Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)

no-nukes.-no-wars.-fund-human-needs

Tác giả: Lê Thành Lâm

Cho đến nay, vũ khí hạt nhân đã hai lần được đưa ra sử dụng khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki (ngày 06 và 09 tháng 08 năm 1945) làm hơn 210.000 người chết. Không chỉ dừng lại ở đó, hàng nghìn người vẫn tiếp tục chết sau đó vì tác động của phóng xạ. Chính sự kiện bi thảm này đã mở đầu thời kỳ chạy đua vũ trang gắn liền với cuộc Chiến tranh Lạnh, đe dọa cuộc sống của nhân loại trên hành tinh.

Nhằm khắc phục tình trạng này, những nỗ lực nhằm giải trừ quân bị nói chung và vũ khí hạt nhân nói riêng đã liên tục được đàm phán và phát triển ngay trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Theo đó, ngày 01 tháng 07 năm 1968 được coi là ngày khởi đầu tiến trình tham gia ký kết Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Nuclear Non-proliferation Treaty – NPT), một trong những nỗ lực quốc tế quan trọng hướng đến mục tiêu trên. Vào ngày này, hơn 50 quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân đã tham gia Hiệp ước. Đến năm 1975, tại hội nghị đầu tiên xem xét lại Hiệp ước, đã có 95 quốc gia ký kết. Continue reading “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)”

19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ nhậm chức Thủ tướng

nguyen_cao_ky_TIQQ

Nguồn:Ky becomes premier of South Vietnam,” History.com (truy cập ngày 19/6/2015).

Biên dịch: Hàng Duy Linh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Phó Tư lệnh Không lực Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Cao Kỳ nhậm chức Thủ tướng của chính phủ lần thứ 9 được thiết lập chỉ trong vòng 20 tháng. Ngày 11 tháng 6, Hội đồng Quân lực chỉ định Kỳ làm Thủ tướng, và tướng Nguyễn Văn Thiệu được chỉ định vào vị trí Quốc trưởng hầu như không có nhiều quyền lực.

Leo đến chức Thiếu tướng trong Không lực Miền Nam Việt Nam, Kỳ là một trong những người thuộc một nhóm các quan chức nắm lấy quyền lực vào đầu năm 1965, kết thúc tình trạng vô chính phủ từ sau vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm tháng 11 năm 1963. Continue reading “19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ nhậm chức Thủ tướng”

Thế lưỡng nan của Mỹ đối với chế độ Pol Pot

505464449OH030_CAMBODIANS_A

Nguồn: Charles Parkinson, Alice Cuddy và Daniel Pye, “The Pol Pot dilemma”, Phnompenh Post, 29/5/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Một kho tư liệu hơn 500.000 bức điện tín ngoại giao Mỹ từ năm 1978 do WikiLeaks công bố hôm thứ Tư bao gồm hàng trăm bức điện đã vẽ nên một bức tranh sống động về một chính quyền Mỹ bị giằng xé giữa nỗi khiếp sợ sự tàn bạo của chính quyền Pol Pot và lo sợ về ảnh hưởng của Việt Nam nếu chính quyền Pol Pot sụp đổ.

“Chúng tôi tin rằng một nước Campuchia phải tồn tại ngay cả khi chúng tôi tin rằng chế độ Pol Pot là chế độ vi phạm quyền con người tồi tệ nhất thế giới”, theo một bức điện của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi đến 6 đại sứ quán Mỹ tại châu Á vào ngày 11 tháng 10 năm 1978. “Chúng tôi không thể ủng hộ chính quyền Pol Pot, nhưng một Campuchia độc lập phải tồn tại”. Continue reading “Thế lưỡng nan của Mỹ đối với chế độ Pol Pot”

William Pitt Trẻ – Thủ tướng trẻ nhất nước Anh

11157775

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 18/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

William Pitt Trẻ là thủ tướng Anh trong thời kỳ Cách mạng Pháp và các cuộc chiến tranh của Napoleon. Ông đã góp phần định hình và củng cố văn phòng thủ tướng ở nước này.

