17/12/1963: Đạo luật Không khí Sạch trở thành luật

Nguồn: Clean Air Act becomes law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 12 năm 1963, một trong những văn bản luật môi trường quan trọng đầu tiên tại Mỹ đã chính thức trở thành luật. Đạo luật Không khí Sạch (Clean Air Act, CAA) trao quyền cho các cơ quan liên bang và tiểu bang để nghiên cứu và quản lý ô nhiễm không khí, đánh dấu sự mở rộng các nỗ lực của chính phủ nhằm chống lại thiệt hại về khí hậu. Continue reading “17/12/1963: Đạo luật Không khí Sạch trở thành luật”

16/04/1963: Martin Luther King Jr. viết “Thư từ Nhà tù Birmingham”

Nguồn: Martin Luther King Jr. writes “Letter from a Birmingham Jail”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, vài ngày sau khi bị giam tại Birmingham, Alabama, vì một loạt các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc, Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. đã viết một lá thư đáp lời những người chỉ trích ông trên những mẩu giấy vụn. Bức thư ngỏ này, ngày nay thường gọi là “Thư từ Nhà tù Birmingham,” là lời bảo vệ mạnh mẽ cho chiến dịch biểu tình. Nó hiện được coi là một trong những áng văn vĩ đại nhất của phong trào dân quyền Mỹ. Continue reading “16/04/1963: Martin Luther King Jr. viết “Thư từ Nhà tù Birmingham””

31/10/1963: Nổ ở Hội chợ Bang Indiana khiến gần 100 người chết

Nguồn: Freak explosion at Indiana State Fairgrounds Coliseum kills nearly 100, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, trong dịp lễ Halloween ở Indianapolis, hàng trăm khán giả đã tập trung tại Hội chợ Bang Indiana (Indiana State Fairgrounds Coliseum) để xem triển lãm trượt băng “Kỳ nghỉ trên băng.” Sau đó, vào khoảng 11 giờ đêm, một vụ nổ khí propane từ khu bán hàng đã xé toạc toà nhà hội chợ và tạo nên một cột lửa cao hơn 12 mét xuyên qua những hàng ghế ở phía nam. Continue reading “31/10/1963: Nổ ở Hội chợ Bang Indiana khiến gần 100 người chết”

02/05/1963: Hơn 1.000 thiếu niên biểu tình chống phân tách chủng tộc tại Alabama

Nguồn: More than 1,000 schoolchildren protest segregation in the Children’s Crusade, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, tại Birmingham, Alabama, hơn 1.000 học sinh người Mỹ gốc Phi đã diễu hành khắp thành phố trong một cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc. Mục tiêu của cuộc biểu tình bất bạo động này, sau được gọi là “Thập tự chinh Thiếu niên” hay “Tuần hành Thiếu niên”, là nhằm kêu gọi các nhà lãnh đạo dân sự và doanh nghiệp của thành phố đồng ý xóa bỏ nạn phân tách chủng tộc. Continue reading “02/05/1963: Hơn 1.000 thiếu niên biểu tình chống phân tách chủng tộc tại Alabama”

15/09/1963: Đánh bom Nhà thờ Birmingham

Nguồn: Four Black schoolgirls killed in Birmingham church bombing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, một quả bom đã phát nổ trong buổi lễ sáng Chủ nhật tại Nhà thờ Baptist Phố 16 ở Birmingham, Alabama, giết chết bốn bé gái: Addie Mae Collins (14 tuổi), Cynthia Wesley (14 tuổi), Carole Robertson (14 tuổi), và Carol Denise McNair (11 tuổi).

Với một giáo đoàn người Mỹ gốc Phi lớn, Nhà thờ Baptist Phố 16 từng là nơi gặp gỡ của các nhà lãnh đạo dân quyền như Martin Luther King Jr., người từng gọi Birmingham là “biểu tượng của sự chống đối mạnh mẽ đối với việc hội nhập chủng tộc.” Thống đốc bang Alabama, George Wallace, đặt duy trì phân biệt chủng tộc làm một trong những mục tiêu trọng tâm của mình, và Birmingham đã trở thành một trong những nơi xảy ra các sự kiện bạo lực và vô luật pháp nhất của nhóm Ku Klux Klan (KKK). Continue reading “15/09/1963: Đánh bom Nhà thờ Birmingham”

16/06/1963: Người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian

Nguồn: Soviet cosmonaut Valentina Tereshkova becomes the first woman in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, trên tàu Vostok 6, phi hành gia Liên Xô Valentina Tereshkova trở thành người phụ nữ đầu tiên du hành vào vũ trụ. Sau 48 vòng bay và 71 giờ, bà quay trở lại Trái Đất, dành nhiều thời gian trong không gian hơn tất cả các phi hành gia Mỹ cộng lại cho đến thời điểm đó.

