Thế giới hôm nay: 04/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Dùng máy bay không người lái và máy ủi bọc thép, quân đội Israel tiếp tục tấn công một trại tị nạn ở thành phố Jenin — một trong những cuộc xâm nhập lớn nhất vào Bờ Tây trong 20 năm qua. Có ít nhất tám người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương kể từ đầu ngày thứ Hai, theo các quan chức Palestine. Quân đội Israel cho biết họ đang nhắm mục tiêu vào “cơ sở hạ tầng khủng bố” của nhóm dân quân Tiểu đoàn Jenin. Khu vực này đã chứng kiến bạo lực bùng phát trong những tháng gần đây. Ngoại trưởng Israel cho biết không có kế hoạch mở rộng chiến dịch ra khắp Bờ Tây.

Một lính cứu hỏa 24 tuổi thiệt mạng khi chiến đấu với ngọn lửa do bạo loạn ở Paris gây ra. Hiện bạo lực có giảm bớt, khi cảnh sát chỉ bắt giữ 157 người vào Chủ nhật, giảm so với 719 của đêm trước đó. Tổng thống Emmanuel Macron đã yêu cầu các bộ trưởng “làm mọi thứ có thể để thiết lập lại trật tự và khôi phục ổn định.” Bạo loạn bùng nổ sau vụ cảnh sát giết hại thiếu niên Nahel M ở Paris hôm 27 tháng 6. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/07/2023”

Nước Nga đang đi về đâu?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đó là một câu hỏi nóng không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn cho những người quan tâm đến nước Nga. Vận mệnh của một siêu cường quân sự như nước Nga có tác động rất lớn tới tương lai của nhiều quốc gia và trật tự thế giới. Tuy còn quá sớm để kết luận, nhưng sau quyết định sai lầm của Putin xâm lược Ukraine, nhất là sau cuộc binh biến đầy kịch tính của ông trùm Wagner là Prigozhin, một nước Nga “hậu Putin” đang tới gần hơn. Continue reading “Nước Nga đang đi về đâu?”

Thế giới hôm nay: 03/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne cảnh báo những kẻ bạo loạn rằng chính phủ sẽ “không bỏ qua cho bất kỳ hành vi bạo lực nào.” Tuyên bố được bà đưa ra trong chuyến thăm L’Hay-les-Roses ở phía nam Paris, nơi mà vào sáng sớm Chủ nhật, nhà riêng của thị trưởng đã bị phóng hỏa. Có ít nhất 486 người bị bắt vào đêm thứ năm của bạo loạn. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hoãn chuyến thăm cấp nhà nước ba ngày tới Đức. Bạo lực bùng phát sau vụ cảnh sát sát hại thiếu niên Nahel M ở ngoại ô Paris hôm 27 tháng 6.

Ba Lan sẽ bố trí thêm 500 cảnh sát dọc biên giới với Belarus trong bối cảnh người di cư vượt biên gia tăng, bên cạnh các lo ngại an ninh xoay quanh nhóm lính đánh thuê Wagner. Thủ lĩnh Wagner Yevgeny Prigozhin, người lãnh đạo một cuộc binh biến ở Nga hôm 24 tháng 6, đã bị trục xuất tới Belarus. Còn nhớ vào năm 2021, nhà độc tài Alexander Lukashenko của Belarus từng bị buộc tội nhập khẩu người di cư và giục họ vượt biên nhằm gây bất ổn cho EU. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/07/2023”

Nghịch lý từ tầm nhìn “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China today has fewer ads, cleaner toilets, economic hurdles,” Nikkei Asia, 29/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc đang xa rời các quyền tự do thời Đặng Tiểu Bình.

Tuần này, tôi quay trở lại Trung Quốc, lần đầu tiên sau ba năm tám tháng. Khi đến Bắc Kinh và Thiên Tân, tôi đã chứng kiến vô vàn bất ngờ.

Dù bị cô lập với phần còn lại của thế giới do những hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến COVID-19, thủ đô Bắc Kinh vẫn thay đổi chóng mặt. Sự khác biệt không nằm ở số lượng các tòa nhà cao tầng mới, mà ở sự biến mất của các bảng quảng cáo. Tại các ga tàu điện ngầm và bến xe buýt, những tấm áp phích từng thu hút sự chú ý của mọi người nay đã biến mất. Continue reading “Nghịch lý từ tầm nhìn “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” của Tập Cận Bình”

02/07/1917: Hy Lạp tuyên chiến với Liên minh Trung tâm

Nguồn: Greece declares war on Central Powers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, vài tuần sau khi Vua Constantine I thoái vị tại Athens dưới áp lực của quân Đồng minh Hiệp ước, Hy Lạp đã tuyên chiến với các cường quốc thuộc Liên minh Trung tâm, kết thúc ba năm trung lập bằng việc tham gia Thế chiến I, cùng phe với Anh, Pháp, Nga, và Italy. Continue reading “02/07/1917: Hy Lạp tuyên chiến với Liên minh Trung tâm”

Thâm Quyến: Trao quyền phải trao cho tới

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Nếu như Trung Quốc có bao giờ thực hiện thành công một cuộc Đại nhảy vọt, thì đó chính là ở Thâm Quyến. Và lý do cơ bản của thành công này là vì thành phố này được phân quyền một cách đích thực.

