Thế giới hôm nay: 14/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lực lượng Israel đã tiến tới lối vào bệnh viện al-Shifa, bệnh viện lớn nhất ở Gaza, trong lúc tìm cách giành quyền kiểm soát phía bắc khu vực này. Người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết bệnh viện đã ngừng hoạt động và “gần như trở thành một nghĩa trang.” Theo Bộ Y tế Gaza, có hơn 2.300 người đang trú ẩn bên trong bệnh viện, gồm khoảng 650 bệnh nhân. Chính phủ Israel tin rằng một trung tâm chỉ huy của Hamas nằm bên dưới bệnh viện nhưng phủ nhận việc tấn công trực tiếp vào tòa nhà. Tại một bệnh viện khác ở thành phố Gaza, Hiệp hội Trăng lưỡi liềm Đỏ Palestine cho biết giao tranh đang cản trở việc sơ tán bệnh nhân và nhân viên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/11/2023”

Tổng quan tình hình ngôn ngữ Trung Quốc

Nguồn: Bộ Giáo dục Trung Quốc | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc là một quốc gia nhiều dân tộc, nhiều ngôn ngữ [tức tiếng nói], nhiều loại văn tự [tức chữ viết], tổng cộng có 56 dân tộc, hơn 80 ngôn ngữ và khoảng 30 loại chữ viết. Tiếng Hán [Hán ngữ] là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất ở Trung Quốc, cũng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, là một trong 6 ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hợp Quốc. Hán ngữ là ngôn ngữ chung của dân tộc Hán ở Trung Quốc, ngoài dân tộc Hán chiếm 91,59% tổng số người sử dụng Hán ngữ ra, một số dân tộc thiểu số cũng sử dụng hoặc kết hợp sử dụng Hán ngữ. Continue reading “Tổng quan tình hình ngôn ngữ Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 13/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi giao tranh xảy ra gần các bệnh viện ở Gaza, người đứng đầu chương trình viện trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, Martin Griffiths, đã gọi cuộc tấn công vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe là “vô lương tâm.” Chính phủ Israel tin rằng Bệnh viện al-Shifa, bệnh viện chính của Gaza, nằm phía trên các đường hầm của Hamas, và việc giành quyền kiểm soát bệnh viện có thể làm suy yếu tổ chức này. Nhưng họ phủ nhận việc tấn công trực tiếp vào bệnh viện và nói rằng sẽ sơ tán các em bé khỏi cơ sở này. Các bệnh viện al-Shifa và al-Quds đều đã cạn kiệt nguồn cung và không thể cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/11/2023”

Tại sao Trung Quốc trì hoãn tổ chức Hội nghị Trung ương 3?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Abandonment of ‘Likonomics’ limits Xi Jinping’s options,” Nikkei Asia, 9/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc họp chính sách kinh tế quan trọng đã bị trì hoãn khi nhà lãnh đạo chưa có thành tựu nào nổi bật để ca ngợi.

Cứ 5 năm một lần, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lại tổ chức một cuộc họp quan trọng để đề ra các chính sách kinh tế dài hạn. Mười mùa thu trước, “Likonomics,” chính sách ủng hộ thị trường do cố Thủ tướng Lý Khắc Cường khởi xướng, đã được đưa ra tại một trong những cuộc họp này.

Nhưng năm nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy đảng do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo sẽ triệu tập kỳ họp hoạch định chính sách kinh tế. Continue reading “Tại sao Trung Quốc trì hoãn tổ chức Hội nghị Trung ương 3?”

12/11/1864: Liên minh miền Bắc bắt đầu phá huỷ Atlanta

Nguồn: The destruction of Atlanta begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, Tướng Liên minh miền Bắc William T. Sherman đã ra lệnh phá hủy quận thương mại Atlanta, Georgia, trước khi ông bắt đầu cuộc Hành quân ra Biển (March to the Sea) nổi tiếng của mình.