William Pitt sinh ngày 28 tháng 5 năm 1759, là con trai của bá tước vùng Chatham (William Pitt Già) – một chính khách nổi tiếng. Pitt theo học tại Đại học Cambridge và tốt nghiệp khi mới 17 tuổi. Đầu năm 1781, ông được bầu vào nghị viện ở tuổi 21. Năm 1782, ông trở thành bộ trưởng tài chính. Những năm tiếp theo ghi dấu cuộc chiến giữa vua George III và chính trị gia cấp tiến Charles Fox, người bị nhà vua căm thù. Căng thẳng giảm dần khi Fox và thượng nghị sĩ North, trước đây vốn là người trung thành với nhà vua, cùng thành lập một chính phủ liên minh. Hai người này đã đánh bại chính phủ và vua George buộc phải chỉ định họ nắm chính phủ. Fox trở thành địch thủ chính trị lâu dài của Pitt. Continue reading “William Pitt Trẻ – Thủ tướng trẻ nhất nước Anh”

Tại sao lạm phát ở Mỹ thấp dù lượng tiền cơ sở tăng?

FederalReserve

Nguồn: Martin Feldstein, “The Inflation Puzzle,” Project Syndicate, 29/05/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tỉ lệ lạm phát thấp ở Hoa Kỳ là một điều có vẻ khó hiểu, nhất là với những nhà kinh tế tập trung vào mối quan hệ giữa lạm phát và những thay đổi trong lượng tiền cơ sở. Xét cho cùng thì trong quá khứ, việc tăng và giảm tốc độ tăng trưởng của lượng tiền cơ sở (tiền trong lưu thông cộng với dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương) cuối cùng cũng tạo ra – hoặc ít nhất cũng kéo theo – sự tăng và giảm của tỉ lệ lạm phát. Và bởi vì tiền cơ sở do ngân hàng trung ương kiểm soát trực tiếp mà không do các ngân hàng thương mại tạo ra, nên nhiều người cho rằng đây là thước đo tốt nhất cho ảnh hưởng của chính sách tiền tệ.

Ví dụ, lượng tiền cơ sở của Mỹ đã tăng với tốc độ hằng năm là 9% trong giai đoạn 1985-1995, và sau đó giảm xuống còn 6% trong thập niên tiếp theo. Xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng tiền tệ này được đi kèm với sự giảm nhịp của lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ở mức 3,5% trong giai đoạn 1985-1995, và sau đó giảm xuống còn 2,5% trong thập niên 1995-2005. Continue reading “Tại sao lạm phát ở Mỹ thấp dù lượng tiền cơ sở tăng?”

18/06/1815: Napoléon bại trận ở Waterloo

Nguồn:Napoléon defeated at Waterloo,” History.com (truy cập ngày 17/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này cách đây 200 năm, tại Waterloo thuộc Bỉ ngày nay, Napoléon Bonaparte đã chịu thất bại dưới tay của Công tước xứ Wellington, mang đến dấu chấm hết cho kỷ nguyên Napoléon của lịch sử châu Âu.

Sinh ra ở đảo Corse, Napoléon là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử, nhanh chóng tiến thân trong đội ngũ của Quân đội Cách mạng Pháp trong cuối những năm 1790. Đến năm 1799, Pháp đang giao chiến với hầu hết châu Âu, Napoléon trở về quê hương từ cuộc viễn chinh Ai Cập để giành quyền kiểm soát chính phủ Pháp và cứu dân tộc Pháp khỏi sụp đổ. Continue reading “18/06/1815: Napoléon bại trận ở Waterloo”

Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “How China’s Land Reclamation Fits in Its Regional Strategy for Dominance”, War on The Rocks, 18/5/2015

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là bài thứ hai trong loạt bài của Patrick Cronin về chiến lược thống trị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem Phần 1 tại đây.

Một số nhà phân tích cho rằng “đội hình” đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông không đáng gây ra bận tâm lo lắng vì chúng có thể bị “xử” dễ dàng một khi chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, họ không nhìn ra được cách thức mà những hòn đảo này gắn kết vào chiến lược “chậm mà chắc” đưa Trung Quốc trở thành bá quyền khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực luôn muốn vừa tối đa hóa hợp tác, lại vừa tối thiểu hoá xung đột. Chính điều này đã đẩy chúng ta rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trước các hành động hung hăng và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc, ví dụ như hành vi xây đắp các đảo nhân tạo. Trung Quốc đang tích cực gia tăng gấp đôi diện tích đất trên Biển Đông mà họ có ban đầu. Họ tìm cách biến tuyên bố chủ quyền mập mờ về đường chín đoạn, bao phủ gần hết toàn bộ Biển Đông (điều theo Hoa Kỳ là không có cơ sở pháp lý), thành một “chuyện đã rồi”. Bắc Kinh cũng đã từ chối không tham gia vào vụ kiện được đệ trình bởi Philippines trước Tòa Trọng tài về Luật Biển (ITLOS). Điều này đặt một dấu hỏi lớn về các lợi ích thực sự của Trung Quốc liên quan tới việc tuân thủ pháp luật quốc tế. Continue reading “Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc”

