lạc hậu về văn hóa pháp luật. Trung Quốc cổ đại không có được luật pháp như Luật Hammurabi, Luật La Mã, thậm chí cũng không có dù chỉ một mảnh của Tảng Đá Pháp Luật (Lögberg, Law Rock)Iceland. Nhà tư tưởng của Anh là Henry James Sumner Maine (1822 – 1888) từng nói: Có thể biết được độ cao thấp của văn hóa một quốc gia bằng việc nhìn vào tỷ lệ giữa Dân luật và Hình luật. Nhìn chung quốc gia bán khai (mông muội) thì dân luật ít, hình luật nhiều; quốc gia tiến bộ thì dân luật nhiều, hình luật ít. Có nhà luật học Nhật Bản đã theo đó nhấn mạnh thêm rằng, Trung Quốc cổ đại chỉ có hình luật mà không có dân luật, là một quốc gia bán khai, văn hóa thấp kém. Continue reading “Về văn hóa pháp trị lạc hậu của Trung Quốc”

08/03/1862: Ngày kinh hoàng của hải quân Liên minh miền Bắc

Nguồn: C.S.S. Virginia terrorizes Union navy, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1862, tàu bọc sắt C.S.S. Virginia của quân đội Hợp bang miền Nam đã tàn phá một hạm đội Liên minh miền Bắc ngoài khơi Hampton Roads, Virginia.

Tàu C.S.S. Virginia ban đầu có tên gọi là U.S.S. Merrimack, một tàu chiến 40 súng được hạ thủy vào năm 1855. Merrimack phục vụ ở vùng biển Caribbe và là soái hạm của hạm đội Thái Bình Dương vào cuối những năm 1850. Đầu năm 1860, con tàu đã ngừng hoạt động để sửa chữa toàn diện tại Xưởng tàu Hải quân Gosport ở Norfolk, Virginia. Nó vẫn ở đó khi Nội chiến bắt đầu vào tháng 04 năm 1861, và các thủy thủ Liên minh miền Bắc đã đánh chìm con tàu khi xưởng tàu được sơ tán. Sáu tuần sau, một công ty cứu hộ đã trục vớt con tàu lên và Hợp bang miền Nam bắt đầu khôi phục nó. Continue reading “08/03/1862: Ngày kinh hoàng của hải quân Liên minh miền Bắc”

Vì sao dịch cúm năm 1918 lại gây tử vong ở mức cao?

Nguồn: Why the flu of 1918 was so deadlyThe Economist, 09/11/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đại dịch cúm được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1918 có lẽ là thảm họa tồi tệ nhất của thế kỷ 20, nếu không nói là từ trước tới nay. Loại virus gây ra đại dịch đã lây nhiễm cho 500 triệu người, hơn một phần tư dân số Trái Đất vào thời điểm đó, và giết chết khoảng 50 triệu đến 100 triệu người. Đến năm 1921, khi đại dịch cuối cùng cũng thoái lui, nó đã làm giảm 2,5% đến 5% dân số thế giới. Để so sánh, Thế chiến I đã giết chết khoảng 17 triệu người, và Thế chiến II khoảng 60 triệu người. Tại sao dịch cúm năm 1918 lại gây ra số lượng tử vong ở mức cao như vậy? Continue reading “Vì sao dịch cúm năm 1918 lại gây tử vong ở mức cao?”

07/03/1876: Bell nhận bằng sáng chế cho điện thoại

Nguồn: Alexander Graham Bell patents the telephone, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1876, Alexander Graham Bell, khi ấy mới 29 tuổi, đã nhận bằng sáng chế cho phát minh mang tính cách mạng của mình – điện thoại.

Sinh ra ở Scotland, Alexander sau đó đến London làm việc cùng với cha mình, Melville Bell, người đã phát triển Visible Speech, một hệ thống chữ viết được sử dụng để dạy nói cho người điếc. Trong thập niên 1870, gia đình Bells chuyển đến Boston, Massachusetts, nơi cậu Alexander tìm được chân giáo viên tại Trường Dành cho Người Khiếm Thính Pemberton Avenue. Sau đó, ông kết hôn với một trong những học sinh của mình, Mabel Hubbard. Continue reading “07/03/1876: Bell nhận bằng sáng chế cho điện thoại”