Khi Sherman chiếm được Atlanta vào đầu tháng 9/1864, ông biết rằng mình không thể ở đó lâu dài. Tuyến đường tiếp tế của ông chạy dài từ Nashville, Tennessee, qua Chattanooga, Tennessee, rồi đi tiếp hơn 160 km xuyên qua miền núi phía bắc Georgia. Đội quân mà ông vừa đánh bại, Quân đội Tennessee, vẫn còn ở trong khu vực và thủ lĩnh của họ, John Bell Hood, đã tấn công xung quanh Atlanta để cố gắng phá huỷ đường tiếp tế của Sherman. Điều đáng lo hơn là kỵ binh Hợp bang miền Nam của Tướng Nathan Bedford Forrest, một chỉ huy tài giỏi, người có thể tấn công nhanh chóng vào các tuyến đường sắt và đường thuỷ mà Sherman đang phụ thuộc vào. Continue reading “12/11/1864: Liên minh miền Bắc bắt đầu phá huỷ Atlanta”

Bản sắc Hà Nội với dấu ấn văn hóa – văn minh Pháp

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Những giá trị lịch sử của Hà Nội từ khi Lý Công Uẩn dời đô, thì chủ yếu là tiềm ẩn sâu xa trong tâm thức mà mỗi người có thể hình dung được khi tiếp xúc với các di tích, di sản văn hóa. Nhưng rất nhiều di tích, di sản của Hà Nội, đến nay, đã gần như trở thành biểu tượng, giống như cái vỏ vật chất (physical shells) lưu giữ các tầng tâm thức của nhiều thế hệ. So sánh với các di sản văn hóa ở nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia xung quanh Việt Nam, thì Hồ Gươm, Văn miếu – Quốc tử giám, Núi Nùng, Đền Cổ Loa, Ô Quan Chưởng… hầu hết đều là “vật mang” giá trị (value carrier) của lịch sử; bản thân giá trị vật thể có thể trực tiếp thấy được ở những di sản này, thực ra không nhiều. Trong khi đó, những dấu ấn văn hóa vật thể còn lại từ khi người Pháp đặt chân đến Hà Nội, thì lại là những công trình khá bề thế và còn mang nhiều giá trị vật thể. Những địa danh du lịch có tiếng của Hà Nội hiện nay như Nhà Kèn, Nhà Hát Lớn, nhà tù Hoả Lò, Ga Hàng Cỏ, Cầu Long Biên, Nhà thờ lớn Hà Nội, Chợ Đồng Xuân… đều là những di sản có giá trị vật thể như vậy, bên cạnh các giá trị văn hóa phi vật thể. Continue reading “Bản sắc Hà Nội với dấu ấn văn hóa – văn minh Pháp”

11/11/1831: Nat Turner bị xử tử ở Virginia

Nguồn: Nat Turner executed in Virginia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1831, Nat Turner, thủ lĩnh cuộc nổi dậy đẫm máu của những người nô lệ ở Hạt Southampton, Virginia, đã bị treo cổ ở quận lỵ Jerusalem.

Là một người nô lệ và mục sư có học thức, Turner tin rằng ông được Chúa chọn để dẫn dắt dân tộc mình thoát khỏi cảnh nô lệ. Ngày 21/08/1831, ông đã khởi xướng nổi dậy bằng cách giết chủ sở hữu của mình là Joseph Travis cùng gia đình ông này. Cùng với bảy người ủng hộ, Turner lên đường đi khắp các vùng nông thôn, hy vọng tập hợp hàng trăm nô lệ tham gia cuộc nổi dậy của mình. Turner lên kế hoạch chiếm kho vũ khí tại Jerusalem, Virginia, rồi hành quân hơn 48 km tới Đầm Dismal, nơi quân nổi dậy của ông có thể trốn tránh những kẻ truy đuổi họ. Continue reading “11/11/1831: Nat Turner bị xử tử ở Virginia”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P8)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 11 [11/2-10/3/1480] (Minh Thành Hóa năm thứ 16), sau khi đánh dẹp Bồn Man [Trấn Ninh, Ai Lao] xong, xa giá nhà Vua về đến kinh sư. Tình hình biên giới Việt – Trung vẫn tiếp tục căng thẳng, sứ giả nước ta đến Quảng Tây, bị viên Tri châu huyện Bằng Tường bắt giữ. Về phía Vân Nam, viên Thái giám trấn thủ Tiền Năng tâu rằng trước đó quân An Nam đến đóng tại Mông Tự, phía nam Vân Nam, lấy cớ là chặn chỗ hiểm để bắt trộm cướp: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P8)”

Chuyển động Quốc Phòng (3/11 – 9/11/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (3/11 – 9/11/2023)”