Tôi vẫn còn nhớ cách đây khoảng 10 năm, một người bạn Hong Kong dẫn tôi tới dải đất sát bờ biển Hong Kong, chỉ vào một dãy nhà cao tầng san sát ở bờ bên kia và nói đó là thành phố Thâm Quyến. Continue reading “Thâm Quyến: Trao quyền phải trao cho tới”

01/07/1863: Trận Gettysburg trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: The Battle of Gettysburg begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, một trong những cuộc xung đột quân sự lớn nhất trong lịch sử Bắc Mỹ đã bắt đầu khi các lực lượng của Liên minh miền Bắc và Hợp bang miền Nam chạm trán tại Gettysburg, Pennsylvania. Trận chiến kéo dài ba ngày và dẫn đến việc Quân đội Bắc Virginia của Robert E. Lee phải rút lui về Virginia. Continue reading “01/07/1863: Trận Gettysburg trong Nội chiến Mỹ”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngày 27 tháng giêng năm Quang Thuận thứ 8 [3/3/1467] (Minh Thành Hóa năm thứ 3), nhà Vua đến bái yết Lam Kinh. Ngày 29 [5/3/1467] hành cung Vua đóng tại điện An Lạc. Ngày mồng một tháng 2 [6/3/1467] có nhật thực, làm lễ tế văn miếu. Ngày mồng 8 [13/3/1467] sai bọn Thượng thư bộ Hộ Trần Phong khám đất tại Lam Sơn, để cấp cho các công thần:

Ngày 27, vua bắt đầu đến Lam Kinh bái yết lăng Lam Kinh. Ngày 29, ngự giá đóng tại hành điện An Bạc. Ban phép tập trận đồ. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P3)”

Chuyển động Quốc Phòng (23/6 – 29/6/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (23/6 – 29/6/2023)”

Thế giới hôm nay: 30/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ phán quyết việc các trường đại học xem xét chủng tộc trong tuyển sinh — vốn ưu đãi các ứng viên da đen, gốc Nam Mỹ và người Mỹ bản địa — là vi hiến. Trong phán quyết với tỉ lệ 6-3, các thẩm phán bảo thủ đã đứng về phía nguyên đơn, bên cho rằng chính sách trên tại Harvard và Đại học Bắc Carolina phân biệt đối xử với người da trắng và người châu Á. Kể từ giờ các trường đại học sẽ không thể đặt hạn ngạch chính thức, nhưng vẫn có thể xem chủng tộc là một yếu tố để có được cộng đồng sinh viên đa dạng.

Sĩ quan cảnh sát Pháp bắn chết một thiếu niên và gây ra biểu tình rầm rộ đã bị bắt và bị buộc tội cố ý giết người. Tổng thống Emmanuel Macron kêu gọi bình tĩnh khi hàng nghìn người tuần hành qua Nanterre, ngoại ô Paris. Trước đó, cảnh sát đã bắt giữ 180 người chỉ trong một đêm bạo loạn; nhiều ô tô bị đốt cháy, các cửa hàng bị lục soát và các tòa thị chính bị tấn công trên khắp nước Pháp. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/06/2023”

Trung Quốc bình luận việc Hàn Quốc liên kết Việt Nam khai thác đất hiếm

Nguồn: 韩国联手越南开发稀土,意欲何为?韩媒炒“降低对华依赖”,Thời báo Hoàn Cầu, 26/06/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 26/6, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đăng bài viết của Trương Tĩnh, phóng viên tại Hàn Quốc của báo này dưới tiêu đề “Hàn Quốc bắt tay Việt Nam khai thác đất hiếm nhằm mục đích gì? Truyền thông Hàn Quốc làm rùm beng vấn đề “Để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc”. Nguyên văn bài báo như sau.