Pol Pot – Kẻ cầm đầu nạn diệt chủng Campuchia

??????????

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 17/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Pol Pot là thủ lĩnh đảng Khơ-me Đỏ, chính quyền cộng sản đã cai trị Campuchia từ năm 1975 đến 1979. Ông gây ra cái chết cho hơn một triệu người.

Pol Pot, tên khai sinh là Saloth Sar, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1925 tại tỉnh Kompong Thong, miền trung Campuchia (khi đó nằm dưới sự bảo hộ của Pháp). Gia đình Pol Pot khá giàu có, ông được theo học các trường dạy bằng tiếng Pháp. Năm 1949, ông giành được học bổng du học tại Paris và tại đây ông bắt đầu tham gia hoạt động chính trị theo xu hướng cộng sản. Continue reading “Pol Pot – Kẻ cầm đầu nạn diệt chủng Campuchia”

Đặng Tiểu Bình giúp tạo nên một Trung Quốc tham nhũng như thế nào?

State-TV-showed-Zhou-Yongkang-admitting-his-guilt-at-the-closed-door-trial-in-Tianjin1

Nguồn: Bao Tong, “How Deng Xiaoping Helped Create a Corrupt China,” The New York Times, 03/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong suốt tháng qua, tôi bị cấm trả lời phỏng vấn, vì vậy tôi viết bài báo này nhân dịp kỷ niệm lần thứ 26 ngảy xảy ra Sự kiện Thiên An Môn (04/06/1989), khi chính phủ đàn áp những người bất đồng chính kiến ở các thành phố trên khắp Trung Quốc.

Tin tức đáng chú ý trong những ngày này là chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong ba năm kể từ khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 18, nơi bầu ra các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại, chính phủ đã kêu gọi các cán bộ “đả hổ diệt ruồi” – một phép ẩn dụ có ý nhắm mục tiêu vào tất cả các loại tham nhũng, lớn và nhỏ.

Mặc dù chính phủ đã thường xuyên trấn áp tình trạng tham nhũng, nhưng chưa có một chiến dịch chống tham nhũng nào trên quy mô như vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có tham nhũng. Continue reading “Đặng Tiểu Bình giúp tạo nên một Trung Quốc tham nhũng như thế nào?”

17/06/1885: Tượng Nữ thần Tự do cập cảng New York

Nguồn:Statue of Liberty arrives in New York Harbor,” History.com (truy cập ngày 16/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1885, bức tượng Nữ thần Tự do, món quà của tình hữu nghị của người dân Pháp dành cho người dân Mỹ, cập cảng New York sau khi được vận chuyển qua Đại Tây Dương trong 350 mảnh được đóng trong hơn 200 thùng chứa. Bức tượng được làm từ đồng và sắt, được lắp ráp lại và khánh thành một năm sau trong một buổi lễ do Tổng thống Mỹ Grover Cleveland chủ trì, và đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới như một biểu tượng trường tồn của tự do và dân chủ.

Với mục đích tưởng niệm cuộc Cách mạng Mỹ và một trăm năm tình hữu nghị giữa Mỹ và Pháp, bức tượng được thiết kế bởi nhà điêu khắc người Pháp Frédéric Auguste Bartholdi, với sự trợ giúp của kỹ sư Gustave Eiffel, người sau này xây dựng nên tòa tháp biểu tượng của thành phố Paris mang tên ông. Continue reading “17/06/1885: Tượng Nữ thần Tự do cập cảng New York”

