13/02/1945: Quân Đồng minh ném bom Dresden

Nguồn: Firebombing of Dresden, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, lúc trời sẩm tối, quân Đồng minh đã tiến hành một đợt ném bom nhắm vào thành phố Dresden của Đức, biến “Florence bên sông Elbe” thành đống đổ nát và lấy đi mạng sống của khoảng 25.000 người. Dù đã gây tàn phá kinh hoàng, nhưng về mặt chiến lược thì cuộc tấn công này được cho là đạt được rất ít, vì Đức lúc đó đã sắp sửa đầu hàng. Continue reading “13/02/1945: Quân Đồng minh ném bom Dresden”

Mục tiêu tiếp theo của Houthi có thể là các tuyến cáp ngầm dưới nước

Nguồn: Keith Johnson, “The Houthis’ Next Target May Be Underwater,” Foreign Policy, 07/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu các tuyến cáp ngầm dưới biển bị cắt hoặc bị hỏng, liên lạc dữ liệu và tài chính giữa châu Âu và châu Á có thể bị gián đoạn.

Trong bối cảnh chiến dịch kéo dài 12 tuần của phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen, nhằm phá vỡ hành lang vận chuyển quan trọng của Biển Đỏ, một mối lo ngại mới đang xuất hiện: đó là lực lượng Houthi có thể nhắm mục tiêu vào các tuyến cáp ngầm mang theo gần như toàn bộ dữ liệu và giao dịch tài chính giữa châu Âu và châu Á. Continue reading “Mục tiêu tiếp theo của Houthi có thể là các tuyến cáp ngầm dưới nước”

Thế giới hôm nay: 13/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Philippe Lazzarini, người đứng đầu UNRWA, cơ quan của Liên Hợp Quốc phụ trách người tị nạn Palestine, cho biết có “cảm giác hoảng loạn sâu sắc” ở Rafah, một thành phố miền nam Gaza, trước một cuộc xâm lược trên bộ của quân đội Israel. Được biết có khoảng 1,4 triệu người đang trú ẩn tại đây, trong đó có nhiều người sơ tán từ những vùng khác của dải đất. Trước đó, lực lượng vũ trang Israel cho biết họ đã tấn công vào Rafah; và các quan chức y tế địa phương thông báo có ít nhất 67 người thiệt mạng. Trong lúc tiến công, Israel cũng giải thoát hai con tin bị Hamas bắt giữ từ tháng 10.

Cổ phiếu của Diamondback Energy, một công ty dầu khí có trụ sở tại Texas, đã tăng mạnh sau khi tuyên bố sẽ mua lại Endeavour Energy Resources, một công ty sản xuất dầu đá phiến tư nhân. Cú bắt tay trị giá 26 tỷ USD này là thương vụ mới nhất trong một loạt vụ sáp nhập quy mô lớn của ngành dầu đá phiến. Hồi tháng 10, ExxonMobil đã cho biết họ sẽ mua lại Pioneer Natural Resources, một nhà sản xuất dầu khác, với giá 59,5 tỷ USD. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/02/2024”

Indonesia bầu tổng thống và triển vọng u ám của nền dân chủ

Nguồn: Gordon LaForge, “The World’s Third-Largest Democracy Is Backsliding,” New York Times, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chuyển mình của Indonesia thành một nền dân chủ ổn định trong một phần tư thế kỷ qua là một điều vừa khó tin, vừa đáng chú ý.

Năm 1998, nước này đang trên bờ vực sụp đổ do cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc và các cuộc biểu tình lật đổ chế độ độc tài Suharto tàn bạo và tham nhũng vốn đã tồn tại 32 năm. Bạo lực sắc tộc và tôn giáo trên khắp quần đảo rộng lớn đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng Balkan hóa hoặc một cuộc đàn áp quân sự. Continue reading “Indonesia bầu tổng thống và triển vọng u ám của nền dân chủ”

Thân Công Tài: “Lưỡng quốc khách nhân” trên biên giới Việt – Trung

Tác giả: Ngân An

Sinh năm 1620, tại xã Như Thiết, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc (nay là xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), Hán Quận công Thân Công Tài được nhân dân hai bên biên giới Việt – Trung suy tôn là “Lưỡng quốc khách nhân”, là vị phúc thần có công gây dựng nên hoạt động giao thương buôn bán trên biên giới xứ Lạng. Một đời mẫn tiệp, giữ mình thanh liêm và hết lòng vì việc dân, vận nước, tư tưởng giao thương quốc tế và tư tưởng đô thị hóa từ rất sớm của ông vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Continue reading “Thân Công Tài: “Lưỡng quốc khách nhân” trên biên giới Việt – Trung”