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã kết thúc bằng việc “củng cố quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước và mở ra một kỷ nguyên hợp tác hướng tới tương lai mới” — báo Korea Herald ngày 25/6 bình luận. Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Hàn Quốc liên kết Việt Nam khai thác đất hiếm”

29/06/1974: Isabel Perón nhậm chức Tổng thống Argentina

Nguồn: Isabel Perón takes office as Argentine president, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, khi Tổng thống Argentina Juan Perón nằm trên giường bệnh, Isabel Martinez de Perón, vợ và cũng là phó tổng thống của ông, đã tuyên thệ nhậm chức lãnh đạo quốc gia Nam Mỹ. Tổng thống Isabel Perón, một cựu vũ công và là vợ thứ ba của Perón, là nữ lãnh đạo đầu tiên của Tây Bán cầu. Hai ngày sau, Juan qua đời vì bệnh tim, và Isabel bị bỏ lại một mình với tư cách là nhà lãnh đạo của một quốc gia đang có xung đột nghiêm trọng về kinh tế và chính trị. Continue reading “29/06/1974: Isabel Perón nhậm chức Tổng thống Argentina”

Thế giới hôm nay: 29/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Yevgeny Prigozhin, chỉ huy của nhóm lính đánh thuê Wagner, lên kế hoạch bắt cóc các tướng lĩnh hàng đầu của Nga từ đầu cuộc binh biến, theo lời một quan chức phương Tây nói với Wall Street Journal. Nguồn tin nói tình báo FSB đã phát hiện ra âm mưu của Prigozhin và buộc ông ta phải nổi dậy sớm hơn kế hoạch. Prigozhin hiện được cho là đang ở Belarus.

Khói từ các đám cháy rừng ở Canada phủ đen bầu trời Ontario, Quebec và vùng Trung Tây nước Mỹ, chưa đầy ba tuần sau đám khói mù tương tự ở vùng đông bắc nước Mỹ. Hôm thứ Tư, bốn trong số năm thành phố trên thế giới có chất lượng không khí tệ nhất là Chicago, Detroit, Minneapolis và Toronto. Trong khi đó, miền Nam nước Mỹ cảm nhận rõ tác động nóng lên của biến đổi khí hậu. Dallas, Texas, hiện có nhiệt độ cao nhất lên tới 38°C. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/06/2023”

Vụ Prigozhin cho thấy hệ thống của Putin đang dần sụp đổ

Nguồn: Gideon Rachman, “The Putin system is crumbling,” Financial Times, 25/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau vụ binh biến ở Moscow, mọi thứ ở Nga sẽ không thể trở lại bình thường.

Những hình ảnh minh chứng cho tư cách lãnh đạo quốc gia của Volodymyr Zelenskyy đã xuất hiện vào ngày 25/02 năm ngoái. Khi quân đội Nga áp sát Kyiv, Tổng thống Ukraine đã xuống đường với các phụ tá thân cận của mình, trấn an người dân rằng, “Tất cả chúng tôi vẫn đang ở đây, để bảo vệ nền độc lập và đất nước của chúng ta.” Continue reading “Vụ Prigozhin cho thấy hệ thống của Putin đang dần sụp đổ”

Thế giới hôm nay: 28/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko xác nhận thủ lĩnh Wagner Yevgeny Prigozhin đã đến nước ông. Ông Lukashenko, người giúp chấm dứt cuộc binh biến ngắn ngủi của Wagner, nói các chiến binh của công ty có thể mang lại cho nước ông những kiến thức mới về “vũ khí” và “chiến thuật.” Trong khi đó, tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga đã trả Wagner 1 tỷ đô la chỉ trong năm qua. Hôm thứ Hai, ông Putin đã đề nghị binh sĩ của nhóm lựa chọn giữa ký hợp đồng với bộ quốc phòng Nga, về nước, hoặc tham gia cùng ông Prigozhin ở Belarus.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã chỉ trích những nỗ lực của “một số người ở phương Tây” nhằm “giảm rủi ro” cho quan hệ kinh tế của họ với nước ông. Thay vào đó, ông Lý nói các nền kinh tế nên “cùng nhau phát triển.” Sau khi Nga xâm lược Ukraine, châu Âu nói riêng đã trở nên thận trọng hơn về sự phụ thuộc kinh tế vào các đối thủ địa chính trị khác, đặc biệt là Trung Quốc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/06/2023”

Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc”

Nguồn: Phelim Kine (pv), ‘We aren’t on the Chinese side’, Politico, 06/16/2023

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Vào tháng Giêng, hai nhà ngoại giao chuyên nghiệp Sophea Eat và Keo Chhea đã kết thúc sự chia cách kéo dài 14 năm ở những vị trí ngoại giao khác nhau khi Eat được bổ nhiệm làm đại sứ của Campuchia tại Liên Hợp Quốc và chuyển đến Hoa Kỳ công tác, nơi mà chồng bà, Keo, đang phục vụ với tư cách nhà ngoại giao hàng đầu của nước này tại Washington từ năm 2022. Các chức vụ của họ phù hợp với sự quan tâm mạnh mẽ của Hoa Kỳ với Campuchia và các nước ASEAN khác như là một phần của các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm tập hợp sự ủng hộ khu vực cho chiến lược đối phó với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Continue reading “Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc””

27/06/1985: Đường cao tốc 66 của Mỹ chính thức ngừng hoạt động

Nguồn: Route 66 decertified, highway signs removed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, sau 59 năm hoạt động, Đường cao tốc 66 (Route 66) mang tính biểu tượng đã chính thức đi vào lịch sử, khi Hiệp hội Quan chức Giao thông và Xa lộ Tiểu bang Mỹ huỷ bỏ chứng nhận của con đường, và bỏ phiếu để loại bỏ tất cả các biển báo của nó.

