09/01/1945: Mỹ chiếm đảo Luzon từ tay Nhật

Douglas_MacArthur

Nguồn:United States invades Luzon in Philippines,” History.com (truy cập ngày 08/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tướng Douglas MacArthur cùng Tập đoàn quân số 6 Lục quân Hoa Kỳ đã đổ bộ lên vịnh Lingayen thuộc đảo Luzon, tiến thêm một bước nữa trong việc chiếm quần đảo Philippines từ quân Đế quốc Nhật Bản.

Nhật Bản kiểm soát Philippines từ tháng 5 năm 1942, khi việc quân Mỹ thất trận đã dẫn tới việc Tướng MacArthur phải rút lui và Tướng Jonathan Wainwright bị bắt giữ. Nhưng đến tháng 10 năm 1944, hơn 100.000 lính Mỹ đã đổ bộ lên đảo Leyte để tiến hành một trong những trận đánh đẫm máu nhất của chiến tranh Thái Bình Dương – và báo trước sự khởi đầu cho quá trình thất bại của Nhật Bản. Continue reading “09/01/1945: Mỹ chiếm đảo Luzon từ tay Nhật”

Thủ tục Filibuster và sự điên rồ của nền dân chủ Mỹ

smith

Tác giả: Đức Việt

Trong bộ phim kinh điển “Mr. Smith Goes to Washington” năm 1939, tài tử James Stewart vào vai một thượng nghị sĩ Mỹ trẻ tuổi, ngây thơ, nhưng đầy lý tưởng. Vì đối địch với lợi ích của bộ máy chính trị và giới tư sản lũng đoạn tại bang quê nhà, nhân vật ngài Jefferson Smith của James Stewart đã bị các đồng nghiệp tại Thượng viện gài bẫy và đối mặt với nguy cơ bị luận tội (impeach) – là thủ tục duy nhất theo Hiến pháp Mỹ để phế truất một thượng nghị sĩ liên bang. Trong thế đường cùng, Jefferson Smith đã chọn một giải pháp điên rồ nhưng tạo được tiếng vang lớn. Ngay trước lúc Thượng viện tiến hành luận tội, Smith giơ tay giành quyền phát biểu và đã phát biểu liên tục trong gần 24 tiếng đồng hồ, bất chấp sự phản đối của các thượng nghị sĩ khác. Continue reading “Thủ tục Filibuster và sự điên rồ của nền dân chủ Mỹ”

Ngoại giao kinh tế (Economic diplomacy)

tumblr_mzgfp9Ziut1s4nh1ho1_1280

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Theo cách hiểu truyền thống hoạt động ngoại giao nhằm củng cố mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ khác. Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá và khoa học công nghệ cũng như sự phân công lao động quốc tế đã làm cho kinh tế trở thành nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế. Kinh tế đồng thời trở thành yếu tố quyết định sức mạnh tổng hợp của một quốc gia. Chính vì vậy, quan hệ kinh tế trở thành “chất keo” trong quan hệ chính trị giữa các nước.

Từ những năm 50 của thế kỷ 20, hoạt động ngoại giao phục vụ mục tiêu kinh tế đã hình thành và được biết đến với tên gọi là ngoại giao thương mại. Thuật ngữ “ngoại giao kinh tế” cũng bắt nguồn từ đây và trở nên phổ biến. Vậy ngoại giao kinh tế cụ thể nghĩa là gì? Continue reading “Ngoại giao kinh tế (Economic diplomacy)”

Thách thức về cải cách thể chế ở Trung Quốc

Youwei_EndOfReform3_0

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Institutional Challenge”, Project Syndicate, 17/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, nhà kinh tế đoạt giải Nobel Douglass North, người đã áp dụng lí thuyết kinh tế vào lịch sử để tìm hiểu sự thay đổi thể chế và xã hội, đã qua đời tại nhà riêng ở Michigan. Nhưng ý tưởng của ông còn sống mãi, đặc biệt là ở Trung Quốc. Mặc dù North chưa bao giờ tập trung rõ rệt vào sự phát triển thể chế của Trung Quốc, nhưng lí thuyết của ông được chứng minh là vô giá với các nhà lãnh đạo đất nước này khi họ trải qua giai đoạn tiếp theo của cải cách thể chế.

