07/11/1972: Nixon tái đắc cử tổng thống

Nguồn: Nixon re-elected president, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Richard Nixon đã đánh bại Thượng nghị sĩ George McGovern (ứng viên Đảng Dân chủ, đến từ bang South Dakota) và tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ.

Với chỉ 55% số cử tri đi bỏ phiếu, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nhất kể từ năm 1948, Nixon đã giành chiến thắng ở tất cả các bang ngoại trừ Massachusetts, chiếm 97% số phiếu đại cử tri. Trong chiến dịch tranh cử, Nixon cam kết sẽ có “hòa bình trong danh dự” ở Việt Nam. Continue reading “07/11/1972: Nixon tái đắc cử tổng thống”

Thế giới hôm nay: 07/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bộ Y tế do Hamas điều hành ở Gaza cho biết hơn 10.000 người đã thiệt mạng tại khu vực này kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Trong khi đó, cửa khẩu biên giới Rafah đã mở cửa trở lại vào thứ Hai, cho phép người nước ngoài và một số người Palestine bị thương rời Gaza đến Ai Cập. Cửa khẩu đã bị đóng trong hai ngày. Trước đó, quân đội Israel tuyên bố đã bao vây thành phố Gaza và chia đôi dải đất ven biển này. Theo truyền thông Israel, họ dự định sẽ vào thành phố trong vòng hai ngày tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/11/2023”

Lược sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ

Nguồn: A short history of the Arab-Israeli conflict”, The Economist, 18/10/2023

Biên dịch: Cung Nguyễn Thế Anh

Đường biên giới của Israel đã thay đổi như thế nào theo thời gian? Tại sao lãnh thổ tự trị của người Palestine lại nằm ở hai khu vực riêng biệt? Các bản đồ sau đây sẽ giúp minh họa một thế kỷ xung đột giữa người Ả Rập và người Do Thái ở Thánh địa. Ta bắt đầu vào năm 1916 (xem bản đồ trên). Continue reading “Lược sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ”

Thế giới hôm nay: 06/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tiếp tục chính sách ngoại giao con thoi ở Trung Đông bằng chuyến thăm không báo trước tới Iraq. Trước đó vào Chủ nhật, ông đã gặp Mahmoud Abbas, người đứng đầu Chính quyền Dân tộc Palestine (PA), tại Ramallah. Abbas yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức, trong khi Blinken thúc đẩy việc “ngừng bắn nhân đạo” để cung cấp viện trợ cho Gaza. Cặp đôi đã thảo luận về vai trò tiềm năng của PA ở Gaza trong trường hợp Hamas bị tiêu diệt. Blinken hiện đang lên đường tới Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/11/2023”

Những bí ẩn xoay quanh cái chết của Lý Khắc Cường

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The mysteries and dangers that trail Li Keqiang’s death,” Nikkei Asia, 2/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

‘Đối thủ truyền kiếp’ của Tập Cận Bình là người đứng sau những sóng gió ở Bắc Đới Hà mùa hè vừa qua.

Cái chết của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ở tuổi 68 vào tuần trước đã vén bức màn mở ra một hồi mới trong vở kịch chính trị phức tạp tại Trung Quốc.

Theo lời một nguồn tin, Lý thường được coi là “đối thủ truyền kiếp” của Chủ tịch Tập Cận Bình. Cả hai từng là ứng viên kế nhiệm cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Nhưng Lý không thuộc phe của Tập. Sự ganh đua giữa hai người, cộng với hàng loạt bí ẩn khác, đã dẫn đến việc lan truyền các thuyết âm mưu liên quan đến cái chết của Lý. Continue reading “Những bí ẩn xoay quanh cái chết của Lý Khắc Cường”

05/11/1912: Woodrow Wilson chiến thắng áp đảo trong bầu cử tổng thống

Nguồn: Woodrow Wilson wins landslide victory, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1912, đảng viên Đảng Dân chủ Woodrow Wilson đã được bầu làm tổng thống thứ 28 của nước Mỹ, với Thomas R. Marshall là phó tổng thống.

Trong chiến thắng áp đảo của đảng Dân chủ, Wilson đã giành được 435 phiếu đại cử tri, so với 8 phiếu của đương kim tổng thống từ Đảng Cộng hòa William Howard Taft, và 88 phiếu của ứng viên Đảng Cấp tiến Theodore Roosevelt. Cuộc bầu cử tổng thống năm 1912 cũng là cuộc bầu cử duy nhất trong lịch sử nước Mỹ có hai cựu tổng thống bị một ứng viên thứ ba đánh bại. Continue reading “05/11/1912: Woodrow Wilson chiến thắng áp đảo trong bầu cử tổng thống”

04/11/1842: Abraham Lincoln kết hôn với Mary Todd

Nguồn: Abraham Lincoln marries Mary Todd, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1842, luật sư đang gặp khó khăn Abraham Lincoln đã kết hôn với Mary Anne Todd, một phụ nữ gốc Kentucky, tại nhà người chị gái ở Springfield, Illinois.