Valentina Vladimirovna Tereshkova sinh ra trong một gia đình nông dân ở Maslennikovo, Nga, vào năm 1937. Bà bắt đầu làm việc tại một nhà máy dệt khi 18 tuổi, và ở tuổi 22, bà có lần nhảy dù đầu tiên dưới sự giúp đỡ của một câu lạc bộ hàng không địa phương. Đam mê của Tereshkova với môn nhảy dù đã khiến bà giành được sự chú ý của chương trình không gian Liên Xô, vốn đang tìm cách đưa một phụ nữ lên vũ trụ vào đầu những năm 1960 như một cách để đạt thêm một danh hiệu “đầu tiên trong không gian” trước người Mỹ. Continue reading “16/06/1963: Người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian”

11/06/1963: Chấm dứt phân tách chủng tộc tại Đại học Alabama

Nguồn: University of Alabama desegregated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, khi phải đối đầu lực lượng Vệ binh Quốc gia, Thống đốc bang Alabama, George Wallace, đã chấm dứt việc phong tỏa Đại học Alabama ở Tuscaloosa, và cho phép hai sinh viên người Mỹ gốc Phi nhập học.

George Wallace, một trong những chính trị gia gây tranh cãi nhất trong lịch sử Mỹ, đã được bầu làm thống đốc bang Alabama vào năm 1962, theo một cương lĩnh tranh cử dựa trên phân tách chủng tộc cực đoan (ultra-segregationist). Trong bài diễn văn nhậm chức năm 1963, ông đã hứa với những người ủng hộ da trắng của mình: “Phân tách hôm nay! Phân tách ngày mai! Phân tách mãi mãi!” Continue reading “11/06/1963: Chấm dứt phân tách chủng tộc tại Đại học Alabama”

12/12/1963: Kenya tuyên bố độc lập khỏi Anh

Nguồn: Kenya declares independence from Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, Kenya chính thức tuyên bố độc lập khỏi Anh. Quốc gia Đông Phi này theo đó đã được giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân, nhưng cuộc đấu tranh vì dân chủ còn lâu mới kết thúc.

Một thập niên trước đó, vào năm 1952, cuộc nổi dậy có tên gọi Khởi nghĩa Mau Mau (Mau Mau Uprising) đã làm rung chuyển thuộc địa của Anh ở châu Phi. Người Anh không chỉ chi tới 55 triệu bảng để trấn áp cuộc nổi dậy, mà còn thực hiện nhiều đợt tàn sát dân thường, ép hàng trăm nghìn người Kenya phải vào trại tập trung và đình chỉ các quyền tự do dân sự ở nhiều thành phố. Continue reading “12/12/1963: Kenya tuyên bố độc lập khỏi Anh”

09/10/1963: Lở đất giết chết hàng nghìn người ở Ý

Nguồn: Landslide kills thousands in Italy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, một trận lở đất ở Ý đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng sau khi nó làm cho một dòng nước khổng lồ đột ngột tràn qua một con đập.

Đập Diga del Vajont được xây trên Hẻm núi Vaiont nhằm cung cấp năng lượng thủy điện cho miền bắc nước Ý. Nằm cách Belluno 10 dặm về phía đông bắc, con đập được xây cao 267m tính từ mực nước Sông Piave và có phần đáy rộng 23m. Diga del Vajont đã tạo ra một hồ chứa lớn, với hơn 27.870 m3 nước. Tuy nhiên, bất chấp việc được xây dựng rất kiên cố, vị trí của con đập này đơn giản là một lựa chọn tồi. Continue reading “09/10/1963: Lở đất giết chết hàng nghìn người ở Ý”