Sự thao túng tiền tệ trong tưởng tượng

MARKETS-GLOBAL/

Nguồn: Stephen S. Roach, “The Currency Manipulation Charade”, Project Syndicate, 27/05/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khi Quốc hội Mỹ loay hoay với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gây tranh cãi – vốn là hiệp định thương mại then chốt của Tổng thống Barack Obama– thì xuất hiện một trở ngại lớn. Vào ngày 22 tháng 5, Thượng nghị viện đã tránh được trở ngại ấy bằng việc bỏ phiếu sát nút 51/48 để bác bỏ một đề xuất bổ sung điều khoản về “thao túng tiền tệ” vào một dự luật vốn sẽ trao cho Obama “quyền đàm phán nhanh” (fast-track authority) để thương thảo Hiệp định TPP. Nhưng vấn đề này có thể lại bị đưa ra khi cuộc tranh luận chuyển đến Hạ viện, nơi có sự ủng hộ rất lớn đối với “các quy định về tiền tệ có thể được thi hành.”

Trong ít nhất một thập niên gần đây, Quốc hội đã tập trung vào sự thao túng tiền tệ – một sự cáo buộc nhắm vào các nước công khai can thiệp vào thị trường ngoại hối để làm giảm giá nội tệ và dùng cách đó để trợ cấp xuất khẩu. Continue reading “Sự thao túng tiền tệ trong tưởng tượng”

Philippe Pétain – Thủ tướng chính quyền Vichy

Philippe-Petain

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 16/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Pétain là một vị anh hùng dân tộc Pháp do chiến công của ông trong trận Verdun ở Thế chiến thứ nhất. Tuy nhiên về sau ông đứng đầu chính phủ Vichy hợp tác với Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, điều này làm ông mất hết uy tín và bị kết án tử hình.

Henri Philippe Pétain sinh ngày 24 tháng 4 năm 1856 trong một gia đình làm nghề nông ở phía bắc nước Pháp. Năm 1876 ông tham gia quân đội Pháp.

Sau nhiều lần nắm quyền chỉ huy trong Thế chiến thứ nhất, năm 1916 Pétain được lệnh ngăn cản cuộc tấn công ồ ạt của quân Đức vào thành phố Verdun. Ông tái tổ chức chiến tuyến và hệ thống vận tải, truyền cảm hứng cho quân lính, giúp xoay chuyển tình thế gần như tuyệt vọng thành một cuộc bảo vệ thành phố thành công. Ông trở thành một vị anh hùng được mến mộ và thay thế tướng Robert Nivelle làm tổng tư lệnh quân đội Pháp. Sau một loạt binh biến, Pétain thiết lập lại trật tự thành công bằng cách trực tiếp giải thích ý định của mình với quân lính và cải thiện điều kiện sống của họ. Tháng 11/1918, ông trở thành thống chế của nước Pháp. Continue reading “Philippe Pétain – Thủ tướng chính quyền Vichy”

Trung Quốc theo đuổi trật tự kinh tế quốc tế mới

china-_WORKERS_IN_BEIJING

Nguồn: Zhang Jun, “China’s Pursuit of a New Economic Order”, Project Syndicate, 02/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nhà kinh tế học đang ngày càng bất đồng ý kiến về tương lai kinh tế của Trung Quốc. Những người lạc quan đề cao khả năng học hỏi và tích lũy nguồn vốn con người nhanh chóng của đất nước này. Những người bi quan lại tập trung vào sự sụt giảm đáng kể về lợi thế nhân khẩu, tỉ lệ nợ trên GDP cao, sự thu hẹp của các thị trường xuất khẩu, và sự dư thừa công suất công nghiệp của Trung Quốc. Nhưng cả hai nhóm đều bỏ qua một yếu tố quyết định cơ bản hơn đối với những viễn cảnh kinh tế của Trung Quốc: trật tự thế giới.

Câu hỏi rất đơn giản: Liệu Trung Quốc có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao trong giới hạn của trật tự toàn cầu hiện nay, bao gồm cả các nguyên tắc thương mại của nó, hay trật tự thế giới mà Hoa Kỳ đang thống trị cần phải thay đổi đáng kể để có thể thích nghi với sự tăng trưởng kinh tế liên tục của Trung Quốc? Tuy nhiên, câu trả lời vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Trung Quốc theo đuổi trật tự kinh tế quốc tế mới”

16/06/1977: Brezhnev trở thành lãnh đạo tối cao Liên Xô

SAPA990531578520

Nguồn:Brezhnev is Soviet president,” History.com (truy cập ngày 15/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1977, Leonid Ilyich Brezhnev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1964, được bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao, trở thành lãnh tụ đảng kiêm nguyên thủ quốc gia.

Gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1931, Brezhnev được lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev bảo trợ và là cấp phó của Khrushchev cho tới đầu những năm 1960. Tuy nhiên, đến năm 1964, Brezhnev tham gia vào một cuộc đảo chính trong Đảng để hạ bệ Khrushchev và sau đó Brezhnev lên nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư thay cho Khrushchev. Ban đầu, Brezhnev chia sẻ quyền lực với Aleksey Kosygin, người kế nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức thủ tướng) Liên Xô thay cho Khrushchev.* Tuy nhiên, Brezhnev dần tỏ ra là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và nổi lên như một nhân vật chủ chốt trong chính trường Liên Xô. Continue reading “16/06/1977: Brezhnev trở thành lãnh đạo tối cao Liên Xô”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc nỗ lực tăng cường hợp tác an ninh với các quốc gia khác. Đây là nội dung được đề cập trong chương cuối Sách trắng Quốc phòng mà Bắc Kinh vừa công bố. Theo đó, mục tiêu của các lực lượng vũ trang Trung Quốc trong quan hệ quân sự nước ngoài là làm sâu sắc thêm các mối quan hệ quân sự với tất cả các nước trên thế giới. Dựa trên tiêu chí “không liên minh, không đối đấu” và không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào. Trong đó, đặc biệt nổi bật là quan hệ giữa Trung Quốc với hai quốc gia: Nga và Hoa Kỳ. Bắc Kinh hi vọng, mô hình quan hệ với Nga sẽ dựa trên hai yếu tố chính là trao đổi và hợp tác. Trong khi đó, trong quan hệ với Hoa Kỳ, Trung Quốc hy vọng có thể mở rộng phạm vi hợp tác quân sự từ lĩnh vực phi truyền thống sang các lĩnh vực truyền thống. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/06/2015)”

Emmeline Pankhurst – Người đấu tranh cho quyền bầu cử của phụ nữ

o-emmeline-pankhurst-facebook

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 15/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Emmeline Pankhurst là một nhà hoạt động cho quyền phụ nữ hàng đầu ở Anh. Bà đã dẫn dắt phong trào đấu tranh giành quyền bầu cử cho phụ nữ.

Emmeline Goulden sinh ngày 14 tháng 7 năm 1858 tại Manchester trong một gia đình có truyền thống chính trị cấp tiến. Năm 1879, bà kết hôn với Richard Pankhurst, một luật sư và cũng là người ủng hộ phong trào đấu tranh vì quyền bầu cử của phụ nữ. Ông là tác giả của Đạo luật về Tài sản của Phụ nữ có gia đình (năm 1870 và 1882). Đạo luật cho phép phụ nữ được quyền giữ thu nhập hoặc tài sản của mình trước và sau khi kết hôn. Cái chết của ông năm 1898 là một cú sốc lớn với Emmeline. Continue reading “Emmeline Pankhurst – Người đấu tranh cho quyền bầu cử của phụ nữ”

#256 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P1)

resources_information

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Quyền lực và cuộc cách mạng thông tin

Một cuộc cách mạng thông tin đang làm biến đổi chính trị quốc tế. Cách đây 4 thế kỷ, Francis Bacon, một nhà triết học-chính trị gia người Anh đã viết rằng tri thức là quyền lực. Vào đầu thế kỷ 21, một phần lớn hơn của dân số thế giới đều đã có thể tiếp cận được loại quyền lực này. Các chính phủ trên thế giới luôn lo lắng về dòng chảy của các nguồn thông tin và việc kiểm soát chúng. Tuy nhiên giai đoạn hiện tại chúng ta đang sống không phải là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử chịu tác động mạnh mẽ của các biến đổi về công nghệ thông tin. Vào thế kỷ 15, việc phát hiện ra kỹ thuật in của Gutenberg, vốn đã tạo điều kiện cho việc in Kinh Thánh và sự truyền bá của Kinh Thánh đến với phần lớn dân chúng Châu Âu lúc bấy giờ, được cho là đóng vai trò quan trọng đối với sự khởi đầu Cải cách Kháng Cách của Giáo hội Công giáo La Mã. Các truyền đơn và ủy ban trao đổi thông tin cũng đã tạo điều kiện giúp Cách mạng Mỹ thành công. Như những người theo chủ nghĩa kiến tạo đã chỉ ra, những thay đổi nhanh chóng trong dòng chảy thông tin có thể dẫn đến những thay đổi quan trọng về bản sắc và lợi ích. Continue reading “#256 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P1)”