Thế giới hôm nay: 12/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Binyamin Netanyahu cam kết sẽ có “hành lang an toàn” cho dân thường trước cuộc tấn công của quân Israel vào Rafah ở miền nam dải Gaza. Thủ tướng Israel mô tả thành phố này là “pháo đài cuối cùng” của Hamas và tuyên bố “chiến thắng nằm trong tầm tay.” Hôm thứ Bảy, quân đội Israel cho biết họ đã tìm thấy một đường hầm Hamas dưới trụ sở của một cơ quan Liên Hợp Quốc ở Gaza. UNRWA, cơ quan hỗ trợ người tị nạn Palestine, cho biết họ đã không dùng khu nhà này kể từ tháng 10 và không biết về hoạt động ở đó. Một số nhân viên của UNRWA bị cáo buộc có liên quan đến vụ tấn công của Hamas vào Israel ngày 7 tháng 10. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/02/2024”

Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên

Nguồn: Sue Mi Terry, “The Dangers of Overreacting to North Korea’s Provocations,” Foreign Affairs, 30/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những động thái mới nhất của Kim Jong Un thực sự có ý nghĩa gì?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lại một lần nữa làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Mỗi tuần đều có thêm tin tức mới về các vụ thử tên lửa, trong lúc kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng ngày càng mở rộng về chất lượng và số lượng. Cùng lúc đó, Kim lại có những lời đe dọa chiến tranh mới với Hàn Quốc. Phủ nhận quan hệ họ hàng giữa hai nước, giờ đây, ông gọi nước láng giềng của mình là kẻ thù. Continue reading “Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên”

11/02/1916: Nhà hoạt động nữ quyền Emma Goldman bị bắt

Nguồn: Women’s rights activist Emma Goldman is arrested, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Emma Goldman, một nhà đấu tranh cho quyền phụ nữ và công lý xã hội, đã bị bắt ở New York vì diễn thuyết và phân phát tài liệu về kiểm soát sinh sản. Bà bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Comstock năm 1873, vốn cấm phân phát dụng cụ và thông tin về kiểm soát sinh sản qua đường bưu điện hoặc vượt qua ranh giới tiểu bang. Bên cạnh việc ủng hộ quyền sinh sản của phụ nữ, Goldman, người sau đó bị kết tội và giam giữ, còn là người đi đầu trong nhiều phong trào và tư tưởng, bao gồm chủ nghĩa vô chính phủ, tự do ngôn luận, và vô thần. Được đặt biệt danh là “Emma Đỏ,” Goldman với những tư tưởng cấp tiến đã bị bắt nhiều lần vì các hoạt động xã hội của mình. Continue reading “11/02/1916: Nhà hoạt động nữ quyền Emma Goldman bị bắt”

Đại Việt rối ren dưới thời ‘Quỷ vương’ Lê Uy Mục

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 18 tháng Chạp năm Thái Trinh thứ nhất [22/1/1505], Trung quân đô đốc phủ tả đô đốc Bình Sơn hầu Lê Quảng Độ, Tông nhân lệnh Tự ân sứ Lê Năng Nhượng cùng các Công, Hầu, Bá, Phò mã, Đô uý, các quan năm phủ, sáu bộ, Ngự sử đài, Đông các, Hàn lâm, Lục tự, Lục khoa, Đề hình các quan 13 đạo, đến điện Hương Minh đón con thứ hai của Hiến Tông là Tuấn lên ngôi Hoàng đế. Đại xá, đổi niên hiệu lấy năm sau là năm Đoan Khánh thứ nhất. Continue reading “Đại Việt rối ren dưới thời ‘Quỷ vương’ Lê Uy Mục”

10/02/1970: Tuyết lở làm 42 người thiệt mạng ở Val d’Isere, Pháp

Nguồn: Avalanche buries skiers in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, một trận tuyết lở kinh hoàng đã đổ xuống khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Val d’Isere, Pháp, cướp đi sinh mạng của 42 người, chủ yếu là những người trượt tuyết trẻ tuổi. Đây là thảm họa tuyết lở nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Pháp.

Khu nghỉ dưỡng ở Val d’Isere được điều hành bởi một tổ chức thanh niên phi lợi nhuận và đã thu hút nhiều người đam mê trượt tuyết trẻ tuổi. Vào sáng ngày 10/02, trong lúc mọi người đang ăn sáng trong một căn phòng lớn hướng ra ngọn núi thì bất ngờ một tiếng nổ lớn vang lên và khoảng 76.500 mét khối tuyết từ trên núi đổ ập xuống. Ba nhân viên bảo trì đường trượt đang ở trên sườn đồi đã bị tuyết cuốn đi và cuối cùng thiệt mạng. Continue reading “10/02/1970: Tuyết lở làm 42 người thiệt mạng ở Val d’Isere, Pháp”

Chuyển động Quốc Phòng (2/2 – 8/2/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (2/2 – 8/2/2024)”

Thế giới hôm nay: 09/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Volodymyr Zelensky tuyên bố tổng tư lệnh của quân đội Ukraine, Valery Zaluzhny, sẽ rời khỏi chức vụ. Vị tướng này là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất đất nước, nhưng đã nhiều lần bất đồng với tổng thống về cách tiến hành chiến tranh. Ông Zelensky cho biết đã yêu cầu ông Zaluzhny tiếp tục là “một phần của đội ngũ.” Bộ trưởng quốc phòng Rustem Umerov cho biết giới lãnh đạo quân sự của Ukraine cần phải được thay máu. Oleksandr Syrskyi, chỉ huy lục quân Ukraine, đã lên thay ông Zaluzhny.

