Chuyển động Quốc Phòng (17/3 – 23/3/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Thế giới hôm nay: 24/03/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

CEO Shou Zi Chew của TikTok đã ra điều trần trước một ủy ban của Hạ viện Hoa Kỳ. Các nhà lập pháp của cả hai đảng đều cho rằng ứng dụng thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance có thể bị chính phủ Trung Quốc dùng như một công cụ giám sát và tuyên truyền. Dù ông Chew công bố kế hoạch lưu trữ dữ liệu của người dùng Mỹ một cách an toàn, ông vẫn vấp phải sự hoài nghi rõ rệt.

Ngân hàng Anh tăng lãi suất thêm một phần tư điểm phần trăm lên 4,25%, bất chấp những bất ổn gần đây của ngành ngân hàng. Dữ liệu lạm phát tháng 2 cao hơn dự kiến của Anh, được công bố vào thứ Tư, là nguyên nhân. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng tăng lãi suất với biên độ tương tự hôm thứ Tư. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/03/2023”

Chiến tranh Ukraine còn lâu mới kết thúc

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Vì chiến tranh bắt đầu từ trong đầu óc con người, nên việc bảo vệ hòa bình phải được kiến tạo từ trong đầu óc con người” – Hiến chương UNESCO.

Người ta nói chiến tranh là sự nối tiếp của chính trị. Mọi cuộc chiến tranh đều phải kết thúc, dù sớm hay muộn. Nhưng một khi đã nổ ra thì chiến tranh như một con quái vật hung dữ, rất khó kiểm soát. Chiến tranh Ukraine mà Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” tuy đã diễn ra hơn một năm, gây tổn thất nặng nề cho cả Ukraine và Nga, nhưng đa số các chuyên gia cho rằng chiến tranh Ukraine “còn lâu mới kết thúc”. Continue reading “Chiến tranh Ukraine còn lâu mới kết thúc”

23/03/1775: Patrick Henry lên tiếng phản đối chính sách của Anh

Nguồn: Patrick Henry voices American opposition to British policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, trong một bài phát biểu trước Hội nghị Virginia lần thứ hai, Patrick Henry đã phản ứng lại sự cai trị ngày càng áp bức của người Anh đối với các thuộc địa Mỹ bằng cách tuyên bố, “Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào, nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hoặc cho tôi cái chết!” Sau khi ký vào bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ngày 4/7/1776, Patrick Henry được Quốc hội Lục địa bổ nhiệm làm thống đốc bang Virginia. Continue reading “23/03/1775: Patrick Henry lên tiếng phản đối chính sách của Anh”

Thế giới hôm nay: 23/03/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất chuẩn thêm 0,25 điểm phần trăm để đạt mức 4,75% -5%. Fed cũng cho biết sẽ tăng thêm 0,25 điểm nữa trước cuối năm nay. S&P 500 giảm gần 1,7% sau khi chủ tịch Jerome Powell cho biết giảm lãi suất không nằm trong “kỳ vọng cơ bản” của ông cho năm nay.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến thăm các vị trí tiền tuyến gần Bakhmut, một thị trấn miền đông Ukraine bị tàn phá bởi giao tranh dữ dội trong những tháng gần đây. Ông Zelensky cảm ơn những người lính “vì đã bảo vệ chủ quyền tổ quốc.” Trong khi đó, Nga tiến hành tấn công hàng loạt bằng máy bay không người lái vào một số thành phố của Ukraine, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/03/2023”

Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?

Nguồn: Gideon Rachman, “The real meaning of Xi’s visit to Putin,” Financial Times, 20/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những cuộc thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine sẽ làm che khuất mối quan hệ đang được thắt chặt giữa Trung Quốc và Nga.

“Tình hình quốc tế hiện đã bước sang một bước ngoặt mới. Ngày nay, trên thế giới có hai luồng gió, gió đông và gió tây… Tôi tin rằng, gió đông đang thổi bạt gió tây.”

Những bình luận như vậy giống như một lời tiên đoán về phát biểu mà Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Moscow tuần này. Nhưng thực ra, chúng được lấy từ bài phát biểu của một nhà lãnh đạo Trung Quốc khác, Mao Trạch Đông – khi ông đến thăm Moscow năm 1957. Continue reading “Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?”

Thế giới hôm nay: 22/03/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khép lại hai ngày hội đàm song phương, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã cam kết tăng cường hợp tác kinh tế. Ông Putin cho biết hai vị lãnh đạo đã thảo luận về kế hoạch chấm dứt chiến tranh Ukraine của Trung Quốc, vốn bị phương Tây chỉ trích. Ông cũng tuyên bố hai bên sắp hoàn tất thỏa thuận về đường ống Power of Siberia 2, vốn sẽ chuyển hướng xuất khẩu khí đốt của Nga từ châu Âu sang Trung Quốc.

Bộ trưởng tài chính Mỹ Janet Yellen nói hệ thống ngân hàng Mỹ đang dần ổn định, nhưng chính phủ sẽ tăng hỗ trợ cho các ngân hàng nhỏ nếu cần thiết. Tuyên bố của bà giúp cho cổ phiếu của một số ngân hàng tầm trung tăng, bao gồm cả cổ phiếu của First Republic, một ngân hàng cỡ trung đang gặp khó khăn. Trong khi đó, cổ phiếu ngân hàng châu Âu tăng trong đầu phiên giao dịch nhờ tin UBS mua lại Credit Suisse. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/03/2023”

Điều gì khiến Nga mê hoặc Pháp?

Nguồn:What’s behind France’s fatal fascination with Russia”, The Economist, 16/02/2023.

Biên dịch: Phạm Tuấn Đạt

Lịch sử lâu dài giữa hai nước đã khiến Paris khó hoàn toàn tách khỏi Moscow

Nhà triết học người Pháp Voltaire bị quyến rũ bởi nước Nga đến mức ông viết những bức thư ca ngợi gửi cho nữ hoàng Ekaterina (Catherine) Đại đế. Trong những năm 60, 70 của thế kỉ 18, nhà tư tưởng thời Khai sáng và nữ hoàng Nga đã trao đổi 197 bức thư tay bằng tiếng Pháp, ngôn ngữ được ưa chuộng bởi tầng lớp quý tộc Nga lúc bấy giờ. Voltaire khen ngợi Ekaterina là “đức vương khai minh”, và nói rằng: “Nếu tôi trẻ hơn, tôi sẽ trở thành người Nga”. Vào năm 1773, nữ hoàng còn đón tiếp nhà bác học Denis Diderot tại cung điện St. Petersburg. Từ đó, trong trí tưởng tượng của người Pháp, Nga là điểm hẹn của nghệ thuật và văn chương, là nơi văn minh vượt lên trên hỗn mang. Continue reading “Điều gì khiến Nga mê hoặc Pháp?”

21/03/1871: Henry Stanley bắt đầu tìm kiếm Tiến sĩ Livingstone

Nguồn: Journalist begins search for Dr. Livingstone, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1871, nhà báo Henry Morton Stanley đã bắt đầu cuộc tìm kiếm nổi tiếng của mình – đi khắp châu Phi để tìm nhà thám hiểm người Anh được cho là mất tích, Tiến sĩ David Livingstone.

Hồi cuối thế kỷ 19, người châu Âu và châu Mỹ bị mê hoặc bởi lục địa châu Phi. Và người đã giúp quảng bá châu Phi nhiều nhất có lẽ là Livingstone, một trong những nhà thám hiểm nổi tiếng nhất của Vương quốc Anh. Tháng 8/1865, ông bắt đầu chuyến thám hiểm kéo dài hai năm để tìm thượng nguồn sông Nile. Livingstone cũng muốn giúp xóa bỏ nạn buôn bán nô lệ khi đó đang khiến dân số châu Phi kiệt quệ. Continue reading “21/03/1871: Henry Stanley bắt đầu tìm kiếm Tiến sĩ Livingstone”

Thế giới hôm nay: 21/03/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Pháp sống sót qua hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, nhờ đó đảm bảo các cải cách lương hưu gây tranh cãi của tổng thống Emmanuel Macron sẽ trở thành luật. Động thái này được kích hoạt vì ông Macron bỏ qua quốc hội để nâng tuổi hưởng lương hưu từ 62 lên 64. Một số nhà lập pháp đối lập đang kêu gọi chính phủ từ chức hoặc mở trưng cầu dân ý về vấn đề lương hưu.

Giá cổ phiếu của First Republic, một ngân hàng cỡ trung của Mỹ, đã giảm khoảng một phần ba sau khi xếp hạng tín dụng của họ bị hạ lần thứ hai trong một tuần. Ngân hàng này được cho là đang cố gắng huy động vốn để khắc phục khoản thiếu hụt 13,5 tỷ đô la trên bảng cân đối kế toán. Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ số Euro Stoxx 600 đóng cửa cao hơn vào thứ Hai nhờ tin Credit Suisse được UBS mua lại. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/03/2023”

Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Saudi-Iranian Détente Is a Wake-Up Call for America,” Foreign Policy, 14/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thỏa thuận lần này là một thỏa thuận quan trọng – và không phải ngẫu nhiên mà trung gian đàm phán lại là Trung Quốc.

Hòa giải giữa Ả Rập Saudi và Iran – trong đó Trung Quốc đóng vai trò hỗ trợ – không quan trọng bằng chuyến thăm Trung Quốc năm 1972 của Richard Nixon, chuyến đi của Anwar Sadat tới Jerusalem năm 1977, hay Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1939. Nhưng ngay cả thế, nếu thỏa thuận này được duy trì, nó vẫn sẽ là một thỏa thuận lớn. Quan trọng nhất, nó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính quyền Biden cũng như các thành viên còn lại của giới hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, bởi nó phơi bày những khuyết điểm mà họ tự gây ra cho mình, vốn đã làm tê liệt chính sách Trung Đông của Mỹ. Nó cũng làm nổi bật cách Trung Quốc cố gắng thể hiện mình là một lực lượng vì hòa bình trên thế giới, danh hiệu mà người Mỹ gần như đã từ bỏ trong những năm gần đây. Continue reading “Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ”

Thế giới hôm nay: 20/03/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau những ngày cuối tuần đàm phán căng thẳng, ngân hàng UBS đã đồng ý mua lại Credit Suisse trong một thỏa thuận 3 tỷ SFr (3,25 tỷ USD) do chính phủ Thụy Sĩ làm trung gian. Chủ tịch Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ, Alain Berset, cho biết thoả thuận này – vốn là vụ sáp nhập ngân hàng lớn nhất trong nhiều năm qua – là rất quan trọng để duy trì “sự ổn định của tài chính quốc tế.” Ngoài ra Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cũng sẽ cấp hạn mức thanh khoản 100 tỷ đô la cho UBS. Giới chức tin rằng mua lại là cách duy nhất để khôi phục niềm tin vào Credit Suisse, vốn phần nào bị ảnh hưởng từ vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank.

Tổng thống Vladimir Putin đã đến thăm Mariupol trong chuyến công du đầu tiên từ đầu chiến tranh tới các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng ở đông Ukraine. Ông đã đến một số quận xung quanh thành phố, vốn rơi vào tay Nga từ tháng 5 năm ngoái. Trước đó ông đã thăm Crimea để kỷ niệm 9 năm ngày Nga sáp nhập bán đảo từ Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/03/2023”

Lý giải “chính phủ hạng nhẹ” của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Heavyweight Xi Jinping gives himself a lightweight cabinet,” Nikkei Asia, 16/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các bộ trưởng kinh tế đã bị gạt ra ngoài lề trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm toàn quyền hoạch định chính sách.

“Yếu một cách đáng ngạc nhiên” là cách mà một số nhà quan sát mô tả đội hình mới của Quốc vụ viện Trung Quốc, tức chính phủ của nước này, khi thông tin được công bố tại kỳ họp thường niên gần đây của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Các quan chức kinh tế chủ chốt của Trung Quốc, bao gồm Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức ngân hàng trung ương), đã không còn nằm trong ban lãnh đạo cao nhất. Continue reading “Lý giải “chính phủ hạng nhẹ” của Tập Cận Bình”

19/03/1931: Nevada hợp pháp hóa cờ bạc

Nguồn: Nevada legalizes gambling, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1931, trong một nỗ lực nhằm thoát khỏi thời kỳ Đại Suy thoái đầy khó khăn, cơ quan lập pháp bang Nevada đã bỏ phiếu để hợp pháp hóa cờ bạc.

Nằm trong sa mạc Đại Bồn địa (Great Basin), có rất ít người định cư chọn sống ở Nevada sau khi nước Mỹ giành được lãnh thổ này vào cuối Chiến tranh Mexico năm 1848. Năm 1859, việc phát hiện ra “Mỏ Đá Comstock” (Comstock Lode) chứa vàng và bạc đã thúc đẩy làn sóng người định cư đáng kể đầu tiên đến Nevada, để khai thác các mỏ khoáng chất tại vùng đất này. Năm năm sau, trong Nội chiến Mỹ, Nevada đã vội vã trở thành bang thứ 36 để củng cố Liên minh. Continue reading “19/03/1931: Nevada hợp pháp hóa cờ bạc”

Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?

Nguồn:Chinese arms could revive Russia’s failing war”, The Economist, 02/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai

Nhưng đồng thời các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cẩn thận trong từng bước đi của mình

Trong nhiều thập niên qua, Nga đã cung cấp vũ khí cho Trung Quốc. Trung bình, từ năm 2001 đến 2010, mỗi năm Nga bán cho Trung Quốc 2 tỷ đô la vũ khí, cùng với một hợp đồng lớn trị giá 7 tỷ đô la vào năm 2015. Nhưng bây giờ gió đã đổi chiều khi Nga đã mất hơn 9.400 thiết bị, trong đó có hơn 1.500 xe tăng, trong cuộc xâm lược bất thành vào Ukraine. Họ thiếu vũ khí đạn dược một cách trầm trọng. Mỹ tuyên bố có thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đang xem xét liệu có nên cung cấp vũ khí cho Nga hay không. Việc này có thể thay đổi tiến trình của cuộc chiến, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn nữa trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu. Continue reading “Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?”

18/03/1925: ‘Lốc xoáy Ba Bang’ gây tàn phá tại Mỹ

Nguồn: The Tri-State Tornado, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1925, trận lốc xoáy tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ đã đi qua miền đông Missouri, miền nam Illinois, và miền nam Indiana, giết chết 695 người, làm bị thương khoảng 13.000 người, và gây thiệt hại tài sản lên đến 17 triệu USD. Được biết đến với cái tên “Lốc xoáy Ba Bang”, cơn lốc chết người này đã từ Ellington, Missouri di chuyển theo hướng đông bắc, nhưng miền nam Illinois mới là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hơn 500 trong tổng số 695 người thiệt mạng sống ở miền nam Illinois, bao gồm 234 người ở Murphysboro và 127 người ở Tây Frankfort. Continue reading “18/03/1925: ‘Lốc xoáy Ba Bang’ gây tàn phá tại Mỹ”

Chuyển động Quốc Phòng (10/3 – 16/3/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (10/3 – 16/3/2023)”

Thế giới hôm nay: 17/03/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhất quyết thông qua cải cách lương hưu bằng cách viện dẫn một điều khoản hiến pháp cho phép chính phủ thông qua luật mà không cần quốc hội bỏ phiếu. Đây là rủi ro cho ông Macron, vì Điều 49.3 cũng cho phép các nghị sĩ đề xuất bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ. Các cải cách được đề xuất – sẽ tăng tuổi hưu từ 62 lên 64 – đã gây ra nhiều tháng biểu tình rộng khắp ở Pháp, với các công đoàn đe doạ “làm đứt gãy nền kinh tế.”

Cổ phiếu Credit Suisse phục hồi phần nào sau khi ngân hàng này tuyên bố sẽ vay tới 50 tỷ SFr (53,7 tỷ USD) từ ngân hàng trung ương Thụy Sĩ trong nỗ lực tăng cường thanh khoản. Nhưng cổ phiếu của ngân hàng này hiện vẫn thấp hơn ít nhất một phần ba so với giá đầu năm. Việc Ngân hàng Quốc gia Ả Rập Saudi, cổ đông lớn nhất của Credit Suisse, tuyên bố không đầu tư thêm vào hôm thứ Tư đã khiến giá cổ phiếu giảm hơn 30%. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/03/2023”

Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine

Nguồn: Azeem Ibrahim, “Russia’s Theft of Children in Ukraine Is Genocide,” Foreign Policy, 01/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow đang cố gắng tiêu diệt cả một dân tộc.

Mọi chuyện đang dần trở nên sáng tỏ rằng cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc chiến diệt chủng. Gắn kết với ý định diệt chủng, kiên định với nỗ lực diệt chủng, cuộc chiến này là một cuộc tấn công không chỉ nhắm vào người Ukraine và đất nước Ukraine, mà còn vào chính ý niệm Ukraine.

Cuộc chiến có liên quan đến việc sát hại hàng loạt và hãm hiếp hàng loạt thường dân Ukraine. Ngoài ra, người Nga còn đánh cắp hàng loạt trẻ em Ukraine – một hành động cưỡng bức di dân phù hợp với định nghĩa về tội ác diệt chủng theo Công ước Diệt chủng năm 1948. Continue reading “Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine”

16/03/2003: Nhà hoạt động hòa bình Rachel Corrie bị máy ủi Israel cán chết

Nguồn: 23-year-old peace activist Rachel Corrie is crushed to death by Israeli bulldozer, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, một chiếc xe ủi thuộc sở hữu của nhà nước Israel đã giết chết Rachel Corrie, một cô gái người Mỹ 23 tuổi, trong lúc cô phản đối chiến dịch phá dỡ nhà cửa vốn đã phá hủy hơn một nghìn ngôi nhà ở Dải Gaza.

Sau cái chết của con gái, cha mẹ của Corrie đã đệ đơn kiện dân sự chống lại nhà nước Israel, khẳng định rằng cô gái đã bị sát hại một cách có chủ đích – nói cách khác, người lính lái chiếc xe ủi của Lực lượng Phòng vệ Israel đã phớt lờ nguy cơ xảy ra sự cố (criminal negligence). Continue reading “16/03/2003: Nhà hoạt động hòa bình Rachel Corrie bị máy ủi Israel cán chết”