15/06/1215: Đại Hiến chương Magna Carta ra đời

150122105524_magna_carta_624x351_bbc_nocredit

Nguồn:Magna Carta sealed,” History.com (truy cập ngày 14/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1215, sau một cuộc nổi dậy của tầng lớp quý tộc Anh chống lại chế độ của vua John, ông đã đóng con dấu của Hoàng gia Anh lên một văn bản gọi là Magna Carta, hay “Đại Hiến chương.” Với bản chất là một hiệp ước hòa bình giữa John và các lãnh chúa, văn bản này bảo đảm rằng nhà vua sẽ tôn trọng các quyền và đặc quyền phong kiến, đề cao sự tự do của nhà thờ, và duy trì luật pháp của quốc gia. Mặc dù mang tính chất phản động hơn là tiến bộ trong thời kỳ đó, Magna Carta lại được các thế hệ sau xem là nền tảng cho sự phát triển của nước Anh dân chủ sau này.

John được tấn phong làm vua nước Anh sau cái chết của anh trai là vua Richard I năm 1199. Triều đại của John được đặc trưng bởi sự thất bại. Ông đánh mất vùng đất tước Normandy dưới tay vua Pháp và đánh thuế hà khắc lên giới quý tộc Anh để bù đắp cho những chuyến phiêu lưu thất bại của mình. Ông gây sự với Giáo hoàng Innocent III và bán nhà thờ để bổ sung cho ngân khố quốc gia đã cạn kiệt. Sau sự thất bại của chiến dịch giành lại Normandy năm 1214, Stephen Langton, tổng giám mục Canterbury, đã đứng lên kêu gọi các lãnh chúa đang bất mãn yêu cầu một hiến chương tự do từ vua John. Continue reading “15/06/1215: Đại Hiến chương Magna Carta ra đời”

Người Úc nghĩ gì về một Trung Quốc đang trỗi dậy?

1378227600000

Nguồn: James Laurenceson & Hannah Bretherton, “What Australians really think about a rising China”, East Asia Forum, 27/5/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy thành một cường quốc của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với nước Úc? Câu trả lời phụ thuộc vào người được hỏi là ai.

Trong tháng 3 năm 2015, biên tập viên chuyên mục quốc tế của tờ Sydney Morning Herald, Peter Hartcher, đã mô tả Trung Quốc như một quốc gia phát-xít chèn ép chính người dân của mình cũng như các quốc gia láng giềng. Điều đó phần nào nói lên quan điểm nhìn nhận Trung Quốc như một mối đe dọa, “mối đe dọa Trung Quốc”.

Tuy nhiên, cũng không thiếu các giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEOs) bộc lộ sự tán dương đối với các chính sách của Chính phủ Trung Quốc vốn dự kiến sẽ giúp hơn 850 triệu dân Trung Quốc vươn lên hàng ngũ tầng lớp trung lưu trong thập niên tiếp theo. Continue reading “Người Úc nghĩ gì về một Trung Quốc đang trỗi dậy?”

Nehru – Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập

nehru--621x414

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 13/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Nehru là nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa người Ấn Độ và là vị chính khách trở thành thủ tướng đầu tiên của nước Ấn Độ độc lập năm 1947.

Jawaharlal Nehru sinh tại Allahabad, là con trai của một luật sư có gốc từ vùng Kashmir. Ông được giáo dục tại Anh, theo học Trường Harrow, rồi sau đó là Đại học Trinity ở Cambridge. Ông nghiên cứu luật tại Hội luật sư Inner Temple ở London. Năm 1912 Nehru quay trở lại Ấn Độ và hành nghề luật trong vài năm. Năm 1916, ông kết hôn với Kamala Kaul, năm sau đó họ sinh một người con gái và đặt tên là Indira. Continue reading “Nehru – Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập”