Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thái Đình Lan, người đảo Bành Hồ, Đài Loan, đậu Tiến sĩ năm Đạo Quang thứ 25 [1845], là vị Tiến sĩ duy nhất của đảo này. Thời còn là sinh viên, sau khi dự kỳ thi tại tỉnh Phúc Kiến, vào ngày mồng 2 tháng 10 năm Ất Mùi Đạo Quang thứ 15 [21/11/1835], ông cùng em trai là Đình Dương, từ đảo Kim Môn đi thuyền về thăm mẹ tại Bành Hồ. Trên thuyền, vào canh ba [11 giờ đêm đến 1 giờ sáng] đêm hôm đó gió bão nổi lên, chẳng mấy chốc cuồng phong càng mạnh, thuyền chao đảo, sóng xô đâm xuống biển, nên phải chặt gãy cột buồm để thuyền khỏi vỡ. Trải mấy ngày trời, lênh đênh trên biển cả, không biết vị trí nơi đâu “xô về đông, hay dạt tới phương đoài”. Rồi một đêm bổng gió tắt, mưa tạnh, biển êm trở lại, chờ đến sáng thấy thuyền đánh cá đi qua, gọi lại hỏi, thất vọng không hiểu tiếng, nhưng có người trên thuyền viết hai chữ “An Nam”, dùng đốt ngón tay tính, thì hôm đó là ngày 11 tháng 10 [30/11/1835]. Nơi này gần đồn Thái Cần, tại cửa sông Trà Bồng, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Qua trình báo của thuyền đánh cá, hai ngày sau quan Thủ ngự đồn đích thân đến kiểm tra. Continue reading “Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc”

05/08/1861: Abraham Lincoln thông qua đạo luật thuế thu nhập liên bang đầu tiên

Nguồn: Abraham Lincoln imposes first federal income tax, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Tổng thống Lincoln đã lần đầu tiên chấp thuận việc đánh thuế thu nhập cấp liên bang, bằng cách ký Đạo luật Doanh thu (Revenue Act). Vì thiếu tiền mặt để theo đuổi Nội chiến, Lincoln và Quốc hội Mỹ đã đồng ý áp mức thuế 3% đối với những người có thu nhập hàng năm trên 800 đô la. Continue reading “05/08/1861: Abraham Lincoln thông qua đạo luật thuế thu nhập liên bang đầu tiên”

Đông và Tây: Về triết lý con người “chinh phục tự nhiên” và “hòa hợp với tự nhiên”

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

Khi đề cập đến thái độ ứng xử của con người đối với giới tự nhiên, hầu hết các nhà lý luận đương đại đều quan niệm rằng triết lý con người chinh phục tự nhiên là thế giới quan chủ đạo của các dòng văn minh phương Tây. Thế giới quan này đối lập với triết lý con người hoà hợp với tự nhiên – thế giới quan chủ đạo trong các nền văn minh phương Đông. Đây là một đề tài rộng lớn và có rất nhiều nội dung thật đáng quan tâm. Trong bài này, chúng tôi xin đề cập đến một số nội dung cơ bản nhất mà logic của vấn đề đòi hỏi phải trình bày. Continue reading “Đông và Tây: Về triết lý con người “chinh phục tự nhiên” và “hòa hợp với tự nhiên””

Chuyển động Quốc Phòng (28/7 – 3/8/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (28/7 – 3/8/2023)”

Người duy nhất thua trong bầu cử Thái Lan chính là các cử tri

Nguồn: Pavin Chachavalpongpun, “Everybody Won in Thailand’s Election Except the Voters,” New York Times, 02/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong một thời gian ngắn của mùa hè này, người ta đã nghĩ rằng Thái Lan cuối cùng cũng có thể có một chính phủ dân cử thực sự.

Trong cuộc bầu cử hồi tháng 5, một đảng ủng hộ cải cách đã giành được tỷ lệ phiếu bầu cao nhất, được thúc đẩy bởi làn sóng bất bình của công chúng đối với 9 năm cai trị của quân đội và những đặc quyền lớn của Hoàng gia Thái Lan. Chế độ quân chủ Thái Lan là một trong những chế độ giàu có nhất và trị vì lâu nhất trên thế giới. Được hỗ trợ bởi quân đội và hệ thống tư pháp, phe bảo hoàng đã chống lại những thách thức đối với sự thống trị của nó suốt nhiều thập niên, thường là qua những cuộc đảo chính quân sự được hoàng gia ủng hộ nhằm lật đổ các chính phủ được bầu cử dân chủ. Tình trạng này đã đẩy Thái Lan vào vòng xoáy bạo lực chính trị lặp đi lặp lại và làm nản lòng những khao khát dân chủ của một thế hệ mới. Continue reading “Người duy nhất thua trong bầu cử Thái Lan chính là các cử tri”

03/08/1923: Calvin Coolidge tuyên thệ nhậm chức tổng thống

Nguồn: Calvin Coolidge takes oath of office after Warren G. Harding’s death, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Calvin Coolidge đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 30 của Mỹ, vài giờ sau cái chết của Tổng thống Warren G. Harding.

Sinh ngày 04/07/1872 tại Plymouth, Vermont, Coolidge là con trai của một thủ kho trong làng. Ông tốt nghiệp trường Đại học Amherst ở Massachusetts và đã thăng tiến trong giới chính trị của tiểu bang, với tư cách là đảng viên Cộng hòa, từ ủy viên hội đồng thành phố ở Northampton năm 1898 đến thống đốc năm 1918. Coolidge đã giành được tấm vé của Đảng Cộng hòa vào năm 1920 trong liên danh tranh cử của Harding, và họ đã giành được chiến thắng quyết định trước bộ đôi của đảng Dân chủ, gồm James Cox và Franklin Delano Roosevelt. Continue reading “03/08/1923: Calvin Coolidge tuyên thệ nhậm chức tổng thống”

Thế giới hôm nay: 03/08/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump bị buộc bốn tội danh liên bang vì tìm cách lật ngược kết quả bầu cử tổng thống 2020 và kích động vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1 ở Điện Capitol. Các cáo buộc — do công tố viên đặc biệt Jack Smith đưa ra — tuyên bố cựu tổng thống âm mưu lừa gạt nước Mỹ, cản trở “thủ tục chính thức” (chứng nhận phiếu bầu) và tước bỏ quyền bầu cử của người dân. Ông Trump nói chúng là “bản cáo trạng giả hiệu.”

Máy bay không người lái của Nga đã làm hư hại một cảng của Ukraine ở thành phố Izmail trên bờ sông Danube gần biên giới với Romania. Kể từ tháng 7, Nga đã rút khỏi thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen và cho không quân oanh tạc các cảng của Ukraine. Giá lúa mì theo hợp đồng tương lai tại sàn Chicago, mức giá chuẩn toàn cầu, tăng 4% sau đòn tấn công. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/08/2023”

Cảm nhận Ukraine trong tiếng còi báo động ở Kiev

Tác giả: Cao Chí Khải (Thời báo Hoàn cầu) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ghi chú của biên tập viên Thời báo Hoàn cầu: Cuộc khủng hoảng Ukraine đã leo thang toàn diện trong hơn một năm, chiến tranh liên miên đã đem lại tổn thất to lớn cho cả Ukraine và Nga. Trung tuần tháng 7 vừa qua, ông Cao Chí Khải (Gao Zhikai), phó giám đốc Globalization Think Tank (CCG), đã đến Kiev, thủ đô Ukraine, để nghiên cứu và điều tra tình hình thực địa. Mới đây, ông đã kể lại cho phóng viên Thời báo Hoàn cầu những gì ông nhìn thấy và nghe thấy ở đó, cũng như cảm xúc của ông sau khi giao tiếp với người Ukraine thuộc các ngành nghề khác nhau. Cao Chí Khải mong rằng chiến tranh sẽ kết thúc càng sớm càng tốt, mong rằng người dân Ukraine có thể sống một cuộc sống hòa bình, hài hòa, phát triển và thịnh vượng. Ông nói: “Hòa bình sẽ không đến một cách dễ dàng, nhưng hoà bình đáng được giành lấy bằng tất cả mọi cố gắng.” Bài viết này được biên soạn dựa trên lời kể của ông Cao Chí Khải. Continue reading “Cảm nhận Ukraine trong tiếng còi báo động ở Kiev”

Bài học từ Ukraine (P3): Tại sao không nên giao nhiệm vụ đảm bảo hậu cần cho các tướng lĩnh?