Mary Todd, biệt danh là Molly, xuất thân từ một gia đình giàu có và đã theo học tại các trường nữ sinh danh tiếng, nơi bà trở thành học sinh xuất sắc về nghiên cứu văn hóa và nghệ thuật. Cha bà thường giao du với những nhân vật chính trị có ảnh hưởng và kết quả là bà cũng có hứng thú sâu sắc với chính trị. Continue reading “04/11/1842: Abraham Lincoln kết hôn với Mary Todd”

Triển vọng giai đoạn tiếp theo của Sáng kiến Vành đai và Con đường

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Hơn một tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập hợp các nhà lãnh đạo thế giới tại một hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh để khởi đầu giai đoạn tiếp theo của Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative, BRI) – một trong những chính sách chủ chốt của chính quyền Tập. Nhưng trong nội dung bài phát biểu khai mạc đầy tham vọng của Tập Cận Bình và các diễn biến của hội nghị, những trở ngại đối với chương trình chính sách đối ngoại sâu rộng này đã trở nên rõ ràng. Continue reading “Triển vọng giai đoạn tiếp theo của Sáng kiến Vành đai và Con đường”

Chuyển động Quốc Phòng (27/10 – 2/11/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (27/10 – 2/11/2023)”

Thế giới hôm nay: 03/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cơ quan Liên Hiệp Quốc về người tị nạn Palestine cho biết 4 trường học được chuyển thành nơi trú ẩn do Liên Hiệp Quốc điều hành ở Gaza đã bị hư hại do bị ném bom trong vòng chưa đầy 24 giờ. Các trường học này là nơi trú ẩn của gần 20.000 người, và một trong số đó nằm gần Trại tị nạn Jabalia ở phía bắc Gaza, nơi mà Bộ Y tế của Hamas cho biết có ít nhất 195 người thiệt mạng do các cuộc không kích của Israel trong tuần này. Binyamin Netanyahu, Thủ tướng Israel, nói rằng lực lượng của nước ông đang “ở đỉnh cao của trận chiến” sau khi tiến sâu hơn vào thành phố Gaza. Lực lượng Phòng vệ Israel tuyên bố họ đã tiêu diệt hơn 130 chiến binh Hamas trong các chiến dịch trên bộ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/11/2023”

Bài học thực sự từ Chiến tranh Yom Kippur

Nguồn: Uri Kaufman, “The Real Lessons of the Yom Kippur War,” Foreign Affairs, 20/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để đánh bại Hamas, Israel cần cách tiếp cận mới đối với công tác tình báo.

Không lâu sau khi Chiến tranh Yom Kippur kết thúc vào năm 1973, Thủ tướng Israel tương lai Menachem Begin – khi đó là thành viên mới tại cơ quan lập pháp của đất nước – đã bộc phát ngay tại trụ sở Knesset. “Tại sao họ không chuẩn bị thiết bị quân sự trước?” ông thét lên. Cuộc chiến kéo dài 18 ngày giữa Israel và các lực lượng liên minh giữa Ai Cập và Syria, khiến hơn 2.000 binh sĩ Israel thiệt mạng, đã gây chấn động khắp chính giới và giáng một đòn mạnh vào sự tự tin của quân đội Israel. Begin muốn biết tại sao chính phủ không chuẩn bị cho cuộc xung đột. Continue reading “Bài học thực sự từ Chiến tranh Yom Kippur”

02/11/2000: Phi hành đoàn thường trú đầu tiên đến Trạm Vũ trụ Quốc tế

Nguồn: First residential crew arrives aboard the International Space Station, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2000, phi hành đoàn thường trú đầu tiên đã đến Trạm Vũ trụ Quốc tế. Sứ mệnh Expedition 1 đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới về hợp tác quốc tế trong không gian, và về khoảng thời gian cư trú liên tục lâu nhất của con người trên quỹ đạo thấp của Trái Đất, điều vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Các cơ quan vũ trụ của Mỹ, Nga, Canada, Nhật Bản, và Châu Âu đã đồng ý hợp tác trên ISS vào năm 1998, và các bộ phận đầu tiên của trạm đã được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm đó. Năm chuyến bay tàu con thoi và hai chuyến bay không người lái của Nga đã chuyển giao nhiều bộ phận cốt lõi và lắp ráp một phần trạm vũ trụ. Hai người Nga, Yuri Gidzenko và Sergei Krikalev, cùng với Bill Shepherd của NASA, đã được chọn làm thành viên phi hành đoàn Expedition 1. Continue reading “02/11/2000: Phi hành đoàn thường trú đầu tiên đến Trạm Vũ trụ Quốc tế”

Thế giới hôm nay: 02/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hơn 400 người nước ngoài và người Palestine bị thương đã vượt biên giới sang Ai Cập từ Gaza. Hàng trăm người khác đang chờ ở cửa khẩu Rafah. Ai Cập dự kiến sẽ cho phép khoảng 500 người sơ tán mỗi ngày qua cửa khẩu duy nhất với Gaza, dù chính phủ nước này vẫn tiếp tục từ chối tiếp nhận người tị nạn Palestine. Trong khi đó, người ta đã báo cáo về cuộc tấn công thứ hai vào trại tị nạn Jabaliya đông đúc ở phía bắc Gaza, chưa đầy một ngày sau cuộc không kích đầu tiên của Israel, được cho là đã giết chết hàng chục người. Lực lượng Phòng vệ Israel tuyên bố đã giết chết một chỉ huy Hamas có mặt ở trại. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/11/2023”

Cái chết của Lý Khắc Cường đặt ra thách thức cho Bắc Kinh

Nguồn: Sun Yu và Joe Leahy, “‘Other leaders are corrupt’: Li Keqiang mourning poses challenge for Beijing,” Financial Times, 31/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cái chết của cựu thủ tướng – người bị Tập Cận Bình gạt sang bên lề – đã tạo ra một thời điểm nhạy cảm cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hàng trăm người đưa tang đã đổ về ngôi nhà thời thơ ấu của Lý Khắc Cường để bày tỏ lòng thành kính đối với một chính trị gia chủ trương cải cách mà nhiều người xem là “thủ tướng của nhân dân,” tạo ra một thách thức chính trị tiềm ẩn đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Continue reading “Cái chết của Lý Khắc Cường đặt ra thách thức cho Bắc Kinh”

Thế giới hôm nay: 01/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) xác nhận đã thực hiện một cuộc không kích nhắm vào một trại tị nạn đông đúc ở phía bắc Dải Gaza. Các quan chức tại một bệnh viện gần Trại Jabalia cho biết có ít nhất 50 người thiệt mạng và 150 người khác bị thương. Người phát ngôn của IDF tuyên bố cuộc tấn công đã nhắm mục tiêu và giết chết nhiều chiến binh Hamas, bao gồm cả một chỉ huy “cấp rất cao” đang “lẩn trốn đằng sau dân thường, như họ vẫn làm.” Phía Hamas phủ nhận sự có mặt của một chỉ huy cấp cao trong khu vực. Tính đến tháng 7, Trại Jabalia đã đón hơn 116.000 người tị nạn Palestine. Trong khi đó, lực lượng Israel tiếp tục tiến vào thành phố Gaza, đến khu vực lân cận phía bắc thành phố, theo tin từ Bộ Nội vụ Gaza. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/11/2023”

Chiến tranh văn hóa bên trong cuộc xung đột Gaza

Nguồn: The culture war over the Gaza war”, The Economist, 28/10/2023.

Biên dịch: Cung Nguyễn Thế Anh

Cuộc xung đột đang hoành hành trên đường phố và màn ảnh ở phương Tây.

“Từ sông ra biển, Palestine sẽ được tự do!” Gần đây, khẩu hiệu sống động này đang vang vọng khắp các quảng trường từ Toronto đến Berlin. Đeo những chiếc khăn quàng cổ ca rô keffiyeh, các sinh viên ở California hô lớn khẩu hiệu khi di chuyển qua các hành lang trường đại học. Các nhà hoạt động cũng treo những dòng chữ này lên tường tại một trường đại học ở Washington, DC.