05/06/1963: Bộ trưởng Chiến tranh Anh từ chức vì bê bối tình dục

Nguồn: British Secretary of War John Profumo resigns amid sex scandal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, Bộ trưởng Chiến tranh Anh John Profumo đã chính thức từ chức sau khi bị vạch trần hành vi nói dối trước Hạ viện về chuyện dan díu với Christine Keeler, một người bị cho là gái điếm. Ngoài ra, ở thời điểm xảy ra vụ việc, Keeler cũng có quan hệ với Yevgeny “Eugene” Ivanov, một tùy viên hải quân Liên Xô, người bị tình nghi là gián điệp. Mặc dù Profumo cam đoan với chính phủ rằng mình hoàn toàn không tiết bộ bí mật quốc gia theo bất kỳ cách nào, nhưng vụ bê bối vẫn khiến chính phủ của Thủ tướng Harold Macmillan suýt bị bãi nhiệm.

John Dennis Profumo được Macmillan bổ nhiệm làm Bộ trưởng Chiến tranh vào năm 1960. Trên cương vị này, ông phụ trách giám sát quân đội Anh. Vị trí này là một vị trí nội các cấp thấp, nhưng Profumo được xem là ứng cử viên sáng giá để được thăng tiến trong tương lai. Ông kết hôn với Valerie Hobson, một nữ diễn viên điện ảnh đã nghỉ hưu, và nhà Profumo sau đó trở thành địa điểm tụ tập nổi tiếng trong những năm 1960 ở London. Vào một đêm tháng 07/1961, John Profumo đến thăm dinh thự Cliveden của Lord “Bill” Astor và được giới thiệu với Christine Keeler, 19 tuổi – cô gái khi ấy đang khỏa thân vui đùa bên bể bơi ở Cliveden. Continue reading “05/06/1963: Bộ trưởng Chiến tranh Anh từ chức vì bê bối tình dục”

10/04/1963: Tàu ngầm hạt nhâm USS Thresher bị chìm

Nguồn: Atomic submarine USS Thresher sinks in the Atlantic, killing all on board, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, tàu ngầm hạt nhân USS Thresher đã bị chìm ở Đại Tây Dương, khiến toàn bộ 129 thủy thủ và nhân viên dân sự có mặt trên tàu thiệt mạng. Con tàu khi đó bất ngờ chìm sâu xuống đáy biển, khoảng 300 dặm ngoài khơi bờ biển New England.

Tàu Thresher hạ thủy vào ngày 09/07/1960, tại Cảng Hải quân Portsmouth ở New Hampshire. Được chế tạo theo công nghệ tiên tiến, nó là chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp tàu mới, có thể chạy êm hơn và lặn sâu hơn bất kỳ loại tàu ngầm nào trước đó. Continue reading “10/04/1963: Tàu ngầm hạt nhâm USS Thresher bị chìm”

20/09/1963: Kennedy đề xuất sứ mệnh chung lên Mặt Trăng

Nguồn: Kennedy proposes joint mission to the moon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1963, với tinh thần lạc quan, Tổng thống John F. Kennedy đã gợi ý rằng Liên Xô và Mỹ nên hợp tác trong một sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng. Đề xuất này đã khiến Liên Xô cũng như nhiều người Mỹ bất ngờ.

Năm 1961, ngay sau khi đắc cử tổng thống, John F. Kennedy tuyên bố quyết tâm giành chiến thắng trong “cuộc đua không gian” với Liên Xô. Kể từ năm 1957, khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik vào quỹ đạo Trái Đất, các nhà khoa học hai nước đã không ngừng cạnh tranh xem ai có thể tạo ra bước đột phá tiếp theo trong ngành du hành vũ trụ. Không gian vũ trụ đã trở thành biên giới mới của Chiến tranh Lạnh. Continue reading “20/09/1963: Kennedy đề xuất sứ mệnh chung lên Mặt Trăng”

26/06/1963: John F. Kennedy thể hiện tình đoàn kết với người dân Berlin

Nguồn: John F. Kennedy claims solidarity with the people of Berlin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1963, Tổng thống John F. Kennedy đã bày tỏ tình đoàn kết với các công dân Tây Đức trong một bài phát biểu. Đứng trước Bức tường Berlin chia cắt thành phố thành hai khu vực dân chủ và cộng sản, John F. Kennedy đã tuyên bố với đám đông: “Tôi cũng là một công dân Berlin.”