Từng dài đến 3220 km vào thời kỳ hoàng kim, Đường 66 trải dài từ Chicago, Illinois đến Santa Monica, California, đi qua tám tiểu bang nước Mỹ. Theo một bài báo đăng trên tờ New York Times về việc hủy bỏ chứng nhận, phần lớn Đường 66 đi xuyên qua vùng hoang dã, dọc theo tuyến đường do Trung úy Hải quân Edward Beale tạo ra vào năm 1857, khi ông dẫn đầu một đoàn du mục. Trong những năm sau đó, các toa xe ngựa và gia súc cuối cùng đã nhường chỗ cho xe tải và xe hơi chở khách. Continue reading “27/06/1985: Đường cao tốc 66 của Mỹ chính thức ngừng hoạt động”

Thế giới hôm nay: 27/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong một bài phát biểu ngắn trên truyền hình, tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết những người lính đánh thuê Wagner nếu không muốn gia nhập quân đội Nga có thể cùng lãnh đạo Yevgeny Prigozhin đến Belarus. Trước đó ông Prigozhin cũng đăng thông điệp đầu tiên của mình kể từ khi ngừng cuộc nổi dậy ngắn ngủi. Trong đoạn băng ghi âm dài 11 phút, ông Prigozhin nói mục đích của cuộc binh biến không phải để “lật đổ hệ thống lãnh đạo của Nga” mà là để “tránh cho Wagner bị hủy diệt.” Ông nói thêm rằng đội quân của ông vẫn chưa ký hợp đồng với bộ quốc phòng Nga.

Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử tổng thống Guatemala cho thấy Sandra Torres, lãnh đạo của đảng UNE trung tả, và Bernardo Arévalo, đại diện của Phong trào Hạt giống cánh tả, đang cùng dẫn đầu. Vòng bầu cử thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 20 tháng 8. Chuỗi sự kiện đã tạo ra nhiều tranh cãi khi ứng viên dẫn đầu Carlos Pineda bị các cơ quan bầu cử cấm tranh cử. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/06/2023”

Sau một thập niên, Tập lại bất ngờ đề xuất chia đôi thế giới với Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “ After a decade, Xi floats ‘G2’ world with U.S. again,” Nikkei Asia, 22/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng Trái Đất đủ lớn cho cả Mỹ và Trung Quốc

Một trong những cụm từ chính mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sử dụng khi gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Bắc Kinh là, “Hành tinh Trái Đất đủ lớn để đáp ứng sự phát triển và thịnh vượng chung của cả Trung Quốc và Mỹ.”

Đối với các nhà quan sát quan hệ Mỹ-Trung trong những năm qua, phát biểu này đã gợi nhắc về quá khứ. Tập từng đưa ra nhận xét tương tự cách đây 10 năm, trong chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên với tư cách nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Continue reading “Sau một thập niên, Tập lại bất ngờ đề xuất chia đôi thế giới với Mỹ”

Thế giới hôm nay: 26/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết hôm Chủ nhật rằng cuộc nổi dậy thất bại của nhóm lính đánh thuê Wagner đã tạo ra một “thách thức trực tiếp” cho tổng thống Nga Vladimir Putin. Cho đến hôm thứ Bảy, Wagner đang trên đường hành quân vào Moscow trước khi đột ngột quay đầu. Điều kiện mà Điện Kremlin phải chấp thuận là bỏ cáo buộc hình sự đối với Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo của Wagner, và cho phép ông rời Nga đến Belarus. Ông Blinken nói sự việc “cho thấy những rạn nứt thực sự” trong chế độ của Putin, đồng thời dự đoán tình hình hỗn loạn có thể tạo ra “lợi thế” cho Ukraine trong cuộc phản công của họ.

Đảng Dân chủ Mới bảo thủ có vẻ sẽ giành được đa số rõ ràng trong cuộc tổng tuyển cử Hy Lạp hôm Chủ nhật. Đây là lần thứ hai người Hy Lạp đi bỏ phiếu kể từ tháng 5. Tháng trước, Đảng Dân chủ Mới do Kyriakos Mitsotakis lãnh đạo đã đánh bại đảng cánh tả Syriza với cách biệt 20 điểm phần trăm, nhưng không giành được đa số. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/06/2023”