Thế giới hôm nay: 10/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà Trắng cho biết Israel đã đồng ý sẽ tạm dừng bốn giờ mỗi ngày trong cuộc giao tranh ở các khu vực phía bắc Gaza. Theo Liên Hiệp Quốc, hàng chục nghìn người Palestine đã trốn thoát về phía nam thông qua một tuyến đường sơ tán. Lực lượng Phòng vệ Israel tuyên bố đã bắt giữ hoặc tiêu diệt khoảng 50 chiến binh Hamas trong các trận chiến ở thành phố Gaza. Trước đó, họ đã giành quyền kiểm soát một căn cứ quan trọng của Hamas gần Jabalia, phía bắc Gaza, sau trận chiến kéo dài 10 giờ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/11/2023”

Tham vọng đất hiếm của Việt Nam: Động lực kinh tế và chiến lược

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, với ước tính khoảng 22 triệu tấn, chiếm khoảng 19% trữ lượng được biết đến của thế giới. Tuy nhiên, bất chấp nhiều nỗ lực nhằm phát triển ngành đất hiếm, bao gồm cả việc hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản vào đầu những năm 2010, vẫn chưa có nhiều tiến triển và Việt Nam vẫn chưa triển khai thành công ngành đất hiếm của mình. Continue reading “Tham vọng đất hiếm của Việt Nam: Động lực kinh tế và chiến lược”

09/11/1971: John Emil List sát hại toàn bộ gia đình

Nguồn: A Sunday school teacher murders his family and goes undercover for 18 years, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, John Emil List đã sát hại toàn bộ gia đình mình tại căn nhà của họ ở Westfield, New Jersey rồi biến mất. Dù cảnh sát nhanh chóng xác định List là nghi phạm lớn nhất trong vụ giết người, nhưng phải mất đến 18 năm họ mới có thể tìm được vị trí của anh ta và khép lại vụ án.

John List bề ngoài là một người cha khá thành đạt. Là giáo viên ở trường Chủ Nhật và thủ lĩnh của đội Hướng đạo sinh, List kiên quyết giữ kỷ luật nghiêm khắc và luôn yêu cầu các con mình phải tuân theo những quy tắc cực kỳ cứng nhắc. Continue reading “09/11/1971: John Emil List sát hại toàn bộ gia đình”

Thế giới hôm nay: 09/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các ngoại trưởng G7 tuyên bố ủng hộ “tạm dừng chiến sự vì lý do nhân đạo và xây dựng hành lang nhân đạo” ở Gaza, nhưng không kêu gọi ngừng bắn. Israel đã gia hạn thời gian sơ tán khỏi thành phố Gaza sau khi có “phản ứng đáng kể” đối với thời hạn ban đầu là 4 giờ. Khoảng 15.000 người đã chạy trốn khỏi phía bắc thành phố trong thời gian giao tranh tạm dừng hôm thứ Ba. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng “các yếu tố then chốt” cho hòa bình bao gồm việc Israel “không sử dụng vũ lực để buộc người Palestine di dời ” và “không tái chiếm” Gaza. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/11/2023”

Chiến tranh địa đạo của Hamas gợi nhớ về Việt Cộng

Nguồn: Joe Buccino, “Hamas’s Tunnel Warfare Harks Back to the Viet Cong,” Foreign Policy, 01/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi lực lượng Israel bước xuống những địa đạo ở Gaza, mọi cuộc tấn công dưới lòng đất đều có tác động ở trên mặt đất.

Israel đang bắt đầu tiến hành các chiến dịch trên bộ ở Gaza. Khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tiếp cận Thành phố Gaza từ phía bắc và phía đông, nhiều nhà phân tích quân sự Mỹ dự báo sẽ có giao tranh đô thị khủng khiếp, đồng thời nhắc đến những bài học cay đắng của Quân đội và Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Iraq, bao gồm cả cuộc chiến đi đến từng nhà ở Fallujah hồi tháng 11/2004, và cuộc bao vây kéo dài 9 tháng để giải phóng Mosul khỏi Nhà nước Hồi giáo vào năm 2016 và 2017. Dù những so sánh này có thể đem lại một số hiểu biết về mức độ phức tạp của chiến tranh đô thị, nhưng chúng không tính đến những phức tạp gia tăng mà Israel đang phải đối mặt ở Gaza. Cuộc chiến của IDF sẽ khó khăn và kéo dài hơn Trận Fallujah lần thứ hai và bạo lực hơn chiến dịch Mosul. Continue reading “Chiến tranh địa đạo của Hamas gợi nhớ về Việt Cộng”

Thế giới hôm nay: 08/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người đứng đầu Bộ Tư lệnh miền Nam của Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết họ đang chiến đấu “ở trung tâm thành phố Gaza.” Israel đã cho cư dân thành phố bốn giờ để sơ tán về phía nam trước khi tiến quân. Trong khi đó, Bộ Y tế do Hamas điều hành ở Gaza cho biết hơn 10.300 người đã thiệt mạng tại khu vực này kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Theo văn phòng nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, chỉ có 569 xe tải viện trợ – không có chiếc nào chở nhiên liệu – đã vào Gaza. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/11/2023”

Người Do Thái mạnh đến mức nào ở các nước phương Tây?