Nguồn: Shashank Joshi, Why logistics are too important to be left to generals, The Economist, 03/7/2023

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Xem thêm: Phần 1; Phần 2

Cuộc xâm lược của Nga cho thấy chiến tranh phụ thuộc vào hậu cần nhiều như thế nào

Sử gia người Israel Martin van Creveld đã gọi các đội quân là “những thành phố di động” (ambulant cities). Làm thế nào để đảm bảo cho hằng trăm nghìn binh lính được cung cấp đầy đủ nhiên liệu, thức ăn và trang bị là một nỗ lực khổng lồ. Triển khai họ ra chiến trường mà không suy nghĩ tới những vấn đề như vậy có thể tạo ra sai lầm khủng khiếp. Cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng 2 năm 2022 là một câu chuyện mang tính chất cảnh báo. Continue reading “Bài học từ Ukraine (P3): Tại sao không nên giao nhiệm vụ đảm bảo hậu cần cho các tướng lĩnh?”

Thế giới hôm nay: 02/08/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính quyền quân sự Myanmar đã ân xá cho cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi khỏi 5 trên 19 cáo buộc mà họ ngụy tạo, nhưng cho biết sẽ tiếp tục quản thúc bà tại gia. Bà Suu Kyi bị đảo chính năm 2021, và Myanmar đã rơi vào nội chiến kể từ đó. Chính phủ cho biết hơn 7.000 tù nhân đã được trả tự do trong một lệnh ân xá. Thông báo được đưa ra một ngày sau khi quân đội gia hạn tình trạng khẩn cấp của đất nước và hoãn vô thời hạn các cuộc bầu cử đáng lẽ tổ chức trong tháng 8.

Một máy bay không người lái đã tấn công một tòa nhà ở Moscow có ba bộ của Nga, lần thứ hai chỉ trong vòng hai ngày. Dù không có thương vong nào được báo cáo, một số nhân viên đã được lệnh làm việc ở nhà. Cuộc tấn công tương tự hồi Chủ nhật đã buộc một sân bay trong thành phố phải tạm thời đóng cửa. Ukraine không nhận trách nhiệm, nhưng một cố vấn của tổng thống Ukraine nói Moscow đang “làm quen với một cuộc chiến tranh toàn diện.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/08/2023”

Tập Cận Bình đang cố gắng thích ứng với khó khăn ngày càng lớn

Nguồn: Neil Thomas, “Xi Jinping Is Trying to Adapt to Failure,” Foreign Policy, 24/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đang ở trong tình cảnh tồi tệ hơn nhiều so với khi ông mới nhậm chức.

Tập Cận Bình đã cai trị Trung Quốc hơn một thập niên, nhưng cách ông cai trị đang thay đổi. Ông đang phải đối mặt với môi trường trong nước và quốc tế tồi tệ hơn hẳn so với khi ông nhậm chức Tổng Bí thư vào năm 2012. Nền kinh tế đang gặp khó khăn, niềm tin đang giảm sút, nợ nần chồng chất, và cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ và các đồng minh đang gây nguy hiểm cho tương lai của tiến bộ công nghệ và tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. Continue reading “Tập Cận Bình đang cố gắng thích ứng với khó khăn ngày càng lớn”

01/08/1864: Philip Sheridan nắm quyền chỉ huy Đội quân Shenandoah

Nguồn: Philip Sheridan takes command of Army of the Shenandoah, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, Đại tướng Liên minh miền Bắc Ulysses S. Grant đã bổ nhiệm Tướng Philip Sheridan làm chỉ huy Đội quân Shenandoah. Trong vòng vài tháng, Sheridan đã đẩy lùi lực lượng Hợp bang miền Nam khỏi Thung lũng Shenandoah và phá hủy gần như tất cả các nguồn tiếp tế của phe Hợp bang, góp phần giúp Liên minh giành chiến thắng sau cùng. Continue reading “01/08/1864: Philip Sheridan nắm quyền chỉ huy Đội quân Shenandoah”

Thế giới hôm nay: 01/08/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính quyền quân sự sau đảo chính của Niger đã bắt giữ một số chính trị gia cấp cao của chính phủ dân sự. Trước đó, phát ngôn viên của quân đội cáo buộc Pháp lên kế hoạch giải cứu tổng thống Mohamed Bazoum đang bị quân đội giam giữ. Pháp, cường quốc từng là ông chủ thực dân ở Niger, từng triển khai 1.500 binh sĩ ở Niger để giúp nước này chống lại các phần tử thánh chiến. Hôm Chủ nhật, Cộng đồng Kinh tế Các Quốc gia Tây Phi đã đe dọa “sử dụng vũ lực” đối với quân đội Niger.