Trong bài giảng nhận giải Nobel của ông năm 1993, North chỉ ra 3 bài học mà các nhà hoạch định chính sách nên rút ra từ nghiên cứu của ông. Continue reading “Thách thức về cải cách thể chế ở Trung Quốc”

Bom A hay Bom H, tất cả câu chuyện là về Kim Jong Un

KimJUn

Nguồn:H-bomb or A-bomb, N Korean nuke test is about Kim: An analysis“, Today Online, 08/01/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một bức hình duy nhất được phát ra bởi bộ máy tuyên truyền khổng lồ, cho thấy một bức thư viết tay của nhà độc tài. Bức hình chứa đầu mối cho chúng ta hiểu được thứ tư duy đằng sau tuyên bố bất ngờ và gây tranh cãi của Bắc Triều Tiên rằng họ đã thử nghiệm quả bom khinh khí (bom H) đầu tiên của mình.

Bức thư đề ngày 15 tháng 12 của Kim Jong Un kêu gọi khởi đầu một năm mới bằng những “âm thanh tuyệt vời của vụ nổ bom khinh khí đầu tiên của nước ta”. Tài liệu này kết thúc với chữ ký của Kim – gần giống như một ngôi sao nhạc rốc ký tặng người hâm mộ vậy. Continue reading “Bom A hay Bom H, tất cả câu chuyện là về Kim Jong Un”

Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh

Ft-populismo-marty-1024x505

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “The Tides of Latin American Populism”, Project Syndicate, 22/12/2015

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà chính trị mị dân và dân túy như ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Pháp Marine Le Pen đang khiến chính trị phương Tây dậy sóng. Nhưng ở Mỹ Latinh, các nhà lãnh đạo dân túy đang mất đi sự ủng hộ: Tổng thống Cristina Kirchner của Argentina vừa thất bại trong cuộc bầu cử năm 2015; ở Venezuela, Đảng Xã hội của Tổng thống Nicolás Maduro đã gặp thất bại lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ; và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hiện đang đối mặt với viễn cảnh bị luận tội. Nhiều người suy đoán rằng “cơn thủy triều hồng” của chủ nghĩa dân túy, điều đã đẩy khu vực [Mỹ Latinh] về phía cánh tả trong vòng 15 năm qua, hiện đang đổi chiều. Nhưng liệu chủ nghĩa dân túy có thực sự là điều  mà các quốc gia này đang chối bỏ? Continue reading “Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh”

07/01/1979: Pol Pot bị lật đổ

Vietnam troops in Cambodia

Nguồn:Pol Pot overthrown,” History.com (truy cập ngày 06/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1979, quân tình nguyện Việt Nam đã tiến vào thủ đô Phnom Penh của Campuchia, lật đổ chế độ tàn bạo của Pol Pot và Khmer Đỏ.

Khmer Đỏ, do Pol Pot tổ chức trong các khu rừng già Campuchia trong những năm 1960, chủ trương một cuộc cách mạng cộng sản triệt để nhằm loại bỏ mọi ảnh hưởng của phương Tây tại Campuchia và thiết lập một xã hội thuần nông nghiệp. Năm 1970, được sự hỗ trợ của quân đội Bắc Việt và Mặt trận Dân tộc Giải phóng, quân du kích Khmer Đỏ tiến hành một cuộc nổi dậy quy mô lớn chống lại các lực lượng chính phủ Campuchia, nhanh chóng giành quyền kiểm soát gần một phần ba diện tích đất nước. Continue reading “07/01/1979: Pol Pot bị lật đổ”

Điều gì xảy ra khi đức vua Thái Lan ra đi?

_79526381

Nguồn: Nicholas Farrelly, What happens when the Thai king’s gone?, East Asia Forum, 01/12/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hồi tháng 2 năm 2005, Đảng Người Thái yêu người Thái (Thai Rak Thai) của ông Thaksin Shinawatra tái đắc cử với đa số phiếu bầu. Nhưng khi ông Thaksin củng cố quyền lực hơn bao giờ hết thì các đối thủ của ông đã trở nên lo lắng. Đảng Dân chủ lo ngại không bao giờ có thể kiểm soát được những đòn bẩy của Chính phủ, khi nhà tỷ phú ngành viễn thông nổi tiếng thẳng thắn đã cơ bản độc quyền hóa sự kiểm soát tiến trình chính trị. Ảnh hưởng của ông đối với các đề bạt trong quân đội và giới quan chức ám chỉ rằng ông sẽ không dừng lại cho đến khi nào tất cả các vị trí chủ chốt được nắm giữ bởi những trợ lý đáng tin cậy của ông.

Trước cuộc đảo chính năm 2006, ông Thaksin bị tấn công bởi một loạt sự chỉ trích dựa trên luân lý đơn thuần. Nhưng Thaksin vẫn còn cảm thấy tự tin. Nhiều người cho rằng các lực lượng vũ trang bị chính trị hóa sâu sắc của Thái Lan đã “quay lại với các doanh trại của mình” mãi mãi. Chúng ta biết rằng nói như thế là quá sớm. Continue reading “Điều gì xảy ra khi đức vua Thái Lan ra đi?”