Trong bài phát biểu của mình, Kennedy đã khẳng định với người Tây Đức rằng các quốc gia tự do vẫn sẽ ủng hộ người dân trong các khu vực dân chủ của Berlin, những người đã sống bên trong biên giới thù địch với Đông Đức kể từ cuối Thế chiến II. Ngay sau chiến tranh, thành phố Berlin đã được chia thành Tây Berlin, gồm các khu vực dân chủ do Mỹ, Anh và Pháp quản lý, và Đông Berlin, khu vực do Đông Đức cộng sản quản lý. Continue reading “26/06/1963: John F. Kennedy thể hiện tình đoàn kết với người dân Berlin”

12/06/1963: Nhà lãnh đạo dân quyền Medgar Evers bị sát hại

Nguồn: Civil rights leader Medgar Evers is assassinated, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1963, trên lối chạy xe bên ngoài nhà của mình ở Jackson, Mississippi, nhà lãnh đạo dân quyền người Mỹ gốc Phi Medgar Evers đã bị bắn chết bởi Byron De La Beckwith – một người theo tư tưởng da trắng thượng đẳng.

Trong Thế chiến II, Evers đã hoạt động tình nguyện cho Quân đội Hoa Kỳ và tham gia cuộc đổ bộ Normandy. Năm 1952, ông gia nhập Hiệp hội Quốc gia vì sự Tiến bộ của người Da màu (NAACP). Là một nhân viên cơ sở của NAACP, Evers đã đi khắp tiểu bang nơi ông sinh sống để vận động những người Mỹ gốc Phi nghèo đăng ký bỏ phiếu và tuyển họ vào phong trào dân quyền. Ông đã có công trong việc tìm thấy nhân chứng và bằng chứng cho vụ án giết Emmett Till, sự việc đã khiến cả nước Mỹ chú ý tới cảnh ngộ của người Mỹ gốc Phi ở miền Nam. Ngày 12/06/1963, Medgar Evers đã bị ám sát. Continue reading “12/06/1963: Nhà lãnh đạo dân quyền Medgar Evers bị sát hại”

24/11/1963: Jack Ruby sát hại Lee Harvey Oswald

Nguồn: Jack Ruby kills Lee Harvey Oswald, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, lúc 12:20 chiều, tại tầng hầm trụ sở Cảnh sát Dallas, Lee Harvey Oswald, kẻ bị cáo buộc đã ám sát Tổng thống John F. Kennedy, đã bị Jack Ruby, một ông chủ sở hữu hộp đêm ở Dallas, bắn chết.

Ngày 22/11, Tổng thống John F. Kennedy bị sát hại khi đang ngồi trên một chiếc xe mui trần dạo quanh đường phố Dallas. Chưa đầy một giờ sau vụ nổ súng, Lee Harvey Oswald giết một cảnh sát, người tra hỏi hắn trên đường. Ba mươi phút sau, hắn bị cảnh sát bắt trong một rạp chiếu phim. Oswald đã chính thức bị xét xử vào ngày 23/11 vì cáo buộc giết hại Tổng thống Kennedy và Sĩ quan J.D. Tippit. Continue reading “24/11/1963: Jack Ruby sát hại Lee Harvey Oswald”

05/10/1963: Tướng lĩnh Nam Việt Nam lên kế hoạch đảo chính

Nguồn: South Vietnamese generals plan coup, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1963, Đại sứ Henry Cabot Lodge báo cáo với Tổng thống John F. Kennedy từ Sài Gòn rằng các tướng lĩnh miền Nam đang có kế hoạch đảo chính chống lại Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Kennedy và chính quyền của ông ngày càng lo ngại về Diệm vì làn sóng bất đồng đang tăng cao ​​chống lại chế độ Diệm ở miền Nam Việt Nam. Diệm, một người Công giáo ở một quốc gia nơi Phật giáo chiếm đa số, đã từ chối tiến hành các cải cách chính trị từng được hứa hẹn. Ông bị phản đối bởi nhiều phe phái, trong đó chiếm phần đông là các tu sĩ Phật giáo. Continue reading “05/10/1963: Tướng lĩnh Nam Việt Nam lên kế hoạch đảo chính”

21/06/1963: Hải quân Pháp rút khỏi NATO

Nguồn: French withdraw navy from NATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, chính phủ Pháp đã gây sốc cho các đồng minh của mình khi thông báo rằng họ sẽ rút hải quân nước mình ra khỏi hạm đội Bắc Đại Tây Dương của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hành động này của Pháp được  người phương Tây cho là bằng chứng của việc Pháp sẽ theo đuổi một chính sách vũ khí hạt nhân độc lập.