Cụm từ này có ý nghĩa gì? Bề ngoài, nó như một lời thề giải phóng. Tồn tại đã từ lâu, nó cũng ẩn chứa một thông điệp đe dọa. “Sông” ám chỉ dòng sông Jordan, “biển” ám chỉ biển Địa Trung Hải, và trong bối cảnh này, “tự do” ám chỉ sự hủy diệt của nhà nước Israel. Đây là cách Hamas sử dụng khẩu hiệu này. Vào ngày 21 tháng 10, người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu này trong một cuộc tuần hành ủng hộ Palestine tại Tượng đài Nelson, London. Trừ một số trẻ em tham gia, những người hiểu được hàm ý của khẩu hiệu đã tỏ ra khó chịu khi bị hỏi về ý nghĩa của nó. Continue reading “Chiến tranh văn hóa bên trong cuộc xung đột Gaza”

31/10/1963: Nổ ở Hội chợ Bang Indiana khiến gần 100 người chết

Nguồn: Freak explosion at Indiana State Fairgrounds Coliseum kills nearly 100, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, trong dịp lễ Halloween ở Indianapolis, hàng trăm khán giả đã tập trung tại Hội chợ Bang Indiana (Indiana State Fairgrounds Coliseum) để xem triển lãm trượt băng “Kỳ nghỉ trên băng.” Sau đó, vào khoảng 11 giờ đêm, một vụ nổ khí propane từ khu bán hàng đã xé toạc toà nhà hội chợ và tạo nên một cột lửa cao hơn 12 mét xuyên qua những hàng ghế ở phía nam. Continue reading “31/10/1963: Nổ ở Hội chợ Bang Indiana khiến gần 100 người chết”

Lý do nhiều thanh niên Trung Quốc muốn tìm việc ở Nhật Bản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Dear Japan, China asks, do you have any jobs for us?,” Nikkei Asia, 26/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thanh niên Trung Quốc vẫn cố gắng tìm việc làm ở Nhật dù vụ bắt giữ giám đốc điều hành Astellas đã làm rạn nứt quan hệ hai nước.

Một quan chức cấp cao chính quyền địa phương ở nội địa Trung Quốc gần đây đã liên hệ với một người bạn cũ ở Nhật Bản với một yêu cầu tha thiết.

“Chúng tôi muốn Nhật Bản chấp nhận nhiều thực tập sinh kỹ thuật hơn từ khu vực của tôi, dù chỉ một chút,” vị quan chức Đảng đứng đầu một khu vực đang có nền kinh tế suy thoái, khẩn khoản. Continue reading “Lý do nhiều thanh niên Trung Quốc muốn tìm việc ở Nhật Bản”

Thế giới hôm nay: 30/10/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc gọi tình hình ở Gaza là “thảm họa nhân đạo”, hai ngày sau khi Israel đưa quân vào dải đất này. António Guterres cảnh báo cuộc sống ở đó đang “ngày càng tuyệt vọng hơn theo từng giờ.” Nguồn cung hàng hoá bị hạn chế và y tế đang sụp đổ. Trước đó, người đứng đầu cơ quan của LHQ về người tị nạn Palestine đã cảnh báo về tình trạng rối loạn dân sự, khi các kho chứa lương thực viện trợ đã bị dân thường cướp phá. Hôm qua thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cho biết Lực lượng Phòng vệ Israel đã bước vào giai đoạn thứ hai của cuộc chiến. Ông cảnh báo về một chiến dịch “kéo dài và khó khăn” nhằm “tiêu diệt” Hamas và giải phóng con tin.

Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian nói với CNN rằng nước ông không muốn xung đột “lan rộng.” Trước đó, tổng thống Ebrahim Raisi đăng trên X là Israel đã “vượt qua ranh giới đỏ, và có thể buộc mọi người phải hành động.” Ông Raisi nói Mỹ đã yêu cầu Iran và “trục kháng chiến” của nước này – một mạng lưới các lực lượng ủy nhiệm bao gồm Hizbullah ở Lebanon – kiềm chế. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/10/2023”

Nạn “chảy máu” tầng lớp tinh hoa ở Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tháng 6/2010, chính phủ Trung Quốc công bố Đề cương Quy hoạch phát triển nhân tài trung dài hạn 2010-2020, đề xuất mục tiêu đến năm 2020 Trung Quốc phải tiến vào hàng ngũ các cường quốc tài nguyên con người (chữ Hán là “nhân tài cường quốc”, “nhân tài” ở đây là tài nguyên con người).

Một số nhà phân tích cho rằng mục tiêu trên khó đạt được, bởi lẽ lâu nay ở Trung Quốc đang có tình trạng ra đi ngày một nhiều của cộng đồng tinh hoa với đại diện là tầng lớp người mới giàu lên sau 30 năm cải cách mở cửa. Một số người lại cho rằng nếu Trung Quốc kịp thời đưa ra và thực thi tốt chiến lược phấn đấu trở thành cường quốc nhân tài thì hoàn toàn có thể chấm dứt được tình trạng “chảy máu” tầng lớp tinh hoa, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc nhân tài hàng đầu thế giới. Continue reading “Nạn “chảy máu” tầng lớp tinh hoa ở Trung Quốc”