Nền kinh tế khu vực đồng euro tăng trưởng 0,3% trong quý hai. Tăng trưởng tốt ở Pháp và Tây Ban Nha trở thành đầu kéo trong khi nền kinh tế lớn nhất khối là Đức đứng yên. Tuy nhiên lạm phát vẫn là một mối lo ngại cho Ngân hàng Trung ương châu Âu. Lạm phát cốt lõi, tức không tính giá thực phẩm và năng lượng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, không đổi so với tháng 6. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/08/2023”

Phương Tây chào đón nhân viên tình báo Nga đào thoát

Nguồn: Huw Dylan, David V. Gioe và Daniela Richterova, “Western Agencies Offer an Open Door for Russian Defectors,” Foreign Policy, 26/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

CIA và MI6 đang hứa hẹn về sự tin tưởng mà Moscow còn thiếu.

Ngày 19/07, Richard Moore, Giám đốc Cục Tình báo mật Anh Quốc (SIS, còn được gọi là MI6), đã có những phát biểu hiếm hoi trước công chúng trong chuyến thăm Praha – trong đó ông trực tiếp kêu gọi người Nga “chung tay” với MI6. “Cửa của chúng tôi luôn mở. Chúng tôi sẽ xử lý các đề nghị giúp đỡ của họ một cách thận trọng và chuyên nghiệp, vốn là điều đã làm nên tên tuổi của chúng tôi. Bí mật của họ sẽ luôn an toàn với chúng tôi, và chúng tôi sẽ cùng nhau làm việc để chấm dứt đổ máu. Cơ quan của tôi hoạt động dựa trên nguyên tắc rằng lòng trung thành của chúng tôi với các đặc vụ là suốt đời – và lòng biết ơn của chúng tôi là vĩnh cửu.” Continue reading “Phương Tây chào đón nhân viên tình báo Nga đào thoát”

Thế giới hôm nay: 31/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cộng đồng Kinh tế Các Quốc gia Tây Phi đã đồng ý trừng phạt kinh tế đối với chính phủ quân sự mới của Niger, vốn lên nắm quyền sau cuộc đảo chính hôm thứ Tư, và cho họ một tuần để từ bỏ quyền lực. Ngoài ra Liên minh châu Phi cũng yêu cầu các lãnh đạo đảo chính trở về doanh trại và khôi phục chính phủ dân sự trong vòng 15 ngày. Những người biểu tình ủng hộ đảo chính ở thủ đô Niamey đã đốt cờ Pháp và hô vang các khẩu hiệu chống Pháp và thân Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói các đòn tấn công vào lãnh thổ Nga là một diễn biến “không thể tránh khỏi” của chiến tranh, sau khi ba máy bay không người lái của Ukraine bị bắn hạ trong cuộc tấn công vào Moscow khiến một trong những sân bay của thành phố phải đóng cửa tạm thời. Trong khi đó, tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông không từ chối đề xuất hòa bình được châu Phi đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi, nhưng các đòn tấn công của Ukraine khiến ngừng bắn “là không thể thực hiện được.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/07/2023”

Quan hệ rạn nứt với Mỹ khiến Tần Cương mất ghế Ngoại trưởng?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Did rocky China-U.S. ties doom Qin Gang as foreign minister?,” Nikkei Asia, 26/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Biden gọi Tập là ‘nhà độc tài’ đã đe dọa kế hoạch cho chuyến thăm San Francisco

Trong một diễn biến bất ngờ, tối thứ Ba vừa qua (25/07/2023), Trung Quốc thông báo rằng Tần Cương đã bị cách chức Ngoại trưởng, và thay thế bằng Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu đất nước, đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vương là người tiền nhiệm trực tiếp của Tần trong tư cách là Ngoại trưởng, và còn là thành viên Bộ Chính trị đầy quyền lực của đảng. Không có lý do nào được đưa ra cho việc sa thải Tần. Continue reading “Quan hệ rạn nứt với Mỹ khiến Tần Cương mất ghế Ngoại trưởng?”

30/07/1866: Thảm sát New Orleans

Nguồn: The New Orleans Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1866, trong thời kỳ Tái thiết đầy hỗn loạn sau Nội chiến Mỹ, sự phản kháng của người da trắng đối với quyền công dân của người Mỹ gốc Phi đã chuyển thành bạo lực ở New Orleans, khi một đám đông da trắng giết chết hàng chục người Mỹ gốc Phi đang tụ tập để ủng hộ một cuộc họp chính trị.

Thảm sát New Orleans, còn được gọi là Bạo loạn New Orleans, xảy ra tại Viện Cơ khí New Orleans, nơi 25 đại biểu của bang đang nhóm họp về Hội nghị Lập hiến Louisiana năm 1864. Hiến pháp mới của bang đã bãi bỏ chế độ nô lệ, nhưng cơ quan lập pháp bang lại thông qua luật hạn chế quyền của những người được giải phóng khỏi chế độ nô lệ. Vì vậy, Đảng Cộng hòa cấp tiến muốn điều chỉnh lại hiến pháp để những người tự do có quyền bầu cử. Một mục đích khác là loại bỏ các đạo luật hạn chế quyền của người Mỹ gốc Phi (Black Codes) và tước quyền của các thành viên từng ủng hộ Hợp bang miền Nam. Continue reading “30/07/1866: Thảm sát New Orleans”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thảng Giêng năm Hồng Đức thứ 2 [21/1-19/2/1471], tức Minh thành Hóa năm thứ 7, đại quân sắp vào đất giặc, Vua cho tập thủy chiến tại cửa biển Thuận Hóa và vẽ bản đồ Chiêm Thành dâng lên. Ngày mồng 6, bắt sống viên quan Chiêm Thành giữ cửa ải Cu Đê, Đà Nẵng. Bấy giờ theo truyền thống nhà Vua ngự giá ra cõi ngoài; các Tù trưởng dân tộc thiểu số và Sứ thần Ai Lao đến cống. Vua soạn sách lược bình Chiêm, cho dịch ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi; chuẩn bị thóc luộc chín có thể để lâu, dùng cung cấp quân lương lâu ngày: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)”

29/07/1967: Hoả hoạn trên tàu sân bay USS Forrestal

Nguồn: Rocket causes deadly fire on aircraft carrier, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, vụ hỏa hoạn trên USS Forrestal, một tàu sân bay của Hải quân Mỹ đang neo ngoài khơi bờ biển Việt Nam, đã giết chết 134 quân nhân. Vụ hỏa hoạn chết người này bắt đầu do một vụ phóng tên lửa vô tình.

Trong Chiến tranh Việt Nam, USS Forrestal thường neo ngoài khơi bờ biển miền Bắc Việt Nam, tiến hành các hoạt động tác chiến. Sáng ngày 29/7, con tàu đang chuẩn bị làm nhiệm vụ thì một tên lửa từ một trong những máy bay chiến đấu phản lực F-4 Phantom trên tàu đã vô tình được phóng đi. Tên lửa đã lao qua boong tàu và trúng vào một máy bay phản lực A-4 Skyhawk đang đậu. Chiếc Skyhawk, đang chờ cất cánh, được lái bởi John McCain, thượng nghị sĩ tương lai của Arizona. Continue reading “29/07/1967: Hoả hoạn trên tàu sân bay USS Forrestal”

Về số phận của Nho giáo

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

Nho giáo là một trong số hiếm hoi các học thuyết chính trị – xã hội có số phận thật đặc biệt trong lịch sử tư tưởng nhân loại.

Đặc biệt ở chỗ, trải qua hàng nghìn năm, đến nay, Nho giáo vẫn là một “học thuyết sống”- còn đang sống, chứ không phải chỉ được trưng bày trong các “bảo tàng” như không ít học thuyết khác. Tuy trường tồn, nhưng số phận của Nho giáo lại “chẳng hề may mắn”, ngược lại, vị thế của Nho giáo rất thăng trầm. Nó thường bị người đời và các chính thể cầm quyền nhìn nhận khá phức tạp. Và do vậy, việc đánh giá vai trò của Nho giáo trong các thời đại cũng luôn diễn ra theo những khuôn thước khác nhau, với các thái độ khác biệt nhau, và thường là đối lập nhau. Sang thế kỷ 21, Nho giáo vẫn gây tranh cãi ở sức sống và tính lợi hại của nó. Mức độ ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và sức thu hút của bản thân học thuyết Nho giáo vẫn phụ thuộc một cách đáng ngại vào những quan điểm thế quyền. Điều đó làm rối thêm sự tranh cãi trong nhiều diễn đàn và dường như đang có xu hướng tăng lên cùng với sự trỗi dậy của “con sư tử Trung Hoa” đương đại. Continue reading “Về số phận của Nho giáo”