Báo cáo thường niên 2015

baocao2015

I. Giới thiệu Dự án Nghiencuuquocte.net

1. Sứ mệnh

Ra đời ngày 9/5/2013, Nghiencuuquocte.net là một dự án phi chính trị, phi lợi nhuận nhằm mục đích phát triển nguồn học liệu chuyên  ngành nghiên cứu quốc tế bằng tiếng Việt và thúc đẩy việc học tập, nghiên cứu các vấn đề quốc tế tại Việt Nam. Continue reading “Báo cáo thường niên 2015”

Giải pháp ‘một nhà nước’ cho Israel và Palestine là gì?

israelobama

Nguồn:Why is there talk of a “one-state solution” for Israelis and Palestinians?”, The Economist, 20/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Tổng thống Barrack Obama gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở Israel lần đầu tiên hồi tháng 3/2013. Họ đã trao đổi về nhiều vấn đề khác nhau, nhưng một mục tiêu đối ngoại của Mỹ là việc Tổng thống Obama sẽ nêu vấn đề tạo ra một nhà nước Palestine riêng biệt song song với Israel- tức giải pháp hòa bình “hai nhà nước” nổi tiếng ở Trung Đông. Tuy nhiên, gần đây người ta cũng đã thảo luận nhiều về một giải pháp “một nhà nước” cho vấn đề nan giải này. Điều gì đang xảy ra? Continue reading “Giải pháp ‘một nhà nước’ cho Israel và Palestine là gì?”

8 lý do Đế chế Tây La Mã sụp đổ

roman-empire

Nguồn: 8 Reasons Why Rome Fell”, History.com, 14/01/2014.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối thế kỷ thứ IV, Đế quốc Tây La Mã sụp đổ sau gần 500 năm thống trị như một siêu cường hùng mạnh nhất thế giới. Theo các sử gia, kết quả này là do hàng trăm yếu tố khác nhau gây nên, từ thua trận, thuế má bất ổn, cho tới thiên tai và thậm chí là biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều người khác lại cho rằng, Đế chế La Mã không hẳn đã suy tàn vào năm 476 SCN, bởi nửa phía đông của đế chế này vẫn tồn tại thêm một nghìn năm nữa dưới tên gọi Đế chế Byzantine. Dù những câu hỏi về việc Đế chế này sụp đổ như thế nào và vào lúc nào vẫn đang là đề tài tranh luận, một vài giả thiết nổi bật nhất đã lý giải về sự suy yếu và tan rã của Đế quốc Tây La Mã. Cùng tìm hiểu 8 lý do dưới đây để biết tại sao cuối cùng một trong những đế chế huyền thoại nhất trong lịch sử lại suy tàn. Continue reading “8 lý do Đế chế Tây La Mã sụp đổ”

06/01/1975: Chiến dịch Đường 14 – Phước Long chấm dứt

phuoc long

Nguồn:Phuoc Binh falls to the North Vietnamese,” History.com (truy cập ngày 05/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1975, Phước Bình, tỉnh lỵ tỉnh Phước Long, cách Sài Gòn gần 100 cây số về phía Bắc, đã rơi vào tay các lực lượng Bắc Việt. Phước Bình là tỉnh lỵ đầu tiên phía cộng sản chiếm được kể từ khi Quảng Trị thất thủ ngày mùng 1 tháng 5 năm 1972.

Hai ngày sau đó, Bắc Việt đã chiếm được các vị trí cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa trong khu vực, giành quyền kiểm soát toàn tỉnh. Không lực Việt Nam Cộng Hòa đã mất 20 máy bay trong khi bảo vệ địa bàn tỉnh. Hai vị tổng thống Nixon và Ford đã hứa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa nếu Bắc Việt phát động một cuộc tấn công lớn và vi phạm Hiệp định Paris. Continue reading “06/01/1975: Chiến dịch Đường 14 – Phước Long chấm dứt”

Chuyển động quốc phòng Châu Á-Thái Bình Dương (06/01/2016)

