Cuộc tấn công ngoại giao quyến rũ của Trung Quốc

Nguồn: Joe Leahy, “China’s diplomatic charm offensive,” Financial Times, 06/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang đi khắp thế giới để đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ, đồng thời củng cố thị trường xuất khẩu khi thặng dư thương mại của nước này tăng lên.

Sau khi Trung Quốc đơn phương dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với một số thành viên của Nghị viện châu Âu vào tuần trước, chính phủ nước này đã nói rất rõ rằng họ không chỉ quyết định chơi đẹp.

Bắc Kinh đã nhấn mạnh cái giá phải trả để dỡ bỏ lệnh trừng phạt – vốn được áp dụng cách đây bốn năm trong một cuộc tranh chấp xoay quanh cáo buộc vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương – là sự hợp tác với Trung Quốc về thương mại. Continue reading “Cuộc tấn công ngoại giao quyến rũ của Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 12/05/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump thúc giục tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, gặp người đồng cấp Nga, Vladimir Putin, bất kể có lệnh ngừng bắn hay không. Đáp lại, ông Zelensky nói rằng ông “sẽ chờ Putin vào thứ Năm tại Thổ Nhĩ Kỳ,” nhưng cũng bày tỏ kỳ vọng về một lệnh ngừng bắn “toàn diện và lâu dài” bắt đầu từ thứ Hai. Trước đó, ông Putin đã phớt lờ lời kêu gọi ngừng bắn từ châu Âu và thay vào đó đề xuất các cuộc “đàm phán trực tiếp” với Ukraine.

Scott Bessent, bộ trưởng tài chính của ông Trump, ca ngợi “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Đây là cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi ông Trump áp đặt mức thuế 145% lên hàng hóa Trung Quốc, khiến nước này đáp trả bằng mức thuế 125%. Trong một bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump ca ngợi đây là “một cuộc thiết lập lại hoàn toàn được thương lượng một cách thân thiện nhưng mang tính xây dựng.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/05/2025”

Xung đột Ấn Độ-Pakistan có thể phát triển thành tranh chấp lãnh thổ về ‘Đế chế Bharat’

Nguồn: Diêu Viễn Mai, 姚远梅:印巴局势已超越克什米尔争端,上升为“婆罗多帝国”领土之争, Guancha, 08/05/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, tại khu du lịch Pahalgam thuộc khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã xảy ra một vụ nổ súng khiến hàng chục người thương vong. Điều này khiến tình hình giữa Ấn Độ và Pakistan đột ngột trở nên xấu đi, đồng thời cũng thu hút sự chú ý của toàn thế giới và gây ra nhiều ý kiến ​​trái chiều. Tình hình giữa Ấn Độ và Pakistan đang diễn ra như thế nào? Nó sẽ tác động ra sao đến Trung Quốc? Liệu một cuộc chiến tranh toàn diện có nổ ra không?

Để tháo được chuông thì phải tìm người treo chuông. Bài viết này sẽ hệ thống hóa một số sự thật khách quan liên quan đến vụ xả súng ở Pahalgam, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề trên. Continue reading “Xung đột Ấn Độ-Pakistan có thể phát triển thành tranh chấp lãnh thổ về ‘Đế chế Bharat’”

11/05/1934: Bão bụi quét qua các tiểu bang miền Đông nước Mỹ

Nguồn: Dust storm sweeps from Great Plains across Eastern states, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, một cơn bão lớn đã cuốn hàng triệu tấn bụi đất bay từ khắp vùng Đại Bình nguyên (Great Plains) khô cằn của Mỹ đến tận New York, Boston, và Atlanta.

Vào thời điểm con người đến định cư ở Đại Bình nguyên hồi giữa những năm 1800, vùng đất này được bao phủ bởi các đồng cỏ, giúp lưu trữ độ ẩm trong đất và giữ cho hầu hết đất không bị thổi bay ngay cả trong thời kỳ khô hạn. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 20, các nông dân đã cày xới và loại bỏ phần lớn lớp cỏ để tạo ra các cánh đồng. Continue reading “11/05/1934: Bão bụi quét qua các tiểu bang miền Đông nước Mỹ”

Washington có thể hối tiếc vì kiểm soát chip AI quá mức

Nguồn: Ray Wang, “Washington May Regret Overextended AI Chip Controls,” Foreign Policy, 30/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những hạn chế ngày càng thắt chặt đang thúc đẩy các công ty Trung Quốc.

Ngày 15/04 vừa qua, nhà sản xuất chip Mỹ Nvidia đã công bố một hồ sơ gửi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, trong đó cho biết chính phủ đã hạn chế công ty bán bộ xử lý đồ họa (GPU) kém tiên tiến hơn của mình – H20 – cho Trung Quốc. Theo hồ sơ, Nvidia được yêu cầu phải xin giấy phép từ Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Mỹ trước khi bán H20 và bất kỳ chip nào khác “có băng thông bộ nhớ, băng thông kết nối, hoặc cả hai tính năng này, tương đương với H20” cho Trung Quốc. Continue reading “Washington có thể hối tiếc vì kiểm soát chip AI quá mức”

10/05/1980: Chính phủ Mỹ phê duyệt khoản vay 1,5 tỷ đô la cho Chrysler

Nguồn: Government approves $1.5 billion loan for Chrysler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, Bộ trưởng Tài chính Mỹ G. William Miller tuyên bố phê duyệt khoản bảo lãnh cho vay liên bang trị giá gần 1,5 tỷ đô la cho Tập đoàn Chrysler khi đó đã gần như phá sản. Vào thời điểm đó, đây là gói cứu trợ lớn nhất mà chính phủ Mỹ từng cấp cho một công ty của nước này.

Được thành lập vào năm 1913 với tên gọi Công ty Maxwell Motor, Chrysler đã phát triển thành Tập đoàn Chrysler sau năm 1925, khi Walter P. Chrysler lên nắm quyền kiểm soát công ty. Việc mua lại Dodge Brothers vào năm 1928 đã mở đường cho Chrysler trở thành một thế lực lớn trong ngành công nghiệp xe hơi Mỹ. Continue reading “10/05/1980: Chính phủ Mỹ phê duyệt khoản vay 1,5 tỷ đô la cho Chrysler”

Bộ Quốc phòng Mỹ ám ảnh với cuộc chiến xoay quanh Đài Loan

Nguồn: James Palmer, “The Pentagon Fixates on War Over Taiwan”, Foreign Policy, 06/05/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Giữa lúc giới lãnh đạo quân sự Mỹ lo ngại về Trung Quốc, Tổng thống Trump lại xem nhẹ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tiêu điểm tuần này: Quân đội Mỹ ưu tiên ngăn chặn một cuộc xung đột liên quan đến Đài Loan; Điện Kremlin xác nhận về chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Bắc Kinh xem xét việc đàm phán về fentanyl với Washington như một giải pháp hạ nhiệt thuế quan.

Lầu Năm Góc chú tâm đến kịch bản xung đột ở Đài Loan

Bộ Quốc Phòng Mỹ đang ngày càng chú tâm hơn đến một cuộc xung đột giả định với Trung Quốc – cùng lúc khi các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm suy yếu các liên minh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Bộ Quốc phòng Mỹ ám ảnh với cuộc chiến xoay quanh Đài Loan”

Ý nghĩa của việc tân Giáo hoàng là người Mỹ

Nguồn:  The Economist, “What it means to have an American on the throne of St Peter”, 08/03/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Cuối cùng thì Donald Trump đã không được chọn làm Giáo hoàng, dù ông từng nói đùa như vậy. Nhưng vào ngày 8 tháng 5, các hồng y của Giáo hội Công giáo La Mã đã bầu một người Mỹ, phá vỡ điều cấm kỵ về việc đồng nhất một siêu cường quốc địa chính trị với một quyền lực tinh thần.

Khó có khả năng tổng thống Mỹ sẽ vui mừng với việc Hồng y Robert Prevost được chọn. Vị Giáo hoàng mới đã gửi đi thông điệp đầu tiên về ý định của mình khi chọn tên hiệu là Leo XIV: một sự tôn kính đối với vị Giáo hoàng cuối cùng mang tên này, người trị vì từ năm 1878 đến 1903. Giáo hoàng Leo XIII là một người có tư tưởng tiến bộ theo tiêu chuẩn thời đại của ông. Nổi tiếng với những nỗ lực hòa nhập với thế giới hiện đại, ông là cha đẻ của học thuyết xã hội Công giáo và là tác giả của một thông điệp quan trọng, Rerum Novarum (Tân sự). Continue reading “Ý nghĩa của việc tân Giáo hoàng là người Mỹ”

Ấn Độ và Pakistan đang tiến đến bờ vực chiến tranh như thế nào?

Nguồn:  Sushant Singh, “India and Pakistan Are Perilously Close to the Brink”, Foreign Affairs, 29/04/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Ngày 24 tháng 4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đứng trước đám đông ở bang Bihar phía bắc và, khác với thường lệ vẫn nói bằng tiếng Hindi, đã đưa ra lời cảnh báo bằng tiếng Anh: “Ấn Độ sẽ tìm ra và trừng trị mọi kẻ khủng bố cùng những kẻ hậu thuẫn chúng”. Chúng tôi sẽ truy đuổi chúng đến tận cùng trái đất. Tinh thần Ấn Độ sẽ không bao giờ bị khuất phục bởi chủ nghĩa khủng bố. Chủ nghĩa khủng bố sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt.” Thông điệp này, được đưa ra chỉ hai ngày sau vụ tấn công đẫm máu nhất vào dân thường ở khu vực Kashmir do Ấn Độ quản lý trong hơn hai thập kỷ, không chỉ dành cho người dân trong nước hay cho Pakistan, quốc gia mà New Delhi cáo buộc đứng sau vụ tấn công; đó là một tín hiệu gửi đến thế giới rằng Ấn Độ đang chuẩn bị một phản ứng quân sự mạnh mẽ. Continue reading “Ấn Độ và Pakistan đang tiến đến bờ vực chiến tranh như thế nào?”

08/05/1541: Hernando de Soto đến Sông Mississippi

Nguồn: Spanish conquistador Hernando de Soto reaches the Mississippi, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1541, ở phía nam Memphis, Tennessee ngày nay, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Hernando de Soto đã đến Sông Mississippi, trở thành một trong những nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên đặt chân đến khu vực này.

Sau khi đóng những chiếc thuyền đáy bằng, de Soto và 400 quân lính dưới quyền đã vượt qua con sông lớn dưới màn đêm, để tránh những người Mỹ bản địa có vũ trang tuần tra trên sông hàng ngày bằng thuyền chiến. Từ đó, đoàn thám hiểm đã tiến vào vùng đất ngày nay là Arkansas, tiếp tục cuộc tìm kiếm vàng và bạc vô vọng kéo dài hai năm ở vùng hoang dã của nước Mỹ. Continue reading “08/05/1541: Hernando de Soto đến Sông Mississippi”

Thế giới hôm nay: 08/05/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức 4,25–4,5%. Trong tuyên bố đầu tiên kể từ khi Donald Trump công bố các mức thuế quan lớn, ngân hàng trung ương Mỹ cảnh báo về sự gia tăng bất ổn kinh tế. Với nhiệm vụ kép là duy trì lạm phát và thất nghiệp ở mức thấp, Fed cho biết nước Mỹ đang đứng trước rủi ro cao ở cả hai phương diện này.

Pakistan cho biết quân đội đã được trao quyền “thực hiện các hành động tương ứng” sau khi Ấn Độ tiến hành tấn công bằng tên lửa vào chín địa điểm ở Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát. Ấn Độ nói chỉ nhắm mục tiêu vào “cơ sở hạ tầng khủng bố;” Pakistan cho biết ít nhất 26 người đã thiệt mạng và 46 người bị thương. Căng thẳng giữa hai quốc gia có vũ khí hạt nhân gia tăng sau khi các tay súng sát hại 26 người ở Kashmir do Ấn Độ quản lý vào tháng trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/05/2025”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ bỏ rơi Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If America Abandons Ukraine?,” Foreign Affairs, 01/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rủi ro lớn nhất có lẽ là đối với phần còn lại của Châu Âu.

Tổng thống Donald Trump thích sự linh hoạt. Không nao núng khi hướng đi thay đổi, ông không thích bị ràng buộc bởi tiền lệ trong quá khứ, hoặc bởi chính những lời hứa của mình. Dù ông đã cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, và dù Washington vừa ký một thỏa thuận với Kyiv, theo đó cấp cho Mỹ một phần doanh thu trong tương lai từ trữ lượng khoáng sản của Ukraine, Trump vẫn có thể quyết định rời khỏi đất nước này hoàn toàn nếu ông không đạt được giải pháp hòa bình mà ông hướng tới. Văn bản cuối cùng của thỏa thuận khoáng sản vẫn chưa được công bố, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy nó bao gồm các đảm bảo an ninh cho Ukraine. Với cương vị là Tổng Tư lệnh, Trump có thể giảm thiểu sự hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine một cách đột ngột và mạnh mẽ. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ bỏ rơi Ukraine?”

Thế giới hôm nay: 07/05/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ cho biết đã tấn công chín địa điểm ở Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát. Theo tuyên bố, các cuộc không kích nhằm vào “cơ sở hạ tầng khủng bố,” nhưng bộ trưởng quốc phòng Pakistan nói rằng tên lửa đã bắn trúng khu dân cư. Thủ tướng Pakistan, Shehbaz Sharif, tuyên bố “một phản ứng kiên quyết đang được tiến hành.” Căng thẳng giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đã leo thang kể từ khi các tay súng giết chết 26 người ở khu vực Kashmir do Ấn Độ quản lý vào tháng trước.

Trong chuyến thăm Nhà Trắng, Mark Carney — thủ tướng mới đắc cử của Canada — đã từ chối đề xuất của Donald Trump về việc biến Canada thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ, nói rằng đất nước ông “không phải để bán.” “Đừng bao giờ nói không bao giờ,” ông Trump sau đó đáp lại. Ông Carney cũng gợi ý rằng một số điều khoản trong USMCA—hiệp định thương mại giữa Mỹ, Canada và Mexico — “sẽ cần phải thay đổi.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/05/2025”

Thanh trừng trong quân đội Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến vấn đề Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How China’s military mystery can spill into Taiwan strategy,” Nikkei Asia, 01/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một chuyên gia về Đài Loan đã bất ngờ biến mất khi Tập giải quyết cuộc thương chiến với Trump.

Trong lúc Tập Cận Bình tham gia vào cuộc thương chiến ăn miếng trả miếng với Donald Trump, vốn đang leo thang nhanh hơn dự kiến, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với cuộc đấu tranh dữ dội bên trong Quân Giải phóng Nhân dân, một cuộc đấu tranh có thể còn nghiêm trọng và phức tạp hơn cuộc đối đầu Trung-Mỹ. Continue reading “Thanh trừng trong quân đội Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến vấn đề Đài Loan”

06/05/1876: Bức ‘Nữ công tước xứ Devonshire’ được đấu giá và nhanh chóng bị trộm

Nguồn: “Duchess of Devonshire” painting stirs interest – and theft, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1876, bức tranh “Nữ công tước xứ Devonshire” của Thomas Gainsborough đã gây xôn xao dư luận khi được đem ra đấu giá tại Christie’s ở London. Bức tranh được bán cho William Agnew, một nhà buôn tranh ở London, với giá 51.540 đô la Mỹ, mức giá cao nhất từng được trả cho một bức tranh được đem ra đấu giá.

Ba tuần sau, Agnew trưng bày bức tranh tại phòng trưng bày của mình – và nó đã bị Adam Worth đánh cắp. Continue reading “06/05/1876: Bức ‘Nữ công tước xứ Devonshire’ được đấu giá và nhanh chóng bị trộm”

Thế giới hôm nay: 06/05/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nội các an ninh của Israel đã thông qua kế hoạch kiểm soát toàn bộ Dải Gaza vô thời hạn. Bộ trưởng tài chính Bezalel Smotrich tuyên bố sẽ “không có rút lui,” kể cả để đổi lấy con tin. Ze’ev Elkin, một bộ trưởng khác, nói rằng việc tăng cường tấn công trong vài tháng tới sẽ mở ra “cơ hội ngắn hạn” để đạt được lệnh ngừng bắn (các cuộc đàm phán gần đây đã đổ vỡ) trước chuyến thăm của Donald Trump vào tuần tới.

Chiến tuyến của Israel với lực lượng Houthi tại Yemen cũng đang nóng lên. Quân đội Israel cho biết họ đã không kích cảng Hodeidah và cơ sở hạ tầng gần đó, một ngày sau khi phiến quân do Iran hậu thuẫn phóng tên lửa rơi gần sân bay Ben Gurion ở Tel Aviv. Thủ tướng Israel, Binyamin Netanyahu, thề rằng hành động trả đũa “sẽ có không chỉ một, mà rất nhiều cú nổ.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/05/2025”

Học giả Trung Quốc: Mỹ sẽ thất bại nếu muốn lấy Việt Nam làm điểm tựa chiến lược khu vực

Nguồn: Phùng Siêu, 冯超:想以越南为支点?美国注定是“竹篮打水一场空”, Guancha, 30/04/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào ngày 30/4 năm nay, nhân kỷ niệm 50 năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, chính phủ Việt Nam không chỉ gửi lời mời tham gia duyệt binh tới các “chiến hữu” cũ là Trung Quốc, Lào và Campuchia, mà còn mời cả Mỹ – quốc gia đã “biến lưỡi gươm thành lưỡi cày”, cũng như nhiều tổ chức quốc tế và nhà hoạt động của các phong trào hòa bình và phản chiến.

Thế nhưng, chính quyền Trump lại cấm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và những nhà ngoại giao khác tham gia các hoạt động liên quan với lý do “tránh để các hoạt động kỷ niệm làm ảnh hưởng đến trọng tâm của 100 ngày đầu nhiệm kỳ”. Quyết định vô lý này không chỉ xé toạc vết sẹo lịch sử giữa Mỹ và Việt Nam mà còn phản ánh thế lưỡng nan sâu sắc của Mỹ trong việc lấy Việt Nam làm điểm tựa để thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: sự lôi kéo quân sự chỉ mang tính khoa trương, quan hệ kinh tế đầy rẫy lỗ hổng, còn sự thâm nhập văn hóa thì không phù hợp với môi trường địa phương, dẫn đến kết cục “giỏ tre lấy nước uổng phí công”. Continue reading “Học giả Trung Quốc: Mỹ sẽ thất bại nếu muốn lấy Việt Nam làm điểm tựa chiến lược khu vực”

Thế giới hôm nay: 05/05/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Binyamin Netanyahu thề sẽ đáp trả sau khi chính quyền Israel thông báo một tên lửa do lực lượng Houthi ở Yemen phóng đã rơi gần sân bay Ben Gurion, khiến các chuyến bay tạm thời bị hoãn. “[Đòn trả đũa] sẽ không chỉ xảy ra trong một cú nổ,” thủ tướng Israel nói, “mà sẽ có nhiều cú nổ.” Nhóm Houthi do Iran hậu thuẫn đã bắn tên lửa vào Israel kể từ khi xung đột ở Gaza bùng nổ, nhưng hiếm khi vượt qua được hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này.

Bộ trưởng tài chính Nhật Bản, Kato Katsunobu, cho biết nước ông không có kế hoạch sử dụng khả năng bán trái phiếu chính phủ Mỹ như một con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán với chính quyền Trump về thuế quan. Trước đó vào thứ Sáu, ông Kato đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng Nhật Bản có thể làm như vậy. Nhật hiện là nước nắm giữ nhiều nợ Mỹ nhất, với hơn 1 nghìn tỷ USD. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/05/2025”

Trung Quốc đã tự trang bị vũ khí cho thương chiến như thế nào?

Nguồn: Zongyuan Zoe Liu, “How China Armed Itself for the Trade War,” Foreign Affairs, 29/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cách tiếp cận rủi ro cao của Bắc Kinh trong cuộc đối đầu kinh tế với Washington.

Làm thế nào mà hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lại lao vào một cuộc thương chiến mà không bên nào thực sự mong muốn và phần còn lại của thế giới thì không thể gánh chịu nổi? Sau buổi lễ “Ngày giải phóng” của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 02/04, trong đó ông công bố các mức thuế khác nhau đối với tất cả các đối tác thương mại của Washington, Mỹ và Trung Quốc đã phát động một số vòng leo thang trả đũa, đẩy mức thuế quan giữa hai nước lên mức cao ngất ngưởng. Đến ngày 11/04, mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ đã lên tới 145%, trong khi hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc bị đánh thuế 125%. Trừ phi hai nước đưa ra các miễn trừ rộng rãi, thì 700 tỷ đô la thương mại song phương hàng năm giữa họ có thể giảm tới 80% chỉ trong vòng hai năm tới. Các thị trường đã phản ứng tiêu cực với cuộc thương chiến đang rình rập, trong khi nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích phải chật vật tìm cách giải thích những gì chính quyền Trump đang cố gắng đạt được. Continue reading “Trung Quốc đã tự trang bị vũ khí cho thương chiến như thế nào?”

04/05/1916: Đức đồng ý hạn chế chiến tranh tàu ngầm

Nguồn: Germany agrees to limit its submarine warfare, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, người Đức đã đáp lại yêu cầu của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson bằng cách đồng ý hạn chế chiến tranh tàu ngầm của mình để tránh rạn nứt ngoại giao với Mỹ.

Chiến tranh tàu ngầm không hạn chế lần đầu tiên diễn ra trong Thế chiến II vào đầu năm 1915, khi Đức tuyên bố khu vực xung quanh Quần đảo Anh là vùng chiến sự, trong đó tất cả các tàu buôn, bao gồm cả tàu từ các quốc gia trung lập, sẽ bị hải quân Đức tấn công. Một loạt các cuộc tấn công của Đức vào các tàu buôn – lên đến đỉnh điểm là vụ đánh chìm tàu ​​chở khách Lusitania của Anh vào ngày 07/05/1915 – đã khiến Tổng thống Wilson phải gây sức ép buộc Đức hạn chế lực lượng hải quân của họ. Continue reading “04/05/1916: Đức đồng ý hạn chế chiến tranh tàu ngầm”