Pakistan bắt đầu kiểm phiếu trong cuộc tổng tuyển cử. Cho đến nay có ít nhất 9 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công của phiến quân; và chính quyền đã đình chỉ các dịch vụ điện thoại di động với lý do ” gia tăng các vụ khủng bố gần đây.” Hôm thứ Tư, hai vụ đánh bom gần các văn phòng bầu cử ở Balochistan đã giết chết ít nhất 30 người. Nhà nước Hồi giáo sau đó nhận trách nhiệm. Các nhóm chiến binh khác cũng đã tiến hành các vụ tấn công trong những tháng gần đây. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/02/2024”

Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới

Nguồn: Richard Baldwin, “China is the world’s sole manufacturing superpower: A line sketch of the rise,” CEPR, 17/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ là siêu cường quân sự duy nhất của thế giới. Chi tiêu cho quân sự của họ nhiều hơn mười quốc gia chi tiêu cao nhất tiếp theo cộng lại. Trong khi đó, Trung Quốc là siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới. Sản lượng của họ vượt quá sản lượng của chín nhà chế tạo lớn nhất tiếp theo cộng lại. Bài viết này sử dụng bản cập nhật năm 2023 của cơ sở dữ liệu TiVA của OECD, mới được công bố gần đây, để tạo ra 8 biểu đồ ghi lại hành trình trở thành siêu cường chế tạo của Trung Quốc và tác động khổng lồ từ sự thống trị của nước này lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Continue reading “Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới”

08/02/1725: Peter Đại đế qua đời

Nguồn: Peter the Great dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1725, Peter Đại đế, Hoàng đế nước Nga, đã qua đời và vợ ông, Catherine I, lên kế vị.

Triều đại của Peter, người trở thành sa hoàng duy nhất của nước Nga vào năm 1696, được đặc trưng bởi một loạt các cải cách quân sự, chính trị, kinh tế, và văn hóa sâu rộng dựa trên các mô hình Tây Âu. Continue reading “08/02/1725: Peter Đại đế qua đời”

Vấn đề biên giới tiếp giáp giữa Tây Bắc Việt Nam và Trung Quốc

Tác giả: TS. Phạm Văn Lực (Đại học Tây Bắc)

1. Vài nét khái quát về địa giới của Tây Bắc trong lịch sử

Cho đến nay về địa giới của Tây Bắc vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau; nhưng theo chúng tôi, Tây Bắc chủ yếu bao gồm các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu và một phần của Hòa Bình. Trong lịch sử cũng như hiện nay, Tây Bắc luôn là một phần của lãnh thổ Việt Nam, một bộ phận của Tổ quốc Việt Nam, là địa bàn sinh sống lâu đời của trên 20 dân tộc anh em: Thái, Mông, Lự, Hoa, Kinh, La Ha, Khơ Mú, Kháng, Mảng, La Hủ, Mường, Tày, Dao, Kinh, Hoa…

Từ thời các vua Hùng dựng nước chia nước ta thành 15 bộ: Văn Lang, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Cửu Đức, Tân Hưng; Tây Bắc thuộc bộ Tân Hưng. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi: “Tây Bắc xưa thuộc bộ Tân Hưng” [5, tr.33]. Continue reading “Vấn đề biên giới tiếp giáp giữa Tây Bắc Việt Nam và Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 08/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã bác bỏ đề xuất ngừng bắn của Hamas vì cho rằng yêu cầu của họ là “kỳ lạ” và “chiến thắng toàn diện” của Israel có thể đến trong những tháng tới. Ông Netanyahu giải thích quan điểm của mình ngay sau cuộc gặp với ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Đề xuất của Hamas kêu gọi đình chiến 135 ngày và rút toàn bộ lực lượng Israel. Đây là đề xuất mới của Hamas sau khi nhóm này từ chối đề xuất trước đó do Mỹ hậu thuẫn.