Picture_67

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Chính sách an ninh trong giai đoạn hiện nay của Trung Quốc là gì? Giáo sư Andrew S. Erickson thuộc Đại học Hải chiến Hoa Kỳ và chuyên gia Timothy Heath nhận định, các chính sách an ninh của Bắc Kinh đang hướng tới việc tái cấu trúc khu vực và ngăn chặn can thiệp (từ Mỹ). Hai tác giả thừa nhận, trong bối cảnh nguồn thông tin còn hạn chế như hiện nay thì nhận định này chỉ mang tính tham khảo, dựa trên các thông tin đã được công khai và những chỉ dấu gần đây sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Các chỉ dấu quan trọng bao gồm nỗ lực kiểm soát các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông của lãnh đạo Trung Quốc; tăng cường vai trò và nâng cao vị thế thông qua các sáng kiến, đề xuất các cơ chế hợp tác khu vực như Hội nghị Tương tác và Xây dựng Niềm tin (CICA), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)…để đối chọi lại các cơ chế do Mỹ dẫn đầu. Ở cấp độ quân sự, Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh vào nâng cao năng lực tác chiến, củng cố chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD), phát triển và trang bị thêm nhiều loại vũ khí – khí tài hiện đại. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á-Thái Bình Dương (06/01/2016)”

Vị giáo sĩ bị hành quyết ở Ả-rập Saudi là ai?

20160109_blp540

Nguồn:Who was the Shia cleric killed in Saudi Arabia?“, The Economist, 04/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Quan hệ giữa người Hồi giáo Sunni và Shia đã xấu đi ở rất nhiều nơi do việc hành quyết một giáo sĩ Shia tên là Nimr Baqr al-Nimr ở Ả-rập Saudi. Sau khi một đám đông xông vào Đại sứ quán Ả-rập Saudi tại Tehran để phản đối, nước này đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran; Bahrain và Sudan cũng cắt quan hệ theo, còn Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với nước này. Về phần mình, Iran cáo buộc Ả-rập Saudi sử dụng cuộc tấn công vào đại sứ quán nước này để gia tăng căng thẳng phe phái vốn đã dâng cao trước vụ hành quyết. Vậy người đàn ông đã bị hành quyết là ai? Continue reading “Vị giáo sĩ bị hành quyết ở Ả-rập Saudi là ai?”

Chuyện bà Thatcher lúc cuối đời

thatcher

Nguồn: Nghiêm Tú, Tuỳ bút (Trung Quốc), số 1/ 2004

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thanh niên thời nay ít ai biết đến tên tuổi bà Thatcher.[1] Bà từng làm Thủ tướng nước Anh 11 năm liền vào cuối thế kỷ trước, và có biệt danh “Bà đầm thép” [Iron Lady] vì đã áp dụng một đường lối cứng rắn nhằm vực dậy nền kinh tế ốm yếu của nước tư bản già cỗi này. Sau khi nghỉ hưu, Bà đầm thép bị rơi vào lãng quên, chẳng thấy ai nhắc tới.

Báo The Sunday Times ngày 3 tháng 8 năm ngoái [2003] có đăng bài nói về nhân vật tiếng tăm lừng lẫy một thời này, nay xin kể lại cho bạn đọc cùng nghe. Continue reading “Chuyện bà Thatcher lúc cuối đời”

05/01/1976: Pol Pot đổi tên Campuchia

Pol Pot

Nguồn:Pol Pot renames Cambodia,” History.com (truy cập ngày 04/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1976, nhà lãnh đạo Khmer Đỏ Pol Pot công bố một bản hiến pháp mới đổi tên của Campuchia thành Campuchia Dân chủ (Democratic Kampuchea) và hợp pháp hóa chính quyền cộng sản của mình. Trong ba năm sau đó, chế độ tàn bạo của Pol Pot đã đưa đất nước trở lại thời Trung Cổ và ước tính gây ra cái chết của khoảng 1 đến 2 triệu người Campuchia.

Pol Pot, tên thật là Saloth Sar, sinh năm 1925 trong một gia đình Campuchia tương đối khá giả, tham gia phong trào cộng sản khi đang học tập tại Paris. Sau khi trở về Campuchia, đất nước giành được độc lập từ tay Pháp năm 1954, và ông tiến thân trong Đảng Cộng sản vốn có quy mô còn nhỏ và hoạt động ngầm tại quê hương mình. Chịu ảnh hưởng của Mao Trạch Đông, vào giữa những năm 1960, Pol Pot, còn được gọi là Anh Cả, đã thúc đẩy phong trào cộng sản của Campuchia và về sinh sống tại một vùng xa xôi của đất nước với một nhóm những người ủng hộ. Continue reading “05/01/1976: Pol Pot đổi tên Campuchia”

Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P2)

nagasaki21

Nguồn: Ward Wilson, “The Bomb Didn’t Beat Japan… Stalin Did”, Foreign Policy, 30/5/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)

Ý nghĩa chiến lược

Nếu các lãnh đạo Nhật Bản không lo ngại gì trước những vụ ném bom thành thị nói chung và vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima nói riêng, thì họ lo ngại điều gì? Câu trả lời rất đơn giản: Liên Xô.