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), 02/11/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi nổ ra vòng xung đột Palestine-Israel hiện tại, mặc cho trong nước mình đang diễn ra các hoạt động ủng hộ Palestine với mức độ ra sao, các nhà lãnh đạo nhiều nước Âu – Mỹ như Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã lần lượt đến thăm Israel để bày tỏ quan điểm ủng hộ vững chắc nước này. Đằng sau các cuộc viếng thăm đó vừa có nhân tố chính trị cấp quốc gia vừa có liên quan tới tầm ảnh hưởng to lớn của người Do Thái ở các nước này. Thậm chí còn có câu nói: “Mỹ kiểm soát thế giới, còn người Do Thái kiểm soát nước Mỹ”. Quả thật, sau gần 2.000 năm phiêu bạt, người Do Thái không chỉ thành lập đất nước của mình mà còn đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế và các lĩnh vực khác. Thế nhưng với số dân chưa đến 16 triệu người, rốt cuộc họ có ảnh hưởng như thế nào ở các nước? Và ảnh hưởng này đã mang lại cho họ những gì? Continue reading “Người Do Thái mạnh đến mức nào ở các nước phương Tây?”

07/11/1972: Nixon tái đắc cử tổng thống

Nguồn: Nixon re-elected president, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Richard Nixon đã đánh bại Thượng nghị sĩ George McGovern (ứng viên Đảng Dân chủ, đến từ bang South Dakota) và tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ.

Với chỉ 55% số cử tri đi bỏ phiếu, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nhất kể từ năm 1948, Nixon đã giành chiến thắng ở tất cả các bang ngoại trừ Massachusetts, chiếm 97% số phiếu đại cử tri. Trong chiến dịch tranh cử, Nixon cam kết sẽ có “hòa bình trong danh dự” ở Việt Nam. Continue reading “07/11/1972: Nixon tái đắc cử tổng thống”

Thế giới hôm nay: 07/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bộ Y tế do Hamas điều hành ở Gaza cho biết hơn 10.000 người đã thiệt mạng tại khu vực này kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Trong khi đó, cửa khẩu biên giới Rafah đã mở cửa trở lại vào thứ Hai, cho phép người nước ngoài và một số người Palestine bị thương rời Gaza đến Ai Cập. Cửa khẩu đã bị đóng trong hai ngày. Trước đó, quân đội Israel tuyên bố đã bao vây thành phố Gaza và chia đôi dải đất ven biển này. Theo truyền thông Israel, họ dự định sẽ vào thành phố trong vòng hai ngày tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/11/2023”

Lược sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ

Nguồn: A short history of the Arab-Israeli conflict”, The Economist, 18/10/2023

Biên dịch: Cung Nguyễn Thế Anh

Đường biên giới của Israel đã thay đổi như thế nào theo thời gian? Tại sao lãnh thổ tự trị của người Palestine lại nằm ở hai khu vực riêng biệt? Các bản đồ sau đây sẽ giúp minh họa một thế kỷ xung đột giữa người Ả Rập và người Do Thái ở Thánh địa. Ta bắt đầu vào năm 1916 (xem bản đồ trên). Continue reading “Lược sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ”

Thế giới hôm nay: 06/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tiếp tục chính sách ngoại giao con thoi ở Trung Đông bằng chuyến thăm không báo trước tới Iraq. Trước đó vào Chủ nhật, ông đã gặp Mahmoud Abbas, người đứng đầu Chính quyền Dân tộc Palestine (PA), tại Ramallah. Abbas yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức, trong khi Blinken thúc đẩy việc “ngừng bắn nhân đạo” để cung cấp viện trợ cho Gaza. Cặp đôi đã thảo luận về vai trò tiềm năng của PA ở Gaza trong trường hợp Hamas bị tiêu diệt. Blinken hiện đang lên đường tới Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/11/2023”