Balochistan, khu vực bất ổn nằm giữa Pakistan và Iran, đã bị rung chuyển bởi hai vụ đánh bom khiến ít nhất 30 người thiệt mạng. Các cuộc tấn công diễn ra ở phía biên giới Pakistan, bất chấp việc tăng cường triển khai cảnh sát và lực lượng bán quân sự trên khắp đất nước. Những kẻ tấn công nhắm vào văn phòng của các ứng cử viên chính trị, trong bối cảnh Pakistan sẽ tổ chức bầu cử vào thứ Năm, sau một giai đoạn tranh cử đầy bạo lực. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/02/2024”

Liệu AMD có thể đuổi kịp Nvidia trong cuộc đua chip AI?

Nguồn:, “Could AMD break Nvidia’s chokehold on chips?The Economist, 31/01/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Đây là công cụ tăng tốc AI (AI accelerator) tiên tiến nhất trong ngành,” Lisa Su, CEO của Advanced Micro Devices (AMD), tuyên bố tại buổi ra mắt chip MI300 mới của công ty vào tháng 12. Bà Su trình bày một loạt thông số kỹ thuật: 153 tỷ bóng bán dẫn, 192 gigabyte bộ nhớ, và băng thông bộ nhớ 5,3 terabyte mỗi giây. Tức là lần lượt gấp khoảng 2, 2,4 và 1,6 lần so với H100, chip trí tuệ nhân tạo hàng đầu của Nvidia. Trong năm qua, sức mạnh của Nvidia trong vai trò công ty hàng đầu cung cấp phần cứng cho cuộc đua AI đã đưa họ trở thành công ty có giá trị thứ năm nước Mỹ, với vốn hóa thị trường lên tới 1,5 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng cả những con số lẫn bà Su đều không hề nói dối: MI300 thực sự vượt trội hơn H100. Các nhà đầu tư cũng thích nó – thể hiện qua việc giá cổ phiếu AMD tăng 10% trong ngày hôm sau. Continue reading “Liệu AMD có thể đuổi kịp Nvidia trong cuộc đua chip AI?”

Thế giới hôm nay: 07/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một tòa án ở Washington DC ra phán quyết rằng Donald Trump không có đặc quyền miễn trừ truy tố xoay quanh cáo buộc âm mưu lật ngược kết quả bầu cử 2020. Cựu tổng thống, người đang dẫn đầu đảng Cộng hòa trong cuộc chạy đua đề cử ứng viên tổng thống năm nay, đã viện dẫn quyền miễn trừ của tổng thống khi lập luận phản bác cáo buộc của Jack Smith, luật sư bộ tư pháp. Ông Trump dự kiến sẽ kháng cáo và có thể trình vụ việc lên Tòa Tối cao.

Tình báo Israel tin rằng hơn 1/5 số con tin Israel bị Hamas bắt giữ đã thiệt mạng, theo New York Times. Trong khi đó ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi trong chuyến công du Trung Đông. Mỹ đang thúc đẩy ngừng bắn ở Gaza, từ đó cho phép thả những con tin còn lại. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/02/2024”

Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden

Nguồn: Derek Grossman, “The Good and the Bad for Biden in Southeast Asia,” Foreign Policy, 05/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ba năm qua, chính sách của Biden ở Đông Nam Á đã có nhiều điểm sáng, nhưng vẫn thiếu một chiến lược rõ ràng cho khu vực.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2021, một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền Biden là một chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiệu quả hơn để cạnh tranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Ba năm sau, chính quyền mới chỉ hoàn thành được một phần mục tiêu này. Dù Washington đã củng cố một số quan hệ đối tác song phương quan trọng, nhưng họ lại ngó lơ những quan hệ đối tác khác. Điều quan trọng là, nếu xét đến quan hệ thương mại và đầu tư khổng lồ của Trung Quốc với Đông Nam Á, chính quyền Biden vẫn đang thiếu một kế hoạch kinh tế tổng thể cho khu vực. Continue reading “Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden”

06/02/1820: Những người từng là nô lệ lên đường quay về Châu Phi

Nguồn: Formerly enslaved people depart on journey to Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1820, đợt di cư có tổ chức đầu tiên của những người nô lệ được trả tự do đã khởi hành từ cảng New York, trên hành trình đến Freetown, Sierra Leone, Tây Phi. Chuyến đi này diễn ra phần lớn là nhờ Hiệp hội Thuộc địa Mỹ (American Colonization Society), một tổ chức của Mỹ do Robert Finley thành lập vào năm 1816 nhằm đưa những người châu Phi trước đây bị bắt làm nô lệ trở lại châu Phi. Tuy nhiên, một phần kinh phí cũng đến từ Quốc hội Mỹ, những người vào năm 1819 đã dành 100.000 đô la để hỗ trợ những người gốc Phi bị đưa đến Mỹ bất hợp pháp sau khi buôn bán nô lệ bị bãi bỏ vào năm 1808 trở về châu Phi. Continue reading “06/02/1820: Những người từng là nô lệ lên đường quay về Châu Phi”