Nhật Bản khi đó đang ở trong một tình thế chiến lược tương đối khó khăn. Họ đang tiến gần đến kết thúc điểm của một cuộc chiến mà họ đang thua. Tình hình rất tồi tệ. Tuy nhiên, lực lượng Lục quân vẫn còn mạnh và quân nhu còn đầy đủ. Gần 4 triệu binh sĩ còn được vũ trang và 1,2 triệu binh sĩ trong số đó đang canh gác những hòn đảo chính của Nhật Bản.[1] Continue reading “Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P2)”

Tại sao Thủ tướng Canada đề nghị Giáo Hoàng xin lỗi?

20160102_amp501

Nguồn:Why Trudeau wants the pope to make an apology”, The Economist, 04/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong hơn một thế kỷ, chính phủ Canada đã vận hành một hệ thống các trường nội trú cho trẻ em người thổ dân, tách chúng khỏi cha mẹ – bằng vũ lực nếu cần – và đưa chúng vào các cơ sở nơi nhiều em bị đánh đập và lạm dụng tình dục. Bảy năm trước, Stephen Harper, thủ tướng Đảng Bảo thủ lúc đó, đã thay mặt chính phủ xin lỗi 150.000 trẻ em và gia đình của họ vì những nỗ lực tàn bạo để tiêu diệt nền văn hóa của các thổ dân. Ngày 15 tháng 12 vừa qua, Justin Trudeau, thủ tướng mới của Đảng Tự do, lại xin lỗi một lần nữa, nói rằng hệ thống “đáng ghê tởm” đó đại diện cho “một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử Canada”. Sau đó, ông cho biết ông sẽ yêu cầu cả Đức Giáo Hoàng Francis cũng phải xin lỗi quá. Tại sao Giáo Hoàng lại liên quan ở đây? Continue reading “Tại sao Thủ tướng Canada đề nghị Giáo Hoàng xin lỗi?”

Hậu quả chính trị của khủng hoảng tài chính

Newspaper headlines - finanical crisis on 2008

Nguồn: Howard Davies, “The Political Consequences of Financial Crises”, Project Syndicate, 22/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có lẽ tôi không phải là vị giáo sư tài chính duy nhất mà khi ra đề tài tiểu luận cho sinh viên của mình đã chọn câu hỏi như thế này: “Theo quan điểm của anh/chị, nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng tài chính toàn cầu là do chính phủ can thiệp quá nhiều vào thị trường tài chính, hay bởi họ đã can thiệp quá ít?” Và khi giải quyết “câu hỏi” này, sinh viên trong lớp mà tôi dạy gần đây nhất đã chia thành ba luồng ý kiến.

Khoảng một phần ba số sinh viên, những người bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn hào nhoáng của Giả thuyết Thị trường Hiệu quả (Efficient Market Hypothesis), lập luận rằng chính phủ là nguyên nhân của mọi tội lỗi. Những can thiệp thiếu suy nghĩ của họ – đặc biệt là các hãng kinh doanh các khoản cho vay thế chấp được chính phủ Mỹ hậu thuẫn là Fannie Mae và Freddie Mac, cũng như Đạo luật Tái đầu tư Cộng đồng (Community Reinvestment Act) – đã làm các động cơ thị trường bị bóp méo. Một số thậm chí chấp nhận lập luận của nhà tư tưởng tự do Mỹ Ron Paul, lên án sự tồn tại của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong vai trò người cho vay cuối cùng. Continue reading “Hậu quả chính trị của khủng hoảng tài chính”

04/01/1999: Đồng euro ra mắt

Euro_coins_and_banknotes

Nguồn:The euro debuts,” History.com (truy cập ngày 03/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1999, lần đầu tiên kể từ triều đại của Charlemagne ở thế kỷ thứ 9, châu Âu được thống nhất với một đồng tiền chung khi đồng “euro” ra mắt trong vai trò đơn vị tiền tệ trong các thị trường doanh nghiệp và đầu tư. Mười một nước Liên minh châu Âu (EU), bao gồm Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Italy, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha, đại diện cho khoảng 290 triệu người, đã ra mắt đồng tiền này với hy vọng tăng cường hội nhập và phát triển kinh tế châu Âu.

Đóng cửa với tỷ giá mạnh 1 đồng euro tương đương 1,17 đồng đô la Mỹ trong ngày giao dịch đầu tiên, đồng euro hứa hẹn sẽ cạnh tranh gay gắt với đồng đô la trong nền kinh tế toàn cầu mới. Continue reading “04/01/1999: Đồng euro ra mắt”