Suốt nhiều tháng trước khi Pháp rút quân, Mỹ đã kêu gọi các đồng minh NATO của mình chấp nhận một kế hoạch mà theo đó hạm đội Bắc Đại Tây Dương của NATO sẽ được trang bị tên lửa hạt nhân Polaris. Thủy thủ đoàn của các tàu sẽ đến từ các quốc gia NATO khác nhau. Tuy nhiên, kế hoạch này lại mâu thuẫn với một kế hoạch của Pháp trong đó họ muốn giữ phần lớn kho vũ khí hạt nhân quốc gia trong lực lượng hải quân của mình. Continue reading “21/06/1963: Hải quân Pháp rút khỏi NATO”

21/03/1963: Nhà tù Alcatraz chính thức đóng cửa

Nguồn: Alcatraz closes its doors, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, Nhà tù Alcatraz ở Vịnh San Francisco đã đóng cửa và chuyển giao các tù nhân cuối cùng. Trong giai đoạn được sử dụng nhiều nhất vào thập niên 1950, “Đảo đá” (The Rock) hay “Hòn đảo Quỷ dữ của nước Mỹ” (America’s Devil Island) đã giam giữ hơn 200 tù nhân với chế độ an ninh tối đa. Alcatraz vẫn là một biểu tượng cho các nhà tù Mỹ bởi những điều kiện khắc nghiệt và việc không ai có thể thoát khỏi nơi này.

Hòn đảo đá rộng 12 mẫu Anh, cách San Francisco một dặm rưỡi, là nơi được trang bị an ninh tiên tiến nhất vào thời đó. Một vài trong số những máy dò kim loại đầu tiên đã được sử dụng tại Alcatraz. Các tù nhân “không may” bị đến Alcatraz phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt. Sự im lặng gần như tuyệt đối đã được duy trì liên tục. Continue reading “21/03/1963: Nhà tù Alcatraz chính thức đóng cửa”

20/12/1963: Bức tường Berlin mở cửa lần đầu tiên

Nguồn: Berlin Wall opened for first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, hơn hai năm sau khi Bức tường Berlin được chính quyền Đông Đức xây dựng để ngăn chặn người dân chạy trốn chế độ cộng sản, gần 4.000 người Tây Berlin đã được phép qua Đông Berlin để thăm người thân. Theo một thỏa thuận giữa Đông và Tây Berlin, hơn 170.000 người Tây Berlin cuối cùng cũng được cho phép sang thăm Đông Berlin một ngày.

Ngày này đã được đánh dấu bằng những khoảnh khắc cảm động và cả những luận điệu tuyên truyền. Bức tường Berlin được xây dựng hồi tháng 08/1961 khiến nhiều gia đình phải ly tán, bạn bè phải chia xa. Vậy nên cuộc đoàn tụ đã diễn ra cùng những giọt nước mắt, những nụ cười, và nhiều cảm xúc, khi cha mẹ và con cái được gặp lại nhau, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Continue reading “20/12/1963: Bức tường Berlin mở cửa lần đầu tiên”

22/11/1963: Tổng thống Kennedy bị ám sát

22

Nguồn: Kennedy becomes fourth president to be assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, cả nước Mỹ bàng hoàng trước vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy. Kennedy đang ngồi trong một chiếc xe mui trần ở Dallas, Texas thì bị tay súng Lee Harvey Oswald bắn ba phát. Hắn ngắm bắn từ một cửa sổ cao ở một tòa nhà gần đó. Kennedy đã chết trên đường đến bệnh viện Dallas và trở thành là Tổng thống Mỹ thứ tư trong lịch sử bị ám sát.

Abraham Zapruder, một người đứng gần đó, đã vô tình chụp lại vụ ám sát Tổng thống. Những bức ảnh này đã mô tả lại cái chết của JFK và kể từ đó đã được phân tích chi tiết nhằm cố gắng tìm ra bằng chứng về âm mưu đằng sau cái chết của vị Tổng thống. Continue reading “22/11/1963: Tổng thống Kennedy bị ám sát”